Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
910,05 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
MSSV: LT11296
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN
Tháng 11 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Với thời gian thực tập ngắn tại Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng,
em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ trong
những ngày đầu thực tập, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa
Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo và
các cô chú, anh chị trong Công ty nên em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình. Thời gian thực tập tại Công ty cũng đã giúp em có được những kiến
thức thực tế về chuyên ngành, có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế. Nay em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh Tế Quản trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo và các cô chú,
anh chị trong Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức tổng quát cũng như
chuyên ngành, giúp em có thể vận dụng vào thực tập và viết luận văn tốt
nghiệp. Đặc biệt là cô Trương Thị Bích Liên đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận
tình, giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng, các cô chú và anh chị đã nhiệt
tình giúp đỡ em tiếp xúc công việc thực tế và cung cấp những số liệu cần thiết
để em hoàn thành luận văn của mình.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh
khỏi những thiếu sót và chưa hoàn chỉnh. Mong quý thầy cô và quý công ty
giúp đỡ góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Hạnh
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Hạnh
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………..................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian............................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4 Lược khảo tài liệu................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 4
2.1 Phương pháp luận................................................................................. 4
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh....... 4
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh................................... 5
2.1.3 Các tỷ số đánh giá kết quả kinh doanh ............................................... 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG .................................................................. 12
3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển........................................... 12
3.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 12
3.1.2 Quá trình phát triển.......................................................................... 12
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban....................................... 13
3.2.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................. 13
3.2.2 Chức năng các phòng ban ................................................................ 13
v
3.3 Chức năng, nhiệm vụ.......................................................................... 15
3.3.1 Chức năng ....................................................................................... 15
3.3.2 Nhiệm vụ......................................................................................... 15
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía
Đường Sóc Trăng từ năm 2010 – 2012 .................................................... 16
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................ 18
3.5.1 Thuận lợi ......................................................................................... 18
3.5.2 Khó khăn ......................................................................................... 18
3.5.3 Định hướng phát triển...................................................................... 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG TỪ NĂM
2010 – 2013 ............................................................................................. 20
4.1 Phân tích tình hình doanh thu ............................................................. 20
4.1.1 Phân tích doanh thu theo hoạt động năm 2010 – 2012 ..................... 20
4.1.2 Phân tích doanh thu theo hoạt động 6 tháng đầu năm từ năm
2011 – 2013 ............................................................................................. 28
4.2 Phân tích tình hình chi phí .................................................................. 30
4.2.1 Phân tích chi phí theo hoạt động từ năm 2010 - 2012....................... 30
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm từ năm 2011- 2013 ...... 41
4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận .............................................................. 42
4.3.1 Phân tích lợi nhuận năm 2010 - 2012............................................... 43
4.3.2 Phân tích lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 - 2013............................ 48
4.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận................................... 52
4.4 Tỷ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ..................................... 54
4.4.1 Lợi nhuận theo sản phẩm................................................................. 54
4.4.2 Lợi nhuận theo kế hoạch.................................................................. 56
4.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ........................................................ 57
4.4.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí ............................................................. 59
4.4.5 Tỷ số doanh thu trên chi phí ............................................................ 62
vi
4.4.6 Đánh giá tình hình sử dụng chi phí .................................................. 63
4.5 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng................................................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 70
5.1 Kết luận.............................................................................................. 70
5.2 Kiến nghị............................................................................................ 71
5.2.1 Đề xuất với Công ty......................................................................... 72
5.2.2 Kiến nghị với Nhà nước................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 74
PHỤ LỤC ................................................................................................ 76
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của SOSUCO từ 2010 - 2012 ...... 16
Bảng 4.1 Doanh thu theo hoạt động của SOSUCO năm 2010 - 2012........ 20
Bảng 4.2 Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của SOSUCO năm
2010 - 2012 .............................................................................................. 22
Bảng 4.3 Các khoản giảm trừ doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 26
Bảng 4.4 Doanh thu hoạt động tài chính của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 27
Bảng 4.5 Thu nhập khác của SOSUCO năm 2010 - 2012 ........................ 28
Bảng 4.6 Doanh thu theo hoạt động SOSUCO 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 .............................................................................................. 29
Bảng 4.7 Giá vốn theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012 ............ 32
Bảng 4.8 Chi phí tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012 .................. 34
Bảng 4.9 Chi phí bán hàng của SOSUCO năm 2010 - 2012 ..................... 35
Bảng 4.10 Chi phí quản lý của SOSUCO năm 2010 - 2012 ...................... 38
Bảng 4.11 Chi phí khác của SOSUCO từ năm 2010 - 2012 ...................... 39
Bảng 4.12 Chi phí theo yếu tố của SOSUCO năm 2010 - 2012 ................ 40
Bảng 4.13 Chi phí của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013................ 41
Bảng 4.14 Lợi nhuận gộp của SOSUCO năm 2010 - 2012 ....................... 43
Bảng 4.15 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm
2010 - 2012 .............................................................................................. 45
Bảng 4.16 Lợi nhuận hoạt động khác của SOSUCO năm 2010 - 2012...... 46
Bảng 4.17 Lợi nhuận sau thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012 ................ 47
Bảng 4.18 Lợi nhuận gộp của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013. ... 49
Bảng 4.19 Lợi nhuận kinh doanh của SOSUCO 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 .............................................................................................. 50
viii
Bảng 4.20 Lợi nhuận khác của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
................................................................................................................. 51
Bảng 4.21 Lợi nhuận trước thuế của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
................................................................................................................. 52
Bảng 4.22 Lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 54
Bảng 4.23 Lợi nhuận theo kỳ kế hoạch của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 56
Bảng 4.24 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO từ 2010 - 2012
................................................................................................................. 58
Bảng 4.25 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 60
Bảng 4.26 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 62
Bảng 4.27 Tổng chi phí và tổng doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 64
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng .............13
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 25
Hình 4.2 Chi phí của SOSUCO qua 3 năm 2010 - 2012 ........................... 31
Hình 4.3 Cơ cấu giá vốn của SOSUCO năm 2010 - 2012 ......................... 33
Hình 4.4 Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012 ..... 48
Hình 4.5 Cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 55
Hình 4.6 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 59
Hình 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO năm 2010 - 2012...... 61
Hình 4.8 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO năm 2010 - 2012..... 63
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHCCDV
: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
CKGT
: Các khoản giảm trừ
CLTG
: Chênh lệch tỷ giá
CPBH
: Chi phí bán hàng
CPDP
: Chi phí dự phòng
CPHĐTC
: Chi phí hoạt động tài chính
CPK
: Chi phí khác
CPNC
: Chi phí nhân công
CPQLDN
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPTCK
: Chi phí tài chính khác
Cty
: Công ty
ĐBSCL
: Đồng Bằng Sông Cửu Long
DCĐD
: Dụng cụ đồ dùng
ĐDVP
: Đồ dùng văn phòng
DTBH
: Doanh thu bán hàng
DTHĐTC
: Doanh thu hoạt động tài chính
DTHĐTCK
: Doanh thu hoạt động tài chính khác
DTTBH
: Doanh thuần thuần bán hàng
DVMN
: Dịch vụ mua ngoài
GVHB
: Giá vốn hàng bán
HHĐ
: Hàng hóa đường
KHTSCĐ
: Khấu hao Tài sản cố định
LNHĐKD
: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
LNK
: Lợi nhuận khác
LNKTTT
: Lợi nhuận kế toán trước thuế
NMĐ
: Nhà máy đường
NTK
: Nước tinh khiết
xi
NVBH
: Nhân viên bán hàng
NVL
: Nguyên vật liệu
NVQL
: Nhân viên quản lý
PHCVS
: Phân hữu cơ vi sinh
PL
: Phế liệu
SOSUCO
: Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng
TGNH
: Tiền gửi ngân hàng
TLTSCĐ
: Thanh lý tài sản cố định
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TNK
: Thu nhập khác
TPĐ
: Thành phẩm đường
TSTL
: Tài sản thanh lý
xii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một khi đã bước vào lĩnh vực kinh doanh, các nhà lãnh đạo hay các chủ
doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp mình được tồn tại trên thương
trường và không ngừng phát triển. Để đạt những mong muốn đó họ luôn luôn
đặt ra cho mình những mục tiêu ngày càng cao hơn và phải nổ lực, phấn đấu,
quyết tâm để đạt được những mục tiêu này. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa
nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày nay quy luật trên càng đúng hơn nữa để
các doanh nghiệp cạnh tranh nhau phát triển.
Thực tế đã đặt ra cho các nhà sản xuất kinh doanh đứng trước những cơ
hội và thách thức nên đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh muốn thắng được
phải có đủ trình độ và khả năng tiếp thu để vận dụng một cách sáng tạo nhất,
có hiệu quả nhất. Điều đó cho thấy phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm
hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh
doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu
kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra
những biện pháp không ngừng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
mình. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ
cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh
doanh có kết quả hơn.
Để đóng góp một phần làm tăng trưởng nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và
đất nước nói chung, Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng đã nổ lực hết
mình và ngày càng phát triển, tạo được thế đứng cho mình, tích lũy mở rộng
kinh doanh đảm bảo cho người lao động. Để làm được điều đó Công ty đã hết
sức chú ý đến tình hình kinh doanh của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng
của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên tôi chọn đề tài: “ Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng” làm đề tài tốt nghiệp. Với mong muốn được tiếp xúc với hoạt động
kinh doanh thực tế nhằm bổ sung thêm kiến thức lý thuyết mà tôi đã được học.
Qua đó, giúp tôi hiểu biết hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như
tôi sẽ đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Mía Đường
Sóc Trăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đề ra một số giải pháp nâng
cao lợi nhuận của Công ty thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu theo doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác để đánh giá và tìm ra
nguyên nhân thay đổi doanh thu ba năm qua.
- Phân tích tình hình chi phí theo chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí
sàn xuất kinh doanh theo yếu tố để đánh gía việc sử dụng và kiểm soát chi phí
của Công ty trong ba năm.
- Phân tích tình hình lợi nhuận theo lợi nhuận gộp từ bán hàng, lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác để theo dõi sự tăng trưởng của
Công ty và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phân tích các tỷ số tài chính có liên quan tới các yếu tố doanh thu, chi
phí, lợi nhuận để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Thông tin thu thập để hoàn thành đề tài từ nguồn số liệu xin được tại
Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng và các tài liệu khác lấy từ sách, báo và
thông tin từ những trang web có liên quan đến đề tài này.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được
lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phân tích thực trạng của Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng thông
qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có tìm hiểu một số đề tài sau:
Đề tài do Lâm Vĩnh Chung thực hiện 2009, luận văn tốt nghiệp “Phân
tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi” –
Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài trình bày thực trạng, năng lực và những tiềm
năng của Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi về doanh thu và lợi
nhuận trong thời gian từ năm 2006 - 2008.
Đề tài do Nguyễn Thị Bích Dung thực hiện 2009, luận văn tốt nghiệp
“Phân tích kết quả kinh doanh và các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh của khách sạn Sa Đéc” - Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như
đề ra các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của khách sạn.
Đề tài do Trương Thị Hương Lan thực hiện năm 2009, luận văn tốt
nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam
Bộ”- Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân tích thực trạng của công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ thông qua doanh thu, chi phí lợi nhuận, phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng tới doanh thu và những nhân tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận, đề xuấ một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Đề tài này khác với các đề tài trên ở chỗ:
- Không gian: đề tài thực hiện tại Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng
- Thời gian: số liệu được thực hiện từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Nội dung: phân tích tình hình giá vốn hàng bán theo sản phẩm, chi phí sản
xuất kinh doanh theo yếu tố, lợi nhuận theo sản phẩm, so sánh tình hình lợi
nhuận giữa kỳ kế hoạch so với kỳ thực tế, đánh giá tình hình sử dụng chi phí,
tỷ số lợi nhuận trên chi phí, tỷ số doanh thu trên chi phí.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh1
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là
nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiêp, bao gồm những hoạt động
cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy
trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân
tích các thông tin số liệu, làm cơ sở quyết định hiện tại, những dự báo và
hoạch định chính sách tương lai. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế
khác, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được coi là một công cụ đắc lực
để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ
chế quản lý trong kinh doanh.
- Trong bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác
nhau mà đặc biệt kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, môi
trường cạnh tranh luôn gay gắt. Những rủi ro tiềm ẩn cũng như những khả
năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp
mới có thể phát hiện được những nguyên nhân cùng với những mấu chốt cốt
lõi để xoáy sâu vào khai thác cùng với những giải pháp cụ thể để mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định
đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các
quyết định kinh doanh.
1
Trịnh Văn Sơn, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học kinh tế Huế, trang 4,5.
4
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong
những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho
việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh
doanh.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự
đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược
kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh
nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân
tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể
xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho
các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng
bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác
đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.1.3 Đối tượng và mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số
trên tài liệu phải chi tiết phải cụ thể để người sử dụng hiểu được các mục tiêu,
tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh2
2.1.2.1 Nhân tố doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền thu được
khi doanh nghiệp đã nhận được toàn bộ số tiền bán hàng.
5
Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh thu về cung cấp lao vụ,
dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng phản ánh khối lượng công tác của doanh nghiệp,
phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉ đạo sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tài chính chủ yếu để doanh
nghiệp dùng làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính. Doanh
thu bán hàng là nguồn tài chính, nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu
được những khoản lãi nhất định.
Thực hiện được doanh thu bán hàng có ý nghĩa là kết thúc được giai
đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sản xuất sau. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán
hàng hoặc thực hiện chậm sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp
khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu
bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần
giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.1.2.2 Nhân tố chi phí
Chi phí là một nhân tố rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra
trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Thuộc chi phí kinh doanh bao
gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau trong kinh doanh. Bởi vậy, để
thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí kinh doanh thường
được phân loại theo nhiều hướng. Chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.
2
Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 13, 14.
6
2.1.2.3 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng,
tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền khoản chênh lệch giữa doanh
thu thuần với giá thành tiêu thụ của toàn bộ số lượng hàng hóa.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói
đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục
tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
a. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
* Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chỉ tiêu này phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu
này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ được xác định:
Lợi nhuận = Doanh thu – GVHB – CPBH – CPQLDN
GVHB: Giá vốn hàng bán.
CPBH: Chi phí bán hàng.
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó là điều kiện tiền đề cho việc tái sản xuất kinh doanh mở rộng.
Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như:
quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng hay phúc lợi…là điều kiện để
nâng cao đời sống công nhân viên.
* Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các
hoạt động bất thường của doanh nghiệp, là những khoản lợi nhuận doanh
7
nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan
đưa tới, bao gồm:
+ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp
đồng, chi về việc vi phạm hợp đồng …..sẽ là lợi nhuận khác của doanh
nghiệp.
b. Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
- Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao
động của công nhân mang lại.
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của
doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp
phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật nâng cao sức lao động để không ngừng
phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở của các chính sách phân phối đúng
đắn.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, đầu tư mở rộng nền
kinh tế quốc dân của đơn vị.
- Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế, các hoạt động hỗ trợ xã hội,
phát triển đất nước.
- Lợi nhuận được giữ lại được đưa vào các quỹ tạo điều kiện mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của đơn vị kinh
doanh, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, kết quả
của các chính sách, biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
8
2.1.3 Các tỷ số đánh giá kết quả kinh doanh3
2.1.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác,
tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng cao kết quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu được xác định như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
Lợi nhuận
Doanh thu
2.1.3.2 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì Công ty thu về được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu được tính bởi công thức sau:
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí = 100% x
Lợi nhuận
Chi phí
2.1.3.3 Tỷ số doanh thu trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp
cũng cho phép mang lại doanh thu cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số doanh thu trên chi phí được xác định như sau:
Tỷ số doanh thu trên chi phí = 100% x
Doanh thu
Chi phí
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân
tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đạt được thông qua những số
liệu có thể thu thập ở Công ty như những báo cáo có liên quan phục vụ cho
quá trình phân tích trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Ngoài ra thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tình hình của Công ty để có thể
định hướng những giải pháp cũng như những phương hướng phát triển trong
thời gian tới. Đồng thời thu thập nguồn thông tin từ một số trang Web, từ sách
có liên quan đến nội dung phân tích.
3
Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trang 82.
9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu4
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua
lại giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân
tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào?
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆F = Ft - F0
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆F = Ft/ F0
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố
được thay thế theo một trình tự nhất định chính xác nhằm xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến
kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh. Từ đó xem xét để có
biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, gồm 4 bước:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ têu phân
tích so với kỳ gốc
Gọi: Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là:
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
∆Q = Q1 – Q0
4
Trịnh Văn Sơn (2005) Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Đại học kinh tế Huế, trang 33
10
Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
Kỳ gốc:
Q0 = a0.b0.c0.d0
- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp ở bước 2.
+ Thế lần 1: a1.b0.c0.d0
+ Thế lần 2: a1.b1.c0.d0
+ Thế lần 3: a1.b1.c1.d0
+ Thế lần 4: a1.b1.c1.d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn
bộ nhân tố kỳ gốc.
- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần
trước. Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích.
* Xác định mức ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = a1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng:
∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1.b1.c1.d1 – a0.b0.c0.d0
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Phương pháp này có thể chỉ
rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phản ánh được nội dung bên trong của
hiện tượng kinh tế.
+ Nhược điểm: khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó phải giả định
các nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân
tố đều cùng thay đổi.
Khi sắp xếp trình tự các nhân tố trong nhiều trường hợp để phân biệt
được nhân tố nào là lượng và chất là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai
thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính
xác.
11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành
Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng là một doanh nghiệp hoạt động
theo luật doanh nghiệp. Công ty được thành lập theo quyết định số
351/QĐ.HC.05 ngày 08 tháng 04 năm 2005 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sóc
Trăng về việc phê duyệt phương án chuyển Công Ty Mía Đường Sóc Trăng từ
loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng và theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2200107515 của Sở Kế
Hoạch & Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng.
● Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng với tên giao dịch là:
SOC TRANG SUGAR CORPORATION (SOSUCO).
● Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Đường Phạm Hùng, Khóm 7,
Phường 8, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
● ĐT: 079.3822825 –
Fax: 079.3822828
● Email: soctrangsugar@hcm.vnn.vn
● Về vốn: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ
của Công ty là 40.000.000.000 đồng.
3.1.2 Quá trình phát triển
Cuối năm 1994 Chính phủ đã có chủ trương phát triển ngành mía
đường và đã hình thành chương trình mía đường quốc gia. Mục tiêu của
chương trình là đến năm 2000 sản xuất 1.000.000 tấn đường tinh luyện đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thực hiện chủ trương đó tỉnh Sóc Trăng đã
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đường tinh luyện có quy mô công suất
1000 tấn mía cây/ngày, với tổng diện tích mặt bằng 90.000m2,với diện tích
xây dựng: 31.923,4 m2, phía Đông giáp với sông, phía Nam giáp với đường
Phạm Hùng, tuyến đường từ Sóc Trăng-Long Phú rất thuận lợi cho việc
chuyên chở nguyên vật liệu nông nghiệp đặc thù sông nước miền Tây và cũng
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đường bộ với tổng dự toán
141.721.541.241 đồng từ nguồn vốn vay, sau 2 năm xây dựng, dự án hoàn
thành vào cuối tháng 3 năm 1998.
12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
ÑAÏI HOÄI ÑOÀNG COÅ ÑOÂNG
HOÄI ÑOÀNG QUAÛN TRÒ
BAN KIEÅM SOAÙT
TOÅNG GIAÙM ÑOÁC
Keá Toaùn Tröôûng
P.TGÑ Kinh Doanh
Phoøng KTTC
Phoøng KH-VT
P.TGÑ Saûn Xuaát
P.TGÑ Haønh Chaùnh
Phoøng TCHC
Phoøng KD-XNK
Phoøng NL- ÑT
Phoøng KT-KCS
Xöôûng Saûn Xuaát
Ghi chú:
- Quan hệ lãnh đạo
- Quan hệ hợp tác
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng
3.2.2 Chức năng các phòng ban
● Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý của công ty,chịu trách nhiệm
hoạch định chủ trương, đường lối, mục tiêu, chính sách theo Nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông và ban hành các quy chế, quy định; đồng thời kiểm tra
giám sát quá trình tổ chức thực hiện của bộ máy điều hành.
● Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong
việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản trị và
điều hành công ty.
● Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị trong việc
quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật nhà
13
nước, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty; đồng thời tham mưu cho hội
đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.
● Phó Tổng giám đốc kinh doanh Chịu trách nhiệm về các hoạt động
được phân công như : xem xét đề xuất các phương án, các chiến lược kinh
doanh, việc chọn nhà cung cấp… Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công
tác kế toán của phòng kế toán, tình hình kinh doanh của pḥòng kinh doanh và
các cửa hàng, các trạm ...
● Phó Tổng giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý
sử dụng thiết bị, nhân lực phục vụ cho sản xuất, quản lý và điều hành quy trình
sản xuất. Phân công, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực phụ
trách để tiến hành công việc phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng.
