1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần in sóc trăng

87 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 559,07 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THANH SANG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THANH SANG MSSV: LT11242 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỒ HỒNG LIÊN Tháng 11 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình thực hiện luận văn em đã gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức cũng như là kinh nghiệm thực tế, nhưng nhờ vao sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và các thầy cô bộ môn Kế toán - Kiểm toán, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh nói riêng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Hồ Hồng Liên đã kịp thời giúp em bổ sung các kiến thức còn thiếu sót. Cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị, cô, chú ở Công ty Cổ phần In Sóc Trăng nói chung và ở phòng kế toán nói riêng đã tạo nhiều thuận lợi cho em tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cũng như việc áp dụng các lý thuyết đã học ở trường vào thưc tiễn. Nhờ vào đó mà em có thể bổ sung được các kiến thức chuyên môn còn thiếu sót và tích lũy được một số kinh nghiệm thực tế để có thể hoàn thành tốt được luận văn đúng thời hạn. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, quý thầy cô bộ môn Kế toán - Kiểm toán, cùng giáo viên hướng dẫn cô Hồ Hồng Liên đã tận tình giúp đỡ và hưỡng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Chúc quý thầy cô sức khỏe và sự thành đạt. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng, phòng kế toán công ty đã nhiện tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn đùng thời hạn. Chúc quý anh, chị, cô, chú sức khỏe và sự thành đạt. Chúc quý công ty gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh. Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thanh Sang Trang i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi, số liệu thu thập và sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào. Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thanh Sang Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Sóc Trăng, Ngày tháng năm 2013 Ký tên Trang iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN 1. Họ tên người nhận xét: .................................................................................. 2. Chuyên ngành: .............................................................................................. 3. Cơ quan công tác:.......................................................................................... 4. Tên sinh viên:..............................................5. MSSV:.................................. 6. Lớp: .............................................................................................................. 7. Tên đề tài: ..................................................................................................... .......................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 8. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 9. Hình thức trình bày .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 10. Ý nghĩa khoa học, thực tiến và tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 11. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 12. Nội dung kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 13. Các nhận xét khác: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 14. Kết luận: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Giáo viên phản biện Trang iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................ 01 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 01 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 01 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 02 1.4 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 02 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH........... 04 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................... 04 2.1.1 Chi phí sản xuất.................................................................................... 04 2.1.2 Giá thành sản phẩm .............................................................................. 04 2.1.3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 05 2.1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm......... 05 2.1.5 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ........ 06 2.1.6 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ............ 06 2.2 TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT ................. 07 2.2.1 Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................ 07 2.2.2 Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.................................... 08 2.2.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung .......................................... 10 2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất..................................................................... 12 2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG ......................... 14 2.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................... 14 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 15 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG ..... 17 3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 3.1.1 Sự hình thành và phát triển ................................................................... 17 3.1.2 Sơ lược bộ máy kế toán tại đơn vị ........................................................ 19 3.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG ......................................................................... 23 Trang v CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG ............................................................................... 25 4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG .. ........ ............................................................................................ 25 4.1.1 Đối tược hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị ...................................... 25 4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................. 25 4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.......................................... 28 4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ................................................ 30 4.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm........... 32 4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT ẤN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG .................................................................... 36 4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 2012 ....... ........ ............................................................................................ 36 4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 ............................ 45 4.3 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG .................................................................. 53 4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu báo Sóc Trăng ...... ........ ............................................................................................ 54 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 56 4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG................................................ 63 5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ................................. 63 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ.... ....... ........ ............................................................................................ 63 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 65 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 65 Trang vi 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 65 PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................... 67 PHỤ LỤC 1 ..... ............................................................................................ 68 PHỤ LỤC 2 ..... ............................................................................................ 69 PHỤ LỤC 3 ..... ............................................................................................ 70 PHỤ LỤC 4 ..... ............................................................................................ 71 PHỤ LỤC 5 ..... ............................................................................................ 72 PHỤ LỤC 6 ..... ............................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74 Trang vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần in Sóc Trăng.................................................................. 23 Bảng 3.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013... ............................................................................................ 24 Bảng 4.1: Bảng chi phí nguyên vật liệu tập hợp riêng cho đơn hàng báo Sóc Trăng tháng 06/2013 ..................................................................................... 26 Bảng 4.2: Bảng chi phí nhân công tập hợp cho đơn hàng Báo Sóc Trăng ...... 28 Bảng 4.3: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 cho đơn hàng báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 30 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất báo Sóc Trăng tháng 06/2013....... 32 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012 ....... 36 Bảng 4.6: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012...... 36 Bảng 4.7: Bảng hiệu quả sử dụng giấy nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 tính trên 627.295 sản phẩm .................................................................................. 37 Bảng 4.8: Bảng hiệu quả sử dụng mực in giai đoạn 2010 - 2012 tính trên 627.295 sản phẩm ......................................................................................... 38 Bảng 4.9: Bảng chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 ................ 40 Bảng 4.10: Biến động chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 ...... 40 Bảng 4.11: Bảng chi phí nhân công công đoạn vi tính giai đoạn 2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 41 Bảng 4.12: Bảng chi phí nhân công công đoạn montage giai đoạn 2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 41 Bảng 4.13: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung giai đoạn 2010 - 2012 ...... 43 Bảng 4.14: Bảng chi tiết chi phí sản xuất chung theo đơn vị sản phẩm giai đoạn 2010 - 2012 .......................................................................................... 43 Bảng 4.15: Bảng tổng hợp CPSX báo Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 44 Bảng 4.16: Bảng biến động CPSX báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2012 ...... 44 Bảng 4.17: Bảng tổng hợp CP NVL 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013... 45 Trang viii Bảng 4.18: Bảng tổng hợp chi phí nhân công sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 - 2013 ...... ............................................................................................ 47 Bảng 4.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 - 2013 ...... ............................................................................................ 50 Bảng 4.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 đến năm 2013... ............................................................................................ 52 Bảng 4.21: Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 ........... 54 Bảng 4.22: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu năm 2011 và năm 2012 ................................................................................. 56 Bảng 4.23: Bảng tổng hợp chi phí nhân côn giai đoạn 2010 - 2012 ............... 56 Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công năm 2011 và 2012.... ............................................................................................ 59 Bảng 4.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất giai đoạn 2010 - 2012................. 59 Bảng 4.26: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến GT SP báo Sóc Trăng năm 2011 và năm 2012 ................................................................................. 61 Trang ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................... 08 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp................................... 09 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ......................................... 11 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ....................................... 13 Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cổ phần In Sóc Trăng..................... 19 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng..................... 20 Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ....................................... 22 Hình 4.1: Sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp tháng 06/2013.................... 27 Hình 4.2: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp tháng 6/2013.............. 29 Hình 4.3: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 .................... 31 Hình 4.4 : Phiếu tính giá thành công việc đơn hàng Báo Sóc Trăng tháng 06/2013 ... ........ ............................................................................................ 33 Hình 4.5: Sổ cái tài khoản 154 - chi phí SXKD dở dang tháng 06/2013......... 34 Hình 4.6: Sổ cái tài khoản 155 - thành phẩm tháng 06/2013 .......................... 35 Hình 4.7: Biểu đồ chi phí bảng kẽm và chi phí khác tính trên đơn vị sản phẩm giai đoạn 2010 -2012..................................................................................... 39 Hình 4.8: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm giai đoạn 2010 - 2012 .......................... 39 Hình 4.9: Biểu đồ đơn giá nhân công trên sản phẩm của công đoạn máy và thành thành phẩm giai đoạn 2010 - 2012 ....................................................... 42 Hình 4.10: Biểu đồ biến động đơn giá giấy ................................................... 46 Hình 4.11: Biểu đồ biến động đơn giá mực ................................................... 46 Hình 4.12: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm ........................................................... 47 Hình 4.13: Biểu đồ đơn giá nhân công tính trên mỗi số báo ở công đoạn vi tính và montage giai đoạn 2010 - 2013................................................................. 