1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang

78 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÙI NGỌC HIẾU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành tài chính – ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 - Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- BÙI NGỌC HIẾU MSSV: LT11036 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Tháng 11 - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn và dẫn dắt nhiệt tình của quý Thầy (Cô) trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, cùng với sự giúp đỡ của quý Anh (Chị) đang công tác tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè. Luận văn là kết quả cuối cùng sau một thời gian dài học tập ở giảng đường đại hoc. Đây cũng là bước ngoặc và là hành trang để em vững bước ở chặng đường còn lại. Nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Toàn thể Ban lãnh đạo và quý Thầy (Cô) Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như trực tiếp hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Toàn thể Ban lãnh đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè. Đặc biệt là các Anh (Chị) cán bộ tín dụng công tác tại Ngân hàng, đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp các số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình. Tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng đây chính là thời gian mà em được tiếp cận và làm quen với thực tế. Đó chính là cơ sở, là tiền đề giúp ích cho em trong việc làm sau này. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy (Cô) cùng các Cô (Chú), Anh (Chị) được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cám ơn. . Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người thực hiện Bùi Ngọc Hiếu i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người thực hiện Bùi Ngọc Hiếu ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 3 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 3 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng............................................................. 3 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................ 3 2.1.1.2 Đặc điểm tín dụng .................................................................................. 3 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng ............................................................................... 3 2.1.2 Một số vấn đề chung về cho vay tiêu dùng .............................................. 4 2.1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ................................................................. 4 2.1.2.2 Tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng .................................................. 4 2.1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng .................................................................. 6 2.1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng ................................................................... 8 2.1.2.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay tiêu dùng ......................................... 11 2.1.2.6 Đối tượng cho vay tiêu dùng ............................................................... 11 2.1.2.7 Quy trình cho vay tiêu dùng ................................................................ 11 2.1.2.8 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng .............. 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 14 iv 2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ..................................................... 15 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG............................................................................................................. 16 3.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Cái Bè .............................................................................................................. 16 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ............................................... 17 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 17 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban ..................................................... 17 3.3 Giới thiệu về sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè ..................................................................................................................... 18 3.4 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái Bè .................................................................................................... 19 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG ................................................................ 24 4.1 Phân tích khái quát nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè ........ 24 4.2 Tình hình cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè qua ba năm (2010 - 2012) và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................ 29 4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng .................................................................... 29 4.2.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn........................................... 29 4.2.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng ......................... 32 4.2.1.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo ..................................... 35 4.2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng ...................................................................... 38 4.2.2.1 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn ............................................. 38 4.2.2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng ........................... 41 4.2.2.3 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo........................................ 44 4.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng ......................................................................... 46 4.2.3.1 Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn ............................................................. 46 4.2.3.2 Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng ........................................... 48 4.2.3.3 Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo ........................................................ 50 v 4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng ....................................................................... 52 4.2.4.1 Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn............................................................ 52 4.2.4.2 Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng .......................................... 53 4.2.4.3 Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo ...................................................... 55 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè .............................................................................................. 57 4.3.1 Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động ............................................... 58 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng .................................. 58 4.3.3 Hệ số thu nợ tiêu dùng ............................................................................ 59 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng ......................................................... 59 Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG ................................... 61 5.1 Một số tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè .................................................................................................... 61 5.