● Phó Tổng giám đốc hành chánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc công ty về các họat đông được phân công như : công tác của cán bộ công
nhân viên , bảo vệ bảo mật, giữ gìn an toàn trật tự và phòng chóng cháy nổ, vệ
sinh môi trường, đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng hành chánh quản trị,
bảo đảm phù hợp với yêu cầu hoạt động quản lý chất lượng.
● Phòng Kế Toán Tài Chính: Tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một
cách hợp lý và tiết kiệm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Điều hành quản lý
các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra bảo vệ sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn
nhằm bảo vệ quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chánh
của công ty.
● Phòng Kinh Doanh_ XNK: Thực hiện chiến lược kinh doanh, giới
thiệu các loại sản phẩm do công ty sản xuất, xây dựng các kế hoạch, thực hiện
kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Điều động phân công giao
nhiệm vụ cho nhân viên, chủ động giải quyết các giải pháp trong phạm vi
thuộc thẩm quyền, tính toán đề xuất kịp thời cho Tổng Giám đốc.
● Phòng Tổ Chức Hành Chánh: Quản lý, điều hành các nghiệp vụ
chuyên môn được giao. Đề xuất triển khai và trực tiếp hướng dẫn thực hiện
những nội quy, quy định về quản lý các văn bản hành chánh.
● Phòng Kế Hoạch Vật Tư: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh trong công ty, tổ chức nghiên cứu thị trường, phát triển các sản
phẩm mới, các kênh phân phối. Tiếp nhận các nhu cầu cung cấp vật tư, hoá
chất… của các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác mua hàng, đảm bảo vật tư
hàng hoá mua về có giá cả phù hợp, đúng chủng loại và quy cách, đủ số lượng
và đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật.
14
● Phòng Nguyên Liệu Đầu Tư: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác
đầu tư, xây dựng vùng mía nguyên liệu và tổ chức thu mua nguyên liệu đảm
bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng. Theo dõi, kiểm tra tình hình
đầu tư và thu mua nguyên liệu để có biện pháp khắc phục khó khăn kịp thời.
● Phòng Kỹ Thuật-KCS : Xây dựng và đề xuất kế hoạch sản xuất, kế
hoạch sửa chữa, các định mức kinh tế, kĩ thuật. Tổ chức nghiên cứu cải tiến
khoa học kỹ thuật, đề xuất các kế hoạch kiểm tra thử nghiệm phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm tra và thực hiện đúng các quy
định trong quá trình công nhân sản xuất, hướng dẫn bảo quản sản phẩm đủ
tiêu chuẩn xuất bán.
● Xưởng sản xuất: Tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất các sản
phẩm hàng hoá theo kế hoạch của Công ty. Tính toán các thông số về công
suất, khả năng và độ tin cậy của các máy móc thiết bị, sự đồng bộ của dây
chuyền sản xuất. Xây dựng và thực hiện các phương án khắc phục sự cố và dự
phòng. Lập phương án lao động theo yêu cầu về sản xuất.
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
3.3.1 Chức năng
● Trồng mía, dịch vụ đầu tư trồng, thu mua mía, sản xuất kinh doanh
đường và các sản phẩm sau đường.
● Nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cho sản xuất đường và trồng mía.
Sản xuất kinh doanh phân bón, thức ăn nuôi tôm, cá, thức ăn gia súc, gia cầm.
● Mua bán các mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, sản
xuất kinh doanh nước tinh khiết.
3.3.2 Nhiệm vụ
Phải cải tiến công nghệ, nâng cao công suất ép của nhà máy đường Sóc
Trăng gần 1,5 lần so với hiện nay. Đầu tư vùng nguyên liệu mía 3000 ha ổn
định, có chất lượng cao cho nhà máy sản xuất. Đầu tư phát triển các sản phẩm
mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cồn xuất khẩu như: cồn
công nghiệp, thức ăn nuôi tôm, phát triển và từng bước ổn định mạng lưới tiêu
thụ trong khu vực và cả nước, sẵn sàng hợp tác liên doanh liên kết với mọi đối
tác trong và ngoài nước theo phương thức cùng có lợi và mục tiêu phát triển
của đơn vị.
15
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2010 - 2012
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những thay đổi khá phức tạp, giá
các mặt hàng thay đổi liên tục làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh
doanh của nhiều Công ty (Cty), trong đó có Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng (SOSUCO). Hoạt động từ năm 1998, Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng với thâm niên 15 năm, là một thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động sản
xuất kinh doanh của Cty trong các năm trước cổ phần hóa mặc dù gặp nhiều
khó khăn như thời tiết không thuận lợi, vùng nguyên liệu bị hạn chế, suy thoái
kinh tế, đường nhập lậu qua biên giới,…nhưng Cty đã nỗ lực phấn đấu, khắc
phục khó khăn để có những bước phát triển và đạt kết quả, góp phần ổn định
cho hoạt động của Cty, nâng cao thu nhập cho người lao động và tham gia tạo
công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân trong các vùng
nguyên liệu của nhà máy. Với đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, công
nhân lành nghề, vị trí địa lý thuận lợi, thương hiệu SOSUCO phát triển ngày
càng bền vững, khẳng định vị thế không chỉ ở thị trường trong nước mà còn
hướng ra thế giới. Cty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường
thông qua doanh thu bán hàng và lợi nhuận liên tục tăng nhanh trong thời gian
qua. Điều này được thể hiện rõ qua bảng dưới đây về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của Cty.
Bảng 3.1 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của SOSUCO từ 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
(2011/2010)
Tuyệt
đối
Tương
đối
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
(%)
DT
413.993
621.709 667. 989
207.716
50,17
46.280
7,44
CP
408.724
613.649
603.152
204.925
50,14
(10.497)
(1,71)
5.269
8.060
64.837
2.791
53,00
56.777
704,42
LNKTTT
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm 2010 - 2012
Qua bảng 3.1, ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Cty
khá ổn định. Đây là khoảng thời gian phát triển nhất của Cty. Doanh thu qua
ba năm liên tục tăng cao, năm sau luôn tăng cao và nhanh hơn năm trước, cụ
thể là năm 2011 doanh thu đã tăng lên khoảng 208 tỷ đồng và tăng cao nhất là
năm 2012 tăng khoảng 46 tỷ đồng. Sở dĩ doanh thu tăng qua các năm cao như
16
vậy là do Cty có chính sách mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh cũng như
bộ phận kinh doanh nổ lực bán hàng, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ trên thị
trường cao giúp doanh thu của Cty tăng.
Tiếp tục xem xét chỉ tiêu thứ hai là sự biến động chi phí. Chi phí là một
chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cty và là chỉ tiêu
khá phức tạp khó đo lường chính xác các khoản mục chi phí cụ thể. Nhìn vào
bảng 3.1 ta thấy chi phí đều tăng. Năm 2011 chi phí tăng khoảng 205 tỷ đồng.
Tốc độ tăng chi phí như vậy là khá cao nhưng chi phí vẫn thấp hơn doanh thu
nên nhìn chung việc sử dụng chi phí của Cty năm 2011 tương đối tốt. Đến
năm 2012 chi phí giảm khoảng 10 tỷ đồng điều này cho thấy khả năng kiểm
soát chi phí của Cty tốt hơn. Phần lớn trong tổng chi phí, giá vốn hàng bán
(GVHB) chiếm tỷ trọng khá lớn, kế đó là chi phí quản lý doanh nghiệp
(CPQLDN), chi phí bán hàng (CPBH), chi phí tài chính (CPTC) và chi phí
khác (CPK). Tổng chi phí tăng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng vì giá vốn
chiếm tỷ trọng cao nhất nên những nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn thì đó chính
là nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng hay giảm. Nguyên nhân giá vốn qua
các năm đều tăng là do tình hình thị trường ba năm qua có nhiều thay đổi, giá
nguyên vật liệu dùng trong chế biến đường biến động tăng, tiền lương cơ bản
cũng tăng theo chính sách của Nhà nước, các chi phí trong sản xuất tăng,…nên
kéo theo tổng chi phí cũng tăng cao.
Chỉ tiêu kế tiếp là lợi nhuận, đây là mục tiêu cuối cùng của Cty, là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá kết quả kinh tế của quá trình sản xuất
kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí
trong hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm Cty kinh doanh đều có lãi và mức lợi
nhuận năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Năm 2011 lợi nhuận tăng khoảng
3 tỷ đồng. Năm 2012 là năm có lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của Cty,
lợi nhuận tăng 57 tỷ đồng. Nhìn vào con số khổng lồ của lợi nhuận năm 2012,
ta có thể khẳng định rằng việc kinh doanh của Cty có kết quả to lớn, đã cho
thấy Cty đang hoạt động đúng hướng có kết quả và đây chính là móc đánh dấu
bước phát triển vượt bậc của Cty và ngày càng khẳng định uy tín cũng như
chất lượng thành phẩm của Cty.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Cty trong ba năm qua
đạt kết quả khá tốt. Doanh thu liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Đây là
điều kiện thuận lợi để Cty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai, vì vậy
Cty nên duy trì và phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là phân tích
sơ lược một số chỉ tiêu về kết quả đạt được của Cty trong ba năm qua. Chúng
ta sẽ đi phân tích sâu hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Cty ở chương tiếp
theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Cty.
17
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
- Với lợi thế nằm ở hạ lưu sông Mêkông không bị ảnh hưởng lũ cùng với
vùng nguyên liệu mía dồi dào đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng
tạo, có khả năng thích ứng với mọi môi trường làm việc khác nhau và sự thay
đổi liên tục của thị trường.
- Công ty đặt ngay quốc lộ gần trung tâm thành phố, giao thông thuận
lợi, dễ dàng trong các hoạt động vận chuyển, kinh doanh và ký kết hợp đồng.
- Công ty đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Với
tiềm năng sẵn có cùng với sự quan tâm của các ngành các cấp và sự đầu tư,
hợp tác của nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước, ngành mía đường Sóc
Trăng sẽ có bước phát triển vượt bậc trong tương lai.
- Công ty đã áp dụng chính sách thu mua linh hoạt, kịp thời, phù hợp với
tình hình thị trường, nên công tác thu mua nguyên liệu được thực hiện đạt và
vượt kế hoạch đề ra.
- Máy móc thiết bị của Cty tương đối ổn định, máy móc thiết bị phục vụ
cho sản xuất được nhập từ nước ngoài về với công nghệ hiện đại và cho năng
suất cao, Cty có nguồn lao động dồi dào.
3.5.2 Khó khăn
- Tuy hiện nay Cty đã có nguồn cung cấp NVL đầu vào ổn định nhưng
vẫn chưa đủ để nhà máy hoạt động với công suất tối đa. Điều này sẽ gây lãng
phí rất nhiều, phụ thuộc nguyên liệu vào mùa vụ. Điều kiện quản lý vùng mía
đầu tư phức tạp. Hiện nay việc nghiên cứu, chuyển giao giống mía mới, chất
lượng tốt vào sản xuất còn chậm; năng suất, chất lượng mía vẫn còn thấp, tổn
thất sau thu hoạch lớn. Bên cạnh đó, việc tổ chức thu hoạch và vận chuyển
chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất
sau thu hoạch lớn.
- Thiếu nguồn vốn đầu tư, sử dụng vốn và chi phí kết quả chưa đạt như
kế hoạch đã đề ra.
- Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên vẫn còn một số chưa thực sự có
chuyên môn sâu về nghiệp vụ quản lý, điều hành kinh tế.
- Thời kỳ hội nhập mang lại nhiều tiềm năng phát triển cho các Cty thúc
đẩy mức độ gia nhập ngành tăng cao trong tất cả các lĩnh vực là nguyên nhân
18
làm cho môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt tạo nên sức ép cạnh tranh
trên thị trường ngày càng gay gắt, gây áp lực và khó khăn khá lớn cho Cty.
Việc ngăn chặn buôn lậu đường trên thị trường vẫn chưa có kết quả và lượng
đường tồn kho lớn vẫn đang là áp lực lớn của các nhà máy trước khi bước vào
vụ mới.
3.5.3 Định hướng phát triển
- Để củng cố và giữ thế cạnh tranh, Cty đang tiến hành mở rộng sản xuất
kinh doanh, cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng, sóat xét lại thị trường
truyền thống, thị trường hở... và điều chỉnh từ chiến lược từ " Vượt khó " sang
" Thích nghi " hướng về khách hàng. Cty tung ra hàng loạt chính sách theo
quan điểm triết lý kinh doanh " Lợi ích tương đồng ", Cty đang giới thiệu
mạnh mẽ Cty, nhãn hiệu hàng hóa và cam kết cung cấp sản phẩm - dịch vụ
cho khách luôn hoàn hảo.
- Trong giai đoạn sắp tới Cty vẫn hoạt động trong lĩnh vực thu mua mía
nguyên liệu về sản xuất. Ngoài ra đơn vị còn liên doanh liên kết với đơn vị
bạn cùng ngành nghề để khai thác thêm nguồn nguyên liệu và trao đổi để kinh
doanh đạt kết quả cao hơn.
- Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu, sản phẩm
đơn vị trên thị trường, đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng tốt
yêu cầu của khách hàng.
- Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, duy trì các
hệ thống quản lý chất lượng, hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước.
- Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và chi tiêu, phấn đấu hạ giá thành
sản xuất, tiết giảm chi phí để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng việc phát triển, củng cố và phát triển hệ thống bán hàng, thực
hiện các chỉ tiêu doanh thu về sản phẩm.
- Tận dụng nguồn nhân lực, lợi thế hiện có tạo ra sản phẩm hiệu quả và
thu nhập,...đảm bảo quyền lợi và lợi ích cổ đông, quan tâm đời sống người lao
động.
19
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG TỪ NĂM
2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
4.1.1 Phân tích doanh thu theo hoạt động năm 2010 - 2012
Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh
thu. Doanh thu của Cty thu được từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính
và thu nhập khác. Vì Cty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên
doanh thu từ hoạt động kinh doanh, cụ thể là doanh thu thuần từ bán hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Cty, là nguồn vốn để tái sản
xuất, trang trải các chi phí.
Bảng 4.1 Doanh thu theo hoạt động của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
406.692
619.422
664.641
365
1.221
TNK
6.936
1.066
Tổng
413.993
DTTBH
DTHĐTC
Chênh lệch
(2011/2010)
Tuyệt
đối
Chênh lệch
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
212.729
52,31
45.219
7,30
2.195
856
234,52
974
79,77
1.153
(5.870)
(84,63)
87
8,16
621.709 667. 989
207.716
50,17
46.279
7,44
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Từ bảng 4.1, ta thấy tổng doanh thu của Cty tăng qua ba năm, tăng mạnh
năm 2011 và tăng nhẹ năm 2012. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần về bán hàng tăng khoảng 213 tỷ đồng. Sự tăng lên
đáng kể của doanh thu thuần là do trong năm 2011 Cty có sự đầu tư mở rộng
thêm nhiều mạng lưới phân phối dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng lên, một nhân
tố nữa góp phần làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng là Cty không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc thường xuyên kiểm tra về độ trong và
vệ sinh của nguồn đường tạo được niềm tin đối với người sử dụng. Đặc biệt
loại đường đóng gói được tiêu thụ khá tốt ở hệ thống siêu thị Coop.mart, phân
20
hữu cơ vi sinh đã phát triển khá tốt ở thị trường trong tỉnh, nước uống tinh
khiết được đánh giá tốt và sử dụng nhiều. Sản phẩm tạo được lòng tin đối với
người tiêu dùng, cùng với chất lượng phục vụ là điều kiện dể dàng để tăng
nguồn thu bán hàng. Doanh thu thuần bán hàng năm 2012 tăng 45 tỷ đồng,
mặc dù doanh thu này tăng nhưng tăng ít hơn năm trước nên Cty cần quan tâm
về khoản tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng như chú
ý trong kế hoạch mở rộng thêm mạng lưới phân phối.
+ Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ 2010 : 2011 : 2012
là 0,09% : 0,20% : 0,33%. Năm 2011 tăng 856 triệu đồng, nguyên nhân sự
tăng lên là do Cty đẩy mạnh vào đầu tư các chương trình cơ bản, tiền thu lãi
cho vay, doanh thu hoạt động khác. Khoản thu này là tương đối lớn do đó Cty
cần chú ý quan tâm hơn nữa bên cạnh khoản thu từ cung ứng sản phẩm. Vì nó
góp phần không nhỏ từng bước đưa lợi nhuận của Cty tăng lên. Năm 2012
tăng khoảng 1 tỷ đồng, nguyên nhân là do sự suy thoái nền kinh tế dẫn đến
việc đầu tư vào những chương trình, hạng mục giảm. Mặc khác cũng do bản
thân của Cty còn ái ngại vì lý do sự suy thoái kinh tế, do đó giảm đầu tư vào
hoạt động tài chính để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng có thể là
chiến lược kinh doanh của Cty. Nhưng tôi nhận thấy rằng tỷ trọng từ hoạt
động tài chính là khá tiềm năng, Cty cần có những kế hoạch, chiến lược phát
triển hơn nữa điều này cũng đồng nghĩa với việc Cty cần bồi dưỡng, nâng cao
đội ngũ chuyên gia trong hoạt động này để có thể đưa ra những phương pháp
phù hợp với tình hình thực tế nhằm vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động tài
chính phát triển ổn định, góp phần đưa thu nhập của Cty tăng lên.
+ Thu nhập khác là khoản thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định, thu bán phế liệu, thu từ các khoản nợ khó đòi và thu nhập khác. Năm
2011 thu nhập khác của Cty giảm khoảng 6 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến
doanh thu khác giảm là do khoản thu từ những khoản nợ khó đòi từ những
năm trước giảm. Thu nhập khác năm 2012 tăng, nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng này là do khoản thu từ bán phế liệu và khoản thu từ những khoản nợ khó
đòi từ những năm trước tồn động lại.
Như vậy, năm 2011 do doanh thu thuần từ bán hàng, doanh thu hoạt
động tài chính tăng mạnh nên làm cho tổng doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là
sự tăng nhanh từ doanh thu bán hàng tăng lên phân nửa. Do Cty tìm được môi
trường tiêu thụ nhiều hơn chính vì vậy mà Cty đã đẩy mạnh sản lượng tiêu
thụ. Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính cũng đặt nhiều hứa hẹn góp
phần đưa hoạt động của Cty ngày càng có kết quả. Năm 2011 khối kinh doanh
đã có nhiều nổ lực trong công tác thị trường, linh hoạt trong phương thức bán
hàng và thiết lập tốt quan hệ với khách hàng truyền thống. Tuy nhiên mãng
21
kinh doanh các sản phẩm phụ, yêu cầu về con người và chuyên môn còn hạn
chế, kinh phí đầu tư phát triển thị trường còn yếu. Còn năm 2012 cán bộ, công
nhân viên của Cty đã có nhiều nổ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch,
thúc đẩy doanh thu bán hàng và doanh thu từ hoạt động khác tăng lên đã góp
phần chủ yếu đưa tổng doanh thu năm 2012 tăng, tuy nhiên vẫn còn một vài
chỉ tiêu chưa đạt.
4.1.1.1 Phân tích doanh thu thuần theo sản phẩm năm 2010 - 2012
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng doanh thu của Cty, là nguồn vốn để tái sản xuất, trang trải các
chi phí. Cty hoạt động nhiều lĩnh vực với nhiều loại sản phẩm nên doanh thu
của Cty được chia theo từng sản phẩm như: doanh thu bán thành phẩm đường
(TPĐ), doanh thu bán phân hữu cơ vi sinh (PHCVS), doanh thu bán mật rĩ,
doanh thu bán hàng hóa đường (HHĐ), doanh thu bán Nước tinh khiết (NTK),
doanh thu bán điện, doanh thu bán hàng khác.
a) Doanh thu bán hàng theo sản phẩm
Dựa vào bảng 4.2, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo
sản phẩm của Cty đều tăng qua 3 năm.
Bảng 4.2 Doanh thu theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 -2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ
Tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
352.572
557.803
615.495
205.231
58,21
57.692
10,34
PHCVS
2.887
4.071
1.345
1.184
40,01
(2.726)
(66,70)
Mật Rĩ
26.351
39.387
33.568
13.036
49,48
(5.819)
(14,77)
HHĐ
21.190
11.962
6.951
(9.228)
(43,55)
(5.011)
(41,20)
NTK
1.462
1.235
1.026
(227)
(15,53)
(209)
(17,00)
Điện
-
4.128
6.341
4.128
-
2.218
53,60
Khác
2.632
1.733
235
(900)
(34,23)
(1.498)
(86,64)
DTBH
407.094
620.319
664.961
213.225
52,38
44.642
7,20
CKGT
402
897
320
495
123,44
(577)
(64,40)
406.692
619.422
664.641
212.730
52,31
45.219
7,30
TPĐ
DTT
Tuyệt
đối
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 – 2012
22
Tương
đối
(%)
Doanh thu bán thành phẩm đường
So với vụ trước, diện tích mía ở ĐBSCL có tăng do giá mía duy trì ở
mức cao. Tuy nhiên tổng sản lượng mía thu hoạch vẫn chưa đáp ứng đủ công
sức ép của các nhà máy đường (NMĐ) ở khu vực. Tình trạng thiếu sự phối
hợp của các NMĐ trong việc tiêu thụ mía, tranh mua tranh bán,…làm giá mía
tăng cao và chất lượng mía thu mua thấp. Bên cạnh đó giá đường thế giới giữ
vững ở mức khá cao tác động tích cực đến giá đường trong nước, đây là cơ hội
tốt không chỉ cho ngành đường trong nước mà còn là cơ hội cho Cty. Năm
2011 mặc dù do ảnh hưởng của nguồn đường nhập lậu đã tác động tiêu cực
đến giá đường trong nước, do ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát và
thắt chặt tín dụng của Nhà nước, lãi suất ngân hàng tăng cao, NMĐ thiếu vốn
tạm trữ trong mùa vụ cũng làm mất đi thuận lợi, do ảnh hưởng của thời tiết
khiến diện tích mía giảm, chất lượng mía kém làm cho các nhà máy thiếu
nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cao hơn lượng đường sản
xuất, xảy ra tình trạng tăng giá đường, điều này giúp Cty bán được hàng làm
cho doanh thu tăng khoảng 205 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba Cty hoạt động
theo mô hình cổ phần, tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình mới còn một số
hạn chế cần tiếp tục củng cố và nâng cao kết quả kinh doanh.
