1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý

33 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 277,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực hành kiểm toán, công việc chủ yếu của các KTV làtìm kiếm các BCKT làm căn cứ cho những kết luận về BCTC Các kết luậnkiểm toán có giá trị pháp lý xác đáng là những kết luận hình thành trên cơ sởnhững BCKT đầy đủ và thích đáng Vì vậy, sự thành công của một cuộc kiểmtoán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và đánh giá BCKT.

BCKT có hai thuộc tính cơ bản là tính đầy đủ và tính tin cậy Thực chấtcủa một cuộc kiểm toán BCTC là tìm kiếm các BCKT và đánh giá các bằngchứng đó nhằm mục đích xác nhận mức độ trung thực và trình bày hợp lý củacác báo cáo này về các thông tin tài chính của đơn vị.

1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu các thuộc tính cơ bản của BCKT là tính đầy đủ và tínhtin cậy, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đánh giá hai thuộctính quan trọng đó trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán.

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về BCKT, bao gồm các kháiniệm, thuộc tính cơ bản cùng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán báocáo tài chính

Trong bài viết, người viết đặc biệt chú trọng đến những yêu cầu về tínhđầy đủ và tính tin cậy của các BCKT Từ những yêu cầu đó, KTV có thể soát xétvà đánh giá các BCKT sao cho có thể đưa ra những kết luận thích đáng nhất đốivới sự trung thực và hợp lý của thông tin trong BCTC của đơn vị được kiểmtoán

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Đề án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các quanđiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đồng thời, người viết cũng sử dụng cácphương pháp kỹ thuật trong nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thốnghoá và khái quát từ thực tiễn kiểm toán để đúc rút kinh nghiệm qua các cuộckiểm toán Để hoàn thành đề tài, người viết đã thu thập các tài liệu từ nhiềunguồn khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng.

4 Đóng góp của đề tài

Đề án khái quát những vấn đề cơ bản về BCKT, trong đó, đề án nghiêncứu chi tiết về những yêu cầu cho hai thuộc tính cơ bản của BCKT là tính đầyđủ và tính tin cậy.

Từ kết quả tổng hợp và phân tích trong quá trình nghiên cứu, đề án đã xâydựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xét đoán và đánh giá BCKT trongtừng giai đoạn của quá trình kiểm toán.

5 Bố cục của đề án

Đề tài có tên gọi: Tìm hiểu về tính đầy đủ và tính tin cậy của Bằng

chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính Ngoài các phẩn Mở đầu, Kết luận

và các phụ lục, nội dung của đề án gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về BCKT trong kiểm toán Báo cáo tài chính.Chương 2: Đặc trưng và yêu cầu về tính đầy đủ và tính tin cậy trong quá

trình thực hiện các kỹ thuật thu thập BCKT.

Chương 3: Một số biện pháp tăng cường tính đầy đủ và tính tin cậy của

BCKT trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂMTOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH

1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng nói chung có thể hiểu là những vật, chứng cứ có thể dùng đểchứng minh một sự việc nào đó là có thật Những giả thuyết muốn chứng minhlà đúng cần có những lý luận và căn cứ thuyết phục, điều đó cho thấy bằngchứng có vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội Trong kiểm toán tài chính, bằng chứng là kết quả trực tiếp của cả quá trìnhthực hành kiểm toán, bằng chứng đó là căn cứ thuyết phục cho những kết luậncủa KTV về những bảng khai tài chính của đơn vị được kiểm toán Đồng thờicác bằng chứng này cũng xác lập giá trị pháp lý cho những kết luận của KTV,bằng chứng khi thu thập cần đảm bảo đầy đủ và thích hợp.