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè, Tiền Giang ................................................. 61 5.2.1 Tích cực mở rộng hoạt động cho vay để thu hút được nhiều khách hàng vay vốn ................................................................................................. 61 5.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng tiêu dùng ........................................... 62 5.2.3 Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng ............................... 62 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 64 6.1 Kết luận .................................................................................................. 64 6.2 Kiến nghị ................................................................................................ 64 6.2.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang ............................... 64 6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .......................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 66 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2010 2012) ................................................................................................................ 20 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .................................................................................................... 21 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) ........ 25 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013. ............................................................................................................. 26 Bảng 4.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)............................................................................................................. 30 Bảng 4.4 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................................... 30 Bảng 4.5 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 - 2012) ................................................................................................ 33 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .................................................................................. 33 Bảng 4.7 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (20102012)............................................................................................................. 36 Bảng 4.8 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................... 36 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)............................................................................................................. 39 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................................... 39 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)............................................................................................................. 42 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................................... 42 Bảng 4.13 Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) ....... 45 Bảng 4.14 Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................................................. 45 vii Bảng 4.15 Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) ............ 47 Bảng 4.16 Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................................................. 47 Bảng 4.17 Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)............................................................................................................. 49 Bảng 4.18 Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................................... 49 Bảng 4.19 Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) ....... 51 Bảng 4.20 Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................................................. 51 Bảng 4.21 Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) ........... 52 Bảng 4.22 Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................................................................. 53 Bảng 4.23 Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)............................................................................................................. 54 Bảng 4.24 Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................................................... 54 Bảng 4.25 Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) ...... 55 Bảng 4.26 Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) ...... 55 Bảng 4.27 Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm (2010 – 2012) .................................................................................... 57 Bảng 4.28 Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .................................................................... 57 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè .................... 17 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước CBCNV : Cán bộ công nhân viên CBTD : Cán bộ tín dụng CK : Cuối kỳ ĐK : Đầu kỳ GTCG : Giấy tờ có giá KBNN : Kho bạc Nhà nước UBND : Uỷ ban nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TG : Tiền gửi VHĐ : Vốn huy động x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, việc hoàn thiện mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ khách hàng là hướng đi đúng đắn, là phương châm của các Ngân hàng Thương Mại nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè nói riêng nếu muốn tồn tại và phát triển, mặc dù hoạt động trên địa bàn nhỏ hẹp và phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác, nhưng nhiệm vụ đặt ra của NHNo&PTNT huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là mở rộng vốn cho vay nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của ngành, các thành phần kinh tế trên địa bàn với điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để thu hút được nhiều khách hàng hơn, nắm chắc và mở rộng thị trường cho vay không để các đối thủ khác chiếm lĩnh, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để ngày càng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy khi xã hội càng phát triển không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là các vật dụng có giá trị lớn. Thực tế này phát sinh nhu cầu “vay tiêu dùng” và các NHTM chính là nơi cung cấp dịch vụ đó. Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng mà các NHTM nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cái Bè nói riêng rất quan tâm vì nó mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời cho vay tiêu dùng còn tạo điều kiện cho người dân có thể thỏa mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán, đồng thời mang nhiều lợi ích cho xã hội như tăng sức mua, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa trên thị trường và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Nhận thấy cho vay tiêu dùng là thị trường tiềm năng và cũng là xu hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, đồng thời cũng là thị trường hấp dẫn đối với các NHTM, nhưng với sự phát triển và canh tranh giữa các Ngân hàng như hiện nay thì cho vay tiêu dùng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và bọc lộ một số hạn chế. Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu 1 trong khóa luận tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cho vay tiêu dùng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 để thấy được thực trạng cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. - Mục tiêu 2: đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. - Mục tiêu 3: đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ 12/8/2013-18/11/2013. - Số liệu phân tích từ năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế, xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn trong đó hai chủ thể người đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận một thời hạn nợ và mức lãi cụ thể. Hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Từ tín dụng được sử dụng ngày nay (tiếng Anh: credit) xuất phát từ gốc la tinh Creditum là lòng tin từ sự tín nhiệm. Ở đây muốn nói về niềm tin mà người cho vay hướng về người đi vay khi đem tiền bạc, tài sản ra cho vay họ phải có cơ sở tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả nợ đúng hạn. Nói cách khác để quan hệ tồn tại đòi hỏi phải tạo lập được niềm tin và đây là cơ sở quan trọng cho quan hệ tín dụng hình thành. Như vậy có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời hạn nhất định. 2.1.1.2 Đặc điểm tín dụng - Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra. - Qui mô của hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đến các dự án lớn mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản thế chấp và uy tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất Ngân hàng qui định cụ thể. Ngoài ra với thời hạn sử dụng vốn khác nhau thì lãi suất cũng khác nhau. - Hình thức tín dụng có thể là tài sản, tiền, uy tín. - Tín dụng có hoàn trả, giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ứng trước. 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng - Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tín dụng là nguồn cung ứng vốn, tập trung vốn hữu hiệu và thúc đẩy tích tụ vốn cho đơn vị. Đối với doanh nghiệp, tín dụng cung ứng vốn cố định, vốn lưu động. Đối với công chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. 3 - Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế kiểm soát lạm phát, tín dụng làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn, lượng tiền trong lưu thông giảm xuống, thiết lập mối quan hệ cân đối tiền hàng làm cho hệ thống giá cả không bị biến động lớn, nhà nước có thể thu hút số lượng tiền thừa trong lưu thông, giải quyết được tình trạng thiếu tiền cục bộ, tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt. - Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội, tín dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống của nhân dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từng bước ổn định trật tự xã hội. - Phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với cộng đồng kinh tế thế giới, tín dụng góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, sự di chuyển vốn từ quốc gia này đến quốc gia khác giúp chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia thực hiện nhanh hơn, rút ngắn quá trình phát triển đối với nước chậm phát triển. 2.1.2 Một số vấn đề chung về cho vay tiêu dùng 2.1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là chỉ mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể là Ngân hàng và người vay. Trong đó, Ngân hàng chuyển cho người vay quyền sử dụng một lượng giá trị tiền tệ với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, mua đất… trước khi họ có khả năng thanh toán chi trả, có thể cần hoặc không cần tài sản đảm bảo. 2.1.2.2 Tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng  Đối với Ngân hàng - Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tài chính, tín dụng khác; thu hút đối tượng khách hàng mới từ đó mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng tạo nhiều tiện ích cho khách hàng như vậy khách hàng sẽ tìm đến Ngân hàng nhiều hơn và hình ảnh Ngân hàng trong mắt khách hàng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Trong ý nghĩ của công chúng, Ngân hàng không chỉ biết quan tâm đến các doanh nghiệp, công ty sản xuất lớn chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà còn quan tâm đến nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng, tạo cho họ cơ hội có cuộc sống tốt đẹp và sung túc hơn. 4 - Cho vay tiêu dùng kết hợp với các công ty bán lẽ hàng đầu sẽ là một công cụ marketing hiệu quả, nhiều người biết đến Ngân hàng và kênh huy động vốn từ tiền gởi của dân cư sẽ gia tăng đáng kể vì người dân tin rằng mình có triển vọng vay lại tiền từ chính Ngân hàng đó. - Hoạt động cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho Ngân hàng.  Đối với khách hàng vay vốn Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính là người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình. Nhờ những khoản cho vay tiêu dùng, họ có thể mua sắm những hàng hóa thiết yếu có giá trị cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép. Trên thực tế, ta thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với cá nhân và hộ gia đình. Những nhu cầu này không sớm thì muộn người tiêu dùng cũng phải thỏa mãn. Ví dụ như nhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoat, mua sắm các phương tiện như xe máy, ô tô, du lịch. Chính vì thế có thể khẳng định người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích do hình thức cho vay tiêu dùng mang lại.  Đối với doanh nghiệp Trước tiên, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội gia tăng đáng kể nhờ việc kích cầu tiêu dùng từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi đó tốc độ tiêu thụ hàng hóa được đẩy mạnh, vòng quay vốn của doanh nghiệp tăng, việc sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển vì hàng hóa không còn bị tồn động.  Đối với nền kinh tế Chúng ta đã biết sản xuất là một quá trình từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng. Do đó, tiêu dùng là cái đích của sản xuất, sản xuất các sản phảm ra để tiêu dùng. Muốn đẩy mạnh sản xuất thì cần thiết phải đẩy mạnh tiêu dùng và ngược lai muốn tiêu thụ được sản phẩm thì sản xuất phải thỏa mãn được nhu cầu cùa người tiêu dùng. Nhưng để có thể sản xuất hay tiêu dùng thì đều cần có một số tiền nhất định, số tiền đó có thể được qua nhiều nguồn khác nhau: tự tích lũy, vay mượn, vay các trung gian tài chính. Ngân hàng là một kênh cung cấp vốn hiệu quả cho tất cả các hoạt động đó. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình ngày càng cao. Đối 5 với nền kinh tế nếu cho vay tiêu dùng tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì có tác dụng tốt cho việc kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng vào đúng mục đích thì chẳng những không có tác dụng kích cầu mà còn gia tăng sự lãng phí, giảm khả năng tiết kiệm trong nước. 2.1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Quy mô hợp đồng vay nhỏ: Do mục đích vay là tiêu dùng, nên số tiền sử dụng cũng không lớn. Bên cạnh đó khoản vay này sử dụng để mua sắm nen không sinh lời, vì vậy để đảm bảo người vay có khả năng hoàn trả được, Ngân hàng chỉ cho vay với số tiền hạn mức nhỏ hơn so với khoản vay của doanh nghiệp, ngoài ra cũng do quy mộ của từng hợp đồng cho vay tiêu dùng nhỏ nên dẫn đến chi phí tổ chức để cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay trong các lĩnh vực khác như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế xã hội. Khi nền kinh tế xã hội thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao nhu cầu chi tiêu nhiều thì nhu cầu vay vốn để tiêu dùng lại càng cao. Thông thường vào các dịp lễ tết nhu cầu chi tiêu, mua sắm gia tăng thì số lượng các khoản vay tiêu dùng cũng tăng lên. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá cao thường có nhu cầu chi tiêu cao hơn các đối tượng khác. Vậy nên họ sẵn sàng ký hợp đồng tín dụng tiêu dùng với Ngân hàng vì họ tin rằng mình có đủ khả năng trả nợ trong tương lai. - Khách hàng vay tiêu dùng đa số là cá nhân nên việc chứng minh khả năng tài chính thường rất khó. Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi phí của mình thì cá nhân vay tiêu dùng chỉ có thể chứng minh thu nhập thông qua bảng lương nhưng bằng chứng này là không có tính chắc chắn lâu dài. - Tư cách phẩm chất của khách hàng vay rất khó xác định chủ yếu dựa vào cách nhìn, đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Song điều này rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay khi đáo hạn và đặc biệt quan trọng hơn nếu đây là một món vay không có tài sản đảm bảo. - Hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều có giá trị không lớn trừ những khoản vay để mua nhà, mua đất, mua ô tô nhưng số lượng món vay tiêu dùng lại khá nhiều. 6 - Cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại phụ thuộc vào sức khỏe và cộng việc của người vay, do đó khi mất việc hoặc ốm đau, tai nạn… người vay khó có thể trả được nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các hãng kinh doanh, Ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán, còn đối với người tiêu dùng Ngân hàng chỉ có thể dực vào tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe và công việc trong tương lai của mình nên Ngân hàng rất khó xác định được rủi ro khi cho vay tiêu dùng. - Nhu cầu vay tiêu dùng có tính nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định, người dân cảm thấy lạc quan về tương lai, họ sẽ thoải mái trong việc mua sắm, vì vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tâm lý chung của cá nhân là lo lắng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên họ có khuynh hướng tiết kiệm hơn để tích lũy cho tương lai, do đó việc tiêu dùng sẽ phải hạn chế tối đa, đồng thời hoạt động vay mượn Ngân hàng giảm đi rất nhiều. - Người tiêu dùng kém nhạy cảm với lãi suất: Họ thường quan tâm món vay đó có thỏa mãn được nhu cầu của họ không và số tiền phải trả trong mỗi kỳ là bao nhiêu hơn là lãi suât mà họ phải chịu, mặc dù lãi suất là yếu tố biểu hiện chi phí họ phải bỏ ra để có số tiền vay. Ngoài ra do đây là những món vay tiêu dùng, khoản vay thấp và không vì mục đích kinh doanh, nên người vay thường ít quan tâm đến chi phí phải trả. Hơn nữa, đối tượng vay tiêu dùng thường là những người lao động bình thường, công nhân viên chức, nên họ ít am hiểu về lãi suất của ngân hàng. - Thêm một đặc điểm khác của cho vay tiêu dùng là người vay thường chỉ vay một lần, ít khi có nhu cầu vay lại, không giống như các khoản cho vay thương mại: nhu cầu phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó, nếu không có các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng thì Ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này. 7 2.1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng  Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn tối đa 12 tháng. Khoản vay này thường được sử dụng cho các trường hợp có tính cấp bách, nhất thời. - Tín dụng tiêu dùng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 12 đến dưới 60 tháng. Mục đích sử dụng chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày. - Tín dụng tiêu dùng dài hạn: là khoản vay có thời hạn vay từ 60 tháng trở lên. Số tiền vay thường được sử dụng để mua nhà ở, đất ở, mua xe và thiết bị gia dụng có giá trị lớn.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay - Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là khoản vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua xe, đồ dùng gia đình, …  Căn cứ vào phương thức cho vay - Cho vay trả góp: là khoản cho vay mà người vay phải trả nợ vay (cả tiền gốc và lãi) cho ngân hàng thành nhiều kỳ liên tiếp như đã thỏa thuận. - Cho vay trả một lần: là khoản cho vay mà người đi vay chỉ thanh toán một lần với ngân hàng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có quy mộ vốn nhỏ, đi kèm với thời gian vay ngắn.  Căn cứ vào phương thức đảm bảo - Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (thế chấp) * Phạm vi áp dụng: + Bao gồm tất cả các khoản cho vay với mục đích tiêu dùng cho cá nhân và gia đình hàng ngày (như mua sắm phương tiện đi lại, mua sắm đồ dùng gia đình, tiện nghi sinh hoạt, chi phí sinh hoạt cá nhân, đời sống cá nhân và gia đình). + Loại cho vay này thường theo phương thức trả góp hàng tháng hay định kỳ với thời hạn trung hoặc dài hạn (đôi khi vẫn cho vay ngắn hạn theo phương thức trả góp hoặc trả lãi, đáo hạn hợp đồng sẽ trả vốn theo đề nghị của khách hàng). 8 + Có thể cho vay trực tiếp khách hàng hoặc cho vay gián tiếp trả trực tiếp tiền cho các đơn vị bán hàng tiêu dùng. + Loại cho vay này khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu trước thu nhập, chưa đủ thu nhập vẫn có thể sở hữu được tài sản, sản phẩm tiêu dùng như ý, chỉ cần có ý thức tiết kiệm tích góp một thời gian thì sản phẩm tiêu dùng đó sẽ hoàn toàn thuộc về mình. Người tiêu dùng còn tiếp cận ngay với sản phẩm mới, có giá trị mà không phải đợi đến khi có đủ thu nhập. Qua đó kích thích quá trình sản xuất trong nền kinh tế, đồng thời Ngân hàng cũng nhanh chóng mở rộng hoạt động tín dụng. * Những quy định chung: + Khi cho vay phải luôn chú ý đến: tình hình nhân thân của khách hàng, mục đích vay cụ thể, giá trị mua sắm, chi tiêu là gì? Khả năng trả nợ, thu nhập dành trả nợ, tính thanh khoản trả nợ. + Loại vay tiêu dùng có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau, thường giá trị vay không lớn nhưng vẫn phải biết rõ tiêu dùng vào mục đích cơ bản nào, nhằm hạn chế rủi ro sau này. + Thời hạn cho vay thường là trung hạn. Tùy theo mức vay, khả năng trả nợ và yêu cầu khách hàng bố trí một thời hạn vay thích hợp. + Phương thức vay chủ yếu là trả góp vốn và lãi hàng tháng hoặc định kỳ, các trường hợp khác vẫn xem xét giải quyết nhưng cần có ý kiến của ban lãnh đạo hoặc hội đồng tín dụng. + Lãi được tính trên dư nợ giảm dần hoặc cố định trên dư nợ vay ban đầu. Tuỳ theo từng trường hợp áp dụng cách tính nào sẽ có lãi suất cho vay thích hợp. + Khoản vay được chia đều số tiền phải trả trong từng kỳ cụ thể. Nếu trả không đúng mức quy định mà không có được một thỏa thuận nào khác, sẽ lập tức bị phân loại chuyển sang loại vay có nợ trễ kỳ hoặc nợ xấu theo quy định của Ngân hàng. Một số khoản vay được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao (như thế chấp sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi...) sẽ không áp dụng quy định trên. + Tính ổn định của thu nhập khách hàng và tỷ lệ thu nhập trên giá trị khoản vay càng cao sẽ là tiêu chuẩn quan trọng trong việc xét duyệt cho vay. Thu nhập phụ của các thành viên trong gia đình, có sự cam kết đồng trả nợ, có mối quan hệ với người vay rõ ràng, hợp lý cũng là yếu tố tham khảo trong việc xét duyệt. 9 + Thế chấp trực tiếp, hoặc tài sản thế chấp, cầm cố do người thứ ba bảo lãnh càng có giá trị cao, dễ bán, tính thanh khoản cao là yếu tố quyết định trong quá trình cho vay. Cần lưu ý khi có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì phải xem xét mối quan hệ gần gũi với người vay như thế nào, có cùng chung sử dụng món vay hay không và cần xem xét tư cách của người này cũng như khả năng trả nợ vay của họ. + Vay tiêu dùng từng món vay thường có giá trị không lớn nhưng có rất nhiều khách hàng tham gia vì vậy Ngân hàng phải có chương trình nhập, tổ chức quy trình cho vay - thu nợ khoa học thì mới quản lý được khách hàng đặc biệt là công tác thu hồi nợ, xử lý nợ chặt chẽ, chính xác và kịp thời. - Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (tín chấp) * Phạm vi áp dụng: cho vay tiêu dùng tín chấp bao gồm tất cả các khoản vay cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân và gia đình hàng ngày bao gồm: + Mua xe, sửa chữa xe. + Mua vật dụng gia đình. + Các mục đích tiêu dùng khác. * Những quy định chung: khi thẩm định khách hàng, Phòng giao dịch và Chi nhánh cần quan tâm tới nhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng thể hiện qua: + Lịch sử trả nợ của khách hàng: lịch sử trả nợ của khách hàng được thể hiện qua quá trình thanh toán các khoản vay trong quá khứ tại Ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác. + Uy tín khách hàng trong xã hội thể hiện qua vị trí công tác, quan hệ bạn bè hay quan hệ hàng xóm. + Thu nhập và tính ổn định của thu nhập thể hiện qua vị trí công tác, quy mô đơn vị khách hàng đang công tác, thời gian công tác, sự khan hiếm trên thị trường lao động. + Mức trả nợ hàng tháng bao gồm tất cả các nghiệp vụ tài chính hàng tháng của khách hàng tính cả bảo hiểm và các khoản nợ cá nhân. Trường hợp các nghiệp vụ này không phát sinh hàng tháng thì tính trung bình các tháng có phát sinh nghiệp vụ tài chính để ra được mức trả nợ bình quân của khách hàng. Tùy theo từng nhóm khách hàng nhưng mức trả nợ không vượt quá 50% mức vay. + Tính ổn định của nơi khách hàng cư ngụ thể hiện qua tình trạng hôn nhân của khách hàng, tính pháp lý của bất động sản nơi khách hàng cư ngụ. 10 + Các nguồn trả nợ thay thế. 2.1.2.