Năm 2012 do được mùa, sản lượng đường trong nước dồi dào, mà giá
đường trong nước giảm mạnh là do thị trường tiêu thụ trong nước đang ở mức
thấp khiến giá đường liên tục sụt giảm. Không những thế, giá đường trong
nước còn bị tác động mạnh do lượng đường nhập lậu từ biên giới Tây Nam
hàng ngày vẫn được đưa vào nội địa càng tăng thêm áp lực cho đường nội địa.
Nhưng năm nay doanh thu bán đường tăng 57.692 triệu đồng, cho thấy Cty
chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống bán hàng, thực hiện đạt các
chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu bán phân hữu cơ vi sinh
Thời gian qua, thị trường phân bón trong nước có sự cạnh tranh khá
quyết liệt giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Tuy
nhiên, sự cạnh tranh đó trong nhiều giai đoạn lại diễn ra bất bình thường, chủ
yếu do nguyên nhân sản phẩm phân bón sản xuất trong nước vì chưa được tính
đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường nên bán trên thị trường với giá thấp
hơn giá phân bón nhập khẩu. Năm 2011 nhu cầu phân bón trong nước vẫn
đang tiếp tục gia tăng, tuy nhiên giá phân bón trong nước có xu hướng giảm
do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thị trường thế giới liên tục suy giảm khá
mạnh. Ngoài ra, tình trạng giá phân bón rẻ do nhập lậu cũng tác động phần
không nhỏ lên thực trạng giá trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đang điêu
23
đứng với lượng phân bón tồn kho đã nhập với giá ở mức cao trước đó. Trong
khi đó, doanh thu bán phân hữu cơ vi sinh của Cty tăng 1 tỷ đồng, cho thấy giá
phân bón có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu này của Cty.
Năm 2012 do ảnh hưởng của nhóm hàng nhiên liệu nhóm chế phẩm từ dầu
thô, trong nửa đầu năm nay giá phân bón trên thị trường có khá nhiều biến
động và sau đó đã giảm trở lại vào nửa cuối năm. Diễn biến thị trường phân
bón năm 2012 tương đối khác với các năm khác: nửa đầu năm nhu cầu sử
dụng phân bón thấp mà giá tăng cao, còn nửa cuối năm nhu cầu sử dụng phân
bón cao mà giá lại giảm mạnh. Nhu cầu và giá cả thay đổi như vậy đã ảnh
hưởng đến doanh thu bán phân bón của Cty giảm gần 3 tỷ đồng. (Nguồn: Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011. Báo cáo tình hình sử dụng phân bón năm
2011..
Doanh thu bán Nước tinh khiết
Hiện nay, nhiều gia đình đã thay đổi thói quen uống nước đun sôi để
nguội bằng nước uống đóng chai tinh khiết. Nhờ vào đặc điểm này mà Cty đã
sản xuất nước đóng chai tinh khiết hiệu Saintard. Dù có vô số thương hiệu sản
xuất trên thị trường nhưng Saintard được người tiêu dùng biết đến và tin dùng.
Năm 2011, thị trường nước uống đóng chai đang giành giật nhau từng khoảng
trống trên thị trường. Nhưng không vì thế mà Cty chùn chân, Cty vẫn tiếp tục
sản xuất nhưng số lượng tiêu thụ giảm nên doanh thu giảm 227 triệu đồng.
Đến năm 2012 sự cạnh tranh của mặt hàng này càng mạnh, nhất là hai mặt
hàng Aquafina và La Vie khắp cả nước, trong tỉnh có Navi, Á Châu và Savico
làm cho doanh thu bán nước tinh khiết tiếp tục giảm 209 triệu đồng. Doanh
thu liên tục giảm như vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu chung của Cty, Cty cần
đầu tư thêm hoạt động bán hàng, cũng như quảng bá thương hiệu và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Doanh thu bán điện
Công ty đã đầu tư vào hoạt động xưởng nhiệt điện với công suất 6.000
KW x 6,3KV, với công nghệ dùng bã mía để đốt lò phát điện, đảm bảo nguồn
điện cung cấp nội bộ và bán cho điện lưới quốc gia. Điều này đã mang lại
nguồn thu mới cho Cty và giải quyết tốt vấn đề môi trường. Nhờ việc dùng bã
mía để phát điện, Cty đã không còn phải phụ thuộc vào nguồn điện từ hệ
thống điện lưới quốc gia; lượng điện làm ra từ mỗi giờ hoạt động của hệ thống
phát điện giúp cho Cty có đủ điện để xài, góp phần tiết kiệm chi phí và chủ
động hơn trong sản xuất. Cung ứng điện năm 2011 đã được thực hiện tốt,
doanh thu bán điện đạt khoảng 4 tỷ đồng, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Cty và nhân dân, góp phần trong tăng
24
trưởng GDP của đất nước, trong thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội của
Đảng và Chính phủ năm 2011. Năm 2012 doanh thu bán điện tiếp tục tăng
khoảng 2 tỷ đồng góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh thu của Cty và
nâng cao lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do sản xuất số lượng lớn mía nguyên
liệu nên số lượng bã mía đốt lò tăng lên tạo ra nguồn điện cao hơn. Với kết
quả đó cho thấy Cty hoạt động thêm lĩnh vực điện là phương hướng đúng đắn.
Doanh thu bán hàng khác giảm liên tục trong 2 năm. Đây là khoản doanh
thu từ bán thức ăn nuôi tôm, cá, thức ăn gia súc gia cầm, mua bán các mặt
hàng tiêu dùng. Nguyên nhân giảm là do thời gian qua các mặt hàng này trên
thị trường luôn biến động, số lượng tiêu thụ các mặt hàng này giảm xuống.
Năm 2011
Năm 2010
0.28%
0.64%
0.95%
0.67%
0%
0.15%
0.20%
0.36%
1.05%
1.93%
5.21%
5.05%
6.35%
6.47%
0.20%
1%
0.71%
86.61%
Năm 2012
0.04%
Thành phẩm đường
Phân hữu cơ vi sinh
Mật rĩ
Hàng hóa đường
Nước tinh khiết
Điện
Bán hàng khác
89.91%
92.56%
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
Xét về mặt tỷ trọng ta thấy doanh thu từ thành phẩm đường vẫn chiếm tỷ
trọng cao hơn, chiếm trên 86% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3
năm vì đây là hoạt động chính của Cty nên các loại thành phẩm đường được
sản xuất và bán với khối lượng lớn. Trong khi tỷ trọng này đang tăng dần qua
3 năm thì tỷ trọng về các sản phẩm còn lại đang giảm dần. Như vậy muốn
nâng cao doanh thu trong thời gian tới thì một mặt Cty cần duy trì hoạt động
sản xuất đường, mặt khác Cty cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm khác, cố
gắng tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng góp phần tăng sản lượng và
giá trị cho tất cả các mặt hàng.
b) Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi những lỗi trong khâu
sản xuất, vận chuyển và bảo quản, muốn giữ chân được khách hàng cũ lôi kéo
khách hàng mới thì Cty nào cũng phải có chiến lược giảm giá hàng bán, nếu
25
khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn sẽ được Cty giảm giá, nếu khách
hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được Cty chiết khấu, còn nếu hàng hoá của
Cty kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc
yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hoặc sẽ phải trả lại hàng.
Nhìn vào bảng 4.3, ta thấy năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu tăng
cao nhất trong ba năm, trong đó tỷ lệ cao nhất là hàng bán bị trả lại do một số
lỗi trong sản xuất và đóng gói bao bì, giá trị hàng bán bị trả lại tăng sẽ tác
động không tốt đến uy tín và lợi nhuận của Cty.
Bảng 4.3 Các khoản giảm trừ doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chiết khấu hàng bán
Chênh lệch
(2011/2010)
Năm Năm Năm
2010 2011 2012 Tuyệt
đối
Chênh lệch
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
-
308
186
308
-
(122)
(39,61)
Hàng bán bị trả lại
90
373
119
283
314,44
(254)
(68,10)
Giảm giá hàng bán
312
216
15
(96)
(30,87)
(201)
(93,50)
Các khoản giảm trừ
402
897
320
495
123,44
(577)
(64,40)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Mặc dù Cty có chính sách cải thiện chất lượng sản phẩm, nhưng tình
trạng bị trả lại hàng vẫn còn diễn ra, điều đó chứng tỏ Cty còn phải cải
thiện nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy cách, mẫu mã sản
phẩm,… và cả chính sách bán hàng. Còn chiết khấu hàng bán tăng vì doanh số
bán hàng tăng nên Cty đã chiết khấu cho khách hàng trên số lượng bán ra.
Lượng đường sản xuất tuy đạt 97,73% so với kế hoạch nhưng về chất lượng
lại không đạt so yêu cầu, một số lượng đường lớn bị loại nên Cty cần kiểm tra
nghiêm ngặt việc đầu tư bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật
trước khi đưa vào khai thác, do công tác tu bổ sửa chữa chuẩn bị cho vụ mùa
chưa tốt, thiếu sự kiểm tra giám sát, nghiệm thu. Tình hình trên làm tăng tổn
thất, Cty tiếp tục củng cố phát triển hệ thống phân phối, phát triển mạng lưới
bán lẻ,…nhằm tăng cường quảng bá và nâng cao chất lượng thương hiệu để
giảm các chi phí giảm trừ.
Năm 2012 Cty có doanh thu cao nhất nhưng các khoản giảm trừ doanh
thu thấp nhất, cho thấy Cty đã quan tâm và đầu tư hơn về khâu sản xuất, đóng
gói và tiêu thụ. Như vậy có thể kết luận chất lượng của sản phẩm hàng hoá của
Cty đã được nâng lên, biểu hiện thông qua mức giảm trừ vì trả lại hàng phần
26
lớn có liên quan đến chất lượng sản phẩm Cty. Trong những năm tiếp theo
mong rằng các khoản giảm trừ doanh thu sẽ tiếp tục giảm để tạo điều kiện đưa
doanh thu tăng lên. Cty đặc biệt là bộ phận bán hàng đưa ra các chương trình
khuyến mãi như chiết khấu hàng bán để giữ chân khách hàng quen thuộc và
lôi kéo thêm được nhiều khách hàng mới, có thể tiếp tục đưa ra cách hình thức
như xây dựng hệ thống giảm giá dựa trên khối luợng hàng bán ra hoặc giảm
giá cho khách hàng trung thành nhưng việc chiết khấu và giảm giá không để
ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận.
4.1.1.2 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 - 2012
Là Cty cổ phần với vốn đầu tư lớn và hoạt động bán hàng tốt nên ngoài
việc sản xuất kinh doanh để có lãi thì Cty còn dùng tiền đầu tư vào một số
hoạt động tài chính để có thêm khoản thu. Doanh thu hoạt động tài chính của
Cty bao gồm thu lãi tiền gửi ngân hàng (TGNH), thu lãi ứng trước và thu từ
hoạt động tài chính khác (DTHĐTCK).
Bảng 4.4 Doanh thu hoạt động tài chính của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
(2011/2010)
Tuyệt
đối
Chênh lệch
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Lãi TGNH
101
886
2.195
785
777,23
1.309
147,74
Lãi ứng trước
248
-
-
(248)
-
-
-
DTHĐTCK
16
335
-
319 1.993,75
(334)
-
DTHĐTC
365
1.221
2.193
974
79,77
856
234,52
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Nhìn chung doanh thu hoạt động tài chính tăng dần qua 3 năm. Năm
2011 doanh thu này tăng là do sự tăng lên của thu lãi tiền gửi ngân hàng, thu
các hoạt động tài chính khác. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính tăng là
do thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, năm nay không có thu lãi ứng trước và thu
khác. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là hoạt động khá tiềm năng, Cty
cần có những kế hoạch, chiến lược phát triển hơn nữa điều này cũng đồng
nghĩa với việc Cty cần bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ chuyên gia trong hoạt
động này để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế
nhằm vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động tài chính phát triển bình ổn, góp
phần đưa thu nhập của Cty tăng lên.
27
4.1.1.3 Phân tích thu nhập khác năm 2010 - 2012
Ngoài việc bán hàng và đầu tư tài chính thì Cty nào cũng có phát sinh
khoản thu nhập khác. Đó là thu từ thanh lý tài sản cố định (TLTSCĐ), thu từ
bán phế liệu (PL), thu công nợ và thu nhập khác. Đây là khoản thu nhập luôn
thay đổi không thể dự đoán trước.
Bảng 4.5 Thu nhập khác của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6.453
602
135
(5.851)
(90,67)
-
49
596
49
-
547 1.116,33
Thu công nợ
202
-
196
(202)
-
196
-
Thu nhập khác
281
415
226
134
47,69
(189)
(45,54)
6.936
1.066
1.153
(5.870)
(84,63)
87
8,16
Thu TLTSCĐ
Thu bán PL
Tổng
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
(467)
Tương
đối
(%)
(77,57)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Năm 2011 thu nhập khác giảm là do việc thanh lý tài sản cố định giảm,
do khoản thu từ những khoản nợ khó đòi từ những năm trước giảm, năm nay
phát sinh thêm từ bán phế liệu, và thu nhập khác tăng nhưng không cao. Thu
nhập khác năm 2012 tăng nhẹ, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do
khoản thu từ bán phế liệu tăng và khoản thu từ những khoản nợ khó đòi từ
những năm trước tồn động lại. Thời gian qua tài sản cố định tương đối ổn định
vẫn sử dụng được nên việc thanh lý giảm.
Công ty chỉ xem xét doanh thu thì chưa đủ cần cân nhắc xem xét các
chỉ tiêu khác như chi phí để xem sử dụng chi phí nào hợp lý hay chi phí nào
chưa hợp lý để điều chỉnh, lợi nhuận nào mang lại kết quả cao để có chiến
lược kinh doanh đúng đắn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh trong thời
gian tới.
4.1.2 Phân tích doanh thu theo hoạt động 6 tháng đầu năm từ năm
2011 - 2013
Phân tích tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm để so sánh và đánh giá sự
tăng trưởng và phát triển doanh thu của Cty trong thời gian 6 tháng với nhau,
28
xem xét tốc độ doanh thu so với thời điểm trước, để thời gian còn lại Cty có
những chiến lược giúp đạt doanh thu tốt. Doanh thu gồm doanh thu thuần bán
hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
Bảng 4.6 Doanh thu theo hoạt động SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
6 tháng
đầu
năm
2011
6 tháng
đầu
năm
2012
6 tháng
đầu
năm
2013
423.992
374.958
DTHĐTC
521
TNK
Tổng
DTTBH
Chênh lệch
(2012/2011)
Chênh lệch
(2013/2012)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
422.458
(49.043)
(11,56)
47.500
12,67
1.140
1.264
619
118,81
124
10,88
116
291
569
175
150,86
278
95,53
424.629
376.389
424.291
(48.240)
(13,36)
47.902
12,73
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2011-2013
Dựa vào bảng 4.6 ta thấy tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 đã
giảm khoảng 48 tỷ đồng. Trong đó doanh thu thuần về bán hàng giảm, còn
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác lại tăng. Nguyên nhân doanh
thu thuần về bán hàng giảm một phần vì sản lượng đường trong nước tương
đối dồi dào, sản xuất đường Thái Lan được mùa, lượng cung đường thế giới
tăng, nên giá đường tại thị trường trong nước thời gian này giảm mạnh, giảm
khoảng 10% so với thời điểm giáp tết, một phần nguồn tiền mặt lưu thông ít,
sức mua năm nay nhỏ giọt nên NMĐ tồn kho lớn. Trong vụ mía vừa qua, giá
đường giảm mạnh nhưng NMĐ không thể giảm giá mua mía nguyên liệu để
đảm bảo thu nhập của nông dân. Tình trạng này kéo dài, làm NMĐ gặp khó
khăn về tài chính, có nhiều nhà máy đường thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa
tạm thời. Chưa kể, tình trạng đối phó với lũ lụt bằng giải pháp thu hoạch mía
sớm gây tổn thất lớn cho nông dân, NMĐ nên có cái nhìn vĩ mô, lượng đường
sản xuất năm nay cao hơn năm sau chưa chắc là tốt mà cần phải xem xét nên
sản xuất đến mức độ bao nhiêu là vừa. Bên cạnh đó diễn biến thị trường phân
bón trong nước không đồng nhất với diễn biến trên thị trường thế giới. Trong
quý I, mặc dù nhu cầu trong nước vẫn cao nhưng do nguồn cung dồi dào nên
giá phân bón trong nước có xu hướng giảm. Dù Cty áp dụng các hình thức
khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng, nhằm đẩy mạnh lượng bán ra, nhưng tốc
29
độ tiêu thụ vẫn thấp đã khiến Cty đạt doanh thu không cao nhưng cũng có kết
quả hơn một số nhà máy đã đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng khoảng 48 tỷ đồng, đặc biệt
ba loại doanh thu đều tăng. Nguyên nhân doanh thu thuần từ bán hàng tăng là
do có đủ nguyên liệu sản xuất tạo ra nhiều thành phẩm đáp ứng đủ đơn hàng,
từ nỗ lực đồng hành cùng nông dân và sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương nên vùng nguyên liệu của Cty ngày càng mở rộng, Cty có
chính sách đãi ngộ cho các nhà cung cấp như thanh toán khoán thu gom, khen
thưởng cuối vụ, tổ chức tham quan du lịch, đối với người trồng mía có bao
tiêu với Cty sẽ được thưởng phân bón khi kết thúc vụ. Bên cạnh các giải pháp
đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định,
thực hiện chính sách quản lý minh bạch công khai, Cty còn thường xuyên
quan tâm đến công tác môi trường, các khí thải của Nhà máy được xử lý bằng
hệ thống lọc khí hiện đại, đảm bảo thân thiện và không gây ô nhiễm môi
trường, do đó uy tín Cty được nâng cao, Cty có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực
hoạt động tài chính giúp doanh thu hoạt động tài chính tăng lên.
Tóm lại, với quy mô hoạt động của Cty có thể thấy được Cty kinh doanh
khá phát triển. Cty đã xây dựng chính sách thu mua hợp lý, phù hợp với tình
hình thị trường và trong vùng, công tác thu mua thuận lợi, cung cấp đủ nguyên
liệu cho nhà máy sản xuất. Ngoài doanh thu hoạt động kinh doanh chính,
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không nhỏ
trong kết cấu doanh thu của Cty. Do đó, Cty nên có hướng duy trì và phát triển
các chính sách kinh doanh này. Nếu 6 tháng tiếp theo Cty hoạt đọng có kết
quả như 6 tháng đầu năm thì Cty sẽ có lợi nhuận cao. Mặc khác, chỉ xem xét
doanh thu thì chưa đủ, Cty cần cân nhắc xem xét các chỉ tiêu khác như lợi
nhuận của từng thành phần, xem thành phần nào đem lại kết quả kinh tế cao
hơn để có chiến lược kinh doanh đúng đắn, góp phần nâng cao kết quả hoạt
động kinh doanh trong thời gian tới. Lợi nhuận của Cty chịu ảnh hưởng lớn
bởi chi phí. Vì vậy trước khi tìm hiểu lợi nhuận ta đi phân tích tình hình chi
phí để đánh giá chi phí tác động đến lợi nhuận.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
4.2.1 Phân tích chi phí theo hoạt động từ năm 2010 - 2012
Chi phí bao gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau trong kinh
doanh. Bởi vậy, để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí
kinh doanh thường được phân loại theo nhiều chức năng. Chi phí là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Cty. Mỗi một sự tăng,
giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự giảm, tăng của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần
30
xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự
gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng
nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Tổng chi phí của Cty gồm các hoạt động như: GVHB, CPTC, CPBH,
CPQLDN và CPK.
Triệu đồng
700
Giá vốn hàng bán
600
Chi phí hoạt động tài chính
500
400
Chi phí bán hàng
300
Chi phí quản lý doanh nghiệp
200
Chi phí khác
100
0
Tổng chi phí
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Hình 4.2 Chi phí của SOSUCO qua 3 năm 2010 - 2012
Từ hình trên ta cũng thấy được giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng chi phí ba năm qua. Cụ thể giá vốn hàng bán lần lượt qua các
năm 2010 : 2011 : 2012 là 90,91% : 91,12% : 93,21%, tuy có sự thay đổi qua
3 năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng trên 90%, điều này cho thấy giá vốn hàng
bán là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của Cty. Còn những chi phí
khác chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng giảm thường xuyên. Dù chi phí nào cũng vậy
nếu càng cao thì lợi nhuận càng giảm.