49 Hình 4.14: Biểu đồ đơn giá nhân công trả trên số lượng thành phẩm ở công đoạn máy và thành phẩm giai đoạn 2010 - 2013............................................ 50 Hình 4.15: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng báo Sóc Trăng 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 20120-2013........................................................................... 52 Trang x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Chi phí CPSX : Chi phí sản xuất SP : Sản phẩm GT : Giá thành NVL : Nguyên vật liệu NC : Nhân công SXC : Sản xuất chung TT : Trực tiếp TSCĐ : Tài sản cố định PB : Phân bổ DV : Dịch vụ ĐV : Đơn vị DD : Dở dang CK : Cuối kỳ ĐK : Đầu kỳ TP : Thành phẩm CB : Cán bộ CNV : Công nhân viên Cty : Công ty KT : Kế toán SL : Số lượng ĐG : Đơn giá KM : Khoản mục YT : Yếu tố TK : Tài khoản ST : Sóc Trăng Trang xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, vì vậy để hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh có hiệu quả, cụ thể như giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí sản xuất sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí sản xuất và kịp thời có những biện pháp thay đổi phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm dịch vụ. Nhận thức được tầm quan trọng đó đối với một nhân viên kế toán trong tương lai, chính vì thế tôi chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần in Sóc Trăng” để nghiên cứu với mong muốn được đi sâu tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong quá trình thực hiện đề tài này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về Công ty Cổ phần In Sóc Trăng - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Phân tích đánh giá những biến động trong chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Đánh giá lại công tác kế toán trập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. Trang 1 - Đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian - Để tài được thực hiện tại bộ phận kế toán Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 1.4.2 Phạm vi thời gian - Đề tài được thực hiện từ ngày 18/08/2013 đến ngày 19/11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 1.4 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện dựa trện nhưng kiến thức đã được tích lũy trong trương trình học ở trường cùng với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên hướng dẫn và tham khảo thêm một số đề tài tốt nghiệp của các anh chị khóa trước. - Phạm Văn Nhự (2011), luận văn tốt nghiêp "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Hưng". Nội dung đề tài: + Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo ở Công ty TNHH thương mại - sản xuất Tân Hưng qua 3 tháng của năm 2010 và cùng kỳ của 3 năm (2008-2010). + Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm giấy xeo của Công ty TNHH thương mại - sản xuất Tân Hưng. + Đưa ra các kiến nghị góp phần giảm giá thành sản phẩm giấy xeo của Công ty TNHH thương mại - sản xuất Tân Hưng. - Trương Kim Thành (2009), luận văn tốt nghiệp "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX". Trang 2 Nội dung đề tài + Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX. + Hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. + Phân tích sự tác động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm. + Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. + Đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX. Trang 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất phát sinh một cách khách quan, luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất, gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh doanh. Chi phí sản xuất được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1.2 Phân loại chi phí Căn cứ vào chức năng hoạt động của chi phí trong daonh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất được chia thành ba loại sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị của nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. - Chí phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, khoản trích theo tiền lương, phải trả khác cho công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể như chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên nhân viên quản lý phân xưởng,… 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của một khối lượng sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm. Giá thành sản phẩm phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Trang 4 2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia làm ba loại: - Giá thành sản xuất định mức: là giá thành được tính trước khi sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức. - Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành được tính trước khi sản xuất cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí sản xuất định mức. - Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hoàn thành, theo chi phí sản xuất thực tế. 2.1.3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau nhưng lại có sự khác nhau ở các phương diện: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại có liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng biểu hiện bằng tiền của chi phí, mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. 2.1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Các nhân tố khách quan như thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra…. Các nhân tố chủ quan như: - Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị công nghiệp. - Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng… - Trình độ sử dụng lao động và tổ chức sản xuất. Trang 5 - Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp. Sự tác động của nhân tố khách quan cũng như chủ quan có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng để hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và phát huy những nhân tố tích cực để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.1.5 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất. Tổ chức phân bổ chi phí sản xuất hoặc kết chuyển theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. 2.1.6 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 2.1.6.1 Khái niệm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn, phạm vi để tập hợp chi phí. Đối tượng tập hơp chi phí có thể là nơi phát sinh như phân xưởng sản xuất, giai đoạn sản xuất, hoặc là đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ… Kỳ tính giá thành là thời kỳ cần tính giá thành, như tháng, quí, năm… Đẻ xác định đối tượng tập hợp xhi phí và đối tượng tính giá thành thường là căn cứ vào qui trình công nghệ, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý. 2.1.6.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối với sản xuất đơn giản: - Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng…. - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Trang 6 Đối với sản xuất phức tạp: - Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, phân xưởng…. - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm. Sản xuất theo đơn đặt hàng: - Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, phân xưởng…. - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Sản xuất hàng loạt: - Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng…. - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm. 2.2 TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.2.1 Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 2.2.1.1 Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành phải phân bổ cho từng đối tượn tính giá thành. 2.2.1.2 Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng Giá trị thực tế của nguyên vật liệu không hết nhập lại kho. xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản - Kết chuyển, phân bổ chi phí nguyên phẩm hoặc thực hiện lao vụ hay dịch vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng. vụ trong kỳ. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt mức bình thường. Tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có số dư cuối kỳ. Trang 7 2.2.1.3 Sơ đồ hạch toán TK 621 TK 152 (1) TK 152 (3) TK 111, 331, … TK 154 (2) (4) TK 632 (5) Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Giải thích (1) Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng để sản xuất. (2) Trị giá nguyên vật liệu mua giao thẳng cho sản xuất. (3) Trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng đã nhập kho. (4) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào đối tượng tính giá thành. (5) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường. 2.2.2 Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 2.2.2.1 Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương. Chi phí nhân công trực tiếp sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành phải phân bổ cho từng đối tượn tính giá thành. Trang 8 2.2.2.2 Tài khoản sử dụng: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có - Kết chuyển chi phí nhân công trực Chi phí nhân công trực tiếp dùng cho tiếp trong kỳ vào tài khoản 154. sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao - Kết chuyển chi phí nhân công trực vụ hay dịch vụ trong kỳ. tiếp vượt mức bình thường. Tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ. 2.2.2.3 Sơ đồ hạch toán TK 622 TK 334,111 (1) TK 154 (4) TK 338 TK 632 (2) (5) TK 335 (3) Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp  Giải thích (1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất. (2) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. (4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào đối tượng tính giá thành. (5) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường. Trang 9 2.2.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 2.2.3.1 Khái niệm Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất như tiền lương nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc nhà xưởng,… Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xưởng, từng bộ phân sản xuất… chi tiết riêng biến phí và định phí. Trức khi tính giá thành cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá thành. 2.2.3.2 Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển định phí sản xuất chung do mức sản xuất thực tế nhỏ hơn công Chi phí sản xuất chung phát sinh suất bình thường. trong kỳ. - Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt mức bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ. Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí sản xuất chung phản ánh trên tài khoản 627 phải chi tiết theo hai loại là định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung Trang 10 2.2.3.3 Sơ đồ hạch toán TK 627 TK 334 TK 111, 152 (1) (8) TK 338 (2) TK 154 TK 152, 153 (3) (9) TK 214 (4) TK 632 TK 142, 242 (10) (5) TK 335 (6) (11) TK 111, 112, 331 (7) Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung  Giải thích (1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất. (2) Các khoản trích theo lương nhân viên quản lý sản xuất. (3) Giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ. (4) Trích khấu hao tài sản cố định (5) Phân bổ chi phí trả trước. Trang 11 (6) Trích trước chi phí phải trả. (7) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. (8) Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. (9) Kết chuyển chi phi phí sản xuất chung vào đối tượng tính giá thành. (10) Kết chuyển định phí sản xuất chung thấp hơn mức bình thường. (11) Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường. 2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất. 2.2.4.1 Khái niệm Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiến và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tính giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trước khi kết chuyển phải điêu chỉnh giảm các khoản làm giảm giá thành. 2.2.4.2 Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có - Giá thành sản xuất thực tế của thành Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phẩm nhập kho, chuyển bán. phí nhân công trực tiến và chi phí sản - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản xuất chung phát sinh trong kỳ. phẩm hỏng không sữa chữa được. Số dư nợ: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Sản xuất công nghiệp tài khoản 154 mở theo chi tiết địa điểm phát sinh chi phí, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm. Trang 12 2.2.4.3 Sơ đồ hạch toán TK 154 TK 621 TK 152 (4) (1) TK 138 (5) TK 622 TK 155 (6) (2) TK 157 (7) TK 632 TK 627 (8) (3) Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất  Giải thích (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (4) Giá trị phế liệu thu hồi. (5) Thu bồi thường do làm hỏng sản phẩm. (6) Giá thành sản phẩm nhập kho. (7) Giá thành sản phẩm gởi bán. (8) Giá thành sản phẩm tiêu thụ. Trang 13 2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 2.3.1 Khái niệm Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang sản xuất và chưa hoàn thành vào cuối kỳ tính giá thành. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. 2.3.2 Cơ sở đánh giá sản phẩm dở dang Chi phí sản xuất: chi phí thực tế phát sinh hoặc chi phí định mức của sản phẩm dở dang Sản lượng hoàn thành tương đương của thành phẩm và sản phẩm dở dang qui đổi thành thành phẩm. 2.3.3 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang cưới kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phương pháp này áp dụng cho những sản phẩm tiêu hao nhiều chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại không đáng kể. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức, phương pháp này áp dụng khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thuống định mức chi phí có độ chính xác cao. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương, có bốn phương pháp đánh giá sản phẩn dở dang cưới kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí thực tế và sản lương hoàn thành tương đương trung bình, theo chi phí định mức và sản lượng hoàn thành tương đương trung bình, theo chi phí thực tế và sản lượng hoàn thành tương đương FIFO, theo chi phí định mức và sản lượng hoàn thành tương đương FIFO. Đối với phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng thì đến kỳ tính giá thành đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bổ chi phí sản xuất của đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 2.