Theo chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng là tất cả những tài liệu,thông tin mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trênthông tin này, KTV hình thành nên sản phẩm cuối cùng là các kết luận kiểmtoán Xét về thực chất, kiểm toán chính là quá trình thu thập và soát xét, đánhgiá các bằng chứng kiểm toán Để thu thập, KTV áp dụng các phương pháp thu

Trang 4

thập bằng chứmg còn để soát xét và đánh giá bằng chứng, KTV phải căn cứ vàonhững tình huống cụ thể của cuộc kiểm toán kết hợp các nguyên tắc đánh giáBCKT

1.2 Phân loại Bằng chứng kiểm toán

1.2.1Phân loại theo nguồn gốc bằng chứng

Căn cứ vào nguồn gốc thông tin, tài liệu liên quan đến những bằng chứngthu thập được, BCKT gồm:

- Bằng chứng do KTV tự khai thác và phát hiện thông quaviệc vận dụng những phương pháp và kỹ thuật thích hợp như: BCKT kiểm kêthực tế, tính toán lại các bảng biểu của đơn vị, đối chiếu xác minh qua các tàiliệu, những ghi chép thông qua quan sát hệ thống Kiểm soát nội bộ của đơn vịđược kiểm toán, thẩm tra hoặc phỏng vấn những cá nhân có liên quan hoặc cótrách nhiệm.

- Bằng chứng có được do đơn vị được kiểm toán cung cấp:Đây là những tài liệu mà đơn vị được kiểm toán phát hành và luân chuyển đếncác bộ phận nội bộ hoặc ra bên ngoài đơn vị và các thông tin mà KTV được đơnvị cung cấp như: Các chứng từ và hoá đơn bán hàng, các ghi chép và báo cáo kếtoán, các ý kiến giải trình của cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có trách nhiệmtrong đơn vị được kiểm toán

- Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp: Các bản xác nhận nợ,xác nhận các khoản phải thu của khách hàng, phiếu đối chiếu số dư tài khoản tạingân hàng… Các bằng chứng được lập do đối tượng bên ngoài đơn vị có liênquan đến BCTC của đơn vị như hoá đơn bán hàng hoá, sổ phụ ngân hàng, giấybáo nợ, có của ngân hàng…

Ngoài ra, BCKT rất phong phú và đa dạng, còn một số loại bằng chứngkhác liên quan đến một số các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải

Trang 5

quan… Các bằng chứng đặc biệt như: Giải trình của Ban giám đốc, đánh giá củachuyên gia…

1.2.2Phân loại theo loại hình bằng chứng

Loại hình bằng chứng hay còn gọi là dạng bằng chứng, phân loại theo tiêuchí này, BCKT bao gồm các loại sau:

- Bằng chứng vật chất: Là bằng chứng mà KTV thu thậptrong quá trình kiểm kê tài sản của đơn vị như: tiền mặt tồn quỹ, các loại chứngkhoán và giấy tờ có giá khác… hoặc các biên bản đánh giá, đối chiếu vật tư tàisản, những đo đạc thực tế mà KTV thực hiện Bằng chứng vật chất là loại bằngchứng có độ tin cậy cao nếu dùng để để đánh giá về quy mô và tính hiện hữucủa tài sản.

- Bằng chứng không có dạng vật chất: các ghi chép kế toán,các giải trình, các văn bản xác nhận, tài liệu tính toán lại của KTV thông qua xácminh và phân tích số liệu…Các bằng chứng thu thập thông qua phỏng vấn hayquan sát đối tượng kiểm toán có liên quan Các bằng chứng loại này thường lànhững ghi chép của KTV trong các cuộc phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quayphim mà KTV có được khi quan sát thực tế tại đơn vị.

1.3 Các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

BCKT là kết quả mà các KTV có được sau khi thực hành các bước trongchương trình kiểm toán đã định, là cơ sở cho tính thuyết phục của các kết luậntrong báo cáo kiểm toán của KTV Bằng chứng mang tính chất quyết định đếnviệc KTV sẽ đưa ra kết luận kiểm toán loại nào? Do đó, BCKT phải đảm bảo haiyêu cầu cơ bản, còn gọi là thuộc tính cơ bản của BCKT: tính đầy đủ và tính tincậy.