4.2.1.1 Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó GVHB của thành phẩm đường
chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá vốn. So với một số cây trồng khác, mía là
loại cây trồng phát triển khá ổn định với những vùng chuyên canh có diện tích,
năng suất cao. Thế nhưng, hàng năm, người trồng mía lại luôn phải đối mặt
với những rủi ro thường trực từ chuyện vỡ đê, cho đến lũ về sớm gây ngập úng
và cả sự bấp bênh của giá cả tiêu thụ. Để ổn định vùng nguyên liệu mía đường
là những vấn đề được đặt ra cho cả người trồng mía, ngành nông nghiệp và
31
các nhà máy chế biến không riêng gì Cty. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
sản xuất, Cty đã ký hợp đồng với nông dân trồng mía theo hai hình thức là:
đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Với hình thức đầu tư, đầu mỗi vụ Cty sẽ hỗ trợ
cho nông dân về cây giống, phân bón,… Đến khi thu hoạch, Cty sẽ lấy sản
phẩm là mía và tuỳ theo mức độ hoàn thành kế hoạch, Cty sẽ có chế độ khen
thưởng để khuyến khích nông dân. Còn với hình thức bao tiêu thì khi ký hợp
đồng với nông dân, Cty sẽ quy định ra một giá sàn. Theo đó, nếu giá mía trên
thị trường cao hơn giá sàn thì Cty sẽ mua mía của nông dân theo giá thị
trường. Ngược lại nếu giá mía trên thị trường thấp hơn giá sàn thì Công ty sẽ
mua bằng với giá sàn để đảm bảo quyền lợi của nông dân. Ngoài ra, Công ty
còn thu mua mía từ các đơn vị kinh doanh khác. Dưới đây là bảng GVHB của
tất cả các sản phẩm của Cty thời gian qua.
Bảng 4.7 Giá vốn theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
323.342
498.802
513.241
175.460
54,26
14.439
2,90
2.062
2.926
1.282
864
42,00
(1.644)
(56,19)
Mật rĩ
26.351
39.387
33.568
13.036
49,47
(5.819)
(15,00)
HHĐ
17.273
11.361
6.723
(5.912)
(34,22)
(4.638)
(40,82)
NTK
1.059
1.093
903
34
3,21
(190)
(17,38)
Điện
-
4.128
6.341
4.128
-
2.213
53,61
Khác
1.503
1.427
132
(35)
(2,33)
(1.336)
(91,75)
371.590
559.124
562.190
187.534
50,47
3.066
0,55
TPĐ
PHCVS
GVHB
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Qua bảng trên GVHB tăng liên tục qua ba năm. GVHB tăng đều có
chung nguyên nhân là do sản lượng sản xuất tăng, giá cả nguyên liệu đầu vào
tăng, một phần vì sản xuất bị lỗi, các sản phẩm phải sản xuất lại làm tốn nhiều
chi phí, thời gian ngừng sản xuất do máy móc hư hỏng nhiều, do sự cố thiết bị,
tình hình trên làm tăng tổn thất trong sản xuất, chi phí vào nhà máy tốn kém,
chi phí kho lưu trữ cũng tăng, cộng với lãi suất ngân hàng cao làm tăng chi
phí. Mặc khác Cty đã thực hiện đúng chính sách của Nhà Nước tăng mức
lương cơ bản cho nhân viên để đảm bảo cuộc sống của họ. Thêm vào đó Cty
xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo phương pháp này hàng
32
hoá xuất kho chưa ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập
trong kỳ kế toán tính được giá bình quân cuả hàng hoá nên phần nhập trong kỳ
giá cao sẽ ảnh hưởng giá vốn cao. Bên cạnh đó do lượng đường xuất khẩu của
các nước sản xuất hàng đầu giảm do sản lượng thấp trong khi nhu cầu không
ngừng tăng đã hỗ trợ cho giá vốn đã ở mức cao 30 năm qua, tiếp tục tăng cao
nữa ảnh hưởng tới giá vốn trong nước và Cty.
Giá vốn bán hàng hóa đường do Cty có mua một số hàng hóa đường bán
lại, mua với giá cao nên giá vốn bán ra cao. Tiếp đến là giá vốn bán điện, phân
vi sinh tăng tỷ lệ thuận với giá vốn thu mua nguyên liệu mía. Cuối cùng là
nước uống tinh khiết do quá trình sản xuất đơn giản hơn các sản phẩm trên
nên giá vốn cũng ít hơn.
Năm 2011
Năm 2010
0.26%
0.40%
0%
0
Năm 2012
0.74%
1.13%
0.20%
0.16%
2.03%
4.68%
1.19%
7.04%
7.09%
5.98%
0.52%
0.50%
0.23%
0.02%
Thành phẩm
đường
Phân hữu cơ vi
sinh
Mật rĩ
Hàng hóa đường
Nước tinh khiết
Điện
87%
89.21%
91.29%
Hình 4.3 Cơ cấu giá vốn của SOSUCO năm 2010 – 2012
Tuy các loại giá vốn hàng bán trên thay đổi liên tục qua 3 năm. Trong đó
giá vốn của thành phẩm đường luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí
và tăng cao nhất trong 3 năm qua lần lượt 2010 : 2011 : 2012 là 87% :
89,21%, 91,29%, bên cạnh đó có những mặt hàng giá vốn giảm như: mật rĩ lại
giảm từ 7,09% còn 5,98% và hàng hóa đường giảm từ 4,68% còn 1,19%, còn
lại tất cả mặt hàng đều thấp. Mặc dù giá vốn của thành phẩm đường còn cao
nhưng nhìn chung Cty đã kiểm soát tương đối tốt chi phí giá vốn, điều này thể
hiện các nhà quản lý cũng như đội ngũ nhân viên Cty đã nổ lực hết mình trong
việc kiểm soát chi phí giá vốn giúp Cty trải qua thời kỳ khó khăn, giá cả leo
thang.
Thường thì để giảm giá vốn Cty phải mua thấp bán cao nhiều lần quay
vòng như thế sẽ giảm giá vốn, Cty không cần phải nhập hàng nhiều, quan
trọng là biết cách quay vòng vốn, càng nhanh thì khả năng giảm giá vốn càng
33
thấp. Tóm lại giá vốn tăng lên là do các yếu tố sản xuất đầu vào tăng và tỷ lệ
lạm phát tăng dẫn đến giá cả hàng hóa tăng theo. Trong quá trình sản xuất
kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho Cty thì phải quản lý chặt chẽ
vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của Cty. Muốn vậy Cty
phải xác định được một cách chính xác nhất các khoản chi phí chi ra. GVHB
là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúng giá vốn thì trước hết Cty
phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn.
4.2.1.2 Chi phí tài chính
Chi phí hoạt động tài chính có chiều hướng gia tăng cũng góp phần làm
tăng tổng chi phí. CPHĐTC của Cty gồm tiền lãi vay, chênh lệch tỷ giá
(CLTG) và chi phí tài chính khác (CPTCK).
Bảng 4.8 Chi phí tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Lãi tiền vay
Lỗ CLTG
CPTCK
CPHĐTC
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
19.741
29.405
157
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
20.522
9.664
49,00
(8.883)
(30,20)
51
-
(106)
(67,52)
(51)
-
-
5.904
3.700
5.904
-
(2.203)
(37,32)
19.898
35.360
24.222
15.462
77,71
(11.138)
(31,50)
Nguồn: Báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Dựa vào bảng 4.8 chi phí này tăng năm 2011, nguyên nhân chi phí này
tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất thay đổi theo chiều hướng tăng, Cty gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất nên phải đi vay nhiều hơn, bên cạnh đó chi phí
lãi vay của các ngân hàng ngày càng tăng. Những nguồn chi phí tài chính này
khá lớn và mang tính chất dài hạn nên không thể sử dụng toàn bộ vốn chủ sở
hữu để tài trợ. Cty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi phải có nguồn vốn
phải đầu tư vào Cty ngày càng nhiều. Từ đó bắt buộc Cty phải đi vay một
phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Cty. Do đó chi
phí tài chính cũng tăng dần theo từng năm. Cty đã vay Quỹ Bảo Vệ Môi
Trường Việt Nam để xây dựng hệ thống nước thải, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Sóc Trăng mua thiết bị xây dựng NMĐ Sóc Trăng, Ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín Sóc Trăng mua thiết bị xây dựng xưởng nhiệt, Cty
Trách Nhiệm Hữu Hạn Đặng Thành, Cty Cổ Phần Mía đường Cần Thơ, Cty
34
Trách Nhiệm Hữu Hạn Kim Hà Việt và Cty Cổ Phần Sản xuất Thương Mại
Thành Thành Công bổ sung vốn lưu động. Mặc dù mặt bằng lãi suất tín dụng
đã liên tục giảm với tốc độ khá nhanh thời gian qua, song chi phí vay vốn vẫn
là một trong những áp lực lớn nhất trên vai Cty, ban điều hành gặp nhiều khó
khăn về các hạng mức ở ngân hàng không đáp ứng cho nguồn vốn lưu động
của Cty tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Trong năm 2011 Cty cần
nguồn vốn để đầu tư nhiều nên phải vay ngân hàng nên chi phí lãi vay cao hơn
các năm, khó khăn về nguồn vốn chưa được tháo gỡ, Cty phải vay từ nhiều
nguồn để bù đắp (cả ngoài ngân hàng), lãi suất tăng cao… dẫn đến chi phí tài
chính tăng cao. Cụ thể, tổng chi phí tài chính tăng khoảng 15 tỷ đồng (chủ yếu
là chi phí lãi vay và bị lỗ chênh lệch tỷ giá). Năm 2012 tổng chi phí tài chính
giảm khoảng 11 tỷ đồng, do lãi tiền vay và chi phí tài chính khác giảm đặc biệt
năm nay Cty không bị lỗ tỷ giá.
4.2.1.3 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đem
sản phẩm tới người tiêu dùng. CPBH của Cty gồm: nhân viên bán hàng
(NVBH), chi phí vật liệu (CPVL), dụng cụ đồ dùng (DCĐD), dịch vụ mua
ngoài (DVMN), khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) và chi phí bằng tiền khác
(CPBTK).
Bảng 4.9 Chi phí bán hàng của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Năm
2010
Năm
2011
NVBH
1.168
1.422
1.883
254
21,75
461
32,44
CPVL
-
34
2
34
-
(31)
(91,84)
DCĐD
-
7
5
7
-
(2)
(22,88)
11
40
35
29
263,64
(5)
(12,64)
DVMN
2.843
4.091
1.568
1.248
43,90 (2.522)
(61,66)
CPBTK
1.221
1.983
1.352
762
62,41
(630)
(31,74)
CPBH
5.243
7.579
4.848
2.336
44,56 (2.730)
(36,03)
KHTSCĐ
Năm
2012
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Qua bảng 4.9 ta thấy tổng CPBH tăng giảm từng năm. CPBH tăng
khoảng 2 tỷ đồng năm 2011, do tình hình tiêu thụ chậm nên Cty đã đầu tư hơn
về khâu bán hàng, lúc này giá xăng dầu tăng cũng làm tăng chi phí bán hàng.
35
Bên cạnh đó trong năm nay Cty đã thực hiện chính sách tăng lương cho nhân
viên bán hàng nhằm khuyến khích họ phát huy hết khả năng cống hiến của
mình, kết quả là năng suất chất lượng trong bán hàng đã tăng lên rõ ràng. Năm
2012 CPBH giảm khoảng 3 tỷ đồng do dụng cụ đồ dùng, dịch vụ mua ngoài
mua năm trước nhiều nên năm nay giảm. Giảm doanh thu là vấn đề Cty cần
xem lại, nhưng giảm chi phí là điều tốt. Cụ thể:
+ Chi phí nhân viên bán hàng bao gồm lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí này nhìn chung tăng qua các năm. Tiền
lương tăng lên là do chính sách tăng tiền lương của Nhà nước nhằm khuyến
khích tinh thần làm việc của người lao động. Trong những năm qua Cty luôn
quan tâm tới chế độ tiền lương, tiền thưởng của người lao động bằng chứng là
Cty thực hiện việc trả lương đúng kỳ hạn quy định, ngoài ra còn có chế độ
khen thưởng hằng năm vào những ngày lễ, tết nhằm kích thích tinh thần làm
việc hăng say của các nhân viên.
+ Chi phí vật liệu tăng năm 2011 và giảm năm 2012. Trên thị trường
Việt Nam Cty mía đường rất nhiều nhưng có rất ít Cty được người tiêu dùng
nhớ tới và trở thành khách hàng trung thành của Cty. Bên cạnh đó sức ép cạnh
tranh ngày càng cao khi Cty phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác
trong nước và ngoài nước. Khi bán hàng Cty thường xuyên bán theo phương
thức vận chuyển hàng. Theo phương thức này thì Cty chịu mọi rủi ro nếu hàng
hóa bị mất mát hư hỏng trên đường và doanh thu chỉ được ghi nhận khi khách
hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Nhưng nhằm lôi kéo khách
hàng nên ngoài cam kết trên Cty còn đồng ý chịu hoàn toàn chi phí vận
chuyển nếu khách hàng mua số lượng lớn. Việc làm này làm cho khách hàng
an tâm hơn khi mua sản phẩm của Cty cũng như hài lòng với phương thức
giao hàng và phục vụ của Cty nhưng Cty chi quá nhiều chi phí vận chuyển.
Điều này dẫn đến khi doanh thu tăng cao thì chi phí vận chuyển của Cty cũng
tăng theo.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng tăng vào năm 2011 và giảm năm 2012, bao
gồm chi phí mua trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, các loại bao bì dùng để
đựng vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ, quần áo và
dụng cụ bảo hộ lao động.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ đây là chi phí khấu hao cho xe vận chuyển,
máy móc. Chi phí khấu hao này tăng lên là do Cty mua thêm TSCĐ, năm 2011
Cty mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, năm 2012 chi phí
khấu hao giảm do Cty nhượng bán một số TSCĐ.
36
+ Dịch vụ mua ngoài chi cho các dịch vụ thường xuyên như tiền điện,
nước, điện thoại có liên quan đến dịch vụ bán hàng. Năm 2011 dịch vụ mua
ngoài tăng do doanh thu bán hàng tăng, năm 2012 dịch vụ mua ngoài giảm vì
doanh thu bán hàng giảm.
+ Chi phí bằng tiền khác tăng giảm thất thường trong thời gian qua và
khó có thể tìm ra nguyên nhân, bởi vì chỉ có chi phí nhân viên bán hàng, chi
phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, dụng cụ đồ dùng và khấu hao tài sản
được tách ra quản lý riêng, còn các chi phí khác có liên quan đến chi phí bán
hàng đều tập trung ghi nhận vào chi phí khác có biến động thì khó xác định rõ
là sự biến động này do chi phí nào tạo ra.
Đối với các Cty, bán hàng là khâu cuối cùng trong khâu sản xuất kinh
doanh nên nó quyết định sự thành bại của Cty. Cty muốn bán được hàng phải
bỏ ra khoản chi phí bán hàng nhằm mục đích là bán được hàng và chỉ có bán
hàng mới thực hiện được mục tiêu trước mắt đó là lợi nhuận. Vì vậy hoạt động
bán hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, nó chi phối và quyết định các
nghiệp vụ khách hàng của Cty. Tóm lại, trước những biến động của nền kinh
tế hiện nay, Cty phải luôn luôn cố gắng tìm cách đổi mới chế độ quản lý hoạt
động bán hàng cũng như có thể kiểm soát chi phí bán hàng sao cho phù hợp
nhất với sự biến động trên thương trường, để Cty có thể bán được nhiều hàng
hóa mà ít tốn CPBH, đem lại kết quả kinh tế cao nhất cho Cty.
4.2.1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi ra có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản
lý gồm: chi phí nhân viên quản lý, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố
định, thuế, chi phí dự phòng, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
+ Chi phí nhân viên quản lý tăng nhằm khuyến khích hơn tinh thần làm
việc của nhân viên quản lý và bộ phận kế toán, có những người lãnh đạo năng
động và đầy sáng tạo sẽ đào tạo nhân viên của mình làm việc có hiệu quả.
+ Đồ dùng văn phòng tăng do Cty mua trang thiết bị văn phòng, phần
mềm máy vi tính, phần mềm kế toán nhằm phục vụ công tác quản lý tốt hơn.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ giảm là do Cty thanh lý một số máy vi tính,
máy in và thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tuy chưa hết thời gian khấu
hao nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không còn cao, điều này làm giảm chi phí
khấu hao.
37
Bảng 4.10 Chi phí quản lý của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
(2011/2010)
Năm
2012
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
NVQL
2.741
6.867
4.814
4.126
150,53
949
24,56
ĐDVP
182
198
775
16
8,79
577
291,16
KHTSCĐ
236
262
237
26
11.01
(24)
(9,30)
Thuế, phí
70
15
51
(55)
(78,57)
36
235,48
CPDP
3.178
2.464
1.982
(714)
(22,47)
(482)
(19,57)
DVMN
1.070
401
1.209
(669)
(62,52)
807
201,09
CPBTK
2.734
148
2.278
(2.586)
(94,57)
2.130
1.436,80
10.211
10.355
11.349
143
1,41
994
9,60
CPQLDN
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 -2012
+ Chi phí thuế, phí mặc dù Cty được giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) từ năm 2007 đến năm 2013. Đây là phần ưu đãi thuế TNDN
từ ưu đãi thuế TNDN của Cty Mía Đường Sóc Trăng chuyển sang Cty Cổ
Phần Mía Đường Sóc Trăng. Nhưng Cty phải đóng những khoản thuế, phí và
lệ phí có liên quan đến công tác quản lý.
+ Chi phí dự phòng do Cty chịu nhiều khoản chi phí, do phải đầu tư vào
công tác quản lý, phải dự phòng các khoản sửa chữa máy móc, TSCĐ hay xây
dựng thêm công trình trong Cty.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng là những khoản chi phí điện, nước,
điện thoại có liên quan tới phục vụ cho bộ phận quản lý.
+ Chi phí bằng tiền khác: cũng giống như chi phí khác của bộ phận bán
hàng. Đây là khoản chi phí có nhiều khoản mục chi phí. Chi phí này tăng cao
là do Cty tiêu hao nhiều chi phí cho tiếp khách và công tác phí hàng năm. Chi
phí tiếp khách tăng cao vừa là thuận lợi vừa là bất lợi cho Cty. Bởi vì chi phí
tiếp khách tăng lên chứng tỏ Cty có quan tâm và tạo quan hệ tốt với các đối tác
và chính quyền địa phương, điều này có nhiều lợi thế giúp Cty hoạt động hiệu
quả hơn trong tương lai. Tuy nhiên, chi phí tiếp khách quá cao tạo ra vấn đề
tiêu cực trong quản lý hoặc tạo ra các mối quan hệ không cần thiết. Vì vậy Cty
cần xem xét lại khoản chi phí khác này nhằm tiết kiệm phần chi phí.
38
Tiết giảm chi phí quản lý là một trong những biện pháp hiệu quả trong
việc tiết giảm chi phí thông qua cải cách các thủ tục hành chính, tăng cường
vai trò, trách nhiệm của bộ phận quản lý, tiết kiệm nhân lực… CPQLDN đóng
vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận của Cty. Vì vậy Cty cần phải
quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý
một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Cty.
4.2.1.5 Chi phí khác
Chi phí khác phát sinh do hoạt động tài sản thanh lý (TSTL) kém hiệu
quả,… đây là chi phí khó kiểm soát tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí
nhưng cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Bảng 4.11 Chi phí khác của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Năm
2010
Năm
2011
Gía trị TSTL
1.765
1.018
148
(747)
(42,32)
(869)
(85,37)
Chi phí khác
17
210
393
193
1.135,30
183
87,14
1.782
1.228
541
(554)
(31,08)
(687)
(55,93)
Chi phí khác
Năm
2012
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Dựa vào bảng 4.11 ta thấy tổng chi phí khác giảm dần qua ba năm. Đây
là chi phí phức tạp và khó kiểm soát nhất. Nhưng chi phí khác giảm đã cho
thấy Cty sử dụng những khoản chi phí khác này có hiệu quả, kiềm chế sự tăng
lên của nó.
Qua phân tích chi phí ba năm qua ta thấy các cơ cấu chi phí của Cty tăng
khá mạnh và rõ rệt. Các chi phí giữa các năm tăng giảm liên tục cho thấy Cty
chưa chủ động được trong việc quản lý các chi phí. Mặc dù chi phí tăng mà
vẫn đem lại kết quả kinh doanh không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận. Nhưng bản
thân Cty muốn ngày càng phát triển và đi lên thì sự tăng trưởng chi phí trong
thời gian qua đáng lo ngại. Để tiến hành kiểm soát chi phí các nhà quản lý của
Cty cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí,
dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát chi
phí Cty với những hình thức kiểm soát thích hợp, cùng chi phí kiểm soát,
phương tiện công cụ được sử dụng cho hoạt động kiểm soát này và cuối cùng
đi tới các giải pháp điều chỉnh.