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng - Điều kiện áp dụng: sản xuất theo từng đơn đặt hàng , đơn chiếc, nhiều công việc khác nhau... - Loại hình sản xuất: In, đóng tàu, quảng cáo. Trang 14 - Đối tượng tập hợp chi phí: từng đơn đặt hàng, phân xưởng - Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm - Kỳ tính giá thành: đơn hàng hoàn thành, tháng, quí, năm, thời điểm lập báo cáo tài chính... - Đặc điểm: đặc điểm của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là tính giá thành khi thực hiên sản xuất hoàn tất đơn đặt hàng, nên nếu có sản xuất được thành phẩm nhập kho nhưng chưa thực hiện hoàn tất đơn đặt hàng thì tất cả chi phí sản xuất đều là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ nguồn dữ liệu kế toán của Phòng kế toán Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 1.3.2 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 - Tìm hiểu về Công ty Cổ phần In Sóc Trăng; Mục tiêu 2 Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử dụng phương pháp thông kê mô tả để tìm hiểu về công ty và phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Mục tiêu 3 - Phân tích đánh giá những biến động trong chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Mục tiêu 4 - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử dụng phương pháp thay thế liên hòan để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. - Mục tiêu 5 - Đánh giá lại công tác kế toán trập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng; Mục tiêu 6 - Đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: Từ các số liệu đã phân tích sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. Trang 15 Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt đuợc thay thế theo một trật tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên đố tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố trong mỗi lần phân tích. Nguyên tắc sử dụng: - Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác thì cố định lại. - Các nhân tố được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhân tố số lượng được sắp xếp trức nhân tố chất lượng được sắp xếp sau. - Tổng mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích phải bằng đúng đối tượng phân tích (là hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc). Giả sử chỉ tiêu kinh tế Q chịu ảnh hưởng của nhân tố a,b,c. Với Q0 = a0 x b0 x c0 Q1 = a1 x b1 x c1 Khi đó các nguyên tắc trên được thể hiện qua các bước sau: Bước 1: Xác định đới tượng phân tích ∆Q = Q1 - Q0 Bước 2: Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn cho từng nhân tố - Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0, khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 - Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0, khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 - Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1, khi đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là ∆c = a1b1c1 - a1b1c0 Bước 3: Tổng hợp các đối tượng phân tích ∆a + ∆b + ∆c = ∆Q (đúng bằng đối tượng phân tích) Trang 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 3.1.1 Sự hình thành và phát triển 3.1.1.1 Lịch sử hình thành Xí nghiệp In Sóc Trăng tiếp nhận từ Xí nghiệp In - Báo Sóc Trăng theo quyết định số 860/QĐ.UBT ngày 24/12/1992 của UBND tỉnh Sóc Trăng và đến ngày 13/04/1993 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định số 500/QĐ.TCCB.93 thành lập doanh nghiệp nhà nước xí nghiệp in Sóc Trăng thuôc So7w3 Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng, với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là in sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩm, sổ sách, giấy tờ quản lý kinh tế xã hội.... Sao đó, Xí nghiệp In Sóc Trăng được giao cho tòa soạn Báo Sóc Trăng quản lý theo quyết định số 234/QĐ.TCCB của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 05/09/2000. Trụ sở chính đặt tại: Số 30, đường Hùng Vương, phường 6, Thành phó Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 02 tháng 10 năm 2013 Xí nghiện In Sóc Trăng chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 3.1.1.2 Quá trình phát triển Sau thời gian dài làm ăn kém hiệu quả (từ năm 1993 đến năm 2001), được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy UBND tỉnh và báo Sóc Trăng, từ đầu năm 2002 đến nay ban giám đốc đã ra sức tu bổ, sửa chữa và mua sắm thêm trang thiết bị tương đối đồng bộ; tăng cường bổ sung, đào tạo đội ngũ thở và công nhân; củng cố mở rộng nguồn hàng; nâng cao chất lượng sản phẩm... trên cơ sở đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, đứng vững và có bước phát triển đang kể, gia tăng được doanh thu và bước đầu có lợi nhuận, đảm bảo đủ trả lương cho cán bộ công nhân viên và có nguồn vốn tích lũy cho tái sản xuất mở rộng. Tổng số trang in thực hiện trong năm 2012 trên 1,5 tỷ trang (khổ 13x19), với doanh thu trên 15 tỷ đồng và lợi nhuận gần 500 triệu đồng. trong tháng phục vụ tết Nguyên Đán, Công ty đã in rất nhiều sản phẩm như hóa đơn thuế GTGT, tờ bướm, báo xuân, các loại tập san,... cho các ban, ngành, các huyện, các đơn vị có nhu cầu trong toàn tỉnh. Ngoài ra Công ty còn in sách giáo khoa cho nhà xuất bản giáo dục Việt Nam và các đơn vị ngoại tỉnh. Trang 17 3.1.1.3 Vai trò Ngành in thuộc hệ thống các ngành sản xuất vật chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho nhu cầu thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống hiện nay. Sản phẩm của ngành in rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại ấn phẩm báo chí, tranh ảnh, nhản mác hàng hóa, thiệp mừng... Xí nghiệp in có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phảm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định, có bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng. 3.1.1.4 Qui mô sản xuất Thiết bị của Xí nghiệp bao gồm máy 4 màu, máy 2 màu, máy 1 màu, máy Typo. Bên cạnh đó Xí nghiệp còn trang bị mới các thiết bị như: máy vi tính, máy in khổ A3, máy scanner, máy xuất phim, máy phơi bản điện tử, máy xếp, máy vô bìa dao cắt lập trình, máy may sách, máy ép sách... Nhìn chung thiết bị đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. 3.1.1.5 Thuận lợi - Vận dụng tốt sự chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy và Ban biên tập Báo Sóc Trăng, biết tranh thủ sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các đồng nghiệp, từ đó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. - Từ đầu có xây dựng kế hoạch phù hợp, đúng hướng, nắm bắt đượuc thời cơ và phát huy tốt thời cơ đó. - Sớm đề ra nội qui, qui chế trong hoạt động, đề cao tính giáo dục CTTT và phát huy được sự nhiệt tình năng nổ trong đội ngũ cán bộ công nhân viên từ đó tạo được sức mạnh tổng hợp. - Ổn định được tổ chức, phát huy dân chủ, tính kỷ luật chặc chẽ. - Phát huy tối đa tính nội lực, đặt biệt quan tâm phát triển tay nghê công nhân. 3.1.1.6 Khó khăn - Chưa có nguồn vốn để đầu tư thêm thiết bị hiện đại và đồng bộ hơn, một số khâu còn chưa hoàn chỉnh. - Chưa xây dựng được chiến lược khách hàng, nguồn hàng chưa ổn định. - Lực lượng công nhân tay nghề còn yếu, đa số chưa qua trường lớp. - Đội ngủ công nhân đa số là mới nên việc nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm còn chưa cao. Trang 18 3.1.1.7 Phương hướng - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo nhằm tác động mạnh mẽ tới khách hàng, để khách hàng hiểu và đến hợp tác cùng công ty. - Chấn chỉnh, rà soát giá cả hợp lý để thu hút khách hàng. - Tăng cường củng cố và phát triển tổ chức Đảng và đoàn thể vững mạnh. - Tập trung đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. - Tăng cường huy động vốn để trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất. - Phát huy cao độ tinh thần dân chủ, ý thức tiết kiệm. - Đóng, nộp các loại thuế, phí, lệ phí đầy đủ. 3.1.2 Sơ lược bộ máy kế toán tại đơn vị 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: B.Giaùm ñoác P.Toå chöùc P. Keá toaùn Phaân xöôûng Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cổ phần In Sóc Trăng  Nhiệm vụ cụ thể: Giám đốc: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra hoạt động của các bộ phận sản xuất để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Quyết định việc sắp xếp tổ chức theo thẩm quyền. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, hợp đồng lao động theo yêu cầu thực tế tình hình. Quyết định khen thưởng, kỷ luật, và các chính sách khác đối với công nhân viên. Trực tiếp chỉ đạo bộ phận kế toán lập kế hoạch sử dụng vốn, mua sắm vật tư, thiết bị theo yêu cầu sản xuất. Giao dịch quan hệ nguồn hàng đảm bảo giữ vững sản xuất ổm định và phát triển. trực tiếp giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến cán bộ công nhân viên của công ty. Trang 19 Phó giám đốc kiêm bộ phận Hành chính - Tổ chức: Dự thảo các văn bản hành chính có liên quan đến mọi hoạt động của công ty theo sự chỉ đạo của giám đốc. Tham mưu cho giám đốc quyết định các vấn đề về công tác tổ chứ bộ máy như hợp đồng nhân viên mới, sắp xếp lương, nâng lương, đề đạt cán bộ, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, lập nội qui, qui chế của công ty để ban hành và thường xuyên theo dõi đề xuất bổ xung, chấn chỉnh theo yêu cầu hoạt động của công ty. Bộ phận Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho giám đốc về đầu tư phát triển trước mắt và lâu dài. Thực hiện tố chế độ hạch toán kế toán, thống kê và thực hiện các báo cáo theo qui định về tài chính. Tiếp cận thị trường để nắm bắt tình hình, mở rộng khai thác các nguồn hàng và tính giá cả hợp lý để thu hút khách hàng và phát triển sản xuất. Phân xưởng: Bao gồm tổ vi tính, montage - chế bản, máy, tổ sách - lụa, Các tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành trong tổ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc phân xưởng. 3.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần In Sóc Trăng: Kế toán trưởng Kế toán giá thành Kế toán viên Thủ quỹ Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng  Nhiệm vụ cụ thể: Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tính toán kết quả kinh doanh, lập các báo cáo theo qui định, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch. Kế toán giá thành: Theo dõi nguồn hàng, biến động giá, tính chi tiết giá lên hợp đồng sau đó theo dõi hợp đồng. tiếp xúc khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho công ty. Kế toán viên: Tổng hợp thu chi, công nợ, tổng hợp số liệu hàng tháng, quí năm. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ mở sổ sách theo dõi việc thu chi tiền mặt, trực tiếp phát lương cho cán bộ công nhân viên, ghi sổ quỹ và báo cáo quỹ theo đúng nguyên tắc kế toán. Trang 20 Đây là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất đối với công tác kế toán. kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán kịp thời giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó kiểm tra chỉ đạo sâu sát toàn bộ hoạt động của công ty. 3.1.2.3 Hình thức kế toán - Thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2016 của Bộ Tài Chính. - Niêm độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng - VNĐ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương phám kê khai thường xuyên. - Tính giá nhập xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Kê khai thuế gia trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. - Ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Trang 21 Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp sổ chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Giải thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ  Cách ghi: Hàng ngày, căn cứ chứng từ gốc hoặc các bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái. các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, khóa sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng. Tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo. hình thức kế toán chứng từ ghi sổ dể được vi tính hóa nhưng khối lượng ghi chép sổ nhiều, công việc dồn vào cuối tháng. Trang 22 3.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 3.2.1 Qui trình sản xuất tại công ty Cổ phần In Sóc Trăng Qui trình công nghệ của công ty mang tính khoa học và đồng bộ, cụ thể muốn sản xuất ra các ấn phẩm đề phải trải qua 3 công đoạn : - Công đoạn 1: Đây là công đoạn trước khi in, thường được gọi là công đoạn chế bản bao gồm các bước: Sắp chữ vi tính, sữa bài; Tách màu; Dàn trang, montage (bình bản); Mài, phơi bản. Đến khi giao bản in (bảng kẽm) để lắp lên máy mới kết thúc công đoạn chế bản. - Công đoạn 2: Công đoạn in, là công đoạn cơ bản để tạo ra những tờ in giống nhau. Đây là công đoạn đòi hỏi sự kết hợp chắc chẽ giữa người thợ in và máy móc trong quá trình hoạt động. - Công đoạn 3: Công đoạn sau in, còn gọi là công đoạn thành phẩm hay hoàn tất sản phẩm. Từ nhựng tờ in riêng lẻ được gấp thủ công, cắt giấy, đóng kẹp, đóng lồng, đục lổ răng cưa.... để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 3.2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần In Sóc Trăng 3.2.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần in Sóc Trăng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Doanh thu 10.073,90 13.778,43 15.468,08 3.704,53 36,77% 1.689,65 Chi phí 9.691,81 13.372,88 15.007,62 3.681,07 37,98% 1.634,73 Lợi nhuận 382,09 405,54 460,46 23,45 6,14% 54,92 Tỷ lệ 12,26% 12,22% 13,54% Nguồn: Bảng báo cáo tài chính công ty cổ phần in Sóc Trăng, 2010, 2011, 2012. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012 ta thấy doanh thu bán hàng năm 2011 tăng 3.728,38 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 37%. Nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng 2.957,59 triêu đồng, khoảng 36%. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng mạnh mẽ là do công ty đang trong đà phát triển mạnh, tăng cường sản xuất cũng như tận dụng tối đa uy thế cạnh tranh để thu hút nguồn hàng. Tuy nhiên trái với năm 2011, năm 2012 doanh thu bán hàng chỉ tăng 1.629,65 triệu đồng, khoảng 12% và giá vốn chỉ tăng 1.163,5 tức khoảng 10%. Trang 23 Do sự bất ổn trong nên kinh tế Việt Nam dưới tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới mà dẫn đến sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty. Mặc dù vậy lợi nhuận trước thuế của năm 2012 vẫn tăng 14% và cao hơn so với mức tăng 6% của năm 2011. Như vậy ta có thể thấy công ty đã tận dụng được tối đa các nguồn lưc để tăng thu giảm chi nhằm giữ vững sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận. 3.2.2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 3.