1.3.1Yêu cầu về tính đầy đủ của BCKT

Trang 6

Tính đầy đủ của BCKT là kháí niệm về quy mô hay là số lượng bằngchứng cần thiết cho kết luận kiểm toán Để đưa ra kết luận kiểm toán đúng đắnnhất, thích đáng nhất, KTV phải thu thập đủ số lượng bằng chứng Tuy nhiên,không thể có quy định cụ thể nào quy định số lượng bằng chứng cho mỗi cuộckiểm toán Sự đầy đủ của các BCKT mà KTV thu thập phụ thuộc vào từng tìnhhuống nghề nghiệp cụ thể Trước khi xác định số lượng và loại hình bằng chứngcần thu thập, KTV phải thực hiện bước đầu tiên là tìm hiểu khách hàng củamình Khi kiểm toán, KTV cần cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến số lượngBCKT, đến tính đầy đủ của bằng chứng, các loại bằng chứng và đặc trưng cụ thểcủa các kỹ thuật sẽ sử dụng để có những quyết định phù hợp

Bằng chứng kiểm toán đầy đủ về số lượng sẽ giúp KTV đưa ra những kếtluận kiểm toán có giá trị hơn Trong quá trình kiểm toán, KTV nên xác định rõcác mục tiêu kiểm toán, như vậy sẽ giúp KTV lên kế hoạch có hiệu quả hơntrong việc thu thập bằng chứng đầy đủ số lượng cần thiết.

1.3.2Yêu cầu về tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán

Tính tin cậy hay còn gọi là tính có giá trị của BCKT là khái niệm thể hiệnchất lượng của BCKT, tính tin cậy là thước đo chất lượng của bằng chứng đãthu thập, do vậy nó chỉ phụ thuộc các thể thức kiểm toán được lựa chọn là chủyếu Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính tin cậy của BCKT như: mức độ kháchquan của bằng chứng, nguồn gốc bằng chứng, tính hiệu quả của hệ thống kiểmsoát nội bộ… Bằng chứng kiểm toán được coi là có tính tin cậy trước hết phảiđảm bảo sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu kiểm toán, phù hợp với mục tiêu kiểmtoán đã xác định ban đầu

Chẳng hạn, bằng chứng thu thập từ việc chứng kiến kiểm kê tài sản cốđịnh sẽ là bằng chứng phù hợp với cơ sở dẫn liệu là Hiện hữu của tài sản trong

Trang 7

đơn vị, bằng chứng thu được từ việc xác nhận nợ phải thu thoả mãn cơ sở dẫnliệu quyền và nghĩa vụ….

Trong kiểm toán tài chính, KTV thường sử dụng những bằng chứng mangtính chất xét đoán nhiều hơn những bằng chứng mang tính khẳng định chắcchắn, để đảm bảo độ tin cậy cho bằng chứng kiểm toán phục vụ cho các cơ sởdẫn liệu, có thể có nhiều bằng chứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu

Nói tóm lại, BCKT bao giờ cũng phải đảm bảo hai yêu cầu là sự đầy đủvà tính đáng tin cậy để KTV sử dụng đưa ra những kết luận về BCTC của đơn vịmột cách thích đáng nhất Đối với hai yêu cầu trên đây, không có một chuẩnmực nào quy định về số lượng cũng như chất lượng bằng chứng, KTV phải căncứ vào từng tình huống nghề nghiệp cụ thể để dự định những công việc cụ thểtrong thu thập bằng chứng cũng như loại bằng chứng trong giai đoạn lập kếhoạch.