39
4.2.1.6 Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là sự tổng hợp của các thành phần
kinh tế như: chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công , chi phí khấu hao tài
sản cố định , Chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí bằng tiền khác. Sự biến động
của những chi phí này phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó phân tích
những chi phí này để xem xét sự biến động của chúng và tìm cách khắc phục
nhằm giúp Cty tiết kiệm chi phí này, để đạt lợi nhuận cao nhất.
Bảng 4.12 Chi phí theo yếu tố của SOSUCO năm 2010 – 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
495.027
501.004
CPNC
13.214
KHTSCĐ
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
518.574
5.977
1,21
17.570
3,51
19.537
24.201
6.323
47,85
4.664
23,87
10.468
13.203
14.675
2.735
26,13
1.472
11,15
DVMN
7.874
8.088
6.181
214
2,72
(1.907)
(23,58)
CPBTK
9.731
8.060
16.340
(1.671)
(17,17)
8.280
102,73
536.314
549.892
579.971
1.578
2,53
30.079
5,47
NVL
Tổng
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
+ Chi phí nguyên vật liệu đây là chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Chi phí này ngày càng tăng cho thấy việc sản xuất kinh doanh của
Cty thuận lợi, nếu chi phí này càng giảm xuống thì có thể hoat4 động sản xuất
kinh doanh của Cty gặp khó khăn, đầu ra không tốt thì đầu vào sẽ giảm, nó
phụ thuộc vào đặt hàng của khách hàng dựa vào đó để sản xuất. Qua bảng 4.12
ta thấy chi phí này năm 2011 tăng khoảng 6 tỷ đồng, nguyên nhân là do đơn
đặt hàng nhiều, lượng tiêu thụ trên thị trường nhiều, nên sản xuất nhiều sản
phẩm, đầu ra tăng thì đầu vào cũng tăng theo. Đến năm 2012 tình hình khả
quan hơn nên chi phí này tăng cao hơn khoảng 18 tỷ đồng.
+ Chi phí nhân công tăng lên trong ba năm qua. Bao gồm nhân công dài
hạn và nhân công thời vụ, chi phí nhân công thời vụ ít biến động hơn chi phí
nhân công dài hạn. Năm 2011 chi phí này tăng khoảng 6 tỷ đồng, do cty sản
xuất nhiều nên số lượng nhân công tăng. Năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng
khoảng 5 tỷ đồng do năm nay Cty có tăng tiền lương cho công nhân để khuyến
khích họ làm việc tốt hơn để giao hàng đúng kế hoạch.
40
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định cũng tăng ba năm qua. Chi phí này
tăng là do trong thời gian qua Cty có kế hoạch xây dựng nhà máy nên mua
thêm máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác, đây là khoản chi phí mà
Cty có thể kiểm soát được. chi phí dịch vụ mua ngoài thì Cty thực hiện tốt
tăng ít năm 2011 và giảm mạnh 2012, còn chi phí khác giảm năm 2011 tăng
cao năm 2012. Cty cần kiểm soát chi phí này chặt chẽ hơn, hạn chế những chi
phí này nếu có thể, để giảm bớt tổng chi phí cho Cty.
4.2.2 Phân tích chi phí 6 tháng đầu năm từ năm 2011- 2013
Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm để xem trong 6 tháng đó Cty
đã sử dụng những khoản chi phí như thế nào. Nếu cao hơn so với thời điểm
năm trước thì thời gian 6 tháng còn lại Cty sẽ điều chỉnh lại những khoản chi
phí sao cho hợp lý không để ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Chi phí của Cty
gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
tài chính và chi phí khác.
Bảng 4.13 Chi phí của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
Đvt: triệu đồng
6 tháng
đầu
năm
2011
6 tháng
đầu
năm
2012
6 tháng
đầu
năm
2013
380.713
327.413
387.724
26.911
7.900
CPBH
4.741
CPQLDN
Chỉ Tiêu
Chênh lệch
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
(53.300)
(14)
60.311
18,42
6.902
(19.011)
(70,64)
(998)
(12,63)
2.207
4.118
(2.534)
(53,45)
1.911
86,59
3.920
3.903
7.344
(17)
(0,43)
3.441
88,16
CPK
226
154
804
(72)
(31,86)
650
422,08
Tổng
416.511
341.577
406.890
(74.934)
(18)
65.313
19,12
GVHB
CPHĐTC
Tuyệt
đối
Chênh lệch
(2013/2012)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm 2010 -2012
Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài nên kinh tế diễn biến không
thuận lợi: tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế đạt mức thấp, thị trường
việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra,
lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài
tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Trước tình hình
như thế Cty đã sử dụng chi phí có tiết giảm, nhìn vào bảng 4.13, ta thấy tổng
41
chi phí 6 tháng đầu năm 2012 giảm khoảng 75 tỷ đồng. Trong đó tất cả các
khoản chi phí đều giảm. Nguyên nhân Cty thực hiện nghiêm ngặt việc bảo trì
sửa chữa, máy móc thiết bị, chú trọng khâu giám sát vận hành để tránh tai nạn
xảy ra, có giải pháp kiểm tra đảm bảo thực hiện tốt các định mức tiêu hao
nguyên vật liệu, sử dụng các vật tư hóa chất và các khoản chi phí. Tổng chi
phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng trở lại, trừ CPHĐTC thì chi phí còn lại đề tăng,
nguyên nhân chính tác động tăng chi phí được xác định là do ảnh hưởng của
điều chỉnh giá xăng dầu; điều chỉnh tăng giá điện và ảnh hưởng của cơn bão số
5, số 6 đã đẩy một số nhóm mặt hàng thiết yếu tăng. Vì vậy, để có thể đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh của Cty trong tương lai ngoài việc duy trì các
chính sách đầu tư và quản lý chi phí hiệu quả, cần xem xét lại các chính sách
bán hàng, cải thiện các mặt chưa tốt của hoạt động kinh doanh chính, hoàn
thiện các mặt còn hạn chế trong việc quản lý các chi phí.
Chi phí có vai trò rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh của Cty.
Chính vì vậy, các thông tin tổng hợp chi tiết luôn phải được thu thập kiểm tra,
giám sát. Yêu cầu quản lý tổng mức phí phải chặt chẽ sao cho có thể giảm tối
thiểu chi phí để thu được nhiều lợi nhuận. Việc quản lý tổng mức phí tốt sẽ có
những thông tin đầy đủ giúp cho việc quản lý của cấp trên được thuận tiện và
có thể đưa ra những quyết định kịp thời, cần thiết. Còn việc quản lý các khoản
mục chi phí cụ thể giúp người quản lý theo dõi chi tiết từng khoản mục, từng
yếu tố cũng như từng nghiệp vụ chi phí phát sinh để từ đó ta có thể so sánh
giữa các khoản chi phí với dự toán, với định mức để xem xét đánh giá và đề ra
được các biện pháp nhằm giảm chi phí một cách hợp lý. Tiếp theo đi vào phân
tích lợi nhuận, để biết với mức doanh thu và chi phí như vậy thì Cty hoạt động
lời hay lỗ.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân
tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi
nhuận là kết quả phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của Cty, phản
ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như
nguyên liệu, lao động,…vì vậy để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động
của Cty chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận của Cty. Lợi nhuận Cty
hình thành từ lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
42
4.3.1 Phân tích lợi nhuận năm 2010 - 2012
4.3.1.1 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp (LNG) là kết quả của doanh thu từ bán hàng trừ cho các
khoản giảm trừ doanht thu và giá vốn hàng bán.
Bảng 4.14 Lợi nhuận gộp của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Chỉ
Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
DTBH
407.094
620.319
664.961
213.225
52,38
44.642
7,20
CKGT
402
897
320
495
123,44
(577)
(64,40)
GVHB
371.590
559.124
562.190
187.534
50,47
3.066
0,55
35.102
60.298
102.451
25.196
71,78
42.153
70,00
LNG
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Theo phân tích doanh thu và giá vốn ở phần trên và dựa vào bảng 4.14,
năm 2011 doanh thu tăng 52,38% và giá vốn tăng 50,47% điều đó làm cho lợi
nhuận gộp về bán hàng tăng 71,78%. Cả doanh thu và giá vốn đều tăng với tỷ
lệ tương đối gần bằng nhau, nhưng giá vốn tăng không bằng doanh thu điều đó
cho thấy Cty hoạt động ổn định. Nguyên nhân làm cho doanh thu hoạt động
bán hàng tăng là do Cty mở rộng thị trường tiêu thụ từ các tỉnh ĐBSCL, miền
Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh đến thị trường ngoài nước như
Singapho, Campuchia, Indonexia nên sản lượng tiêu thụ tăng lên. Nguyên
nhân làm cho giá vốn tăng là do giá cả các mặt hàng đường luôn thay đổi cả
trong nước và thế giới. Cty nắm bắt tình hình giá cả thay đổi mạnh trên thị
trường tác động mạnh đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Cty. Cty
cũng phát triển xuất nhập khẩu sản phẩm máy móc thiết bị trong trồng và sản
xuất mía đường đưa vào sử dụng và có kết quả cao.
Nhưng đến năm 2012 do ảnh hưởng chung của thị trường, tình hình tiêu
thụ sản phẩm giảm đáng kể. Điều đó thể hiện ở doanh thu và giá vốn tăng
nhưng tăng chậm hơn năm trước, tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này không bằng
nhau, cụ thể doanh thu tăng 7,20%, còn giá vốn chỉ tăng 0,55%, điều đó giúp
lợi nhuận gộp tăng 70%, tăng gần bằng năm trước. Nguyên nhân do những
tháng đầu năm giá xăng dầu, nhớt ở mức cao cộng thêm nguồn cung không ổn
định làm cho giá bán sản phẩm tăng.
43
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
luôn tăng qua ba năm. Do Cty sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực như sản
xuất kinh doanh đường, các sản phẩm sau đường; nhập khẩu vật tư, thiết bị
phụ tùng cho sản xuất đường và trồng mía; sản xuất kinh doanh phân bón,
thức ăn nuôi tôm, cá, thức ăn gia súc gia cầm; mua bán các mặt hàng tiêu
dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, sản xuất kinh doanh nước tinh khiết, các
mặt hàng đa dạng luôn đáp ứng nhu cầu chất lượng và uy tín, Cty kinh doanh
nhiều mặt hàng như vậy giúp một khách hàng có thể sử dụng cùng lúc nhiều
sản phẩm của Cty hoặc khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm cần tiêu
dùng. Kinh doanh nhiều lĩnh vực có thể nếu trên thị trường nhu cầu tiêu thụ và
giá bán mặt hàng này giảm vẫn còn nhu cầu tiêu thụ và giá bán mặt hàng khác
tăng, các mặt hàng hỗ trợ lẫn nhau góp phần thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận
về bán hàng. Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc
xác định chính sách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của Cty. Mỗi loại mặt hàng có
tỷ trọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức
lãi cao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc dù tổng
sản lượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể vẫn tăng.
Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thị
trường. Về ý muốn chủ quan thì Cty nào cũng muốn tiêu thụ nhiều những mặt
hàng mang lại lợi nhuận cao song ý muốn đó phải đặt trong mối quan hệ cung
cầu trên thị trường và những nhân tố khác tác động.
4.3.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (LNHĐKD) được xem là lợi nhuận
chính của Cty. Do tỷ trọng của hoạt động tài chính không cao so với lợi nhuận
gộp từ hoạt động kinh doanh, nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
tăng giảm chủ yếu dựa vào lợi nhuận gộp, và các khoản CPTC, CPBH,
CPQLDN.
Qua bảng 4.15 , ta thấy LNHĐKD luôn tăng qua ba năm. Năm 2011 tăng
khoảng 8 tỷ đồng do sự nổ lực của ban lãnh đạo và nhân viên trong việc tìm
kiếm khách hàng mới nên góp phần làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh đi lên. Năm 2012 tăng khoảng 56 tỷ đồng, cho thấy Cty hoạt động phát
triển. Năm 2012 tình hình kinh doanh của một số Cty gặp khó khăn, có Cty bị
thua lỗ, phá sản nhưng Cty vẫn tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy Cty đã có
chính sách kinh doanh hợp lý trong điều kiện khó khăn, thích ứng và vượt qua
khó khăn trước nền kinh tế.
44
Bảng 4.15 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
35.102
60.298
102.452
25.196
71,78
42.153
70,00
DTHĐTC
365
1.221
2.195
856
234,52
974
79,77
CPHĐTC
19.898
35.360
24.222
15.462
77,71
(11.138)
(31,50)
5.243
7.579
4.848
2.336
44,55
(2.731)
(36,03)
10.211
10.355
11.349
144
1,41
994
9,60
115
8.225
64.227
8.110 7.052,17
56.002
680,88
LNG
CPBH
CPQLDN
LNHĐKD
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm 2010 -2012
Qua phân tích cho thấy LNHĐKD luôn thay đổi qua các năm vì nó chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó CPBH và CPQLDN có ảnh hưởng lớn
nhất. Vì vậy, Cty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa các
khoản chi phí đó nhằm đem lại lợi nhuận cho Cty ngày càng nhiều và đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh của Cty trong tương lai. Thời gian qua với nhiều
khó khăn chung của ngành mía đường trong nước, Cty cũng không ngoại lệ,
nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Hội Đồng Quản Trị và với tinh thần trách
nhiệm trước cổ đông và người lao động, Ban điều hành đã nổ lực phấn đấu
điều hành Cty vượt qua khó khăn, đảm bảo thu nhập, ổn định việc làm cho
người lao động, đạt được lợi nhuận cao cho Cty.
4.3.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các
hoạt động khác của Cty, là những khoản lợi nhuận Cty không dự tính trước
hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
Lợi nhuận từ hoạt động này chủ yếu là thanh lý nhượng bán tài sản, thiết
bị máy móc, hưởng chiết khấu từ nhà cung ứng, còn chi phí khác chủ yếu là
chi phí thanh lý nhượng bán tài sản. Lợi nhuận này không ổn định, tốt hơn
hoạt động tài chính thì hoạt động khác đem lại lợi nhuận cho Cty hơn trong ba
năm qua, tuy nhiên hoạt động này chiếm tỷ trọng thấp hơn lợi nhuận từ các
hoạt động trên nhưng cũng góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của Cty.
45
Bảng 4.16 Lợi nhuận hoạt động khác của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Thu nhập khác
6.936
1.066
1.153
(5.870)
(84,63)
87
8,16
Chi phí khác
1.782
1.228
541
(553)
(31,08)
(687)
(55,94)
Lợi nhuận khác
5.154
(162)
612
(5.316)
(103,14)
774
(477,78)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2010 – 2012
Năm 2011 lợi nhuận này giảm khoảng 5 tỷ đồng, nguyên nhân là do thu
nhập khác thấp hơn chi phí khác, năm nay tình hình kinh tế có nhiều khó khăn
nên Cty hạn chế việc thanh lý máy móc cũ, không có điều kiện mua máy móc
mới. Đến năm 2012 lợi nhuận khác tăng lên do Cty đã thanh lý một số tài sản
cũ kém hiệu quả thay thế bằng thiết bị máy móc, Cty mua hàng hóa với số
lượng lớn và cam kết trả tiền trước hạn nên được hưởng chiết khấu hàng hóa
từ nhà cung ứng nên làm cho thu nhập khác tăng, và tốc độ tăng của chi phí
khác giảm nên tạo ra lợi nhuận này.
Tóm lại lợi nhuận từ hoạt động khác giảm rồi tăng. Tuy không phải là lợi
nhuận chính của Cty nhưng cũng góp phần làm cho tổng lợi nhuận sau thuế
của Cty khả quan hơn.
4.3.1.4 Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế hình thành từ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận khác. Qua phân tích ở các bảng trên thì lợi nhuận khác
đóng góp vào lợi nhuận chung là rất thấp. Vì vậy giá trị và tốc độ tăng trưởng
của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có thể được xem như là giá trị và tốc
độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế.
Bảng số liệu 4.17 về tình hình lợi nhuận của Cty ta thấy tổng lợi nhuận
trước thuế năm 2011 tăng gần 3 tỷ đồng. Nếu không có một số nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận như: tình trạng tranh mua mía giữa các nhà máy trong
khu vực vẫn còn gay gắt làm cho giá mía tăng cao, chất lượng mía có giảm so
với vụ trước, do công tác tu bổ sửa chữa, cải tiến cho vụ sản xuất thực hiện
không đạt yêu cầu làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất (hư hỏng phải ngừng máy,
vận hành không đạt các thông số theo yêu cầu, tăng tổn thất, làm tiêu hao vật
tư,…), thì lợi nhuận có thể tăng cao hơn.
46
Bảng 4.17 Lợi nhuận sau thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
115
8.225
64.227
LNK
5.154
(162)
LNKTTT
5.269
LNHĐKD
CPTTNDN
LNST
Chênh lệch
(2011/2010)
Tuyệt
đối
Chênh lệch
(2012/2011)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
8.110
7.052,17
56.002
680,88
612
(5.316)
(103,14)
774
(477,78)
8.063
64.839
2.793
53,00
56.776
704,42
594
895
6.681
301
50,67
5.786
646,48
4.675
7.168
58.158
2.493
53,33
50.990
711,36
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Chi phí thuế TNDN của Cty đối với hoạt động kinh doanh đường thuế
suất thuế TNDN là 20%, các hoạt động kinh doanh khác thuế suất thuế TNDN
là 25%. Cty được miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (từ năm 2007
đến năm 2013 ), đây là phần ưu đãi thuế từ ưu đãi thuế của Công ty Mía
Đường Sóc Trăng chuyển sang Công ty Cổ phần Mía Đường Sóc Trăng theo
điểm 2.7 phần H theo thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
nên lợi nhuận sau thuế tăng nhờ 50% thuế TNDN. Do lợi nhuận trước thuế
tăng nên chi phí thuế TNDN cũng tăng 300 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế
cũng tăng, với kết quả cao đã thể hiện được sự phấn đấu không ngừng trong
công tác quản lý tài chính cũng như công tác quản lý sản xuất, năng suất lao
động của Cty.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng khoảng 57 tỷ đồng. Nguyên
nhân làm cho lợi nhuận tăng mạnh như vậy vì doanh thu bán hàng tăng cao mà
chi phí giảm. Như vậy có thể khẳng định trong ba năm qua Cty hoạt động có
kết quả, lợi nhuận ngày càng tăng. Năm 2012 giá cả thị trường không ổn định,
sản phẩm của Cty phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm trong nước và các nước
trên thế giới, nhưng nhờ cập nhật thông tin kịp thời, tính toán đầu vào đầu ra
đầy đủ hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường nên được khách hàng chấp nhận
(thể hiện tăng doanh thu).
47
Triệu đồng
70000
60000
50000
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
40000
Lợi nhuận khác
30000
Lợi nhuận kế toán trước thuế
20000
10000
0
-10000
1
2
3
Hình 4.4 Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012
Qua hình 4.5 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Cty qua ba năm
tương đối cao, ngoài năm 2010 lợi nhuận hoạt động kinh doanh thấp hơn lợi
nhuận khác thì chủ yếu là lợi nhuận hoạt động kinh doanh đem lại. Với lợi
nhuận tăng cao qua ba năm cho thấy phương hướng hoạt động của Cty phù
hợp với cơ chế thị trường, công tác quản lý chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra.
Cty cần phát huy hơn nữa để thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách hạn chế
đến mức tối đa việc gia tăng chi phí.
4.3.2 Phân tích lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 - 2013
4.3.2.1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2011 - 2013 thì doanh thu bán hàng giảm khoảng
12% năm 2012 và 13% năm 2013, còn giá vốn cũng giảm 14% năm 2012 và
tăng 19% năm 2013. Như vậy doanh thu và chi phí tăng giảm như vậy có ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Cty.
Qua bảng 4.18 ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng 6 tháng đầu năm tăng
giảm qua ba năm. Đầu năm 2012 mặc dù doanh thu bán hàng giảm, mà các
khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán cũng giảm giúp lợi nhuận gộp
tăng khoảng 4 tỷ đồng. Cả doanh thu và giá vốn đều giảm với tỷ lệ tương đối
gần bằng nhau: doanh thu giảm 11,66% và giá vốn giảm 14%, nhưng giá vốn
giảm nhiều hơn doanh thu điều đó làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng tăng
9,86%.
48
Bảng 4.18 Lợi nhuận gộp của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013.