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay tiêu dùng  Nguyên tắc cho vay tiêu dùng - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.  Điều kiện cho vay tiêu dùng - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có dự án phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ. 2.1.2.6 Đối tượng cho vay tiêu dùng - Là người dân Việt Nam và có việc làm ổn định. - Là công chức hoặc người lao động làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước nắm cổ phần chi phối, doanh nghiệp không phải của nhà nước thì phải có từ 10 lao động trở lên và chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng bảo lãnh để người lao động đó vay. - Có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ Ngân hàng. - Có bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng. - Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà Ngân hàng sẽ có hình thức cho vay phù hợp. 2.1.2.7 Qui trình cho vay tiêu dùng + Hồ sơ vay vốn gồm: - Giấy đề nghị vay vốn. - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ kinh tế (phương án vay vốn). 11 - Hồ sơ về bảo đảm tín dụng (nếu có) trừ CBCNV. + Thẩm định hồ sơ vay vốn - Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của giấy tờ. - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. - Xác định nhu cầu vốn cho phương án, cụ thể về đáp ứng các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của khách hàng. - Xác định các nguồn vốn phi Ngân hàng của khách hàng như: vật tư, tiền, chi phí lao động... - Xác định nhu cầu vay vốn cho phương án. - Xác định thời hạn cho vay, dựa vào lưu chuyền tiền tệ, mà chủ yếu là chu kỳ ngân quỹ trên nguyên tắc thời gian hợp đồng trừ thời gian trả chậm cộng thời gian bán chậm. + Quyết định cho vay - Cấp thẩm quyền xem xét nhận định, ý kiến từ tờ trình của nhân viên thẩm định. - Xác định mức độ rủi ro, xem xét ý tưởng kinh doanh, các biện pháp bảo đảm và kết quả kinh doanh được tạo ra dựa trên cơ sở dự đoán. - Chấp nhận mức cho vay tối thiểu đáp ứng nhu cầu vay. - Giới hạn về bảo đảm tín dụng (tỷ lệ % giá trị của tài sản đảm bảo). - Thời hạn cho vay, tùy vào nhu cầu, khả năng nguồn vốn và mức độ thực hiện mà ký HĐTD. + Lập hợp đồng tín dụng - Điều kiện vay - Mục đích sử dụng vốn vay - Phương thức cho vay - Số vốn cho vay, lãi suất thời hạn cho vay - Hình thức và giá trị tài sản đảm bảo - Phương thức trả nợ - Những cam kết về quyền hạn, nghĩa vụ và chịu trách trước pháp luật. 12 2.1.2.8 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng  Các chỉ tiêu số tuyệt đối - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoản thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. - Doanh số thu nợ: là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản Ngân hàng cần thu về. - Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng và không được Ngân hàng cho vay gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng.  Các chỉ tiêu số tương đối - Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Dư nợ tiêu dùng Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động = 100 (2.1) Vốn huy động - Hệ số thu nợ tiêu dùng: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng nợ từ đồng vốn của Ngân hàng cho vay ra. Tỷ số này càng cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, hệ số này càng thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng có khả năng gặp rủi ro. 13 Hệ số thu nợ tiêu dùng = Doanh số thu nợ tiêu dùng (2.2) Doanh số cho vay tiêu dùng - Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hoạt động bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng = Nợ xấu tiêu dùng  100 (2.3) Tổng dư nợ tiêu dùng - Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng: chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng = Dư nợ tiêu dùng BQ = Doanh số thu nợ tiêu dùng (2.4) Dư nợ tiêu dùng bình quân Dư nợ tiêu dùng ĐK + Dư nợ tiêu dùng CK x 100 2 (2.5) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán của Ngân hàng năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 . Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: tạp chí chuyên ngành tài chính – ngân hàng, sách báo. 14 2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu - Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối và đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. + So sánh số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Tăng (giảm) tương đối = Chỉ tiêu năm sau – Chỉ tiêu năm trước x 100 (2.6) Chỉ tiêu năm trước - Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tỷ số dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu (dư nợ và tổng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, nợ xấu và tổng dư nợ). - Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu đã phân tích đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm, xác định xu hướng phát triển để đề ra giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam ra đời theo pháp lệnh Ngân hàng và Công ty tài chính. Trong thời kỳ mà đất nước chuyển sang nền kinh thị trường. Từ khi ra đời cho tới nay, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần đổi tên (thông qua quyết định của chính phủ) như: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (1978). Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam (1988). Năm 1990, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng nông nghiệp đã đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắt sử dụng trong nước là NHNo&PTNTVN, tên tiếng anh là: Viet Nam Bank for Argiculture and rural Development và tên giao dịch quốc tế là AVB&RD Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Mọi hoạt động đều thông qua Ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Bè là ngân hàng nông thôn Việt Nam, sau khi tiếp quản nó là trụ sở của ban tài chính huyện. Đến tháng 12/1975 được quyết định của Chính phủ thành lập Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Cái Bè, tọa lạc tại khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, là đơn vị kinh doanh tiền tệ với ba phòng giao dịch là An Hữu, Hậu Thành, Hòa Khánh . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè ra đời khi đất nước vừa được giải phóng, giữa lúc nền kinh tế tràn ngập trong khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại. Thế nhưng hơn 30 năm hoạt động, bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía Ngân hàng, còn có sự đồng tình giúp đỡ của các cấp chính quyền đến nay ngân hàng đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè đã khẳng định mình trong lĩnh vực Ngân hàng, luôn lúc nào cũng lấy phương châm xem khách hàng là thượng đế cần được phục vụ tốt, nhanh, gọn, kịp thời . 16 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cái Bè: Giám Đốc P. Giám Đốc Phòng giao dịch An Hữu Phòng kế hoạch & kinh doanh P. Giám Đốc Phòng kế toán ngân quỹ Phòng giao dịch Hậu Thành P. Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch Hoà Khánh Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Cái Bè bao gồm: - Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc. - Các phòng ban: gồm 3 phòng ban tại Hội sở và 3 phòng giao dịch. 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Giám Đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật nâng lương cho cán bộ trong đơn vị Phó giám đốc: có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tính hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong điều hành các phòng nghiệp vụ. 17 Phòng kế hoạch và kinh doanh: chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn. Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng. Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng. Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh. Phòng ngân quỹ: thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của phòng Kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng. Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền. Phòng Tổ chức – Hành chính: thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản cuả cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc,…. Phòng giao dịch: Là ba Ngân hàng chi nhánh cấp IV trực thuộc ngân hàng nông nghiệp huyện Cái Bè, ba chi nhánh ngân hàng này quản lý cho vay ở khu vực An Hữu, Hậu Thành và Hòa Khánh, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện. 3.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG - Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà: thời gian cho vay tối đa 84 tháng. Loại tiền vay: VND. Mức cho vay được xác định dựa vào nhu cầu vốn thực tế (căn cứ vào dự toán công trình), trị giá tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay, khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn). - Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: Thời gian cho vay tối đa 60 tháng. Loại tiền vay: VND. Mức cho vay theo nhu cầu khách hàng tối đa không vượt quá 100 triệu VND và giá trị tài sản cầm cố, thế chấp. Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn), hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn). 18 - Cho vay mua xe máy, ô tô: Thời gian cho vay tối đa 36 tháng. Loại tiền vay: VND. Mức cho vay căn cứ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ tối đa 60% trị giá mua xe. Phương thức trả nợ: trả dần (vốn + lãi) hàng tháng. - Cho vay mua nhà ở, nền nhà: Thời gian cho vay tối đa 120 tháng. Loại tiền vay: VND. Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ. - Cho vay tiêu dùng khác: các hình thức cho khác nhằm phục vụ đời sống người dân. 3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ Quá trình hoạt động của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng tính đến thu nhập, chi phí, lợi nhuận sau một kỳ hoạt động kinh doanh thường là: Quý, năm,...ai cũng muốn thu nhập cao với mức chi phí thấp, thế nhưng đó không phải là một vấn đề dễ dàng. Cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT huyện Cái Bè thì lợi nhuận sau cùng là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì nó là thước đo giá trị hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng là việc đánh giá tình hình thu, chi cũng như lợi nhuận mà ngân hàng đạt được. Từ đó Ngân hàng có những biện pháp nhằm hạn chế chi phí cũng như đề ra những chiến lược nhằm gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho NH. - Doanh thu: là toàn bộ các khoản thu về từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm khoản thu nhập lãi và thu nhập phi lãi - Chi phí: bao gồm tất cả khoản chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm khoản chi phí lãi và chi phí phi lãi. - Lợi nhuận: là khoản thu nhập sau khi lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. 19 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu 1. Tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi 2. Tổng chi phí Chi phí lãi Chi phí phi lãi 3. Lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 112.842 101.602 11.240 92.695 79.030 13.665 20.147 154.523 149.394 5.129 130.310 102.813 27.497 24.123 150.280 132.246 18.034 126.855 90.688 36.167 23.425 2011 so với 2010 Số tiền % 41.681 36,94 47.792 47,04 -6.111 -54,37 37.615 40,58 23.783 30,09 13.832 101,22 3.976 19,73 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 20 2012 so với 2011 Số tiền % -4.243 -2,75 -17.148 -11,48 12.905 251,61 -3.455 -2,65 -12.125 -11,79 8.670 31,53 -698 -2,89 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 1. Tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi 2. Tổng chi phí Chi phí lãi Chi phí phi lãi 3. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 2013 64.623 56.231 8.392 52.011 40.605 11.406 12.612 64.694 57.931 6.763 51.630 36.657 14.973 13.064 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 Số tiền 71 1.700 -1.629 -381 -3.948 3.567 452 % 0,11 3,02 -19,41 -0,73 -9,72 31,27 3,58 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu, chi, lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm biến động không ổn định, cụ thể như sau:  Doanh thu Ta thấy thu nhập của Ngân hàng có phần tăng nhiều nhất trong năm 2011 với số tiền tăng là 41.681 triệu đồng tương ứng tăng 36,94% so với năm 2010 , trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng nhiều nhất, với thu nhập lãi năm 2011 là 149.394 triệu đồng, tăng 47.792 triệu đồng tương ứng tăng 47,04% so với năm 2010 mặc dù trong năm 2011 là năm nền kinh tế có sự biến động không ổn định vế kinh tế nhưng thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng nguyên nhân là do trong năm này người dân có nhu cầu vay vốn nhiều để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, ngoài do cũng do Ngân hàng đã hoạt động lâu năm tạo được niềm tin đối với khách hàng nên đã thu hút được nhiều người vay vốn. Sang năm 2012 thì khoản thu nhập từ lãi có phần giảm đi với số tiền là 4.243 triệu đồng tương ứng giảm 2,75% so với năm 2011, tỷ lệ này giảm không đáng kể. Đối với khoản thu nhập phi lãi thì trong năm 2011 lại có phần giảm đi rất nhiều với số tiền giảm là 6.111 triệu đồng tương ứng giảm 54,37% so với năm 2010, mà khoản thu nhập phi lãi thì bao gồm các khoản thu dịch vụ, thu bất thường và thu khác, nguyên nhân là do trong năm này kinh tế gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng chỉ tập trung cho khoản thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, sang năm 2102 thì khoản thu nhập phi lãi tăng lên rất đáng kể với số tiền là 12.905 triệu đồng tương ứng tăng 251,61%. Qua đó thể hiện sự cố gắng của ngân hàng tăng thu dịch vụ theo định hướng kinh doanh chung 21 của NHNo. Trong năm để giữ khách hàng cạnh tranh với các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần trên địa bàn, được sự cho phép của NHNo tỉnh, Ngân hàng đã duy trì mức thu phí cạnh tranh, nhưng số thu dịch vụ vẫn tăng hơn năm trước. Điều đó cho thấy ngân hàng cố gắng phục vụ trong chuyển tiền nhanh chóng, chính xác tạo lòng tin cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng chuyển tiền thanh toán trong kinh doanh nên lượng tiền chuyển đi tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch từ hoạt động cho vay đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Đối với khoản tổng thu nhập 6 tháng đầu năm thì ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng diễn biến theo chiều hướng khả quan, cụ thể là tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền tăng là 71 triệu đồng tương ứng tăng 0,11%, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian đầu năm này là khá tốt.  