Mức độ đầy đủ và tin cậy của các BCKT là nhân tố quyết định xem KTVsẽ đưa ra loại ý kiến kiểm toán nào Dưới đây là sơ đồ biếu hiện mối quan hệgiữa hai thuộc tính đầy đủ và tin cậy với ý kiến kiểm toán:

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa BCKT và ý kiến kiểm toán

Trong quá trình thực hành kiểm toán, có rất nhiều khả năng có thể xảy rađối với việc thu thập bằng chứng của KTV Các bằng chứng thu được có thểthích hợp, đáng tin cậy hoặc ngược lại, không đầy đủ và không có giá trị Khiđó, nếu các thủ tục kiểm toán thay thế cũng không giúp cho KTV thu đượcnhững bằng chứng có giá trị hơn, KTV vẫn bắt buộc phải đưa ra ý kiến kiểmtoán Và loại ý kiến kiểm toán nào được đưa ra hoàn toàn phụ thuộc vào sốlượng và chất lượng của các BCKT

1.4 Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Khi thu thập BCKT, kiểm toán viên áp dụng những phương pháp kỹ thuậtkhác nhau theo từng yêu cầu và tác dụng của bằng chứng Từng phương pháp cónhững đặc trưng riêng, những cách thức tiến hành riêng biệt, vì thế, bằng chứngkiểm toán thu thập được từ những phương pháp này cũng có những tác dụng và

Bằng chứng kiểm toán

Thích hợp

và đầy đủ Thích hợp nhưng không đầy

Thu thập nhiều nhưng không có giá

Số lượng ít và không

có giá trị

Ý kiến chấp nhận toàn

Ý kiến không chấp nhận

Ý kiến chấp nhận từng phần

Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến

Trang 9

mức độ tin cậy khác nhau đối với từng mục tiêu kiểm toán Các phương pháp kỹthuật thu thập bằng chứng bao gồm:

- Kiểm kê vật chất: Là quá trình kiểm kê tài sản lưu hành, cân

đo đong đếm hay đo đạc cụ thể tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị đượckiểm toán Kiểm kê vật chất thường áp dụng với những tài sản có hình thái vậtchất cụ thể như hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tài sản cố định… Kiểm kê đượcthực hiện thích ứng về thời điểm và loại hình tài sản, phụ thuộc mục đích củacuộc kiểm toán.

- Kiểm tra tài liệu: Là phương pháp xem xét, xác minh của

KTV thông qua việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán vàcác văn bản có liên quan.

- Lấy xác nhận: Kỹ thuật xác nhận là phương pháp thu thập

các bản xác nhận của các bên thứ ba, xác minh tính chính xác của các thông tinmà KTV còn nghi vấn Các đối tượng mà KTV thường gửi thư xác nhận để lấythông tin là ngân hàng, chủ nợ, cổ đông, khách hàng…Thư xác nhận do đơn vịđược kiểm toán gửi nhưng KTV theo dõi và thư trả lời thường gửi trực tiếp choKTV chịu trách nhiệm theo dõi quá trình này.

- Điều tra, phỏng vấn: Là việc tìm kiếm thông tin từ người

có sự hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp Điều tra bao gồm cảviệc chính thức gửi thư văn bản đến bên thứ ba và cả việc phỏng vấn nhân viêntrong đơn vị BCKT thu thập bằng kỹ thuật này thường có tác dụng bổ sung vàcủng cố luận cứ của KTV.

- Quan sát: Là kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua quá

trình KTV sử dụng các giác quan để xem xét, đánh giá các hoạt động của doanhnghiệp KTV có thể sử dụng kỹ thuật quan sát để tăng độ tin cậy cho BCKT.

Trang 10

- Kiểm tra tính chính xác số học: Tính toán là quá trình KTV

kiểm tra tính chính xác số học, bao gồm việc kiểm tra lại mẫu các tính toán vàkiểm tra sự chuyển dịch thông tin do khách hàng thực hiện trong kỳ được kiểmtoán Kiểm tra lại mẫu tính toán gồm có việc tính lại các hoá đơn bán hàng, hàngtồn kho, cộng các sổ nhật ký và sổ phụ, tính toán lại các giá thành, phí tổn khấuhao, dự phòng, thuế doanh thu…

- Thủ tục phân tích: Phân tích bao gồm sự kết hợp với các kỹ

thuật khác như kiểm tra, đối chiếu tài liệu, tính toán, quan sát và điều tra để dựđoán và đánh giá các mối quan hệ trong các dữ liệu tài chính và các dữ liệu hoạtđộng Do đó, kỹ thuật phân tích được coi là thủ tục kiểm toán hữu hiệu và đượcsử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán nhằm thu thập nhữngBCKT có giá trị cao.