Đvt: triệu đồng
Chỉ
Tiêu
DTBH
6 tháng
đầu
năm
2011
6 tháng
đầu
năm
2012
6 tháng
đầu
năm
2013
424.556 375.049
Chênh lệch
(2012/2011)
Chênh lệch
(2013/2012)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
435.504
(49.507)
(11,66)
60.455
12.955 14.236,2
16,12
CKGT
564
91
13.046
(473)
(83,87)
GVHB
380.713
327.413
387.724
(53.300)
(14)
60.313
18,42
43.279
47.545
34.734
4.266
9,86
(12.812)
(26,95)
LNG
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2011- 2013
Nguyên nhân dẫn tới doanh thu giảm mạnh là do thị trường tiêu thụ
trong nước đang ở mức thấp. Không những thế, giá đường trong nước còn bị
tác động mạnh do lượng đường nhập lậu từ biên giới Tây Nam hàng ngày vẫn
được đưa vào nội địa càng tăng thêm áp lực cho đường nội địa. Nhưng đầu
năm 2013 tốc độ doanh thu bán hàng tăng không bằng tốc độ tăng của các
khoản giảm trừ và giá vốn làm cho lợi nhuận gộp giảm khoảng 13 tỷ đồng. Do
tình hình kinh tế khó khăn tuy giá bán có tăng nhưng tiêu thụ chậm làm doanh
thu tăng ít, điều khiến nhà sản xuất và tiêu thụ không gặp nhau còn do chất
lượng, thực tế có nhiều loại đường không đáp ứng được để làm nước giải khát,
hơn nữa ngay cả với đường đạt chất lượng cao Cty chưa đáp ứng được còn là
do trả giá quá thấp; do thiên tai lũ lụt làm cho nguyên liệu thiếu hụt mua vào
với giá cao và chi phí sản xuất tăng làm cho giá vốn tăng mạnh.
4.3.2.4 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Đầu năm 2012 thì LNHĐKD tăng khoảng 26 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng
là do lợi nhuận gộp về bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính tăng, còn chi
phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm. Mặc dù 6 tháng đầu
năm 2012 vấp phải không ít thách thức, đặc biệt giá đường liên tục hạ thấp…
Tuy nhiên với việc chủ động nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất
lượng sản phẩm; tiết kiệm tối đa chi phí…nên Cty đã hoàn thành xuất sắc các
mục tiêu đề ra với sản lượng đạt 420.000 tấn, tăng 40.000 tấn so với kế hoạch;
tương tự lượng đường yêu cầu trên 38.000 tấn, tăng 5.000 tấn. Bắt đầu từ năm
2009, Cty đã lắp đặt hệ thống phát điện từ bã mía với công suất 3 MWh, đồng
thời đầu tư hệ thống truyền tải điện để hòa vào lưới điện địa phương.
49
Bảng 4.19 Lợi nhuận kinh doanh của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013.
Đvt: triệu đồng
6
tháng
đầu
năm
2011
6
tháng
đầu
năm
2012
6
tháng
đầu
năm
2013
43.279
47.545
34.734
4.266
DTHĐTC
521
1.140
1.264
CPHĐTC
26.911
7.900
CPBH
4.741
CPQLDN
LNHĐKD
Chỉ Tiêu
LNG
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Chênh lệch
(2013/2012)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
9,86
(12.812)
(26,94)
619
118,81
124
10,88
6.902
(19.011)
(70,64)
(998)
(12,63)
2.207
4.118
(2.534)
(53,45)
1.911
86,59
3.920
3.903
7.344
(17)
(0,43)
3.441
88,16
8.228
34.675
17.634
26.447
321,43
(17.041)
(49,14)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2011- 2013
Nhờ việc dùng bã mía để phát điện, Công ty đã không còn phải phụ
thuộc vào nguồn điện từ hệ thống điện lưới quốc gia; lượng điện làm ra từ mỗi
giờ hoạt động của hệ thống phát điện bằng bã mía giúp cho Cty có đủ điện để
xài, góp phần tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong sản xuất. Song song với
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, vấn đề chăm sóc đời sống vật
chất và tinh thần của gần 400 cán bộ công nhân viên cũng luôn được Cty chú
trọng và gắn kết hài hòa với kết quả sản xuất kinh doanh của Cty. Thu nhập
của công nhân lao động ngày càng tăng đã tạo được sự ổn định trong đời sống,
giúp người lao động có thêm niềm tin để có thể gắn bó lâu dài với Cty, tiếp tục
hành trình khẳng định vị thế thương hiệu SOSUCO trên thị trường cũng như
góp phần tích cực phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Đầu năm 2013 lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm khoảng 17 tỷ đồng.
Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận gộp về bán hàng và lợi nhuận tài chính
giảm, mà chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Trước tình
hình này Cty nên tính toán các yếu tố đầu vào, tiết giảm chi phí, khơi thông
đầu ra cho hàng hóa bằng cách củng cố hệ thống phân phối để hàng hóa đến
tay người tiêu dùng ở mức giá hợp lý, giảm tồn kho sản phẩm, theo dõi diễn
biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để điều tiết, phối hợp đồng bộ
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu thông, bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên
triển khai nhiều chương trình trong khuôn khổ của cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
50
4.3.2.3 Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác chỉ tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của Cty. Lợi nhuận
khác thu được là do thu nhập khác trừ đi chi phí khác.
Bảng 4.20 Lợi nhuận khác của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013.
Đvt: triệu đồng
6
tháng
đầu
năm
2011
6
tháng
đầu
năm
2012
6
tháng
đầu
năm
2013
Thu nhập khác
116
291
569
175
150,86
279
96,21
Chi phí khác
226
154
804
(72)
(31,86)
650
422,08
(110)
137
(233)
247
(222,52)
(372)
(271,53)
Chỉ Tiêu
Lợi nhuận khác
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Chênh lệch
(2013/2012)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO từ năm 2011 - 2013
Qua bảng 4.20 đầu năm 2012 lợi nhuận này tăng 247 triệu đồng, nguyên
nhân là do thu nhập khác cao hơn chi phí khác. Đến đầu năm 2013 tình hình
kinh tế có nhiều khó khăn nên Cty hạn chế việc thanh lý máy móc cũ, không
có điều kiện mua máy móc mới nên lợi nhuận khác giảm. Lợi nhuận khác này
khó biết trước được khoảng định mức vì nó thay đổi liên tục, nhưng lợi nhuận
này giảm hay lỗ sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận chung, nên những tháng cuối năm
hạn chế điều này xảy ra.
4.3.2.5 Lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận kế toán trước thuế của Cty hình thành từ lợi nhuận hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác. Do chỉ so sánh 6 tháng đầu của ba năm nên
không có lợi nhuận sau thuế. Vì lợi nhuận sau thế được tính khi kết thúc năm
tài chính. Dựa vào bảng 4.20, ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đầu
năm 2012 tăng. Vì lượng đường tiêu thụ trong thời điểm này tăng vào vụ mía,
nhà máy bán đường tồn kho ra để giảm lượng vay vốn ngân hàng, thậm chí hạ
giá bán dưới giá thành để có tiền trả nông dân bán mía theo cam kết. Doanh
thu có giảm, nhưng chi phí giảm nhiều hơn doanh thu (phân tích phần trên)
nên lợi nhuận thời gian này tăng. Đầu năm 2013 lợi nhuận này giảm. Vì doanh
thu tăng nhẹ nhưng chi phí tăng mạnh nhất là GVHB, CPBH và CPQLDN
(phân tích phần trên) làm cho lợi nhuận giảm. Thời điểm này trong nước, tình
hình tiêu thụ được cải thiện vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nhưng các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các Cty vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, hàng tồn kho còn cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động
51
hoặc giải thể trong năm 2012 và đầu năm 2013 nhiều, tình trạng nợ xấu chưa
được giải quyết... Trước tình hình đó, Cty cần có một số giải pháp nhằm tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tiêu thụ trên thị trường, giải
quyết nợ xấu, đồng thời thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh tế cả năm.
Bảng 4.21 Lợi nhuận trước thuế của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013.
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
6
tháng
đầu
năm
2011
6
tháng
đầu
năm
2012
6
tháng
đầu
năm
2013
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Chênh lệch
(2013/2012)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
LNHĐKD
8.228
34.675
17.634
26.447
321,43
(17.041)
(49,14)
LNK
(110)
137
(235)
247
(222,52)
(369)
(271,32)
LNKTTT
8.338
34.538
17.869
26.200
314,22
(16.669)
(48,26)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm 2010 - 2013
Nhìn chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Cty những tháng đầu
năm rất khả quan. Để nâng cao kết quả kinh doanh thì Cty cần tích cực hơn
nữa trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc
phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời Cty cần
phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, giảm những chi phí không
cần thiết để tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó Cty tăng cường các biện pháp tăng
doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của Cty ngày càng cao.
4.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận
Trong hoạt động kinh doanh của Cty có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận nhưng bài luận văn chỉ phân tích các nhân tố có thể định lượng được
mức tác động của nó đến lợi nhuận là: DTT, GVHB, CPBH, CPQLDN,
DTHĐTC, CPHĐTC, TNK, CPK. Thep phương pháp thay thế liên hoàn để
phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2012.
4.3.4.1 Phân tích nhân tố tác động đến chênh lệch lợi nhuận năm 2011
Qua phụ lục 1 tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến chênh lệch của
Cty năm 2011:
+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
Doanh thu thuần : 212.729 triệu đồng
Doanh thu hoạt động tài chính: 855 triệu đồng
Chi phí khác: 5.869 triệu đồng
52
+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
Giá vốn hàng bán: 187.534 triệu đồng
Chi phí bán hàng: 2.336 triệu đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 144 triệu đồng
Chi phí tài chính: 15.462 triệu đồng
Doanh thu khác: 5.869 triệu đồng
Vậy tổng lợi nhuận của Cty năm 2011 tăng 2.794 triệu đồng (đúng bằng
đối tượng phân tích). Trong năm 2011 có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, trong đó doanh thu thuần và chi phí khác làm tăng lợi nhuận nhiều
nhất, còn giá vốn hàng bán và chi phí tài chính làm giảm lợi nhuận nhiều nhất.
4.3.4.2 Phân tích nhân tố tác động đến chênh lệch lợi nhuận năm 2012
Qua phụ luc 2 tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến chênh lệch của
Cty năm 2012:
+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
Doanh thu thuần : 45.219 triệu đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính: 973 triệu đồng.
Chi phí bán hàng: 2.336 triệu đồng.
Chi phí tài chính: 11.138 triệu đồng.
Doanh thu khác: 5.869 triệu đồng.
Chi phí khác: 687 triệu đồng.
+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận:
Giá vốn hàng bán: 3.066 triệu đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 994 triệu đồng.
Vậy tổng lợi nhuận của Cty năm 2012 tăng 56.775 triệu đồng (đúng bằng
đối tượng phân tích). Trong năm 2012 có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, trong đó doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán
hàng, chi phí tài chính, doanh thu khác và chi phí khác làm tăng lợi nhuận
nhiều nhất, còn giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm
lợi nhuận
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, ta nhận thấy nhân
tố giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận giảm nhiều nhất trong thời gian qua, để
53
nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới Cty cần có những
chính sách đúng đắn để hạn chế chi phí này đến mức tối đa có thể.
4.4 TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Khi tính toán kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh không thể coi
lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, các nhân tố này có tác động
lẫn nhau. Và để đánh giá một cách đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Cty thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vì nó biểu hiện
mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất thực tế, thể hiện trình độ kinh
doanh của các nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó.
4.4.1 Lợi nhuận theo sản phẩm
Do điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ
có khác nhau làm lợi nhuận của Cty ba năm qua cũng khác nhau. Ngoài ra quy
mô sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận
thu được cũng khác nhau nên bài luận văn ngoài phân tích lợi nhuận hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác còn phân tích lợi nhuận thu được từ các sản
phẩm để đánh giá sản phẩm nào đem lại lợi nhuận cao.
Bảng 4.22 Lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
29.230
59.001
102.254
29.771
101,85
43.253
73,31
825
1.145
63
320
38,79
(1.082)
(94,50)
0
0
0
-
-
-
-
HHĐ
3.917
601
228
(3.316)
(84,66)
(373)
(62,06)
NTK
403
142
123
(261)
(64,76)
(19)
(13,38)
Điện
-
0
0
-
-
-
-
Khác
1.126
261
103
(865)
(76,82)
(158)
(60,54)
35.501
61.150
102.771
25.649
72,25
41.621
68,06
TPĐ
PHCVS
Mật rĩ
LN
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
54
Qua bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận của tất cả các sản phẩm của Cty
trong 3 năm qua luôn tăng trên 50%. Tuy nhiên trong đó có sản phẩm Cty chỉ
bán với giá vốn như mật rĩ và điện nên không đem lại lợi nhuận. Năm 2011
chỉ có thành phẩm đường và phân hữu cơ vi sinh đem lại lợi nhuận cao, còn
hàng hóa đường, nước tinh khiết và hàng khác thì lợi nhuận giảm, do thành
phẩm đường và phân hữu cơ vi sinh tăng cao dù các sản phẩm còn lại giảm
vẫn làm tổng lợi nhuận tăng gần 26 tỷ đồng. Năm 2012 chỉ có thành phẩm
đường tăng khoảng 42 tỷ đồng, các sản phẩm còn lại lợi nhuận đều giảm
nhưng giảm tỷ lệ thấp nên không ảnh hưởng tới lợi nhuận chung. Nhìn chung
lợi nhuận theo sản phẩm của Cty tương đối tốt chỉ giảm nhưng không bị lỗ,
nhưng nếu lợi nhuận các mặt hàng này giảm liên tục sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận chung.
Năm 2011
0.43%
Năm 2010
Năm 2012
0%
3.17%
0%
1.14%
11.03%
0.23%
0.12%
0.98%
0.22%
0%
0%
1.87%
0%
0.06%
0%
0.10%
2.32%
82.34%
96.49%
Thành phẩm đường
Phân hữu cơ vi sinh
Mật rĩ
Hàng hóa đường
Nước tinh khiết
Điện
Hàng khác
99.50%
Hình 4.5 Cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010-2012
Qua hình trên ta thấy lợi nhuận theo sản phẩm của Cty chủ yếu là từ
thành phẩm đường chiếm trên 80% và ngày càng tăng dần, còn những sản
phẩm khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng rồi giảm. Như vậy Cty cần đầu tư
bên lĩnh vực sản xuất kinh doanh đường để ngày càng phát triển hơn nữa, và
không quên đẩy mạnh các lĩnh vực còn lại, vì tất cả các lĩnh vực kinh doanh
có mối quan hệ với nhau, một lĩnh vực kinh doanh không có kết quả tốt sẽ
ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của Cty.
55
4.4.2 Lợi nhuận theo kế hoạch
Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng khi phân tích tình hình
lợi nhuận, đó là so sánh lợi nhuận kế hoạch với lợi nhuận thực tế của Cty. Qua
đó đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch, công tác dự báo của Cty.
Bảng 4.23 Lợi nhuận theo kỳ kế hoạch của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận kế hoạch
4.000
7.000
23.000
Lợi nhuận thực tế
5.269
8.063
64.839
Chênh lệch thực tế/ kế hoạch
1.269
1.063
41.839
% Hoàn thành kế hoạch
31,73
15,19
181,9
Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng tổng hợp kế hoạch tài chính năm 2010 – 2012
Năm 2010: Cty đã hoàn thành mức lợi nhuận kế hoạch, vượt 31,73%.
Nguyên nhân là do hoạt động ngành mía đường đã có nhiều điều kiện để phát
triển, Cty có cơ hội ký thêm nhiều hợp đồng, do ảnh hưởng của thời tiết khiến
diện tích mía giảm, chất lượng mía kém làm cho các nhà máy thiếu nguyên
liệu trầm trọng, khi đó nhu cầu tiêu thụ cao hơn lượng đường sản xuất, xảy ra
tình trạng tăng giá đường, giúp Cty bán được đường với giá cao. Tại ĐBSCL,
tình trạng giành giật mía nguyên liệu vẫn xảy ra khi lượng mía thiếu hụt so với
công suất dự kiến của các nhà máy, nhiều nhà máy trong khu vực đã lên kế
hoạch đầu tư vùng nguyên liệu ra nước ngoài, đặc biệt là Campuchia. Trong
khi đó Cty đã đầu tư vùng mía ở Cù Lao Dung và Mỹ Tú nên có đủ nguồn
nguyên liệu sản xuất.Vì vậy mà doanh thu đạt mức chỉ tiêu đề ra.
Năm 2011: Giá đường thế giới giữ vững ở mức khá cao tác động tích cực
đến giá đường trong nước, đây là cơ hội tốt cho ngành đường trong nước cũng
như là cơ hội cho Cty bán được giá cao. Ngành mía đường được quan tâm và
phát triển nhiều hơn, Cty quyết tâm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Lúc
này lượng đường xuất khẩu của các nước sản xuất hàng đầu giảm do sản
lượng thấp trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài không
ngừng tăng tạo điều kiện cho ngành mía đường xuất khẩu, Cty cũng tham gia
xuất khẩu. Điều này góp phần làm cho lợi nhuận đạt vượt 15,19%.
Năm 2012: Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp thuộc các lĩnh vực
nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nên
thương hiệu sản phẩm đường kính trắng của Cty được đông đảo người tiêu
dùng tin tưởng sử dụng. Đặc biệt với việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, sản phẩm Cty cung cấp
56
cho thị trường luôn ổn định về chất lượng, giá cả cạnh tranh, đáp ứng hiệu quả
nhu cầu tiêu dùng của người dân và tự hào nhiều năm liền đạt danh hiệu “Bạn
nhà nông”, Giải Sao vàng Đất Việt, Thương hiệu mạnh toàn quốc, Cup ISO…
Thương hiệu được xác lập, Cty có thêm nhiều đối tác trong và ngoài nước đến
tìm hiểu, đặt quan hệ hợp tác làm ăn. Mặc dù 6 tháng đầu năm 2012, vấp phải
không ít thách thức, đặc biệt giá đường liên tục hạ thấp… Tuy nhiên với việc
chủ động nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm; tiết
kiệm tối đa chi phí…nên Cty đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra với
sản lượng đạt 420.000 tấn, tăng 40.000 tấn so với kế hoạch; tương tự lượng
đường yêu cầu trên 38.000 tấn, tăng 5.000 tấn, dẫn đến lợi nhuận hoàn thành
tăng 181,9%.
Nhìn chung công tác dự báo lập kế hoạch của Cty rất tốt, thực tế và kế
hoạch chênh lệch tương đối thấp. Vì ngành mía đường là ngành đặc biệt hơn
các ngành khác chỉ sản xuất theo mùa vụ, nhưng là mặt hàng thiết yếu được sử
dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dựa vào dự báo tình hình thị trường
có thể dự đoán lập kế hoạch. Hiện nay Cty chỉ lập kế hoạch về lợi nhuận, Cty
cần lập thêm kế hoạch chi phí dựa vào tình hình sử dụng chi phí những năm
qua và tình hình giá thay đổi trên thị trường để đề ra định mức phù hợp, có thể
giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận hơn.
4.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ
số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh
doanh thua lỗ.
Lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần tăng dần trong ba năm. Chỉ số này
cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Tỷ số này là một chỉ số rất hữu ích. Cty có tỷ số lợi nhuận gộp ngày
càng cao chứng tỏ Cty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Thu
nhập tăng là dấu hiệu tốt.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần năm 2010 thấp,
nhưng được cải thiện dần năm 2011 và 2012. Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất
nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của Cty. Tuy nhiên
không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về Cty, ngoài
xem xét tỷ số này phải xem xét các tỷ số khác và các yếu tố khác.
Lợi nhuận khác trên chi phí khác giảm năm 2011 do thu nhập khác nhỏ
hơn lợi nhuận khác dẫn đến tỷ số này âm, như vậy hoạt động khác của Cty
57
chưa tốt. Năm 2012 tỷ số này tăng lên do thu nhập khác cao hơn chi phí khác
làm tỷ số lợi nhuận này dương.
Bảng 4.24 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO từ 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Doanh thu thuần
Năm 2011
Năm 2012
406.692
619.422
664.641
Thu nhập khác
6.936
1.066
1.153
Lợi nhuận gộp
35.102
60.298
102.451
115
8.225
64.227
Lợi nhuận khác
5.154
(162)
612
Lợi nhuận trước thuế
5.269
8.063
64.839
Lợi nhuận sau thuế
4.675
7.168
58.158
Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần %
8,63
9,73
15,41
LNHĐKD/ Doanh thu thuần %
0,03
1,33
9,66
74,31
(15,20)
53,08
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần %
1,29
1,30
9,76
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần %
1,15
1,16
8,75
LNHĐKD
Lợi nhuận khác/ Thu nhập khác %
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần năm 2011 tăng thấp và năm
2012 tăng nhanh, cho biết một đồng doanh thu có thể tạo ra 9,76 đồng lợi
nhuận trước thuế. Tỷ số này tăng cao nhất năm 2012 có nghĩa là quản lý chi
phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các
nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến tỷ số lợi nhuận này cao hay
thấp để từ đó có thể xác định xem Cty hoạt động có kết quả hay không, hoặc
xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí giá vốn.
Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2011 tăng rất thấp.
Nguyên nhân là do trong năm 2011 các khoản chi phí cùng với giá vốn của
Cty tăng cao mặc dù doanh thu tăng cao nhưng phải trang trải những khoản
chi phí đó đã có sự ảnh hưởng đến lợi nhuận Cty, với đạt 619.422 triệu đồng
so với lợi nhuận sau thuế là 7.165 triệu đồng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu năm 2011 chỉ tăng 0,01%, sự tăng lên rất thấp. Năm 2012 tăng cao
cho thấy với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo
ra 8,75 đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn thì kết quả hoạt động của Cty càng
cao. Nguyên nhân cùng với sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ thì Cty đã giảm
một số chi phí trong quá trình hoạt động và chi phí giá vốn tương đương năm
2011, góp phần vào một trong những yếu tố giúp lợi nhuận sau thuế tăng lên ,
58
từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên. Đây cũng là điều đáng
khích lệ đối với Cty.