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Giá trị Tỷ lệ Doanh thu 9.034,24 10.297,19 1.262,95 13,98% Chi phí 8.521,93 10.406,75 1.884,82 22,12% Lợi nhuận 512,31 (109,56) (621,87) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ năm 2013 Doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 13,98% nhưng chi phí lại tăng đến 22,12% so với kế hoạch từ đó dẫn đến tình trạng báo cáo kinh doanh lỗ trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do có rất nhiều đơn đặt hàng đã bắt đầu sản xuất nhưng chưa hoàn tất nên không thể ghi nhận doanh thu. Mặc khác để tiến hành sản xuất công ty đã huy động vốn vay ngân hàng để tiến hành nhập nguyên liệu sản xuất nên phải gánh các khoản chi phí lãi vay. Trang 24 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 4.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị Công ty cổ Phần In Sóc Trăng là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các ấn phẩm nên cũng giống như các doanh nghiệp trong ngành công ty hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo tường đơn đặt hàng riêng. Các đơn đặt hàng của công ty được chia ra làm hai loại: - Thứ nhất là các đơn đặt hàng thường xuyên, các đơn đạt hàng này được ký kết thường niên với thời hạn một năm như báo, lịch, sách giáo khoa. Trong thời hạn hơp đồng, hàng tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng. Chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào đơn hàng, chi phí sản xuất chung được tập hợp chung và phân bổ cho các đơn hàng theo chi phí giấy nguyên liệu. - Thứ hai là các đơn đặt hàng không thường xuyên hay đơn hàng bất thường, các đơn hàng này thường phát sinh trong một thời gian ngắn. Các chi phí nguyên liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp được tính theo thực tế và tập hợp trực tiếp và đơn hàng còn chi phí sản xuất chung được tính theo định mức có sẵn. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đề tài là đơn hàng thường xuyên, cụ thể là đơn hàng sản xuấn ấn phẩm Báo Sóc Trăng. Trang 25 4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hàng ngày kế toán căn cứ các chứng tư xuất kho vật liệu phát sinh để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ có liên quan. Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh. Tổng chi phí vật liệu xuất kho, mua ngoài thanh toán bằng tiền mặt và nợ người bán trong tháng 06/2013 như sau: Nợ TK 621: 566.908.495 Có TK 111: 1.250.200 Có TK 152: 496.193.515 Có TK 331: 69.464.780 Nguyên liệu hỏng chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 138: 909.000 Có TK 621: 909.000 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo từng đơn hàng được tập riêng theo đơn hàng. Bảng 4.1: Bảng chi phí nguyên vật liệu tập hợp riêng cho đơn hàng báo Sóc Trăng tháng 06/2013 Đvt: đồng Chi phí NVL tập hợp Khoản mục Tổng chi phí riêng cho Báo Sóc Trăng Chi phí giấy nguyên liệu 316.925.343 37.159.384 Chi phí mực 51.966.506 1.226.107 Chi phí bảng kẽm 54.849.826 6.676.800 Chi phí khác 143.166.820 14.242.634 Cộng 566.908.495 59.304.925 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 26 Các sổ sách có liên quan: SỔ CÁI Số hiệu: 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Tháng: 06 năm 2013 Đvt: đồng Số tiền Số hiệu TK chứng từ đối Diễn giải Nợ Có ứng Số Ngày 01/06 567 01/06 Phiếu chi, bướm (F80,C80) 152 3.041.084 01/06 568 01/06 Phiếu xuất NL...(BB) 152 7.822.795 Biểu mẫu CA Mỹ Tú, 01/06 569 01/06 SGK...(BB,BX) 152 196.608.526 01/06 571 01/06 Báo ST (mực đen, sữa...) 152 1.075.027 01/06 574 01/06 Phơi bản (kẽm, tuốt) 152 3.963.253 ... … … ... ... ... 27/06 608 27/06 Mua gôn 111 100.000 Chuyển 138 909.000 Kết chuyển chi phí sản xuất 154 565.999.495 Cộng 566.908.495 566.908.495 Sổ này có ... trang, đánh số trang từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ: 01/01/20013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày ghi sổ Võ Thị Tuyết Mai Tăng Thùy Phương Võ Việt Thống Hình 4.1: Sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp tháng 06/2013 Ngoài ra kế toán còn tiền hành ghi sổ vào các sổ: - Sổ cái tài khoản 111 - Tiền mặt tại quỹ. - Sổ cái tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu. - Sổ cái tài khoản 138 - Phải thu khác. - Sổ cái tài khoản 331 - Phải trả cho người bán. - Sổ quỹ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Trang 27 4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Cuối tháng kế toán căn cứ sổ chấm công tiến hành lập bảng lương tính tiền lương trực tiếp phải trả cho người lao động. Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng 06/2013 như sau: Nợ TK 622: Có TK 334: 219.885.435 219.885.435 Căn cứ vào từng loại đơn hàng và mức tiền công trả cho đơn hàng kế toán toán tập hợp chi phí nhân công cho từng đơn hàng. Bảng 4.2: Bảng chi phí nhân công tập hợp cho đơn hàng Báo Sóc Trăng Đvt: đồng Số báo Số 66 Số 67 Số 68 Số 69 Số 70 Số 71 Số 72 Số 73 Số 74 Số 75 Số 76 Số 77 Số 78 Cộng Vi tính 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 135.000 1.755.000 Chi phí nhân công trực tiếp Montage Máy Thành phẩm 47.500 105.314 142.174 47.500 73.340 99.009 47.500 72.754 98.219 47.500 105.886 142.946 47.500 112.741 152.201 47.500 98.745 133.305 47.500 114.992 155.239 47.500 114.992 155.239 47.500 92.657 125.087 47.500 114.992 155.239 47.500 79.337 107.104 47.500 75.408 101.801 47.500 73.340 99.009 617.500 1.234.498 1.666.572 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 28 Cộng 429.987 354.849 353.473 431.333 447.442 414.550 452.731 452.731 400.244 452.731 368.941 359.709 354.849 5.273.570 Các sổ sách có liên quan: SỔ CÁI Số hiệu: 622 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Tháng: 06 năm 2013 Ngày ghi sổ Số hiệu chứng từ Diễn giải Đvt: đồng Số tiền TK đối ứng Nợ Có Số Ngày 30/06 643 30/06 Tiền lương nhân công 334 199.867.500 Các khoản trích theo 30/06 643 30/06 lương 338 20.017.935 Kết chuyển chi phí sản xuất 154 219.885.435 Cộng 219.885.435 219.885.435 Sổ này có ... trang, đánh số trang từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ: 01/01/20013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Lê Thị Bích Phượng Tăng Thùy Phương Võ Việt Thống Hình 4.2: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp tháng 6/2013 Ngoài ra kế toán tiến hành ghi sổ trên các sổ: - Sổ cái tài khoản 334 - Phải trả cán bộ công nhân viên. - Sổ cái tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Trang 29 4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó phân bổ cho từng đơn hàng: Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 06/2013 như sau: Nợ TK 627: 199.739.493 Có TK 334: 28.552.500 Có TK 338: 639.975 Có TK 214: 78.477.260 Có TK 331: 48.512.128 Có TK 111: 43.557.630 Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 cho đơn hàng Báo Sóc Trăng được tính như sau: Chi phí giấy nguyên liệu của 37.159.384 Hệ số đơn hang Báo Sóc Trăng = = = 0,11725 phân bổ Tổng chi phí giấy nguyên 316.925.343 liệu xuất dùng Dựa vào hệ số phân bổ kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng theo từng khoản mục cụ thể. Trong đó chi phí sản xuất chung được lập thành bảng phân bổ phân bổ riêng cho đơn hàng Báo Sóc Trăng. Bảng 4.3: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 cho đơn hàng báo Sóc Trăng Chỉ têu Chi phí quản lý phân xưởng Khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Cộng: Tổng chi phí Hệ số phân bổ 29.192.475 0,11725 78.477.260 0,11725 53.882.070 0,11725 38.187.688 0,11725 199.739.493 x Đvt: đồng Chi phí phân bổ 3.422.818 9.201.459 6.317.673 4.477.506 23.419.456 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 30 Các sổ sách có liên quan: SỔ CÁI Số hiệu: 627 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Tháng: 06 năm 2013 Ngày ghi sổ Số hiệu chứng từ Diễn giải Đvt: đồng Số tiền TK đối ứng Nợ Có Số Ngày 01/06 565 01/06 TT mua mực in vi tính 111 7.910.000 TT tiếp khách Hậu 01/06 566 01/06 Giang 111 1.181.000 01/06 570 01/06 Mua băng keo 48 331 2.040.000 Lót cao su (cao su, 01/06 573 01/06 C150) 152 1.386.688 01/06 575 01/06 Lót cao su (C100) 152 1.399.915 ... … … ... ... ... Lương quản lý phân 30/06 643 30/06 xưởng 334 28.552.500 Trích BHXH, BHYT, 30/06 643 30/06 KPCD, BHTN 338 639.975 30/06 646 30/06 Khấu hao máy 214 78.477.260 Kết chuyển chi phí sản xuất 154 199.739.493 Cộng 199.739.493 199.739.493 Sổ này có ... trang, đánh số trang từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ: 01/01/20013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Võ Thị Tuyết Mai Tăng Thùy Phương Võ Việt Thống Hình 4.3: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 Ngoài ra kế toán tiến hành ghi sổ trên các sổ: - Sổ cái tài khoản 111,112 - tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng. - Sổ cái tài khoản 214 - hao mòn tài sản cố định. - Sổ cái tài khoản 334 - phải tra cán bộ công nhân viên. - Sổ cái tài khoản 338 - phải tra, phải nộp khác. - Sổ quỹ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trang 31 4.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm Cuối tháng kế toán tiền hành tổng hợp CPSX trên tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tổng chi phí sản xuất tháng 06/2013 phát sinh như sau: Nợ tk 154: 985.624.423 Có tk 621: 565.999.495 Có tk 622: 219.885.435 Có tk 627: 199.739.493 Đối với những đơn hàng đến thới điểm tính giá thành cuối thánh vẫn chưa hoàn thành thì chi phí dở dang cuối kì là toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp cho đơn hàng đó. Những đơn hàng đã hoàn thành và bàn giao thì không có sản phẩm dở dang cuối kì. Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất báo Sóc Trăng tháng 06/2013 Đvt: đồng Chi tiêu Số tiền Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ 87.997.951 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59.304.925 Chi phí nhân công trực tiếp 5.273.570 Chi phí sản xuất chung 23.419.456 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng) Các đơn hàng đã hoàn tất kế toán lập phiếu tính giá thành và kết chuyển sang tài khoản 155 - thành phẩm. Tổng giá trị thành phẩm tháng 06/2013 như sau: Nợ tk 155: Có tk 154: 1.274.489.713 1.274.489.713 Trang 32 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC Đơn đặt hàng: Báo Sóc Trăng 01/06/2013 Ngày hoàn tất: 30/06/2013 Số lượng: Ngày đặt hang: Ngày tính giá thành: 30/06/2013 61.719 Đvt: đồng Phân Tháng xưởng Chi phí nguyên vật liệu Phân xưởng chính Tháng 6/2013 Khoản mục Thành tiền Khoản mục Thành tiền 37.159.384 Công đoạn Vi tính Chi phí giấy 1.226.107 Công đoạn Montage Chi phí mực Chi phí bảng kẽm Chi phí khác Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chi phí nhân công 6.678.800 Công đoạn Máy Công đoạn Thành 14.242.634 phẩm Chi phí sản xuất chung Thành tiền Khoản mục Quản lý phân 1.755.000 xưởng 3.422.818 42.337.202 617.500 Khấu hao TSCĐ Dịch vụ mua 1.234.498 ngoài Chi phí khác 1.666.572 bằng tiền 9.201.459 11.045.066 6.317.673 14.228.971 4.477.506 20.386.712 59.304.925 5.273.570 23.419.456 961 85 380 87.997.951 1.426 Người lập Võ Thị Tuyết Mai Hình 4.4 : Phiếu tính giá thành công việc đơn hàng Báo Sóc Trăng tháng 06/2013 Trang 33 Cộng Các sổ sách có liên quan: SỔ CÁI Số hiệu: 154 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng: 06 năm 2013 Đvt: đồng Số hiệu Ngày chứng từ ghi sổ Số Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Đầu kỳ 542.443.219 Chi phí NVL trực tiếp 621 565.999.495 Chi phí nhân công trực tiếp 622 219.885.435 Chi phí sản xuất chung 627 199.739.493 01/06 572 01/06 Giấy hẹn, Giấy ĐN cấp CMND 155 31.059.004 ... … … ... ... ... 30/06 647 30/06 Thành phẩm (báo Sóc Trăng) 155 87.997.951 Cộng 985.624.423 1.274.489.713 Cuối kỳ 253.577.929 Sổ này có ... trang, đánh số trang từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ: 01/01/20013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Võ Thị Tuyết Mai Tăng Thùy Phương Võ Việt Thống Hình 4.5: Sổ cái tài khoản 154 - chi phí SXKD dở dang tháng 06/2013 Trang 34 SỔ CÁI Số hiệu: 155 Tên tài khoản: Thành phẩm Tháng: 06 năm 2013 Đvt: đồng Số hiệu Ngày chứng từ ghi sổ Số Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Đầu kỳ 0 01/06 572 01/06 Giấy hẹn, Giấy ĐN cấp CMND 154 31.059.004 01/06 576 01/06 Kết chuyển giá vốn 632 31.059.004 ... … … ... ... ... ... 30/06 647 30/06 Thành phẩm (Báo ST) 154 87.997.951 30/06 650 30/06 Kết chuyển giá vốn (Báo ST) 632 87.997.951 Cộng: 1.274.489.713 1.274.489.713 Cuối kỳ 0 Sổ này có ... trang, đánh số trang từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ: 01/01/20013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Võ Thị Tuyết Mai Tăng Thùy Phương Võ Việt Thống Hình 4.6: Sổ cái tài khoản 155 - thành phẩm tháng 06/2013 Ngoài ra kế toán còn tiến hành ghi sổ trên các sổ: - Sổ cái tài khoản 632 - giá vốn hàng bán. - Sổ theo dõi tiến độ đơn hàng. - Sổ theo dõi bán hàng. - Các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Trang 35 4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT ẤN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG 4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2012 4.2.1.