Kiểm toán tài chính có rất nhiều những phương pháp kỹ thuật thu thậpbằng chứng, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau,đồng thời các bằng chứng thu thập được của mỗi phương pháp có độ tin cậykhác nhau Trong quá trình kiểm toán, KTV cần kết hợp các phương pháp kỹthuật này cùng các yêu cầu của mục tiêu kiểm toán đã xác định ban đầu để có đủsố lượng bằng chứng đủ độ tin cậy có thể là căn cứ thuyết phục cho kết luận vềtính trung thực và hợp lý với BCTC của đơn vị được kiểm toán

Trang 11

CHƯƠNG II: YÊU CẦU VỀ TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ TÍNH TINCẬY CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁNTRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC KỸTHUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG

2.1 Nguyên tắc xét đoán và đánh giá bằng chứng kiểm toán

Sau khi thu thập BCKT, KTV phải thực hiện bước đánh giá các bằngchứng này, xem xét sự hữu dụng của các bằng chứng thu thập được để dùng làmcăn cứ cho kết luận kiểm toán Hiện tại, không có chuẩn mực nào để đánh giánhững thuộc tính đó của BCKT, tuy nhiên quá trình đánh giá cần tuân thủ nhữngnguyên tắc chung.

2.1.1Nguyên tắc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểmtoán

Những nguyên tắc xét đoán và đánh giá các BCKT có đảm bảo sự đầy đủhay không, KTV cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự đầy đủ.

2.1.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ củaBCKT

Trang 12

- Tính trọng yếu: Kiểm toán tài chính là quá trình KTV tìm hiểu và

đưa ra kết luận xem các BCTC có được trình bày trung thực và hợp lý trên cáckhía cạnh trọng yếu hay không? Trọng yếu được hiểu khái quát là khái niệm chỉtầm cỡ bản chất của sai sót hay gian lận trong các thông tin tài chính Nếu KTVcó những xét đoán và đánh giá không chính xác trong những khoản mục mangtính chất trọng yếu thì có khả năng KTV viên đó sẽ đưa ra những kết luận sailầm về BCTC của đơn vị Do đó, với khoản mục hay thông tin được xác định làtrọng yếu thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều để tránh rủi ro.

- Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp

thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều, nguyên nhân là với nhữngbằng chứng có độ tin cậy thấp mà số lượng ít thì không đủ làm căn cứ cho KTVđưa ra những ý kiến thích đáng về thông tin trong BCTC của đơn vị Ngược lại,nếu bằng chứng càng khách quan, càng có độ tin cậy cao thì số lượng bằngchứng cần thu thập càng ít

- Mức độ rủi ro: Rủi ro kiểm toán có thể hiểu là những khả năng mà

KTV có thể đưa ra ý kiến không thích đáng về BCTC của đơn vị do những saisót nghiêm trọng hoặc những điều không bình thường trong BCTC không đượcphát hiện Trước khi thực hiện thu thập BCKT, KTV phải làm những thủ tụcđánh giá rủi ro của các khoản mục kiểm toán, khoản mục nào có độ rủi ro cànglớn thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.

Ngoài ra, còn một số những nhân tố khác nhưng ảnh hưởng không đángkể, do đó, người viết không đề cập trong bài viết này.

2.1.1.2 Nguyên tắc xét đoán và đánh giá tính đầy đủ củaBCKT

Đây là những nguyên tắc bắt buộc mà KTV phải áp dụng khi đánh giátính đầy đủ của BCKT:

Trang 13

- BCKT phải đủ để kết luận về đối tượng cho nên mọi mục hay khoảnmục được đánh giá là chứa đựng rủi ro đều phải thu thập bằng chứng để đánhgiá Nếu mức độ rủi ro được đánh giá càng cao thì số lượng bằng chứng thu thậpcàng nhiều.