Như vậy qua bảng 4.23 ta thấy các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
trong 3 năm qua (trừ tỷ số lợi nhuận khác trên chi phí khác giảm năm 2011).
Trong đó doanh thu thuần tăng cao nhất, làm cho lợi nhuận trước và sau thuế
của Cty cũng tăng cao. Năm 2011 2 tỷ số này tăng bằng nhau, năm 2012 tỷ số
lợi nhuận trước thuế tăng cao hơn tỷ số lợi nhuận sau thuế 0,87 đồng. Thông
thường tỷ số lợi nhuận trước thuế được nhiều nhà phân tích tài chính ưa
chuộng hơn tỷ số lợi nhuận sau thuế vì tỷ số lợi nhuận trước thuế thể hiện khả
năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế. Nhà đầu
tư mong muốn tìm kiếm Cty có tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu cao,
vì họ tin rằng tỷ số lợi nhuận càng cao thì khả năng kiểm soát và cân bằng
kinh doanh của Cty càng lớn.
80.00%
70.00%
Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
%
60.00%
50.00%
LNHĐKD/ Doanh thu thuần %
40.00%
Lợi nhuận khác/ Thu nhập khác
%
30.00%
20.00%
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
thuần %
10.00%
0.00%
-10.00%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
thuần %
-20.00%
Hình 4.6 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO năm 2010 – 2012
4.4.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp
cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua bảng 4.24 ta thấy tỷ số lợi nhuận gộp so với giá vốn hàng bán tăng
qua ba năm. Năm 2011 tăng không cao, tốn kém 100 đồng giá vốn chỉ tạo ra
10,78 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là giá vốn tăng cao hơn lợi nhuận gộp hơn
9 lần. Năm 2012 tỷ số này tăng 7,44, nguyên nhân là lợi nhuận gộp năm nay
tăng cao.
59
Tỷ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên chi phí bán hàng tăng rất cao.
Năm 2011 tỷ số này tăng 106,31, nguyên nhân do lợi nhuận cao hơn chi phí
bán hàng. Năm 2012 tỷ số này tăng 1.216,29 do lợi nhuận này tăng gần 8 lần
so với năm 2011.
Tỷ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng cao như lợi nhuận này trên chi phí bán hàng. Năm 2011 tỷ số này tăng
78,29 do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí
quản lý doanh nghiệp. Năm 2012 tỷ số này tăng 486,5 do lợi nhuận lên 8 lần,
còn chi phí tăng phân nữa.
Tỷ số lợi nhuận khác trên chi phí khác giảm 2011 do chi phí khác cao
hơn thu nhập khác làm cho lợi nhuận khác âm, chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng
tỏ với một mức chi phí cao mà không mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Và tăng năm 2012 do chi phí khác thấp hơn thu nhập
khác nên lợi nhuận khác cao hơn chi phí khác.
Bảng 4.25 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Gía vốn hàng bán
371.590
559.124
562.190
Chi phí bán hàng
5.243
7.579
4.848
10.211
10.355
11.349
Chi phí khác
1.782
1.228
541
Tổng chi phí
388.826
578.286
578.928
35.102
60.298
102.451
115
8.225
64.227
Lợi nhuận khác
5.154
(162)
612
Lợi nhuận trước thuế
5.269
8.063
64.839
Lợi nhuận sau thuế
4.675
7.168
58.158
Lợi nhuận gộp/Gía vốn hàng bán %
9,45
10,78
18,22
LNHĐKD/Chi phí bán hàng %
2,21
108,52
1.324,81
LNHĐKD/CPQLDN %
1,14
79,43
565,93
289,23
(13,19)
113,12
Lợi nhuận trước thuế/Tổng chi phí %
1,36
1,39
11,12
Lợi nhuận sau thuế/Tổng chi phí %
1,20
1,24
10,05
CPQLDN
Lợi nhuận gộp
LNHĐKD
Lợi nhuận khác/Chi phí khác %
Nguồn: Báo cáo tài chính của SOSUCO năm 2010 -2012
60
Năm 2012
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng chi phí tăng qua các năm. Năm 2011
tỷ số này tăng rất ít cho thấy Cty kiểm soát tổng chi phí chưa tốt. Năm 2012 tỷ
số này tăng 9,73. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi
phí càng lớn, Cty đã tiết kiệm được các khoản chi phí hợp lý.
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí tăng như tỷ số lợi nhuận trước
thuế trên tổng chi phí. Năm 2011 tỷ số này tăng rất ít. Năm 2012 tỷ số này
tăng cao do tổng chi phí chỉ tăng 0,1 lần còn lợi nhuận sau thuế tăng 8 lần.
600.00%
Lợi nhuận gộp/Gía vốn hàng bán
%
500.00%
400.00%
LNHĐKD/Chi phí bán hàng %
300.00%
LNHĐKD/CPQLDN %
200.00%
Lợi nhuận khác/Chi phí khác %
100.00%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng chi phí
%
0.00%
-100.00%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế/Tổng chi phí
%
Hình 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO năm 2010 – 2012
Qua phân tích các tỷ số lợi nhuận trên chi phí đều tăng qua 3 năm (trừ tỷ
số lợi nhuận khác trên chi phí khác giảm năm 2011). Cho thấy Cty sử dụng chi
phí tương đối có hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận, chỉ còn chi phí khác là
loại chi phí khó kiểm soát nên tỷ suất liên quan đến chi phí khác còn giảm.
Trong thời gian tới Cty cần duy trì mức lợi nhuận này hoặc càng tăng hơn nữa.
Như vậy Cty cần có những chính sách cụ thể cho từng khoản mục chi phí góp
phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Cty.
Tóm lại lợi nhuận là mục tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn
bộ quá trình đầu tư, tái sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý
kinh tế của đơn vị. Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không
chỉ quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí mà cần phải đặt
lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế đã sử dụng để
tạo ra lợi nhuận.
61
4.4.5 Tỷ số doanh thu trên chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí
kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một
mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại doanh thu cao cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Bảng 4.26 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Gía vốn hàng bán
371.590
559.124
562.190
Chi phí bán hàng
5.243
7.579
4.848
10.211
10.355
11.349
1.782
1.228
541
19.898
35.360
24.222
Tổng chi phí
408.724
613.646
603.150
Doanh thu BHCCDV
407.094
620.319
664.961
402
897
320
406.692
619.422
664.641
365
1.221
2.195
6.936
1.066
1.153
101.267,16
69.154,85
207.800,31
Doanh thu thuần/Gía vốn hàng bán %
109,45
110,78
118,22
Doanh thu thuần/Chi phí bán hàng %
7.756,86
8.172,87
13.709,59
Doanh thu thuần/CPQLDN %
3.982,88
5.981,86
5.856,38
99,50
100,94
110,19
1,83
3,45
9,05
389,23
86,81
213,12
CPQLDN
Chi phí khác
Chi phí tài chính
CKGTDT
Doanh thu thuần
Doanh thu tài chính
Thu nhập khác
Doanh thu BHCCDV/CKGTDT %
Doanh thu thuần/Tổng chi phí %
Doanh thu tài chính/Chi phí tài chính %
Thu nhập khác/Chi phí khác %
Nguồn: Báo cáo tài chính của SOSUCO năm 2010 -2012
Qua bảng trên ta thấy tỷ số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm năm 2011 và tăng nhanh năm 2012. Tỷ số này của Cty càng lớn thì
chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại doanh thu cao cho
hoạt động bán hàng.
Tỷ số doanh thu thuần trên giá vốn hàng bán liên tục tăng dần qua 3 năm.
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần giá vốn hàng bán chiếm
62
bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ
ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này của Cty càng lớn chứng tỏ
việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt.
Tỷ số doanh thu thuần trên chi phí bán hàng đều tăng mạnh trong 3
năm qua. Tỷ số này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này của Cty càng
lớn chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả.
Tỷ số doanh thu thuần trên chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao
nhiêu chi phí quản lý. Tỷ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
của Cty càng lớn chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao.
Tỷ số doanh thu tài chính trên chi phí tài chính cũng tăng nhẹ trong 3
năm qua. Mặc dù tốc độ tăng không bằng với các chỉ tiêu trên nhưng cũng
cho thấy hiệu quả quản lý tài chính của Cty tương đối tốt.
Tỷ số thu nhập khác trên chi phí khác giảm năm 2011 cho thấy Cty
kiểm soát chi phí khác chưa tốt để chi phí khác phát sinh cao hơn thu nhập
khác. Và tỷ số này tăng trở lại năm 2012 cho thấy Cty có những chính sách
kiểm soát chi phí này.
250000.00%
Doanh thu
BHCCDV/CKGTDT %
200000.00%
Doanh thu thuần/Gía
vốn hàng bán %
150000.00%
Doanh thu thuần/Chi phí
bán hàng %
100000.00%
Doanh thu
thuần/CPQLDN %
50000.00%
Doanh thu thuần/Tổng
chi phí %
Doanh thu tài
0.00%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Hình 4.8 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO năm 2010 – 2012
4.4.6 Đánh giá tình hình sử dụng chi phí
Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Trong tình hình kinh tế thị trường khó khăn, giá cả leo thang không thể tránh
khỏi những tác động ảnh hưởng đến tình hình sử dụng chi phí của Cty.
63
Bảng 4.27 Chi phí và doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Tổng chi phí
Tổng doanh thu
Năm 2010
408.724
413.993
Năm 2011
613.646
621.709
Năm 2012
603.150
667. 989
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SOSUCO 2010 - 2012
Doanh thu năm 2011 tính theo chi phí năm 2010:
Chi phí định mức =
408.724
x621.709 = 613.796 triệu đồng
413.993
Ta có: 613.796 – 613.646 = 150 triệu đồng
Dựa vào bảng trên và kết quả thì năm 2011 Cty sử dụng chi phí hợp lý
tiết kiệm được 150 triệu đồng, tương đương 0,02%.
Doanh thu năm 2012 tính theo chi phí năm 2011:
Chi phí định mức =
613.646
x667.989 = 659.326 triệu đồng
621.709
Ta có: 659.326 – 603.150 = 56.176 triệu đồng
Dựa vào bảng trên và kết quả thì năm 2012 Cty sử dụng chi phí có hiệu
quả tiết kiệm được 56.176 triệu đồng, tương đương 9,31%.
Như vậy, trong ba năm qua tổng chi phí và tổng doanh thu luôn tăng
nhưng chi phí tăng không bằng doanh thu nên Cty vẫn có lợi nhuận. Điều đó
chứng tỏ Ban quản lý của Cty đã có những chính sách đúng đắn kiểm soát và
sử dụng chi phí có kết quả. Trong tương lai mong rằng Cty luôn có chính sách
sử dụng chi phí tiết kiệm như vậy và tiết kiệm cao hơn nữa không xảy ra tình
trạng bội chi để lợi nhuận ngày càng cao.
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG
Kết quả kinh doanh của công ty chịu sự tác động của nhiều khâu, nhiều
nhân tố, cho nên muốn nâng cao kết quả kinh doanh phải giải quyết đồng bộ
nhiều vấn đề. Trước hết các nhà kinh doanh phải giải đáp các vấn đề như:
64
Mua cái gì? Bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Giá cả như thế nào?
Thời gian nào? Để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị trường mà không bị
lỗ.
Nhận đơn hàng nào? Giá cả bao nhiêu? Phương thức thanh toán ra sao?
Để có thể thu hồi vốn nhanh và mang lợi nhuận cao.
Ngoài ra để nâng cao kết quả kinh doanh thì công ty cần nâng cao các
giải pháp phát triển mặt mạnh, những mặt yếu kém có giải pháp khắc phục.
Giải pháp phát huy
Mặt mạnh
Công ty đã tạo dựng được uy
tín và thương hiệu trên thị
trường. Với tiềm năng sẵn có
cùng với sự quan tâm của các
ngành các cấp và sự đầu tư, hợp
tác của nhiều đối tác lớn trong
và ngoài nước, ngành mía
đường Sóc Trăng sẽ có bước
phát triển vượt bậc trong tương
lai.
Tiếp tục nâng cao uy tín của công ty bằng
cách nâng cao chất lượng sản phẩm; giao
hàng đúng thời hạn, đủ số lượng, chất lượng
và giá cả như thỏa thuận trong hợp đồng, uy
tín càng cao công ty có nhiều cơ hội tìm
kiếm các hợp đồng mới, cũng như thu hút sự
đầu tư hơn.
Công ty có sự phân công, phân
nhiệm rõ ràng, ý thức chấp
hành, ý thức hoàn thành nhiệm
vụ được phát huy triệt để, lề lối
làm việc được đổi mới nhanh,
khoa học. Nhân viên trong công
ty có sự đoàn kết nhất trí cao
trong công việc. Trình độ của
từng thành viên trong công ty
thường xuyên được trau dồi, tập
thể cán bộ công nhân viên trong
công ty có sự quyết tâm trước
những thách thức vì sự phát
triển của tổ chức.
Việc tổ chức phân công lao động khoa học
và hợp lý sẽ góp phần vào việc sử dụng và
khai thác tối đa nguồn lực sản xuất kinh
doanh của công ty, loại trừ tình trạng lãng
phí lao động và máy móc, phát huy được
năng lực sở trường của từng cán bộ công
nhân viên trong công ty, phát huy được tinh
thần trách nhiệm của mọi người trong công
việc, tạo ra môi trường làm việc trong công
ty năng động và đạt năng suất chất lượng
cao góp phần vào việc giảm giá thành sản
phẩm và tăng lợi nhuận.
Sử dụng hình thức kỹ luật, khen thưởng đối
với nhóm trưởng để gắn trách nhiệm của họ
trong việc điều hành lao động trong nhóm,
giáo dục an toàn trong sản xuất để hạn chế
tình trạng xảy ra tai nạn lao động, tránh lãng
65
phí mất mát nguyên liệu và tự ý bỏ việc của
công nhân.
Công ty đã đầu tư đồng bộ hoá
dây chuyền sản xuất, đầu tư đổi
mới các loại máy móc phù hợp
với công nghệ mới.
Cập nhật và tìm hiểu những thông tin mới về
những dây chuyền sản xuất đạt công suất cao
mà tiết kiệm nhiện liệu giúp tiết kiệm chi phí
sản xuất, nâng cao hiệu suất tổng thu hồi và
chất lượng sản phẩm.
Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm
phù hợp với thị trường, tận
dụng các phế phụ phẩm của sản
xuất đường để sản xuất phân vi
sinh, điện... để nâng cao kết
quả sản xuất....Hoạt động nhiều
lĩnh vực với nhiều sản phẩm đa
dạng hỗ trợ lẫn nhau trong sản
xuất kinh doanh vừa tạo cơ hội
cho khách hàng lựa chọn sản
phẩm tiêu dùng vừa thu hút sự
đầu tư nguồn vốn bên ngoài.
Xây dựng, triển khai, thực hiện các kế hoạch
và chính sách marketing: chính sách sản
phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao
tiếp, chính sách phân phối... cùng với việc
đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép
đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Có
thể sử dụng phế phẩm sản xuất thêm mặt
hàng cồn.
Tạo mối quan hệ mật thiết lâu
bền với nhà cung cấp, đảm bảo
cung cấp đủ nguyên liệu cả về
số lượng và chất lượng.
Công ty cần phải tạo các mối quan hệ thân
thiện đối với các nhà cung cấp cho mình,
đồng thời doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn
cung cấp với giá rẻ, đa dạng hoá nguồn hàng
và nguồn cung cấp để có được nguồn hàng
và nguồn cung cấp đầu vào ổn định có chất
lượng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng Nếu không có khách hàng thì công ty sẽ
của công ty ngày càng hoàn không có khoản thu nhập nào. Công ty nên
thiện nâng cao uy tín đối với phân loại khách hàng theo khoản thu nhập
khách hàng.
mà họ mang lại cho công ty. Tập trung vào
những khách hàng có giá trị nhất và cung
cấp cho họ sản phẩm có giá ưu đãi và họ sẽ
luôn quay trở lại.
Xem xét việc tạo ra những chính sách ưu đãi
để xây dựng hệ thống giới thiệu khách hàng
mới thông qua khách hàng quen thuộc vì
điều này sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng.
66
Khách hàng của công ty nên biết về tất cả
dịch vụ sản phẩm của công ty cho dù họ
không phải mua nó ngay lập tức nhưng họ
nên đuợc biết rằng công ty cung cấp nó. Vì
thế công ty nên tập trung đầu tư ‘vào một
website nhất định vì nó mang lại lợi nhuận
cao.
Sử dụng đầy đủ các phuơng tiện truyền
thông mạng xã hội và truyền thống để tiếp
thị sản phẩm của công ty. Ngoài việc quảng
bá thương hiệu và sản phẩm của Cty, còn
giúp công ty mở rộng phạm vi tiêu thụ ra thị
trường trong và ngoài nước.
Doanh thu theo hoạt động như
doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu hoạt động tài
chính và thu nhập khác đều
tăng, cho thấy các hoạt động
của công ty có kết quả tốt, công
ty vượt qua nhiều thách thức
trên thị trường để đạt thành tích
tốt.
Công ty nên đầu tư vào hoạt động tài chính
như mua cổ phiếu của nhiều ngành khác
nhau để thu thêm lợi nhuận, để đạt được
điều này công ty nên chọn những người có
năng lực chuyên môn về lĩnh vực này và đào
tạo họ.
Chi phí quản lý tương đối thấp, Tiết giảm chi phí quản lý là một trong những
biện pháp hiệu quả trong việc tiết giảm chi
giảm so với năm trước.
phí thông qua cải cách các thủ tục hành
chính, tăng cường vai trò, trách nhiệm của
bộ phận quản lý, tiết kiệm nhân lực… nhằm
thu hồi vốn nhanh.
Các tỷ số lợi nhuận trên doanh
thu, lợi nhuận trên chi phí,
doanh thu trên chi phí tăng tốt,
cho thấy để tạo ra lợi nhuận và
doanh thu thì công ty sử dụng
chi phí hợp lý, có hiệu quả. So
sánh tổng chi phí giữa các năm
thì chi phí có tăng nhưng tỷ lệ
tăng thấp so với doanh thu, điều
Để các tỷ số này càng tăng thì phải có giải
pháp tăng doanh thu như có chính sách sản
phẩm, chính sách giá cả; tiết kiệm chi phí
như cần phải thường xuyên kiểm tra và giám
sát các chứng từ khai báo về chi phí, có
những biện pháp cương quyết, không chấp
nhận những khoản chi phí không có chứng
từ hợp lệ và vượt quá qui định của Nhà
nước, cần sử dụng một số biện pháp cứng
67
này giúp công ty tạo ra lợi rắn như kỷ luật đối với những trường hợp
nhuận. Và tình hình sử dụng chi làm thất thoát chi phí hoặc khai báo chi phí
phí của năm sau theo doanh thu không hợp lệ.
của năm trước có tiết kiệm.
Mặt yếu
Doanh thu theo sản phẩm tăng,
nhưng thành phẩm đường
chiếm tỷ trọng cao nhất và ngày
càng tăng, còn các sản phẩm
khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và
có xu hướng giảm.
Giải pháp tăng doanh thu, kiểm soát chi
phí
Doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng bởi hai
nhân tố số lượng và giá bán. Vì vậy muốn
tăng doanh thu có ba cách: hoặc tăng số
lượng hoặc tăng giá bán hoặc tăng cả số
lượng và giá bán. Tuy nhiên trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt hiện nay thì việc tăng giá
bán là điều kiện vô cùng khó khăn đặc biệt
là hiện nay trên thị trường có nhiều ngành
mía đường.
Qua phân tích trên ta thấy doanh thu của
công ty được cấu thành từ nhiều sản phẩm,
trong đó doanh thu từ thành phẩm đường
đem về doanh thu cao nhất cho công ty, vì
vậy công ty nên cố gắng tìm kiếm, nhạy bén,
linh hoạt trong quá trình tìm kiếm khách
hàng để đem về nhiều hợp đồng giá trị cho
công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó các
sản phẩm khác cũng đóng góp không nhỏ
cho sự thành công cho công ty, công ty cần
cố gắng phát huy hơn nữa về các sản phẩm
này, cần tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ,
chất lượng các sản phẩm này hơn nữa.
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ Muốn quản lý chặt chẽ giá vốn và xác định
đúng giá vốn thì trước hết công ty phải nắm
trọng lớn và liên tục tăng cao.
vững sự hình thành của giá vốn.
Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng,
không mua hàng lẻ tẻ với số lượng nhỏ để
giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí
thu mua.
Công ty cần tăng cường công tác dự báo để
68
khi giá cả biến động công ty có chính sách
thu mua hợp lý để đảm bảo đúng tiến độ sản
xuất, đạt cả số lượng và chất lượng.