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng chi phí nguyên liệu 435.406.928 506.262.995 594.571.192 Số lượng sản phẩm 627.295 656.073 688.431 Chi phí đơn vị sản phẩm 694 772 864 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng) Dựa vào bảng 4.5 ta có thể thấy rằng việc gia tăng sản lượng sản xuất qua các năm kéo theo tổng chi phí nguyên vật liệu cũng tăng qua các năm, cùng với sự gia tăng giá đầu vào cũng dẫn đến việc chi phí nguyên vật liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng qua các năm. Cụ thể mức gia tăng như sau: Bảng 4.6: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (đồng) (%) (đồng) (%) Tổng chi phí NVL 70.856.067 16,27 88.308.197 17,44 Số lượng sản phẩm 28.778 4,59 32.358 4,93 Chi phí đơn vị sản phẩm 78 11,17 92 11,92 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Năm 2011 so với năm 2010, chí phí nguyên vật liệu tính cho đơn vị sản phẩm tăng 78 đồng tương đương 11,17%. Và năm 2012 so với năm 2011 chí phí nguyên vật liệu tính cho đơn vị sản phẩm tăng 92 đồng hay 11,92%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu là do sự gia tăng của các yếu tố chi phí cấu thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trang 36 Trong đó: a) Chi phí giấy nguyên liệu Bảng 4.7: Bảng hiệu quả sử dụng giấy nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 tính trên 627.295 sản phẩm Chỉ tiêu Số lượng (tờ) Đơn giá (đồng) Tổng chi phí Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 965.219 964.748 964.466 (471) (282) 287 319 355 32 36 277.017.853 307.754.612 342.385.430 30.736.759 34.630.818 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng) Gọi: A1, B1 lần lượt là lượng dùng và đơn giá giấy năm 2010. A2, B2 lần lượt là lượng dùng và đơn giá giấy năm 2011. A3, B3 lần lượt là lượng dùng và đơn giá giấy năm 2012. Dựa vào bảng 4.7 ta có thể tính được mức chênh lêch giá và chênh lệch hiệu quả chi phí giấy qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 như sau: * 2011 so với 2010: Chênh lệch giá = (B2 - B1) x A2 = 32 x 964.748 = 30.871.936 Chênh lệch hiệu quả = (A2 - A1) x B1 = -471 x 287 = -135.177 Việc đơn giá giấy tăng 32 đồng dẫn đến tổng chi phí giấy tăng 30.871.936 đồng và lượng sử dụng được tiết kiệm 471 tờ đã làm tổng chi phí giấy giảm 135.177 đồng. * 2012 so với 2011: Chênh lệch giá = (B3 - B2) x A3 = 36 x 964.466 = 34.720.778 Chênh lệch hiệu quả = (A3 - A2) x B2 = -282 x 319 = -89.958 Việc đơn giá giấy tăng 36 đồng dẫn đến tổng chi phí giấy tăng 34.720.778 đồng và lượng sử dụng được tiết kiệm 282 tờ đã làm tổng chi phí giấy giảm 89.958 đồng. Trang 37 b) Chi phí mực in Bảng 4.8: Bảng hiệu quả sử dụng mực in giai đoạn 2010 - 2012 tính trên 627.295 sản phẩm Chỉ tiêu 2010 Số lượng (kg) Đơn giá (đồng/kg) Tổng chi phí 2011 221,37 219,30 41.075 45.912 9.092.773 10.068.502 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 216,48 (2,07) (2,82) 51.721 4.837 5.809 11.196.562 975.729 1.128.060 2012 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Gọi: C1, D1 lần lượt là lượng dùng và đơn giá mực năm 2010. C2, D2 lần lượt là lượng dùng và đơn giá mực năm 2011. C3, D3 lần lượt là lượng dùng và đơn giá mực năm 2012. Dựa vào bảng 4.8 ta có thể tính được mức chênh lêch giá và chênh lệch hiệu quả chi phí mực qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 như sau: * 2011 so với 2010: Chênh lệch giá = (D2 - D1) x C2 = 4.837 x 219,3 = 1.060.754 Chênh lệch hiệu quả = (C2 - C1) x D1 = -2,07 x 41.075 = -85.025 Việc đơn giá mực tăng 4.837 đồng dẫn đến tổng chi phí mực tăng 1.060.754 đồng và lượng sử dụng được tiết kiệm 2,07 kg đã làm tổng chi phí mực giảm 85.025 đồng. * 2012 so với 2011: Chênh lệch giá = (D3 - D2) x C3 = 5.809 x 216,48 = 1.257.532 Chênh lệch hiệu quả = (C3 - C2) x D2 = -2,82 x 45.912 = -89.958 Việc đơn giá mực tăng 5.809 đồng dẫn đến tổng chi phí mực tăng 1.257.532 đồng và lượng sử dụng được tiết kiệm 2,82 kg đã làm tổng chi phí mực giảm 129.472 đồng. Trang 38 c) Chi phí bảng kẽm và các chi phí khác Số tiền (đồng) 250 205 200 181 162 150 100 76 84 95 Chi phí bảng kẽm 50 Chi phí khác 2010 2011 2012 Năm Hình 4.7: Biểu đồ chi phí bảng kẽm và chi phí khác tính trên đơn vị sản phẩm giai đoạn 2010 -2012 Các chi phí khác tính trên đơn vị sản phẩm năm 2011 tăng 19 đồng/sản phẩm tương đương 11,73% so với năm 2010. Và năm 2012 tăng 24 đồng/sản phẩm tức 13,1% so với năm 2011. Sự gia tăng các chi phí nguyên liệu khác này phần lớn là do sự tăng giá các yếu tố đầu vào như metanol, bông, đá, sữa... Chi phí bảng kẽm tính trên đơn vị sản phẩm năm 2011 tăng 8 đồng/sản phẩm tương đương 10,53% so với năm 2010. Và năm 2012 tăng 11 đồng/sản phẩm hay 13,1% so với năm 2011. Xét trên từng số báo thì chi phí bảng kẽm là định phí vì nó không biến đổi. Tuy nhiên tính trên từng sản phẩm chi phí này lại là biến phí vì nó phụ thuộc vào lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản xuất càng nhiều thì chi phí bảng kẽm tính trên từng đơn vị sản phẩm càng thấp. Ngoài ra chi phí này còn phụ thuộc và yếu tố giá đầu vào của bảng kẽm. Số tiền (đồng) 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 - 57.682 45.936 2010 51.244 2011 2012 Năm Hình 4.8: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm giai đoạn 2010 - 2012 Trang 39 4.2.1.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 4.9: Bảng chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Tổng chi phí NCTT Số lượng sản phẩm Chi phí đơn vị 2010 47.908.295 627.295 76 2011 59.196.858 656.073 90 Đvt: đồng 2012 61.373.757 688.431 89 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng) Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong giai đoạn 2010 - 2012 tăng liên tục theo số lượng sản phẩm qua các năm, tuy nhiên chi phí nhân công trực tiếp tính trên đơn vị sản phẩm năm 2012 lại giảm so với năm 2011. Cụ thể mức chênh lệch như sau: Bảng 4.10: Biến động chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) (đồng) (%) (đồng) Tổng chi phí NVL 11.288.563 23,56 2.176.899 3,68 Số lượng sản phẩm 28.778 4,59 32.358 4,93 Chi phí đơn vị sản phẩm 14 18,14 (1) (1,20) Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Sự gia tăng số lượng sản phẩm đã kéo theo tổng chí phí nhân công trực tiếp gia tăng qua các năm. Năm 2011 tổng chi phí nhân công tăng 11.288.563 đồng tức 23,56% so với năm 2010 và chi phí nhân công tính cho đơn vị sản phẩm cũng tăng 14 đồng tương đương 18,18%. Tuy nhiên trong năm 2012 chi phí nhân công chỉ tăng 2.176.899 đồng hay 3,68% và chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm lại giảm 1 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động chi phí nhân công là do sự thay đổi chi phí tiền lương trong từng công đoạn sản xuất báo. Đi sâu vào tìm hiểu ta có thể thấy rõ nguyên nhân dẫn đến sự biến động chi phí nhân công trong các công đoạn sản xuất báo. Trang 40 a) Công đoạn vi tính Bảng 4.11: Bảng chi phí nhân công công đoạn vi tính giai đoạn 2010 - 2012 Năm / Chỉ tiêu Đơn giá trên mỗi Lượng số Tổng chi số báo (đồng) báo (số) phí (đồng) 2010 2011 2012 123.000 135.000 135.000 12.000 9,76% - Giá trị Tỷ lệ Chênh lệch Giá trị 2012/2011 Tỷ lệ 2011/2010 132 16.236.000 159 21.465.000 159 21.465.000 27 5.229.000 20,45% 32,21% - Chi phí đơn vị (đồng) 26 33 31 7 26,92% (2) (6,06%) Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Đơn giá nhân công của công đoạn vi tính năm 2011 tăng 12.000 đồng hay 9,76% so với năm 2010 tuy nhiên mức giá năm 2011 vẫn được giữ nguyên trong năm 2012. Cho nên tổng chi phí nhân công của công đoạn vi tính năm 2011 không thay đổi so với năm 2011 cùng với đó là sự gia tăng số lượng sản phẩm đã dẫn đến chi phí tính trên đơn vị sản phẩm năm 2012 giảm 2 đồng so với năm 2011. Xét trên từng số báo chí phí nhân công ở công đoạn vi tính là chi phí cố định nhưng tính tên đơn vị sản phẩm thì nó sẽ biến đổi theo số lượng sản phẩm, tức là số lượng sản phẩm càng nhiều thì chi phí càng thấp. b) Công đoạn montage Bảng 4.12: Bảng chi phí nhân công công đoạn montage giai đoạn 2010 - 2012 Năm / Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ Chênh lệch Giá trị 2012/2011 Tỷ lệ 2011/2010 Đơn giá trên mỗi Lượng số số báo (đồng) báo (số) 45.100 47.500 47.500 2.400 5,32% - 132 159 159 27 20,45% - Tổng chi phí (đồng) 5.953.200 7.552.500 7.552.500 1.599.300 26,86% - Chi phí đơn vị (đồng) 9 12 11 3 33,33% (1) (8,33%) Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Cũng giống như giá nhân công trong công đoạn vi tính, giá công nhân giai đoạn montage tính trên mỗi số báo là chi phí cố định. Năm 2011 mức đơn giá nhân công giai đoạn montage tăng 2.400 đồng tương đương 5,32% so với năm 2010, nhưng trong năm 2012 đơn giá này không thay đổi so với năm 2011. Chính vì vậy chi phí nhân công công đoạn montage tính trên đơn vị sản Trang 41 phẩm của năm 2011 tăng 3 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2012 chi phí tính trên đơn vị sản phẩm lại giảm 1 đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do sự gia tăng sản lượng sản phẩm nhưng mức tổng chi phí lại cố định không đổi. c) Công đoạn máy và công đoạn thành phẩm 30 27 Số tiền (đồng) 25 20 27 24 17 19 20 Máy 15 Thành phẩm 10 5 0 2010 2011 2012 Năm Hình 4.9: Biểu đồ đơn giá nhân công trên sản phẩm của công đoạn máy và thành thành phẩm giai đoạn 2010 - 2012 Đơn giá nhân công công đoạn máy và thành phẩm được cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm, và tổng chi phí nhân công ở hai công đoạn này sẽ bằng mức đơn giá nhân công ở mỗi giai đoạn nhân với số lượng thành phẩm. Đơn giá nhân công công đoạn máy của năm 2011 tăng 2 đồng hay 17,76% so với năm 2010 và trong năm 2012 tăng 1 đồng tương đương 5,26% so với năm 2011. Và đơn giá nhân công công đoạn thành phẩm năm 2011 tằng 3 đồng hay 12,5% so với năm 2010, và trong năm 2012 đơn giá này được giữ nguyên so với năm 2011. Chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng trên cơ sở mức lương cơ bản được nhà nước qui định. Tùy theo từng thời điểm và tùy theo mức độ biến động của mức lương cơ bản mà công ty có thể có sự điều chỉnh lại các mức đơn giá tiền công ở từng công đoạn sản xuất. Trang 42 4.2.1.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 4.13: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung giai đoạn 2010 - 2012 Năm / Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng chi phí Số lượng sản Chi phí đơn SXC (đồng) phẩm (tờ) vị (đồng) 212.025.710 627.295 338 244.715.229 656.073 373 271.930.245 688.431 395 32.689.519 28.778 35 15,42% 4,59% 10,36% 27.215.016 32.358 22 11,12% 4,93% 5,90% Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Chi phí sản xuất chung tính tên đơn vị sản phẩm báo tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 35 đồng tương đương 10,36% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 22 đồng hay 5,9% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí là do sự gia tăng chi phí đầu vào. Chi tiết như sau: Bảng 4.14: Bảng chi tiết chi phí sản xuất chung theo đơn vị sản phẩm giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: đồng Năm / Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ Chênh lệch Giá trị 2012/2011 Tỷ lệ 2011/2010 Chi phí quản lý phân xưởng Khấu hao TSCĐ 43 160 48 174 54 171 5 14 11,63% 8,75% 6 (3) 2,50% (1,72%) Dịch vụ mua ngoài 79 88 99 9 11,39% 11 12,50% Chi phí khác Cộng bằng tiền 56 338 63 373 71 395 7 35 2,50% 10,36% 8 22 12,70% 5,90% Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Hầu hết các yếu tố chi phí đều tăng qua các năm ngoại trừ chi phí khâu hao năm 2012 giảm 3 đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do qui mô sản xuất của công ty phát triển chậm, nguồn tài sản cố định ít biến đổi trong khi sản lượng sản phẩm gia tăng mạnh mẽ dẫn đến tình trạng chi phí khấu hao tài sản cố định tính trên đơn vị sản phẩm giảm. Chi phí sản xuất chung là chi phí phân bổ nên việc biến động chi phí không chỉ phụ thuộc và yếu tố chi phí đầu vào mà còn phụ thuộc và qui mô sản xuất của công ty, tức là với cùng một mức chi phí đầu vào thì qui mô sản xuất càng lớn thì chi phí phân bổ cho từng đơn đặt hàng càng thấp. Trang 43 4.2.1.4 Phân tích biến động tổng chi phí sản xuất Bảng 4.15: Bảng tổng hợp CPSX báo Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chi phí NVL TT 435.406.928 506.262.995 594.571.192 Chi phí NC TT 47.908.295 59.196.858 61.373.757 Chi phí SXC 212.025.710 244.715.229 271.930.245 Tổng chi phí 695.340.933 810.175.082 927.875.194 Số lượng sản phẩm 627.295 656.073 688.431 Giá thành đơn vị 1.108 1.235 1.348 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Do sự tăng trưởng về số lượng sản phẩm đã kéo theo các khoản mục chi phí sản xuất tăng theo, và sự gia tăng giá các yếu tố đầu vào cũng làm chi phí sản xuất tính tên đơn vị sản phẩm tăng lên. Mức độ gia tăng của từng khoản mục chi phí phục thuộc và mức gia tăng của từng yếu tố chi phí cấu thành. Bảng 4.16: Bảng biến động CPSX báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Chi phí NVL TT Chi phí NC TT Chi phí SXC Tổng chi phí Số lượng sản phẩm Giá thành đơn vị 2011/2010 Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 70.856.067 16,27% 11.288.563 23,56% 32.689.519 15,42% 114.834.149 6,51% 28.778 4,59% 126 11,40% 2012/2011 Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 88.308.197 17,44% 2.176.899 3,68% 27.215.016 11,12% 117.700.112 14,53% 32.358 4,93% 113 9,14% Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trong năm 2011, số lượng sản phẩm gia tăng 4,59% so với năm 2010 đã kéo theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu tăng 16,27%, chi phí nhân công tăng 23,56% và chi phí sản xuất chung tăng 15,42% so với năm 2012. Cùng với đó là sự gia tăng giá thành đơn vị sản phẩm lên 126 đồng hay 11,4% so với năm 2010. Tương tự như năm 2011, trong năm 2012, sản lượng tăng lên 4,93% so với năm 2011 đã kéo theo các khoản mục chi phí nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung tăng lần lượt 17,44% 3,68% 11,12%. Và giá thành đơn vị sản phẩm cũng tiếp tục tăng 113 đồng tương đương 9,14% so với năm 2011. Trang 44 4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2010 - 2012 4.2.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng 4.17: Bảng tổng hợp CP NVL 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí nguyên vật liệu Chi phí đơn vị 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Chi phí giấy 130.707.226 151.648.203 176.374.491 216.271.278 439 488 543 610 Chi phí mực 4.307.649 4.987.119 5.797.211 7.149.369 14 16 18 20 Chi phí bảng kẽm 22.652.408 26.128.536 30.547.368 38.266.344 76 84 94 108 Chi phí khác 47.093.164 55.367.612 65.644.344 81.493.140 158 178 202 230 Cộng 204.760.447 238.131.470 278.363.414 343.180.131 687 766 857 968 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Năm 2011 so với năm 2010, xét về mặt tổng chi phí thì chi phí giấy nguyên liệu tăng tăng 16,02%, chi phí mực tăng 15,77%, chi phí bảng kẽm tăng 15,35% các chi phí khác tăng 17.57% dẫn đến tổng chi phí nguyên liệu cũng tăng 16,3%. Xét về chi phí đơn vị sản phẩm, chi phí giấy tăng 11,16%, chi phí mực tăng 14,29%, chi phí bảng kẽm tăng 10,53% và các chi phí khác tăng 12,66, tổng chi phí nguyên vất liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 11,5%. Năm 2012 so với năm 2011, về mặt tổng chi phí thì chi phí giấy nguyên liệu tăng tăng 16,31%, chi phí mực tăng 16,24%, chi phí bảng kẽm tăng 16,91% các chi phí khác tăng 18,56% nên tổng chi phí nguyên liệu cũng tăng 16,89%. Về chi phí đơn vị sản phẩm, chi phí giấy tăng 11,27%, chi phí mực tăng 12,5%, chi phí bảng kẽm tăng 11,9% và các chi phí khác tăng 13,48%, tổng chi phí nguyên vất liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 11,88%. Năm 2013 so với năm 2012, xét về mặt tổng chi phí thì chi phí giấy nguyên liệu tăng tăng 22,62%, chi phí mực tăng 23,32%, chi phí bảng kẽm tăng 25,67% các chi phí khác tăng 24.14% dẫn đến tổng chi phí nguyên liệu cũng tăng 23,28%. Xét về chi phí đơn vị sản phẩm, chi phí giấy tăng 12,34%, chi phí mực tăng 11,11%, chi phí bảng kẽm tăng 14,89% và các chi phí khác tăng 13,86, tổng chi phí nguyên vất liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 12,95%. Trang 45 Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu tăng qua các năm một phần là do việc gia tăng sản lượng sản xuất, còn lại là do sự tăng giá của các yếu tố chi phí đầu vào cấu thành chi phí nguyên vật liêu. Trong đó: a) Chi phí giấy 500 Số tiền 400 300 285 353 317 397 Đơn giá giấy (đồng/tờ) 200 100 0 2010 2011 2012 2013 Năm Hình 4.10: Biểu đồ biến động đơn giá giấy Đơn giá giấy năm 2011 tăng 11,23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 11,36% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 12,46% so với năm 2012. Không chỉ đơn giá giấy gia mà tốc độ tăng trưởng giá giấy qua các năm cũng tăng dần. Nguyên nhân là do chi phí giấy nguyên liệu đầu vào tăng qua các năm dưới tác động của lạm phát. Số tiền b) Chi phí mực 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 58.470 40.953 45.862 51.693 Đơn giá mực (đồng/kg) 2010 2011 2012 2013 Năm Hình 4.11: Biểu đồ biến động đơn giá mực Trang 46 Đơn giá mực năm 2011 tăng 4.909 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 5.831 đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 6.777 đồng so với năm 2012. Chi phí mực gia tăng là do giá mực đầu vào trên thị trường tăng qua các năm. d) Chi phí bảng kẽm Số tiền (đồng) Đơn giá bảng kẽm 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 64.527 44.611 2010 56.830 49.972 2011 2012 2013 Năm Hình 4.12: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm Đơn giá bảng kẻm năm 2011 tăng 5.361 đồng hay 12,02% so với năm 2010, năm 2012 tăng 6.858 đồng tức 13,72% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 7.697 đồng tương đương 13,54% so với năm 2012. Tốc độ gia tăng đơn giá bảng kẽm cũng gia tăng qua mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng đơn giá bảng kẽm là do giá mua đầu vào của bảng kẽm tăng qua các năm. 4.2.