- Nếu một khoản mục được đánh giá là có rủi ro cao có ảnh hưởngtrọng yếu đến BCTC của đơn vị thì KTV cần thu thập càng nhiều bằng chứng đểlàm giảm thiểu rủi ro kết luận.

- BCKT phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC Bằngchứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu này không thể bù đắp hay thay thế chobằng chứng liên quan tới cơ sở dẫn liệu khác Có thể có nhiều Bằngchứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu

- Nếu nhiều bằng chứng có nguồn gốc khác nhau có mâu thuẫn vớinhau thì KTV cần thực hiện thu thập các bằng chứng hoặc kiểm tra bổ sung để cóthêm những bằng chứng cần thiết nhằm giải quyết mâu thuẫn đó.

- Trong quá trình đánh giá, nếu KTV nghi ngờ có những sai sót liênquan đến cơ sở dẫn liệu làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV cần thực hiệnngay những biện pháp bổ sung nhằm loại trừ những nghi ngờ đó.

- BCKT có độ tin cậy càng thấp thì càng cần thu thập nhiều bằngchứng Bằng chứng có số lượng ít mà độ tin cậy lại thấp không thể đủ để KTVđưa ra những kết luận kiểm toán thích đáng cho những BCTC Muốn nhận địnhxác đáng về những đối tượng kiểm toán cụ thể nào đó, số lượng bằng chứng màKTV cần thu thập phải tăng lên.

2.1.2Nguyên tắc đánh giá tính tin cậy của bằng chứng kiểmtoán

2.1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tin cậy củaBCKT

Trang 14

- Nguồn gốc bằng chứng: Bằng chứng thu thập được từ bên ngoài thì

có độ tin cậy cao hơn bằng chứng có được nhờ đơn vị cung cấp BCKT có đượckhi KTV thực hiện xem xét đánh giá có độ tin cậy hơn những bằng chứng chỉ dựavào tài liệu mà bên thứ ba cung cấp…

- Mức độ khách quan của bằng chứng: Bằng chứng có tính khách

quan thì càng có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng có được phải thông quaviệc xét đoán đánh giá chủ quan Bằng chứng càng có tính khách quan càng thểhiện sự độc lập của việc thu thập bằng chứng của KTV

- Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội

bộ của đơn vị được kiểm toán là hệ thống cơ chế chính sách có tác dụng ngănchặn những sai phạm trong quá trình thực hiện những nghiệp vụ kế toán cũngnhư ghi chép những nghiệp vụ đó Hệ thống này luôn luôn tồn tại trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy tác dụng khác nhau ởnhững doanh nghiệp có trình độ quản lý khác nhau Bằng chứng thu thập đượctừ đơn vị sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu hệ thống Kiểm soát nội bộ của đơn vịhoạt động có hiệu lực Nguyên nhân là trong những đơn vị có hệ thống kiểmsoát nội bộ hoạt động có hiệu lực thì khả năng tồn tại những sai phạm mà đơn vịkhông phát hiện được sẽ thấp hơn.

- Trình độ chuyên môn của các cá nhân cung cấp thông tin: Thông

tin thu thập được từ bên thứ ba dù là nguồn thông tin độc lập, khách quan nhưngbằng chứng thu được chỉ có độ tin cậy nếu bên thứ ba cung cấp thông tin, bằngchứng đó là cá nhân, đơn vị có trình độ chuyên môn về vấn đề cần tìm bằngchứng

- Sự kết hợp của các bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán nếu thu

được từ nhiều nguồn khác nhau sẽ có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng chỉcó một nguồn đơn lẻ chứng minh Nếu các có nhiều nguồn thông tin khác nhau

Trang 15

có những kết luận trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau, KTV cần thực hiện thêmcác biện pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn đó.