Một mặt công ty nên tiếp tục tạo mối liên hệ
mật thiết với nhà cung cấp, đảm bảo cung
cấp đầy đủ, kịp thời về chất lượng và giá cả.
Mặt khác cũng tìm hiểu thêm các nhà cung
cấp khác để có thể tránh tình trạng bị ép giá,
thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất,
không đáp ứng đủ số lượng đơn hàng.
Công ty cần nguồn vốn nhiều
để đầu tư nên phải vay ngân
hàng mà chi phí lãi vay tăng
cao, khó khăn về nguồn vốn
chưa được tháo gỡ, công ty phải
vay từ nhiều nguồn để bù đắp.
Chi phí bán hàng có năm cũng
tăng cao. Trước những biến
động của nền kinh tế hiện nay,
công ty phải luôn luôn cố gắng
tìm cách đổi mới chế độ quản lý
hoạt động bán hàng cũng như
có thể kiểm soát chi phí bán
hàng sao cho phù hợp nhất với
sự biến động trên thương
trường, để Cty có thể bán được
nhiều hàng hóa mà ít tốn chi phí
bán hàng.
Công tác dự báo lập kế hoạch
lợi nhuận của công ty tương đối
tốt, thực tế và kế hoạch chênh
lệch thấp. Nếu công tác dự báo
lập kế hoạch sẽ tốt hơn nếu lập
thêm chỉ tiêu về doanh thu và
Công ty cố gắng hơn trong việc quản lý tốt
chi phí hoạt động tài chính như lãi suất vay,
các tỷ giá. Ngoài việc tính toán dự trù các
khoản vay vốn cho phù hợp với lãi suất,
tránh được mức lãi suất cao và phù hợp với
khả năng thanh toán, …cần phải tìm hiểu kỹ
trước khi muốn vay hay mua tỷ giá, để đầu
tư đúng mục đích và hiệu quả.
Hiện nay giá xăng dầu tăng cao kéo theo chi
phí vận chuyển tăng. Vì vậy công ty cần sử
dụng tiết kiệm phương tiện vận chuyển,
tránh sử dụng xe công vào việc riêng, tăng
cường quản lý tốt nhân viên bán hàng, thực
hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và có
biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các
nhân viên vi phạm, đó là giải pháp về chi phí
bán hàng.
Dựa vào tình hình sản xuất của Cty, tiêu thụ
trên thị trường và giá cả những năm qua để
lập kế hoạch doanh thu, cụ thể nên lập thêm
doanh thu theo sản phẩm giúp Cty có hướng
kinh doanh tốt hơn.
Muốn lập kế hoạch chi phí Cty phải xem xét
69
chi phí để công ty có thể chủ
động hơn trong việc sử dụng chi
phí, có chiến lược kinh doanh
đúng đắn hơn.
việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, dựa vào
tình hình sử dụng chi phí những năm qua và
tình hình giá thay đổi trên thị trường để đề ra
giải pháp hợp lý hơn.
Ngoài việc ban hành, rà soát, kiểm tra, điều
chỉnh các định mức doanh thu, chi phí từ
công tác quy hoạch, còn thường xuyên đánh
giá giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản
doanh thu, chi phí đảm bảo doanh thu tăng,
chi phí tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời cắt
giảm tối đa những chi phí không thực sự cần
thiết…
Thời gian tới công ty nên đóng gói bao bì
Các sản phẩm đường của công đường với khối lượng 5kg và 10kg. Để
ty chưa có khối lượng 5kg và những khách hàng có nhu cầu sử dụng ít dễ
10kg.
dàng lựa chọn.
Tóm lại việc tổ chức tốt quá trình kinh
doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi
Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu:
nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu ra,
cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng
hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các
khâu của quá trình trên cho phép công ty đáp
ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được
doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí
không hợp lý phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh và do đó làm gia tăng lợi
nhuận.
70
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng
của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học
và chặt chẽ đến đâu thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến.
Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên
nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của
công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh hơn
nữa.
Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng là một trong những công ty sản
xuất đường của Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản xuất và cung cấp sản phẩm
đường chất lượng đến người tiêu dùng, ngày càng mở rộng quy mô hoạt động,
từng bước tăng trưởng và phát triển, đã không ngừng phấn đấu để tự khẳng
định uy tín và vị trí của mình đối với khách hàng. Trong thời gian qua, Công
ty hoạt động có kết quả tốt nhờ sự nổ lực phấn đấu của công nhân viên nhất là
ban lãnh đạo nên đã góp phần tăng lên đáng kể lợi nhuận của công ty, góp
phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Bên
cạnh đó, công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động
ở một số nơi cho đặt các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và nhà máy sản xuất.
Với lợi nhuận đạt được như phân tích lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước,
chứng minh sự phát triển về nhiều mặt của công ty.
Trong những năm qua công ty luôn tiết kiệm mọi chi phí khi có thể,
tránh trường hợp chi vượt thu. Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, tình hình thu nhập và tiền lương của cán bộ công nhân viên
được cải thiện.
Nhìn chung Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng đang đứng vững
trên thị trường trong nước, có cơ hội phát triển kinh doanh đều đặn, đảm bảo
nguồn thu ổn định, thậm chí có cơ hội khẳng định vị thế trên thế giới, nhà
nước có nhiều chủ trương thúc đẩy sự phát triển ngành sẽ tạo điều kiện thuận
lợi hơn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.
71
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đề xuất với Công ty
- Công ty phải đảm bảo về giá cả trong thu mua mía, tránh tình trạng ép
giá, hạ giá thành thu mua. Đồng thời, về lâu dài phải thực hiện xây dựng và
phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo đủ nguyên liệu để sản xuất. Ngoài ra,
cần có những chính sách, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho việc nghiên cứu
khoa học, diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu mía… Hầu hết các công ty
đường đã xây dựng chính sách để khuyến khích phát triển mía và gắn bó
quyền lợi người trồng mía với công ty như: Công ty CP mía đường Lam sơn
cho vay không tính lãi trong 3 năm để người dân mua, thuê, tích tụ đất đai
trồng mía; Công ty Cp mía đường Sơn La đầu tư xây dựng giao thông nội bộ;
Công ty CP mía đường 333 đầu tư hỗ trợ đào ao, giếng để chống hạn; Công ty
CP mía đường Cần Thơ đã đỡ đầu, khuyến khích xây dựng câu lạc bộ sản xuất
mía giỏi, đạt năng suất 200 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất bình quân cả nước)
với 100 thành viên tham gia. Tuy nhiên, những điển hình này vẫn còn ít so với
tổng diện tích trồng mía khoảng hiện nay, Công ty Cổ Phần mía đường Cần
Thơ đã thỏa thuận với ngân hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư của
người trồng mía nên hầu hết diện tích mía đã được đáp ứng cơ bản nhu cầu
đầu tư thâm canh. Nhờ có những chính sách đầu tư hỗ trợ nên diện tích những
vùng mía nguyên liệu có hợp đồng đầu tư với nhà máy được thâm canh có
năng suất khá cao.
- Để cải thiện tình trạng thiếu nguyên liệu, thì nhà máy đường nên cùng
lãnh đạo của tỉnh xác định lại quy hoạch vùng mía nguyên liệu của mình, bằng
một số biện pháp nhiêm túc và cùng tỉnh đầu tư thêm cấu trúc hạ tầng trọng
yếu như kênh tưới tiêu, đường chở mía,… Đồng thời cần cải tiến quan hệ với
người trồng mía, thế nào để họ gắn bó với mình. Trước mắt nên cải tiến thiết
bị đo độ đường tự động để có kết quả ngay cho nông dân.
- Công ty dành thời gian tham dự các buổi hội thảo nói về biện pháp mới
cũng như các lĩnh vực khác để công ty có thể học hỏi và cải tiến tình hình sản
xuất kinh doanh tốt hơn. Như hội thảo về công nghệ có nhiều nhà cung cấp
thiết bị máy móc ở trong và ngoài nước, các nhà máy sản xuất kinh doanh
đường. Trong đó, có nhiều nhà cung cấp thiết bị máy móc đến từ các nước có
nền công nghệ mía đường phát triển như: Ấn Độ, Indonesia, Pháp, Trung
Quốc... giới thiệu các loại máy móc thiết bị mới, các giải pháp, công nghệ
nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất mía đường. Đáng chú ý
là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu tư và Phát triển thị trường hóa chất và
Công ty P.T Enzima Biotechnology (Indonesia) đã giới thiệu giải pháp sử
72
dụng Enzyme tăng hiệu suất thu hồi đường từ mía; Công ty Owtek Thiên Hòa
(Việt Nam) giới thiệu giải pháp sử dụng các loại băng tải chuyên dùng cho
đường hạt rời, bao đường và bã mía tiết kiệm thời gian, nhân công và chi phí
quản lý; Công ty Chemical Systems technologies (Ấn Độ) giới thiệu các thiết
bị và giải pháp công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng và hơi nước trong công
nghiệp đường...Công ty Cổ phần mía đường Bến Tre là một trong những
doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai áp dụng sản xuất sinh học trên
địa bàn tỉnh, đây là một giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất,
giảm thiểu dòng thải, biến chất thải thành lợi nhuận.
- Để hạn chế tình trạng đường nhập lậu, phân bón nhập lậu xuất hiện
trên thị trường khó kiểm soát, thì công ty nên có biện pháp về tem, bao bì sản
phẩm chống hàng giả, để cơ quan chức năng kiểm soát dễ dàng và chặt chẽ
hơn.
- Ngoài ra công ty cần tiếp tục nâng cao hệ thống xử lý chất thải trước
khi thải ra ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
5.2.2 Kiến nghị với Nhà nước
- Nhà nước cần quan tâm với người trồng mía và nhà máy đường bằng
những chính sách và hành động cụ thể: thành lập cơ quan quản lý chính sách
mía đường, tỷ lệ ăn chia giữa nhà máy và người trồng mía, khối lượng xuất và
nhập khẩu đường, quy định giá đường ở thị trường trong nước...
- Viện Nghiên cứu mía đường lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhanh
việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác
vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.
- Để góp phần giải quyết lượng tồn kho cao trong nước, với thực tế này
Hiệp hội mía đường kiến nghị Chính Phủ sớm ban hành Nghị định cho ngành
mía đường để chi phối và hỗ trợ hoạt động, giúp ngành đường phát triển ổn
định và bền vững. Ngoài ra còn có cơ chế dự trữ ngắn hạn cho mặt hàng
đường để bình ổn thị trường. Bộ công thương cần tạo cơ chế chính sách linh
hoạt cho xuất khẩu đường. Để làm được điều này, đòi hỏi cơ chế xuất khẩu
cần linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng hơn.
Loại đường nào thừa nên cho xuất khẩu, loại đường nào thiếu thì cho nhập
khẩu, có như vậy mới giảm lượng đường tồn kho trong nước. Tránh tình trạng
khi đường tồn kho trong nước lớn, giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp xin xuất
khẩu nhưng không được cho phép, đến khi được cấp phép thì giá đường đã hạ
xuống quá thấp. Bên cạnh đó không cho đường tạm nhập tái xuất kể cả đường
tạm nhập tái xuất thông qua sản xuất, chế biến.
73
- Muốn giảm tình hình đường nhập lậu, phân bón nhập lậu Chính phủ
nên quan tâm đến lãi suất ngân hàng để cho doanh nghiệp. Với lãi suất có thể
tăng như hiện nay thì các doanh nghiệp, nhà máy đường khó tồn tại. Đồng thời
nếu đầu ra ổn định thì các doanh nghiệp đường cũng sẽ hạ giá thành xuống,
chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường ồ ạt. Để góp phần ngăn chặn tận gốc
tình trạng buôn lậu đường, Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu hàng giả, gian
lận thương mại triển khai kế hoạch giám sát các phương tiện vận chuyển qua
biên giới. Các lực lượng chức năng, công an, hải quan, quản lý thị trường cần
phối hợp chặt chẽ, quyết liệt với cuộc chiến chống nhập lậu đường, chính
quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý các chợ vùng biên,
kiên quyết không để hàng lậu thâm nhập.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011. Báo cáo tình hình sử
dụng phân bón năm 2011..
2. Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lâm Vĩnh Chung, 2009. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Bích Dung, 2009. Phân tích kết quả kinh doanh và các giải
pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Sa Đéc. Luận văn
Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Trịnh Văn Sơn, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học kinh tế
Huế.
7. Trương Thị Hương Lan, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Luận văn Đại học. Trường Đại Học Cần Thơ.
75
PHỤ LỤC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN
Phụ lục 1
Phân tích nhân tố tác động đến chênh lệch lợi nhuận năm 2011
- Kỳ phân tích năm 2011: LN11 = DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11
= 619.422 - 559.124 - 7.579 - 10.355 + 1.220 - 35.360 + 1.066 - 1.228 =
8.062 triệu đồng
- Kỳ gốc năm 2010: LN10 = DTT10 - GVHB10 - CPBH10 - CPQLDN10 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10
= 406.692 - 371.590 - 5.243 - 10.211 + 364 - 19.898 + 6.936 - 1.782 =
5.268 triệu đồng
Đối tượng phân tích: ∆LN = LN11 - LN10 = 8.062 - 5.268 = 2.794 triệu
đồng
- Thay thế lần 1: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần:
LN(1) = (DTT11 - GVHB10 - CPBH10 - CPQLDN10 + DTHĐTC10 CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10) - (DTT10 - GVHB10 - CPBH10 - CPQLDN10 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
= DTT11 - DTT10 = 619.422 - 406.692 =212.729 triệu đồng
Doanh thu thuần năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận tăng 212.729
triệu đồng
- Thay thế lần 2: Mức ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
LN(2) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH10 - CPQLDN10 + DTHĐTC10 CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10) - (DTT11 - GVHB10 - CPBH10 - CPQLDN10 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
= GVHB11 - GVHB10 = 559.124 - 371.590 = 187.534 triệu đồng
Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận giảm 187.534
triệu đồng
- Thay thế lần 3: Mức ảnh hưởng của chi phí bán hàng:
LN(3) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN10 + DTHĐTC10 CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10) - (DTT11 - GVHB11 - CPBH10 - CPQLDN10 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
76
= CPBH11 - CPBH10 =7.579 - 5.243=2.336 triệu đồng
Chi phí bán hàng năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận giảm 2.336 triệu
đồng
- Thay thế lần 4: Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp:
LN(4) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC10 CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10) - (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN10 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
= CPQLDN11 - CPQLDN10 =10.355 - 10.211 = 144 triệu đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận
giảm 144 triệu đồng
- Thay thế lần 5: Mức ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính:
LN(5) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC10+ TNK10 - CPK10)- (DTT11 – GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 +
DTHĐTC10 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
= DTHĐTC11 - DTHĐTC10 = 1.220 - 364= 855 triệu đồng
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận
tăng 855 triệu đồng
- Thay thế lần 6: Mức ảnh hưởng của chi phí tài chính:
LN(6) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK10 - CPK10) - (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC10 + TNK10 - CPK10)
= CPHĐTC11 - CPHĐTC10= 35.360 - 19.898 = 15.462 triệu đồng
Chi phí tài chính năm 2011 tăng nên làm cho lợi nhuận giảm 15.462
triệu đồng
- Thay thế lần 7: Mức ảnh hưởng của thu nhập khác:
LN(7) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK10) - (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK10 - CPK10)
= TNK11 - TNK10 =1.066 - 6.936= (5.869) triệu đồng
Doanh thu khác năm 2011 giảm nên làm cho lợi nhuận giảm 5.869 triệu
đồng
77
- Thay thế lần 8: Mức ảnh hưởng của chi phí khác:
LN(8) = (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11) - (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK10)
= CPK11 - CPK10 = 1.228 - 1.782= (553) triệu đồng
Chi phí khác năm 2011 giảm nên làm cho lợi nhuận tăng 5.869 triệu
đồng
Phụ lục 2
Phân tích nhân tố tác động đến chênh lệch lợi nhuận năm 2012
- Kỳ phân tích năm 2012: LN12 = DTT12 - GVHB12 - CPBH12 CPQLDN12 + DTHĐTC12 - CPHĐTC12 + TNK12 - CPK12
= 664.641- 562.190 - 4.848 - 11.349 + 2.193 - 24.222 +1.153-541 =
64.837 triệu đồng
- Kỳ gốc năm 2011: LN11 = DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11
= 619.422 - 559.124 - 7.579 - 10.355 + 1.220 - 35.360 + 1.066 - 1.228 =
8.062 triệu đồng
Đối tượng phân tích: ∆LN = LN12 - LN11= 64.837 - 8.062 = 56.775 triệu
đồng
- Thay thế lần 1: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần:
LN(1) = (DTT12 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)- (DTT11 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= DTT12 - DTT11 = 664.641- 619.422 = 45.219 triệu đồng
Do doanh thu thuần năm 2012 tăng nên làm cho lợi nhuận tăng 45.219
triệu đồng
- Thay thế lần2: Mức ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
LN(2) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH11 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11) - (DTT12 - GVHB11 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= GVHB12 - GVHB11 = 562.190 - 559.124 = 3.066 triệu đồng
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng nên làm cho lợi nhuận giảm 3.066 triệu
đồng
78
- Thay thế lần 3: Mức ảnh hưởng của chi phí bán hàng:
LN(3) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN11 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH11 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= CPBH12 - CPBH11 = 4.848 - 7.579 = (2.731) triệu đồng
Chi phí bán hàng năm 2012 giảm nên làm cho lợi nhuận tăng 2.336 triệu
đồng
- Thay thế lần 4: Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp:
LN(4) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 + DTHĐTC11 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN11 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= CPQLDN12 - CPQLDN11 =11.349 –10.355=994 triệu đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng nên làm cho lợi nhuận
giảm 994 triệu đồng
- Thay thế lần 5: Mức ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính:
LN(5) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 + DTHĐTC12 CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 +
DTHĐTC11 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= DTHĐTC12 - DTHĐTC11 = 2.193 - 1.220 = 973 triệu đồng
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng nên làm cho lợi nhuận
tăng 973 triệu đồng
- Thay thế lần 6: Mức ảnh hưởng của chi phí tài chính:
LN(6) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 + DTHĐTC12 CPHĐTC12 + TNK11 - CPK11) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 +
DTHĐTC12 - CPHĐTC11 + TNK11 - CPK11)
= CPHĐTC12 - CPHĐTC11 = 24.222 - 35.360 = (11.138) triệu đồng
Chi phí tài chính năm 2012 giảm nên làm cho lợi nhuận tăng 11.138 triệu
đồng
- Thay thế lần 7: Mức ảnh hưởng của thu nhập khác:
LN(7) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 + DTHĐTC12 CPHĐTC12 + TNK12 - CPK11) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 +
DTHĐTC12 - CPHĐTC12 + TNK11 - CPK11)
= TNK12 - TNK11= 1.153 -1.066 = 86 triệu đồng
79
Doanh thu khác năm 2012 tăng nên làm cho lợi nhuận tăng 5.869 triệu
đồng
- Thay thế lần 8: Mức ảnh hưởng của chi phí khác:
LN(7) = (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 + DTHĐTC12 CPHĐTC12 + TNK12 - CPK12) - (DTT12 - GVHB12 - CPBH12 - CPQLDN12 +
DTHĐTC12 - CPHĐTC12 + TNK12 - CPK11)
= CPK12 - CPK11 = 541 - 1.228 = (687) triệu đồng
Chi phí khác năm 2012 giảm nên làm cho lợi nhuận tăng 687 triệu đồng
80
[...]... các khoa học kinh tế khác, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được coi là một cơng cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơng cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là cơng cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh - Trong... hình kinh doanh của mình Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên tơi chọn đề tài: “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng làm đề tài tốt nghiệp Với mong muốn được tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thực tế nhằm bổ sung thêm kiến thức lý thuyết mà tơi đã được học Qua đó, giúp tơi hiểu biết hơn về hoạt động kinh doanh của. .. họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay khơng 2.1.1.3 Đối tượng và mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên... Cơng Ty Mía Đường Sóc Trăng từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành Cơng Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng và theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2200107515 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng ● Cơng Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng với tên giao dịch là: SOC TRANG SUGAR CORPORATION (SOSUCO) ● Trụ sở chính của Cơng ty đặt tại: Đường Phạm Hùng, Khóm 7, Phường 8, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. .. Cơng ty cũng như tơi sẽ đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong thời gian tới 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đề ra một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của. .. ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 4.1.1 Phân tích doanh thu theo hoạt động năm 2010 - 2012 Trong kinh doanh các nhà quản lý ln quan tâm đến việc tăng doanh thu Doanh thu của Cty thu được từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và thu nhập khác Vì Cty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh, cụ thể là doanh thu thuần từ bán hàng chiếm... Văn Sơn, 2005 Phân tích hoạt động kinh doanh Đại học kinh tế Huế, trang 4,5 4 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơng cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp - Phân tích là q trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt... mục tiêu kinh doanh - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đốn các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Ngồi việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp... lại hiệu quả kinh tế cao hơn - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh 1 Trịnh... tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh Từ đó xem xét để có biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, gồm 4 bước: - Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ têu phân tích so với kỳ gốc Gọi: Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Đối tượng phân tích được xác định là: - Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp