Kết thúc công việc kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ TÍNH TIN CẬY CỦA BẰNG

3.3Kết thúc công việc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng trong thực hiện một cuộc kiểm toán, trong bước này, KTV phải hình thành kết luận kiểm toán sau khi đánh giá và xét đoán những BCKT đã thu thập được từ các kỹ thuật trên. Trong đó, vẫn còn những sự kiện bất ngờ hoặc tiếp theo xảy ra khi kết thúc kiểm toán mà KTV nghi ngờ có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị được kiểm toán và thay đổi bản chất kế luận kiểm toán. Bằng chứng loại này bao gồm các bằng chứng có được từ sau khi thẩm tra những sự kiện bất ngờ, những sự kiện tiếp theo xảy ra. Khi đó, áp dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao tính đầy đủ và tính tin cậy của BCKT:

- Rà soát và thẩm tra những BCKT đã thu thập được để hình thành kết luận kiểm toán: số lượng bằng chứng có đủ không? bằng chứng thu được có phù hợp với những cơ sở dẫn liệu và những mục tiêu kiểm toán ban đầu.

- Khi thu thập những bằng chứng cần thiết do những lý do bất thường hoặc những sự kiện diễn ra trước ngày lập báo cáo, KTV cần xem xét đầy đủ sao cho hạn chế ít nhất các BCKT loại này. KTV muốn đưa ra những kết luận kiểm toán hợp lý cho những BCTC mà mình kiểm toán, cần tìm kiếm đầy đủ các bằng chứng chứng minh cho các kết luận đó. Công việc tìm kiếm bằng chứng của mỗi loại hình kiểm toán rất khác nhau và có những đặc trưng riêng, vì vậy, các yêu cầu về tính chất cùng số lượng của các bằng chứng đó cũng khác nhau và không có chuẩn mực nào quy định. Khi đó, việc xét đoán và đánh giá các bằng chứng có giá trị hay không phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV trong từng tình huống nghề nghiệp cụ thể. KTV nên tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc xét đoán và đánh giá chung của các BCKT nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu của cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN

BCKT trong kiểm toán BCTC là những vật, chứng cứ quan trọng thuyết phục cho kết luận kiểm toán. KTV cần thu thập bằng chứng trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán và những bằng chứng thu thập được phải đảm bảo hai thuộc tính cơ bản: Tính đầy đủ và tính tin cậy.

Đề án nghiên cứu những lý luận chung nhất về tính đầy đủ và tính tin cậy của BCKT trong kiểm toán BCTC đồng thời xây dựng một số biện pháp nâng cao hai thuộc tính này của các BCKT thu thập được trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, với thời gian và kiến thực hạn chế, bài viết chỉ nghiên cứu được những đặc điểm khái quát của vấn đề nghiên cứu mà chưa xây dựng được các giải pháp mang tính hệ thống và dễ áp dụng hơn. Người viết hy vọng có thể có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển đề tài này trong thời gian tới.

Nhận thấy được tầm quan trọng của BCKT đối với sự thành công của một cuộc kiểm toán, bài viết đã nghiên cứu ưu nhược điểm cụ thể của từng kỹ thuật thu thập bằng chứng và gợi ý những yêu cầu của hai thuộc tính quan trọng đó khi KTV thực hành các kỹ thuật thu thập bằng chứng.

Khi nghiên cứu đề tài này, người viết kỳ vọng bài viết sẽ là một trong những tài liệu có giá trị đối với những người quan tâm và sử dụng vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý (Trang 27 - 30)