Tóm lại, BCKT phải đảm bảo tính tin cậy để có giá trị đối với việc đưa ranhững kết luận kiểm toán

2.1.2.2 Nguyên tắc soát xét và đánh giá tính tin cậy củaBCKT

Nhằm đảm bảo tính tin cậy của BCKT trong quá trình đánh giá và xétđoán các bằng chứng, khi đánh giá những bằng chứng kiểm toán có hiệu lực haykhông, KTV cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- KTV phải tiến hành kiểm tra, phân tích các bằng chứng đã thu thậpđược để đánh giá, nhận xét, kết luận về nội dung đã tiến hành kiểm toán.

- Khi kiểm toán và thu thập bằng chứng, KTV phải có những ghi chépđầy đủ các bằng chứng đồng thời phân loại, sắp xếp, quản lý các bằng chứngkiểm toán theo từng mối quan hệ kinh tế-tài chính và nội dung, phạm vi kiểmtoán, làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán Có thể căn cứ theo những gợi ýsau của Liên đoàn Kế toán quốc tế để xét đoán và đánh giá BCKT:

+ Bằng chứng ghi thành văn bản giá trị hơn bằng chứng bằng miệng.Bằng chứng nguyên bản giá trị hơn bằng chứng sao chụp.

+ Bằng chứng thu được từ nguồn độc lập bên ngoài có giá trị hơn bằngchứng thu được tại đơn vị được kiểm toán.

+ Bằng chứng do KTV tự phân tích tính toán tin cậy hơn bằng chứng dongười khác cung cấp.

+ Khi nhiều nguồn thông tin cùng củng cố cho một bằng chứng thì có độtin cậy cao hơn một thông tin đơn lẻ.

Trang 16

+ Khi KTV cảm nhận được tính trung thực và năng lực của cán bộ quảnlý và nghiệp vụ của đơn vị thì việc xét đoán bằng chứng tích cực sẽ đơn giảnhơn bằng chứng tiêu cực và ngược lại.

Như vậy, khi đánh giá độ tin cậy hay chất lượng của BCKT, KTV phảituân thủ những nguyên tắc về nguồn gốc bằng chứng, hình thức bằng chứng, vềsự kết hợp các bằng chứng và mức độ khách quan theo dạng bằng chứng.

2.2 Những đặc trưng và yêu cầu cụ thể về tính đầy đủ và tin cậy của

bằng chứng kiểm toán trong quá trình thực hiện các kỹ thuật thuthập bằng chứng

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có những sảnphẩm là những BCKT khác nhau về tính chất, giá trị và tác dụng chứng minhđối với từng mục tiêu kiểm toán BCKT bao gồm hai thuộc tính cơ bản là Tínhđầy đủ và Tính tin cậy (có giá trị) KTV khi áp dụng những kỹ thuật thu thậpbằng chứng cần hiểu rõ mối quan hệ, tác dụng của từng kỹ thuật với nhữngthuộc tính của bằng chứng để thu được những bằng chứng có giá trị, phù hợpvới mục tiêu kiểm toán.

2.2.1Mối quan hệ giữa các kỹ thuật thu thập bằng chứng và cácthuộc tính của bằng chứng kiểm toán

Khi thu thập BCKT, muốn đảm bảo tính đầy đủ và tin cậy của bằngchứng để xây dựng kết luận kiểm toán, KTV cần xem xét và đánh giá các bằngchứng đã thu thập được trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán Kếtquả trực tiếp sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán chính là BCKT.Soát xét và đánh giá những thuộc tính cần thiết và tác dụng của bằng chứngtrong quá trình kiểm toán để kịp thời có những bằng chứng bổ sung nếu đánhgiá của KTV cho thấy là số lượng bằng chứng thu thập được không đủ làm căncứ cho kết luận kiểm toán Hơn nữa, nếu những bằng chứng thu được không có

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w