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 4.18: Bảng tổng hợp chi phí nhân công sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 - 2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí nguyên vật liệu Chi phí đơn vị Vi tính Montage Máy 2010 8.118.000 2.976.600 5.066.986 2011 10.530.000 3.705.000 5.910.026 2012 10.530.000 3.705.000 6.499.440 2013 10.530.000 3.705.000 7.086.360 27 10 17 2010 34 12 19 2011 32 11 20 2012 30 10 20 2013 Thành phẩm 7.451.450 8.398.458 8.774.244 9.566.586 25 27 27 27 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 47 Cộng 23.613.036 28.543.484 29.508.684 30.887.946 79 92 91 87 Năm 2011 so với năm 2010, xét về mặt tổng chi phí nhân công ở từng công đoạn, chi phí nhân công công đoạn vi tính tăng 29,71%, công đoạn montage tăng 24,47%, công đoạn máy tăng 16,64%, công đoạn thành phẩm tăng 12,71% khiến cho tổng chi phí nhân công tăng 20,88%. Xét về mặt chi phí đơn vị, chi phí nhân công công đoạn vi tính tăng 24,29%, công đoạn montage tăng 19,27%, công đoạn máy tăng 11,76%, công đoạn thành phẩm tăng 8% và chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm tăng 15,83%. Nguyên nhân dẫn đế sự gia tăng chi phí nhân công công đoạn vi tính và montage là do lượng số báo năm 2011 tăng so với năm 2010 và đơn giá nhân công tính cho mỗi số báo ở hai công đoạn này năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Việc chi phí nhân công hai công đoạn máy và thành phẩm gia tăng là do đơn giá nhân công ở hai công đoạn này trong năm 2011 tăng so với năm 2011. Năm 2012 so với năm 2011, về mặt tổng chi phí nhân công ở từng công đoạn, chi phí nhân công công đoạn vi tính không thay đổi, công đoạn montage không thay đổi, công đoạn máy tăng 9,97%, công đoạn thành phẩm tăng 4,47% khiến cho tổng chi phí nhân công tăng 3,38%. Xét về mặt chi phí đơn vị, chi phí nhân công công đoạn vi tính giảm 4,28%, công đoạn montage giảm 4,28%, công đoạn máy tăng 5,26%, công đoạn thành phẩm không biến động và chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm tăng 1,05%. Tổng chi phí nhân công công đoạn vi tính và montage năm 2012 không thay đổi so với năm 2011 là do lượng số báo và đơn giá nhân công trả trên mỗi số báo không thay đổi cùng với sự gia tăng số lượng sản phẩm đã làm cho chi phí đơn vị năm 2012 giảm so với năm 2011. Việc gia tăng đơn giá nhân công ở công đoạn máy cùng với sự gia tăng sản lượng đã làm chi chi phí nhân công công đoạn máy năm 2012 so với 2011 cả về tổng chi phí cũng như chi phí đơn vị. Về chi phí công đoạn thành phẩm tăng là do sản lượng năm 2012 tăng so với 2011 còn về chi phí đơn vị do đơn giá trả cho mỗi sản phẩm không thay đổi nên chi phí đơn vị không biến động. Năm 2013 so với năm 2012, xét về mặt tổng chi phí nhân công ở từng công đoạn, chi phí nhân công công đoạn vi tính không thay đổi, công đoạn montage cũng không thay đổi, công đoạn máy tăng 9,03%, công đoạn thành phẩm tăng 9,03% khiến cho tổng chi phí nhân công tăng 4,67%. Xét về mặt chi phí đơn vị, chi phí nhân công công đoạn vi tính giảm 8,28%, công đoạn montage giảm 8,28%, công đoạn máy và công đoạn thành phẩm không biến động, cho nên chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm giảm 4,00%. Do đơn giá nhân công trả cho mỗi số báo công đoạn vi tính và montage không đổi và lượng số báo không đổi dẫn đến tổng chi phí nhân công công đoạn vi tính và montage năm 2013 không biến động so với năm 2012 tuy nhiên do sản Trang 48 lượng báo tăng năm 2013 tăng so với 2012 nên chi phí nhân công đơn vị ở công đoạn vi tính và montage năm 2013 giảm so với năm 2012. Việc đơn giá nhân công công đoạn máy và thành phẩm trả cho mỗi sản phẩm năm 2013 không đổi so với năm 2012 cùng với sự gia tăng sản lượng của năm 2013 vì vậy tổng chi phí nhân công công đoạn máy và thành phẩm năm 2013 tăng so với năm 2012. Việc chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm ở công đoạn vi tính và và mantage liên tục giản trong hai năm 2012 và 2013 là do đơn giá nhân công được tính trên mỗi số báo của hai công đoạn này không thay đổi qua trong ba năm từ 2011 tới 2013 và việc sản lượng gia tăng ở mỗi số báo đã kéo chi phí bình quân trên đơn vị sản phẩm giảm xuống. Số tiền (đồng) 150.000 123.000 135.000 135.000 135.000 100.000 50.000 45.100 47.500 47.500 47.500 2010 2011 2012 2013 0 Đơn giá công đoạn vi tính Đơn giá công đoạn montage Hình 4.13: Biểu đồ đơn giá nhân công tính trên mỗi số báo ở công đoạn vi tính và montage giai đoạn 2010 - 2013 Chi phí nhân công tính trên đơn vị sản phẩm ở công đoạn thành phẩm không biến động trong hai năm 2012 và 2013, vả ở công đoạn máy trong năm 2013 cũng không biến động là do đơn giá nhân công trả trên sản phẩm được giữ nguyên. Trang 49 Số tiền (đồng) 30 25 20 27 25 17 27 27 20 19 20 15 10 5 0 2010 2011 Đơn giá công đoạn máy 2012 2013 Đơn giá công đoạn thành phẩm Hình 4.14: Biểu đồ đơn giá nhân công trả trên số lượng thành phẩm ở công đoạn máy và thành phẩm giai đoạn 2010 - 2013 Việc đơn giá nhân công ở mỗi công đoạn trả trên mỗi sản phẩm hoặc trả trên mỗi số báo được xây dựng dựa trên tiền lương cơ bản, tuy nhiên tiền lương cơ bản không có mối quan hệ trực tiếp đến các đơn giá tiền công này. Tức là không phải lúc nào tiền lương cơ bản tăng thì các đơn giá này cũng tăng, hay các đơn giá tiền công tăng theo một tỷ lệ nào đó so với lương cơ bản. tiền lương cơ bản chỉ là nền tảng, các đơn giá tiền công này còn được xem xét bởi các yếu tố khác như mức thu nhập và đời sống xã hội của công nhân, ngoài ra còn xem xét đến giá trị hợp động, tình hình kinh doanh của công ty từ đó ban giám đốc và phòng kế toán tiến hành xây dựng các định mức tiền công cho từng công đoạn và từng đơn vị sàn phẩm. 4.2.2.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 4.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 - 2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí nsản xuất chung Chi phí đơn vị 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Quản lý phân xưởng 12.816.494 14.930.592 17.548.488 21.613.398 43 48 54 61 Khấu hao TSCĐ Dịch vụ Khác bằng mua ngoài tiền 46.795.106 53.501.288 55.245.240 58.462.470 157 172 170 165 22.354.350 26.750.644 31.847.256 39.683.616 75 86 98 112 16.244.161 98.210.111 19.285.348 114.467.872 22.748.040 127.389.024 28.416.304 148.175.788 55 330 62 368 70 392 80 418 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 50 Cộng Năm 2011 so với năm 2010, xét về mặt tổng chi phí thì chi phí quản lý phân xưởng tăng 16,5%, chi phí khấu hao tăng 14,33%, dịch vụ mua ngoài tăng 19,67% và các chi phí khác bằng tiền tăng 18,72%, kéo theo tổng chi phí sản xuất chung tăng 16,55%. Về mặt chi phí đơn vị, chi phí quản lý phân xưởng tăng 11,63%, chi phí khấu hao tăng 9,55%, dịch vụ mua ngoài tăng 14,67% và các chi phí khác bằng tiền tăng 13,76%, vì vậy chi phí sản xuất chung tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 11,68%. Việc gia tăng chi phí đầu vào dưới tác động của lạm phát đã làm cho chi phí quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền năm 2011 tăng so với năm 2010. Và việc đầu tư thêm các máy móc thiết bị đã làm chi chi phí khấu hao năm 2011 tăng so với năm 2010. Năm 2012 so với năm 2011, xét về mặt tổng chi phí thì chi phí quản lý phân xưởng tăng 17,53%, chi phí khấu hao tăng 3,62%, dịch vụ mua ngoài tăng 19,05% và các chi phí khác bằng tiền tăng 17,96%, kéo theo tổng chi phí sản xuất chung tăng 11,29%. Về mặt chi phí đơn vị, chi phí quản lý phân xưởng tăng 12,5%, chi phí khấu hao giảm 1,16%, dịch vụ mua ngoài tăng 13,95% và các chi phí khác bằng tiền tăng 12,9%, vì vậy chi phí sản xuất chung tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 6,52%. Năm 2012 dười tác động của lạm phát đã làm cho giá các yếu tố đầu vào tiếp tục tăng dẫn đến chi phí quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tiếp tục tăng so với năm 2011. Về chi phí khấu trong năm 2012 do công ty đã hạn chế lại việc đầu tư thêm các máy móc thiết bị nên tổng chi phí khấu hao chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 tuy nhiên do sự tăng mạnh về sản lượng đã dẫn đến chi phí khấu hao tính cho đơn vị sản phẩm có dấu hiệu giảm so với năm 2011. Năm 2013 so với năm 2012, xét về mặt tổng chi phí thì chi phí quản lý phân xưởng tăng 23,16%, chi phí khấu hao tăng 5,82%, dịch vụ mua ngoài tăng 24,61% và các chi phí khác bằng tiền tăng 24,92%, kéo theo tổng chi phí sản xuất chung tăng 16,32%. Về mặt chi phí đơn vị, chi phí quản lý phân xưởng tăng 12,96%, chi phí khấu hao giảm 2,94%, dịch vụ mua ngoài tăng 14,29% và các chi phí khác bằng tiền tăng 14,57%, vì vậy chi phí sản xuất chung tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 6,68%. Chi phí quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền mặt năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012 do ảnh hưởng bởi sự gia tăng giá đầu vào. Về chi phí khấu hao năm 2013 tổng chi phí có tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng do sản lượng tiếp tục tăng nên chi phí đơn vị vẫn giảm so với năm 2012. Chi phí khấu tao tài sản cố định tính tên đơn vị sản phẩm giảm liên tục trong hai năm 2012 và 2013 nguyên nhân là do công ty đã bắt đầu ổn định sản xuất nên việc gia tăng của tài sản cố định bắt đầu chậm lại, mức biến động Trang 51 tương đối nhỏ. Cùng với đó việc sản lượng báo sóc trăng ngày càng tăng đã dẫn đến tính trạng chi phí khấu hao tính trên đơn vị sản phẩm giảm liên tục trong hai năm 2012 và 2013. Số tiền (đồng) Sản lượng báo Sóc Trăng 360.000 350.000 340.000 330.000 320.000 310.000 300.000 290.000 280.000 270.000 260.000 354.318 324.972 311.054 298.058 2010 2011 2012 2013 Hình 4.15: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng báo Sóc Trăng 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 20120-2013 Do nhu cầu sử dụng báo Sóc Trăng ngày càng tăng nên số lượng báo ở mỗi đơn đặt hàng ngày càng tăng dẫn đến tổng sản phẩm của sáu tháng đầu mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2013 đều tăng so với cùng kỳ các năm trước đó. 4.2.2.4 Phân tích biến động tổng chi phí sản xuất Bảng 4.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010 đến năm 2013 Chi phí đơn vị Tổng chi phí Chỉ tiêu Chi phí NVL TT Chi phí NC TT Chi phí SXC Cộng Số lượng sản phẩm Chi phí NVL TT Chi phí NC TT Chi phí SXC Cộng 2010 2011 204.760.447 238.131.470 23.542.602 28.543.484 98.210.111 114.467.872 326.513.160 381.142.826 298.058 311.054 687 766 79 92 330 368 1.095 1.226 2012 278.363.414 29.508.684 127.389.024 435.261.122 324.972 857 91 392 1.340 Đvt: đồng 2013 343.180.131 30.887.946 148.175.788 522.243.865 354.318 968 87 418 1.473 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Năm 2011 so với năm 2010, tổng chi phí nguyên liệu tăng 16,3%, nhân công tăng 21,24%, sản xuất chung tăng 16,55% kéo theo tổng chi phí sản xuất tăng 16,73%. Chi phí nguyên liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 11,5%, Trang 52 nhân công tăng 16,18%, sản xuất chung tăng 11,68% cho nên giá thành đơn vị sản phẩm củng tăng 11,89%. Năm 2012 so với năm 2011, tổng chi phí nguyên liệu tăng 16,89%, nhân công tăng 3,38%, sản xuất chung tăng 11,29% kéo theo tổng chi phí sản xuất tăng 14,20%. Chi phí nguyên liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 11,88%, nhân công giảm 1,05%, sản xuất chung tăng 6,52% cho nên giá thành đơn vị sản phẩm củng tăng 9,30%. Năm 2013 so với năm 2012, tổng chi phí nguyên liệu tăng 23,28%, nhân công tăng 4,67%, sản xuất chung tăng 16,32% kéo theo tổng chi phí sản xuất tăng 19,98%. Chi phí nguyên liệu tính trên đơn vị sản phẩm cũng tăng 12,95%, nhân công giảm 4%, sản xuất chung tăng 6,68% cho nên giá thành đơn vị sản phẩm củng tăng 9,97%. Sự tăng giá của các yếu tố chi phí đầu vào đã ảnh hưởng trực tiếp tới từng khoản mục chi phí. Cùng với sự gia tăng sản lượng đã làm tổng chi phí sản xuất biến động mạnh từ 16% đến trên 23% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên mức độ biến động đơn giá sản phẩm theo từng khoản mục lại ít biến động hơn, trong đó chi phí nhân công còn giảm qua liên tục trong 2 năm 2012 và 2013. 4.3 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG Giá thành đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong đó: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm bốn yếu tố chi phí ảnh hưởng là chi phí giấy nguyên liệu, chi phí mực, chi phí bảng kẽm, chi phí nguyên liệu khác. - Chi phí nhân công trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi chi phí tiền công ở 4 công đoạn sản xuất là công đoạn vi tính, công đoạn montage, công đoạn máy và công đoạn thành phẩm. - Chi phí sản xuất chung chịu tác động trực tiếp từ 4 yếu tố chi phí là chi phí quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Trang 53 4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu báo Sóc Trăng Bảng 4.21: Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đơn giá 694 772 864 Sản lượng 627.295 656.073 688.431 Tổng chi phí 435.342.730 506.488.356 594.804.384 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Gọi NL là chi phí nguyên liệu Ta có: NL = p x q NL10=p10.q10 NL11=p11.q11 NL12=p12.q12 Trong đó: p10; p11; p12: Đơn giá nguyên liệu bình quân sản phẩm năm 2010,2011,2012 q10; q11; q12: Sản lượng sản phẩm năm 2010,2011,2012 4.3.1.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu năm 2011 Đối tượng phân tích: ∆NL = NL11 - NL10 = 506.488.356 - 435.342.730 = 71.145.626 Vậy chi phí nguyên liệu năm 2011 tăng 71.145.626 so với năm 2010 Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: Nhân tố đơn giá: ∆NLp = p11q10 - p10.q10 = 484.271.740 - 435.342.730 = 48.929.010 Đơn giá tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 48.929.010 đồng Trang 54 Nhân tố sản lượng: ∆NLq = p11q11 - p11.q10 = 506.488.356 - 484.271.740 = 22.216.616 Sản lượng tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 22.216.616 đồng Tổng hợp: ∆NLp + ∆NLq = 48.929.010 + 22.216.616 = 71.145.626 (đúng bằng ∆NL) 4.3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu năm 2012 Đối tượng phân tích: ∆NL = NL12 - NL11 = 594.804.384 - 506.488.356 = 88.316.028 Vậy chi phí nguyên liệu năm 2012 tăng 88.316.028 so với năm 2011 Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: Nhân tố đơn giá: ∆NLp = p12q11 - p11.q11 = 566.847.072 - 506.488.356 = 60.358.716 Đơn giá tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 60.358.701 đồng Nhân tố sản lượng: ∆NLq = p12q12 - p12.q11 = 594.804.384 - 566.847.072 = 27.957.312 Sản lượng tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 27.957.312 đồng Tổng hợp: ∆NLp + ∆NLq = 60.358.716 + 27.957.312 = 88.316.028 (đúng bằng ∆NL) Trang 55 4.3.1.3 Kết luận Bảng 4.22: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu năm 2011 và 2012 2012 2011 Chỉ tiêu Đơn giá Sản lượng Cộng Đơn giá Sản lượng Cộng Mức độ ảnh hưởng Làm tăng chi phí Làm giảm chi phí nguyên liệu nguyên liệu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) (đồng) (%) 48.929.010 68,77% 22.216.616 31,23% 71.145.626 100,00% 60.358.716 68,34% 27.957.312 31,66% 88.316.028 100,00% - Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Qua phân tích ta thấy để làm giảm chi phí nguyên liệu ta phải giảm các nhân tố tác động trực tiếp tới nó như đơn giá nguyên liệu bình quân và sản lượng. Tuy nhiên đơn giá nguyên liệu phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu đầu vào mà chi phí nguyên liệu đầu vào chịu tác động mạnh mẽ của lạm phát nên khó có thể làm giảm giá các yếu tố chi phí đầu vào mà chỉ có thể hạn chế tối đa mức gia tăng chi phí nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra sản lượng phụ thuộc và lượng đặt hàng của khách hàng nên công ty không thể tự thay đổi được. 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công báo Sóc Trăng Bảng 4.23: Bảng tổng hợp chi phí nhân công giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đơn giá 76 91 89 Sản lượng 627.295 656.073 688.431 Tổng chi phí 47.674.420 59.702.643 61.270.359 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Gọi NL là chi phí nguyên liệu Ta có: NC = p.q NC10=p10.q10 NC11=p11.q11 NC12=p12.q12 Trang 56 Trong đó: p10; p11; p12: Đơn giá nhân công bình quân sản phẩm năm 2010,2011,2012 q10; q11; q12: Sản lượng sản phẩm năm 2010,2011,2012 4.3.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu năm 2011 Đối tượng phân tích: ∆NC = NC11 - NC10 = 59.702.643 - 47.674.420 = 12.028.223 Vậy chi phí nhân công năm 2011 tăng 12.028.223 so với năm 2010 Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: Nhân tố đơn giá: ∆NCp = p11q10 - p10.q10 = 57.083.845 - 47.674.420 = 9.409.425 Đơn giá tăng đã làm cho chi phí nhân công tăng 9.409.425 đồng Nhân tố sản lượng: ∆NCq = p11q11 - p11.q10 = 59.702.643 - 57.083.845 = 2.618.798 Sản lượng tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 2.618.798 đồng Tổng hợp: ∆NCp + ∆NCq = 9.409.425 + 2.618.798 = 12.028.223 (đúng bằng ∆NC) Trang 57 4.3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu năm 2012 Đối tượng phân tích: ∆NC = NC12 - NC11 = 61.270.359 - 59.702.643 = 1.567.716 Vậy chi phí nhân công năm 2012 tăng 1.567.716 so với năm 2011 Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: Nhân tố đơn giá: ∆NCp = p12q11 - p11.q11 = 58.390.492 - 59.702.643 = -1.312.146 Đơn giá giảm đã làm cho chi phí nhân công giảm 1.312.146 đồng Nhân tố sản lượng: ∆NCq = p12q12 - p12.q11 = 61.270.359 - 58.390.497 = 2.879.862 Sản lượng tăng đã làm cho chi phí nguyên liệu tăng 2.879.862 đồng Tổng hợp: ∆NCp + ∆NCq = -1.312.146 + 2.879.862 = 1.567.716 (đúng bằng ∆NC) Trang 58 4.3.2.3 Kết luận Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công năm 2011 và 2012 2012 2011 Chỉ tiêu Đơn giá Sản lượng Cộng Đơn giá Sản lượng Cộng Mức độ ảnh hưởng Làm tăng chi phí nhân Làm giảm chi phí nhân công công Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 9.409.425 78,23% 2.618.798 21,77% 12.028.223 100,00% (1.312.146) 100,00% 2.879.862 100,00% 2.879.862 100,00% (1.312.146) 100,00% Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Qua phân tích ta thấy để làm giảm chi phí nhân công ta cần giảm đơn giá nhân công và sản lượng. Tuy nhiên đơn giá nhân công là một hệ thống định mức được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như lương cơ bản, đời sống công nhân, tình hình kinh doanh của công ty... vì vậy rất khó thay đổi hệ thống định mức tiền công này. Mặc khác sản lượng gia tăng không ngừng qua các năm cũng góp phần làm tăng chi phí nhân công. 4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm báo Sóc Trăng Bảng 4.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Chi phí nguyên liệu Chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung Giá thành sản phẩm 2010 435.342.730 47.674.420 212.323.783 695.340.933 2011 506.488.356 59.702.643 243.984.083 810.175.082 Đvt: đồng 2012 594.804.384 61.270.359 271.800.451 927.875.194 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Ta có công thức xác định giá thành sản phẩm như sau: Giá thành sản phẩm(GT) = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(NL) + chi phí nhân công trực tiếp(NC) + chi phí sản xuất chung(SC) Gọi: GT10: giá thành đơn vị năm 2010 GT11: giá thành đơn vị năm 2011 GT12: giá thành đơn vị năm 2012 Trang 59 4.3.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm ấn phẩm Báo Sóc Trăng năm 2011. Đối tượng phân tích được xác định là: ∆GT = GT11 - GT10 = 810.175.082 - 695.340.933 = 114.834.149 Vậy giá thành báo Sóc Trăng năm 2011 tăng 114.834.149 đồng so với năm 2010. a) Ảnh hưởng của nhân tố NL (chi phí nguyên vật liệu ) GT(NL) - GT10 = NL11 - NL10 = 506.488.536 - 435.342.730 = 71.145.626 Vậy chi phí nguyên vật liệu 2011 tăng 71.145.626 đồng làm giá thành sản phẩm năm 2011 tăng 71.145.626 đồng. b) Ảnh hưởng của nhân tố NC (chi phí nhân công trực tiếp) GT(NC) - GT(NL) = NC11 - NC10 = 59.702.643 - 47.674.420 = 12.028.223 Vậy chi phí nhân công năm 2011 tăng 12.028.223 đồng làm giá thành sản phẩm năm 2011 tăng 12.028.223 đồng. c) Ảnh hưởng của nhân tố SC (chi phí sản xuất chung) GT(SC) - GT(NC) = SC11 - SC10 = 243.984.083 - 212.323.783 = 31.660.300 Vậy chi phí sản xuất chung năm 2011 tăng 31.660.300 đồng làm giá thành đơn vị sản phẩm năm 2011 tăng 31.660.300 đồng. * Tổng kết: ∆NL + ∆NC + ∆SC = 71.145.626 + 12.028.223 + 31.660.300 = 114.834.149 (đúng bằng ∆GT) 4.3.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm ấn phẩm Báo Sóc Trăng năm 2012. Đối tượng phân tích đựợc xác định là: ∆GT = GT12 - GT11 = 927.875.194 - 810.175.082 = 117.700.112 Vậy chi giá thành báo Sóc Trăng năm 2012 tăng 117.700.112 đồng so với năm 2011. Trang 60 a) Ảnh hưởng của nhân tố NL (chi phí nguyên vật liệu) GT(NL) - GT11 = NL12 - NL11 = 594.804.384 - 506.488.356 = 88.316.028 Vậy chi phí nguyên vật liệu năm 2012 tăng 88.316.028 đồng làm giá thành năm 2012 tăng 88.316.028 đồng. b) Ảnh hưởng của nhân tố NC (chi phí nhân công) GT(NC) - GT(NL) = NC12 - NC11 = 61.270.359 - 59.702.643 = 1.567.716 Vậy chi phí nhân công năm 2012 tăng 1.567.716 đồng làm giá thành năm 2012 tăng 1.567.716 đồng. c) Ảnh hưởng của nhân tố SC (chi phí sản xuất chung) GT(SC) - GT(NC) = SC12 - SC11 = 271.800.451 - 243.984.083 = 27.816.638 Vậy chi phí sản xuất chung năm 2012 tăng 27.816.638 đồng làm giá thành năm 2012 tăng 27.816.638 đồng. * Tổng kết: ∆NL + ∆NC + ∆SC = 88.316.028 + 1.567.716 + 27.816.368 = 117.700.112 (đúng bằng ∆GT) 4.3.4.3 Kết luận Năm 2012 Năm 2011 Bảng 4.26: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến GT SP báo Sóc trăng năm 2011 và năm 2012 Mức độ ảnh hưởng Làm tăng giá thành Làm giảm giá thành Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) (đồng) (%) Chi phí nguyên vật liệu 71.145.626 61,96% Chi phí nhân công 12.028.223 10,47% Chi phí sản xuất chung 31.660.300 27,57% Cộng 114.834.149 100,00% Chi phí nguyên vật liệu 88.316.028 75,03% Chi phí nhân công 1.567.716 1,33% Chi phí sản xuất chung 27.816.368 23,63% Cộng 117.700.112 100,00% Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 61 Qua phân tích ta thấy giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng nhiệu nhất đến giá thành sản phẩm, sau đó là đến chi phí sản chung và sau cùng là chi phí nhân công trực tiếp. Muốn giảm giá thành sản phẩm ta có thể giảm các khoản mục chi phí ảnh hưởng đến giá thành, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có sức ảnh hưởng lớn nhấn đến giá thành sản phẩm vì vậy công ty cần chú trọng kiểm soát khoản mục chi phí này, việc giá nguyên liệu đầu vào tăng là chuyện khó tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng quản lý sao mức gia tăng chi phí nguyên vật liệu là thấp nhất. Về phần chi phí nhân công trực tiếp do doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống định mức tiền công cụ thể và hệ thống định mức này được xây dựng dưa trên việc cân nhắc nhiều mặt khác nhau vì vậy rất khó điều chỉnh giảm. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả lao động sản xuất của đội ngũ công nhân viên, có chính sách khen thưởng động viên thích đáng để khích lệ cũng như kích thích sự hăng say lao động trong đội ngũ công nhân. Còn về chi phí sản xuất chung, khoản mục chi phí này cũng ảnh hưởng rất lớn đối với giá thành sản phẩm vì vậy doanh nghiệp không nên lơ là trong việc kiểm soát khoảm mục chi phí này. Để có thể quản lý chi phí hiệu quả doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, rà soát lại các khoản chi trong khoản mục chi phí này, xem xét cắt giảm các khoản chi không cần thiết hoặc chưa cần thiết, hạn chế tình trạng lãng phí. Tăng cường công tác tìm kiếm nguồn hàng nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực về máy móc thiết bị để có thể giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm. Trang 62 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN IN SÓC TRĂNG 5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ 5.1.1 Ưu điểm Bộ máy kế toán tại đơn vị được tổ chức khoa học và hợp lý. Nguồn nhân lực đầy đủ và được đào tạo tốt về chuyên môn cũng như có kinh nghiệm làm việc phong phú. Có chiến lược kinh doanh phù hợp với qui mô sản xuất, định hướng mở rộng sản xuất cũng được chú trọng. Các qui trình kế toán từ lập chứng từ cho đến ghi sổ, lập báo cáo tài chính được thực hiện theo đúng các qui định của nhà nước về công tác kế toán tại doanh nghiệp. Công tác quản lý chi phí đầu vào cũng được thực hiện một cách có hiệu quả. 5.1.2 Hạn chế Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều hạn chế. Lượng sản phẩm sản xuất ra trên mỗi đơn hàng phụ thuộc và số lượng mà khách hàng yêu cầu nên công ty không chủ động điều chỉnh được sản lượng sản xuất trên mỗi đơn hàng để tiết kiệm tối đa nguồn lực sử dụng. Chưa hoàn thiện được hệ thống định mức chi phí . 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ 5.2.1 Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu vào Việc gia tăng giá các yếu tố chi phí đầu vào là khó tránh khỏi trong nền kinh tế đang phát triển như ở nước ta hiện nay, cho nên ta khó có thể giảm chi phí đầu vào mà chỉ có thể quản lý sao cho mức giá đầu vào là thấp nhất có thể. Để làm được đó ta cần chủ động trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Càng có nhiều nguồn cung cấp thì công ty càng có nhiều sự lựa chọn và từ đó chọn ra nhà cung cấp có mức giá thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng nguyên liệu. 5.2.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. Khi khách hàng đến đặt hàng của công ty thì công ty phải báo giá ngay đơn hàng với khách hàng vì vậy để có được mức giá hợp lý và cạnh tranh thì công ty cần phải tính toán hợp lý các khoản mục chi phí. Cho nên hệ thống định mức chi phí có tầm quan trọng rất lớn đối với công. Tuy nhiên các loại sản phẩm sản xuất của công ty rất nhiều và đa dạng nên khó có thể xây dựng riêng từng định mức chi phí cho từng loại sản phẩm. Mắc dù vậy ta có phân Trang 63 chia các loại sản phẩm ra thành từng nhóm có tính chất tương tự nhau rồi xây dựng định mức chi phí riêng cho từng nhóm sản phẩm. 5.2.3 Tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng. Tính chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng ở công ty chưa cao, cần tăng cường hoạt động quảng bá để tim kiếm thêm nhiều khách hàng cho công ty. Việc gia tăng nguồn hàng giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực để sản xuất từ đó gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất trên từng đơn hàng để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu gia tăng sản lượng sản xuất thì các chi phí cố định toàn doanh nghiệp phân bổ cho từng đơn vị sản xuất sẽ giảm xuống. 5.2.4 Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường Nền kinh tế nước ta hiện nay thường có nhiều biến động, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thị trường ngành in để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh cũng như trong công tác quản lý. 5.2.5 Mở rộng qui mô sản xuất Trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay có rất ít các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành với công ty, và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khác cũng không cao, vì vậy công ty cần mở rộng qui mô sản xuất để khai thác tối đa thị trường. Mặt khác công ty đã hoạt động hơn 20 năm trong ngành, uy tín đã được xây dựng rất tốt vì vậy ngày càng có nhiều khách hàng cũng như đối tác tìm đến hợp tác vì vậy vấn đề mở rộng qui mô sản xuất cũng có thể xem là vấn đề cấp thiết hiện nay. 5.2.6 Xây dựng kế hoạch sản xuất các mặt hàng độc lập Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất theo các đơn đặt hàng của khác hàng cho nên công ty có thể x6ay dựng kế hoạch để sản xuất các mặt hàng độc lập không phụ thuộc và đơn hàng chẳng hạn như tập vở học sinh, hiện nay thị trường sản xuất và kinh doanh tập vở học sinh là một thị trường có nhiều tiềm năng và có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. mặc khác việc sản xuất các mặt hàng độc lập có thể giúp doanh nghiệp chủ động được lượng sản phẩm sản xuất ra và tận dụng tối đa các nguồn lức của của công ty Trang 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong qua trình thực hiện đề tài tại Phòng Kế Toán của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng, em đã có cơ hổi để cọ sát thực tế công tác kế toán tại đơn vị, từ đó thấy được những khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế, có điều kiện để áp dụng những gì đã học vào thực tế. Từ đó, tiếp thu thêm nhiều kiến thực cũng nhưng một số kinh nghiệm thực tế nhất định trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất. Việc tính quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nhân tố quan trọng đối với tất cả các công ty sản xuất và dịch vụ nói chung, riêng đối đới Công ty Cổ phần In Sóc Trăng thì công tác quản lý chi phí và tính giá thành là hết sức quan trọng bởi nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Giá thành là nhân tố cơ bản để định giá bán, giá thành thấp thì giá bán thấp, tạo ra được sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các công ty khác thì sức cạnh tranh có thể dựa trên nhiều nhân tố như chiến lược giá, chiến lược chiêu thị.... Nhưng đối với Công ty Cổ phần In Sóc Trăng thì chiến lược giá là chiến lược chủ đạo gần như duy nhất giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành. Mặc khác với môi trường cổ phần hóa thì lợi nhận là tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp, mà muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải tối thiểu hóa chi phí cho nên hoạt động quản lý chi phí phải được thực hiện một cách có hiệu quả. Vì vậy, ở Công ty Cổ phần In Sóc Trăng, công tác quản lý chi phí sản xuất được thực hiện hết sức khác khe. Từ đó chi phí sản xuất được quản lý một cách hiệu quả và tạo ra được sức cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp. Mặc dù đã cố nghiên cứu để thực hiện đề tài một cách tốt nhất nhưng do kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian còn nhiều hạn chế, nên bài viết còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô ở trường cũng như của các anh, chị ở Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị đối với bộ phận kế toán Do khối lượng công việc tại phòng kế toán công ty tương đối lớn, và bộ phận kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc kể cả công việc kinh doanh và một số công việc của phân xưởng, cho nên nguồn nhân lực không đủ đáp ứng công việc. Vì vậy kiến nghị với công ty nên giảm bớt các công việc không thuộc chuyên môn hoặc bổ sung thêm nhân lực để thực hiện tốt mọi công việc. Trang 65 Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện chi phí, thiết lập thêm các báo cáo chi tiết về chi phí để kịp thời tham mưu cho giám đốc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hợp lý nhất. 6.2.2 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần In Sóc Trăng Mặc dù công tác quản lý chi phí ở công ty đã được thực hiện rất tốt nhưng kiến nghị với công nên tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý chi phí sao cho chi phí sản xuất ở công ty được quản lý một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và hợp lý nhất. Công ty nên tăng cường hơn nữa công tác đào tạo đội ngủ công nhân để nâng cao tay nghề, ổn định về số lượng cũng như chất lượng lao động ở phân xưởng. Để có thể chủ động sản xuất đáp ứng kịp thời các đơn hàng. 6.2.3 Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan chức năng Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ Phần In Sóc Trăng tiến hành sản xuất kinh doanh, để công ty có điều kiện đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Tiếp tục dành cho công ty sự ưu ái trong các đơn hàng cũng như chính sách thuế như trược đây khi công ty còn là Xí nghiệp quốc doanh. Trang 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ths. Bùi Văn trường (2008), "Kế toán chi phí", Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Ths. Đàm Thị Phong Ba (2011), "Bài giảng kế toán chi phí" Ths. Lê Phước Hương (2009), "Giáo trình kế toán quản trị - phần II" Ths. Trần Quốc Dũng (2009), "Giáo trình kế toán tài chính" Ths. Trần Quốc Dũng (2009), "Giáo trình tổ chức thực hiện công tác kế toán" Trang 67 PHẦN PHỤ LỤC Trang 68 CÔNG THỨC THAY THẾ LIÊN HOÀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH  Năm 2011 Kỳ gốc: GT10 = NL10 + NC10 + SC10 Kỳ phân tích: GT11 = NL11 + NC11 + SC11 Thay thế lần 1: NL11 + NC10 + SC10 Thay thế lần 2: NL11 + NC11 + SC10 Thay thế lần 3: NL11 + NC11 + SC11 Ảnh hưởng của nhân tố NL: GT(NL) - GT10 = (NL11 + NC10 + SC10) - (NL10 + NC10 + SC10) Ảnh hưởng của nhân tố NC: GT(NC) - GT(NL) = (NL11 + NC11 + SC10) - (NL11 + NC10 + SC10) Ảnh hưởng của nhân tố SC: GT(SC) - GT(NC) = (NL11 + NC11 + SC11) - (NL11 + NC11 + SC10)  Năm 2012 Kỳ gốc: GT11 = NL11 + NC11 + SC11 Kỳ phân tích: GT12 = NL12 + NC12 + SC12 Thay thế lần 1: NL12 + NC11 + SC11 Thay thế lần 2: NL12 + NC12 + SC11 Thay thế lần 3: NL12 + NC12 + SC12 Ảnh hưởng của nhân tố NL: GT(NL) - GT10 = (NL12 + NC11 + SC11) - (NL11 + NC11 + SC11) Ảnh hưởng của nhân tố NC: GT(NC) - GT(NL) = (NL12 + NC12 + SC11) - (NL12 + NC11 + SC11) Ảnh hưởng của nhân tố SC: GT(SC) - GT(NC) = (NL12 + NC12 + SC12) - (NL12 + NC12 + SC11) Trang 69 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12 Năm 2010 Đvt: Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 7.459.470.922 9.956.697.534 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.459.470.922 9.956.697.534 4. Giá vốn hàng bán 6.190.759.895 8.175.707.193 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.268.711.027 1.780.990.341 8.254.401 9.986.228 7. Chi phí tài chính 89.014.823 125.406.984 - Trong đó: chi phí lãi vay 62.101.823 125.406.984 8. Chi phí bán hàng 340.550.200 547.212.838 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 644.529.358 843.485.000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 202.871.047 274.871.747 31.380.571 107.219.000 - - 31.380.571 107.219.000 234.251.618 382.090.747 40.994.033 95.522.687 - - 193.257.585 286.568.060 - - 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6. Doanh thu hoạt động tài chính 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiện hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu Trang 70 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12 Năm 2011 Đvt: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 9.956.697.534 13.685.080.714 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.956.697.534 13.685.080.714 4. Giá vốn hàng bán 8.175.707.193 11.133.294.607 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.780.990.341 2.551.786.107 9.986.228 7.830.334 7. Chi phí tài chính 125.406.984 313.728.397 - Trong đó: chi phí lãi vay 125.406.984 313.728.397 8. Chi phí bán hàng 547.212.838 926.155.455 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 843.485.000 999.706.106 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 274.871.747 320.026.483 11. Thu nhập khác 107.219.000 85.517.363 - - 13. Lợi nhuận khác 107.219.000 85.517.363 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 382.090.747 405.543.846 95.522.687 70.970.173 - - 286.568.060 334.573.673 - - 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6. Doanh thu hoạt động tài chính 12. Chi phí khác 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiện hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu Trang 71 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12 Năm 2012 Đvt: Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 13.685.080.714 15.314.728.295 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.685.080.714 15.314.728.295 4. Giá vốn hàng bán 11.133.294.607 12.296.945.041 2.551.786.107 3.017.783.254 7.830.334 6.382.477 7. Chi phí tài chính 313.728.397 756.053.347 - Trong đó: chi phí lãi vay 313.728.397 756.053.347 8. Chi phí bán hàng 926.155.455 640.681.781 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 999.706.106 1.293.717.021 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 320.026.483 333.713.582 85.517.363 146.966.689 - 20.220.332 85.517.363 126.746.357 405.543.846 460.459.939 70.970.173 64.462.123 - - 334.573.673 395.997.816 - - 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiện hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu Trang 72 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 tháng 2013 Ngày 30 tháng 06 Năm 2013 Đvt: Đồng Chỉ tiêu 2012 6 tháng 2013 15.314.728.295 10.282.248.548 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.314.728.295 10.282.248.548 4. Giá vốn hàng bán 12.296.945.041 9.190.238.250 3.017.783.254 1.092.010.298 6.382.477 2.333.234 7. Chi phí tài chính 756.053.347 172.307.292 - Trong đó: chi phí lãi vay 756.053.347 172.307.292 8. Chi phí bán hàng 640.681.781 384.265.636 1.293.717.021 659.935.845 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 333.713.582 (122.165.241) 11. Thu nhập khác 146.966.689 12.610.182 20.220.332 - 13. Lợi nhuận khác 126.746.357 12.610.182 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 460.459.939 (109.555.059) 64.462.123 - - - 395.997.816 (109.555.059) - - 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12. Chi phí khác 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiện hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu Trang 73 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM Giai đoạn 2010 - 2013 Sản xuất chung Nhân công trực Nguyên vật liệu tiếp trực tiếp Chỉ tiêu Giấy Mực Bảng kẽm Khác Cộng Vi tính Montage Máy Thành phẩm Cộng Quản ly phân xưởng Khấu hao TSCĐ Dịch vụ mua ngoài Khác bằng tiền Cộng Tổng chi phí SX 2010 130.707.226 4.307.649 22.652.408 47.093.164 204.760.447 8.047.566 2.976.600 5.066.986 7.451.450 23.542.602 12.816.494 46.795.106 22.354.350 16.244.161 98.210.111 326.513.160 Tổng chi phí 2011 2012 151.648.203 176.374.491 4.987.119 5.797.211 26.128.536 30.547.368 55.367.612 65.644.344 238.131.470 278.363.414 10.530.000 10.530.000 3.705.000 3.705.000 5.910.026 6.499.440 8.398.458 8.774.244 28.543.484 29.508.684 14.930.592 17.548.488 53.501.288 55.245.240 26.750.644 31.847.256 19.285.348 22.748.040 114.467.872 127.389.024 381.142.826 435.261.122 Trang 74 2013 216.271.278 7.149.369 38.266.344 81.493.140 343.180.131 10.530.000 3.705.000 7.086.360 9.566.586 30.887.946 21.613.398 58.462.470 39.683.616 28.416.304 148.175.788 522.243.865 2010 439 14 76 158 687 27 10 17 25 79 43 157 75 55 330 1.095 Đvt: đồng Chi phí đơn vị 2011 2012 2013 488 543 610 16 18 20 84 94 108 178 202 230 766 857 968 34 32 30 12 11 10 19 20 20 27 27 27 92 91 87 48 54 61 172 170 165 86 98 112 62 70 80 368 392 418 1.226 1.340 1.473 [...]... để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Mục tiêu 5 - Đánh giá lại cơng tác kế tốn trập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng; Mục tiêu 6 - Đưa ra những đóng góp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng: ... ty Cổ phần In Sóc Trăng - Tìm hiểu thực trạng cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Phân tích đánh giá những biến động trong chi phí sản xuất của Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Đánh giá lại cơng tác kế tốn trập hợp chi. .. biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX + Hạch tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm + Phân tích sự tác động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm + Đánh giá cơng tác tổ chức hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị + Đề ra các biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần chế biến và. .. liệu kế tốn của Phòng kế tốn Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng 1.3.2 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 - Tìm hiểu về Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng; Mục tiêu 2 Tìm hiểu thực trạng cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử dụng phương pháp thơng kê mơ tả để tìm hiểu về cơng ty và phân tích thực trạng cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính. .. và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Mục tiêu 3 - Phân tích đánh giá những biến động trong chi phí sản xuất của Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động chi phí sản xuất ở Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng - Mục tiêu 4 - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm của Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng: Sử... giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những ngun nhân ảnh hưởng để hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và phát huy những nhân tố tích cực để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.5 Nhiệm vụ của kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng kế tốn tập hợp. .. kiến thức về kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong q trình thực hiện đề tài này 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và đánh giá cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 1.2.2... khi sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức - Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành được tính trước khi sản xuất cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí sản xuất định mức - Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hồn thành, theo chi phí sản xuất thực tế 2.1.3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất, chi phí. .. lại cơng tác kế tốn trập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng Trang 1 - Đưa ra những đóng góp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi khơng gian - Để tài được thực hiện tại bộ phận kế tốn Cơng ty Cổ phần In Sóc Trăng 1.4.2 Phạm vi thời gian - Đề... phí là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, phân xưởng… - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm Sản xuất theo đơn đặt hàng: - Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, phân xưởng… - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm Sản xuất hàng loạt: - Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng… - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm 2.2 TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ

Ngày đăng: 08/10/2015, 22:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w