Chi phí Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí của Ngân hàng có phần tăng đột biến trong năm 2011 với số tiền tăng là 37.615 triệu đồng tương ứng tăng 40,58% so với năm 2010, khoản tăng này chủ yếu do cho trả lãi tăng, cụ thể chi phí lãi năm 2011 tăng 23.783 triệu đồng, tương ứng tăng 30,09% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong những năm qua, giá vật tư nông nghiệp, giá cả vật liệu xây dựng tăng vọt, nguồn thu nhập của họ không đủ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng, sửa chữa nên từ đó họ có nhu cầu vay vốn thêm để trang trải, nắm được điều đó nên Ngân hàng cũng tạo thêm nhiều điều kiện cho người dân vay vốn và đã đầu tư thêm trong việc nâng cao cơ sở vật chất dẫn đến khoản chi hoạt động tín dụng cũng tăng. Sang năm 2012 thì chi phí có phần giảm đi với số tiền 12.125 triệu đồng, tương ứng giảm 11,79% so với năm 2011, cho thấy được Ngân hàng cũng đã cố gắng tiết kiệm chi phí quản lý, các khoản chi thiết thực cho kinh doanh. Về tình hình chí phí trong 6 tháng đầu năm của Ngân hàng cũng thế ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 381 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,73%, trong đó chi phí lãi 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 3.948 triệu đồng, giảm 9,72%, cho ta thấy Ngân hàng đã cố gắng tiết kiệm chi phí trong khoản đầu năm, điều này là tốt vì tiết kiệm chi phí thì sẽ giúp cho ngân hàng có thể dùng khoản cho phí này phục vụ cho những hoạt động khác của Ngân hàng. Riêng khoản chi phí phi lãi thì 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 lại nhiều hơn với số tiền là 3.567 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 22 tăng nhiều hơn là 31,27%. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian đầu năm Ngân hàng đã chi cho việc sửa chữa mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.  Lợi nhuận Xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm thì ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng không ổn định, cụ thể năm 2011 tăng 3.976 triêu đồng tương ứng tăng 19,73% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 thu nhập của Ngân hàng tăng nhiều, ngoài ra còn nhờ vào chiến lược kinh doanh và sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn, đồng thời do sự phấn đấu của Ngân hàng cơ sở đã tận thu lãi cho vay, cố gắng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro, nhằm tăng thu nhập. Sang năm 2012 thì lợi nhuận có giảm đi nhưng không đáng kể chỉ giảm 2,89% so với năm 2011. Sở dĩ lợi nhuận có sự biến đổi tăng giảm như thế là do ảnh hưởng của thu nhập và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì tăng thu nhập đồng thời giảm chi phí hoặc tốc độ tăng lợi nhuận phải nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Đối với khoản lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng với số tiền là 452 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,58%, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu năm là có hiệu quả, đồng thời do trong khoản thời gian đầu năm 2013 ngân hàng đã tiết kiệm cho phí giảm được chi phí so với đầu năm 2012 nên cũng góp phần làm lợi nhuận của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm tăng. Nhìn chung, trong những năm qua nền kinh tế của đất nước có nhiều biến động phức tạp. Chính phủ đã sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo an sinh xã hội và hạn chế suy giảm kinh tế. Tình hình đó tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vậy, lợi nhuận của Ngân hàng vẫn giữ được mức ổn định và chỉ giảm nhẹ trong năm 2012, sang đầu năm 2013 thì cũng có xu hướng tiến triển khá tốt, lợi nhuận tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, qua đó cũng cho thấy được sự nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể CBCNV của Ngân hàng, đã chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên; cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn quan tâm, giúp đỡ. Tất cả các yếu tố trên giúp Ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh đề ra. 23 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, các Ngân hàng phải chủ động tạo lập các nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế khu vực. Từ đó ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì Ngân hàng sẽ đề suất lên chi nhánh cấp trên xin cấp thêm vốn điều chuyển để nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng vay. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên Ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Trong thời gian qua vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái bè đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thúc đẩy kinh tế địa phương. Để làm được điều đó trong thời gian qua Ngân hàng đã rất nỗ lực nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn trong xã hội bằng các biện pháp rất tích cực như: đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, đổi mới tổ chức hoạt động, mở thêm các điểm giao dịch ở xã, đổi mới tác phong giao dịch của cán bộ, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, đưa các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành kỳ phiếu ở mức lãi suất kỳ hạn hợp lý. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng những năm qua ở mức khá cao đảm bảo một phần không nhỏ cho Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào Ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho xã hội. 24 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu I. Tổng vốn huy động 1. TG của các TCTD, KBNN 2. Vốn huy động từ khách hàng + Tiền gửi không kỳ hạn +Tiền gửi có kỳ hạn 3. Phát hành GTCG II. Vốn điều hòa III. Tổng nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 706.010 16.528 654.811 32.750 613.061 34.671 118.481 824.419 877.360 5.113 830.228 25.237 804.991 42.019 0 877.360 1.148.004 17.466 1.130.538 46.854 1.083.684 0 0 1.148.004 2011 so với 2010 Số tiền % 171.350 24,27 -11.415 -69,07 175.417 26,79 -7.513 -22,94 191.930 31,31 7.348 21,19 -118.481 -100 52.941 6,42 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 25 2012 so với 2011 Số tiền % 270.644 30,85 12.353 241,60 300.310 36,17 21.617 85,66 278.693 34,62 -42.019 -100 0 270.644 30,85 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 Số tiền I. Tổng vốn huy động 154.098 15,55 21.502 10.203 90,30 2. Vốn huy động từ khách hàng 979.669 1.123.564 143.895 14,69 51.683 15.595 43,21 943.581 1.071.881 128.300 13,60 990.968 1.145.066 154.098 15,55 1. TG của các TCTD, KBNN + Tiền gửi không kỳ hạn +Tiền gửi có kỳ hạn II. Tổng nguồn vốn 990.968 1.145.066 % 11.299 36.088 (Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Nhìn chung ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2011 tăng 24,27% so với năm 2010, sang năm 2012 thì tiếp tục tăng lên đáng kể với tỷ lệ là 30,85% và tổng huy động vốn của Ngân hàng tăng chủ yếu là tăng từ việc huy động vốn của khách hàng, mà huy động vốn từ khách hàng thì bao gồm việc huy động từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Ta thấy trong năm 2011 huy động vốn từ khách hàng tăng với số tiền là 175.417 triệu đồng, tương đương tăng 26,79% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn huy động từ khách hàng tiếp tục tăng lên là 300.310 triệu động, tương ứng tăng 36,17% so với năm 2011. Điều này cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn nhờ thực hiện một số biện pháp như: áp dụng lãi suất phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thủ tục nhanh gọn… Mà quan trọng hơn cả là phong cách phục vụ nhiệt tình của các CBCNV khi khách hàng đến giao dịch. Riêng đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng đều tăng lên, năm 2012 là 990.968 triệu đồng, năm 2013 là 1.145.066 triệu đồng, tăng 154.098 triệu đồng tương đương tăng 15,55% và cũng chủ yếu tăng từ việc huy động từ khách hàng, cụ thể:  Tiền gửi không kỳ hạn Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối với việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi không kỳ hạn thì trong 3 năm qua có sự biến động không không định. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn là 32.750 triệu đồng, đến năm 2011 26 thì tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 25.237 triệu đồng giảm 7.513 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 22,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm nền kinh tế có nhiều biến động, việc sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn nên việc thanh toán qua Ngân hàng cũng giảm. Bên cạnh đó thì lãi suất của loại tiền gửi này không cao nên người dân đã dần chuyển sang hình thức tiền gửi khác với mức lãi suất cao hơn. Năm 2012 loại tiền gửi này tăng lên đến 46.854 triệu đồng tăng 21.617 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 85.66% so với năm 2011. Năm 2012 kinh tế đã bắt đầu ổn định lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc sản xuất kinh doanh cũng đi vào ổn định nên loại tiền gửi này cũng tăng theo. Đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì ta thấy tiền gửi không kỳ hạn đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012, tăng lên khá nhiều với tỷ lệ là 43,21%, ta thấy rằng chỉ mới 6 tháng đầu năm 2013 mà tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã có chuyển biến khá tốt.  Tiền gửi có kỳ hạn Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy chiến lược huy động vốn của Ngân hàng là tập trung vào những khoản vốn ổn định, có thời gian sử dụng lâu dài. Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi từ dân cư. Loại tiền gửi này liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 Ngân hàng huy động tiền gửi có kỳ hạn là 804.991 triệu đồng tăng 191.930 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 31,31% so với năm 2010. Năm 2012 loại tiền gửi này tiếp tục tăng lên đến 1.083.684 triệu đồng tức tăng 278.693 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 34,62% so với năm 2011. Nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên , nhưng tăng nhiều ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do cuối năm lãi suất tăng lên, chiều hướng chuyển dịch từ kỳ hạn ngắn sang có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sự chuyển dịch này nhằm đảm bảo ổn định nguồn vốn kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động bất thường như hiện nay. Điều này cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn tăng lên là do ngân hàng đã áp dụng đúng các biện pháp mà Ngân hàng Tỉnh đã giao như: phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn trả lãi trước, NHNo Tỉnh cũng đưa ra nhiều hình thức huy động có lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ tương đương mặt bằng lãi suất huy động các NHTM cổ phần trên địa bàn. Ngân hàng cũng rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo đến công tác huy động vốn, không ngừng nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, có biện pháp khai thác và thu hút khách hàng về với Ngân hàng. 27 Về khoản tiền gửi có kỳ hạn nếu so sánh trong khoảng 6 tháng đầu năm thì đầu năm 2013 tiền gửi này cũng vẫn tăng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 13,60%. Nguyên nhân một phần là do khách hàng cũng phần nào nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào Ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi suất.  Tiền gửi của các TCTD, KBNN Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong năm 2010 thì tiền gửi của TCTD và KBNN là 16.528 triệu đồng, năm 2011 là 5.113 triệu đồng, giảm rất nhiều so với năm 2010 với số tiền giảm là 11.415 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là đến 69%, sang năm 2012 thì huy động được 17.466 triệu đồng, tăng lên với số tiền là 12.353 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm ở năm 2011 là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn tiền từ các TCTD và KBNN cũng hạn chế hơn, nhưng khi sang năm 2012 thì tình hình có phần khả quan hơn, viêc huy động từ nguồn tiền này có phần tăng trở lại và tăng lên rất nhiều với tỷ lệ tăng là 241,60%. Và ta cũng thấy rằng năm 2012 nguồn tiền huy động từ các TCTD và KBNN tăng chủ yếu trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm, với số tiền huy động đầu năm là 11.299 triệu đồng, trong khi số tiền huy động cả năm là 17.466 triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ tập trung cho việc huy động vốn vào khoảng thời gian 6 tháng đầu năm hơn. Điều đáng chú ý là sang 6 tháng đầu năm 2013 thì việc huy động nguồn tiền từ các TCTD và KBNN tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng là 90,30%, điều này cũng dự báo được phần nào tình hình huy động vốn từ nguồn tiền này của Ngân hàng đang có xu hướng phát triển khả quan.  Phát hành GTCG Đối với việc huy động vốn từ việc phát hành GTCG thì Ngân hàng chỉ huy động trong 2 năm 2010 và 2011, riêng năm 2012 thì không có. Cụ thể năm 2010 huy động với số tiền là 34.671 triệu đồng, năm 2011 là 42.019 triệu đồng, tăng 7.348 triệu đồng tương ứng tăng 21,19% so với năm 2010. Và trong 6 tháng đầu năm cũng thế, Ngân hàng cũng không huy động từ nguồn tiền này.  Vốn điều hòa Cũng như các ngân hàng Nhà nước khác thì chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè ngoài việc sử dụng vốn huy động thì chi nhánh cũng phải huy động một lượng vốn từ cấp trên chuyển xuống gọi là vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì chi nhánh phải phụ thuộc vào nguồn vốn của cấp trên. Ta 28 thấy Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn điều chuyển trong năm 2010. Năm 2011 và 2012 thì hoàn toàn không nhờ đến nguồn vốn điều chuyển. Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm cũng thế, Ngân hàng cũng không sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng vì đã cố gắng huy động vốn tại địa phương và giảm nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên vì nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất của vốn huy động, nếu Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển nhiều sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng lên và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng . Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua các năm đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Mặc dù Ngân hàng gặp những khó khăn do bị cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc đã phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn trong những năm sắp tới sẽ còn tăng cao hơn nữa nên Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động và cần áp dụng nhiều hình thức huy dộng phong phú với khung lãi suất hấp dẫn hơn nữa để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng và để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với Ngân hàng khác trên địa bàn. 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ NĂM (2010 – 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và chủ yếu, lợi nhuận thu được từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Mặc dù, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất... Khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến Ngân hàng vì phần lớn vốn của Ngân hàng là được huy động từ nền kinh tế. Chính vì vậy các nhà quản trị NHTM cần phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt trong công tác quản lý điều hành để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhất là trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn Cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay bao gồm vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. Sau đây là tình hình tín dụng cụ thể của hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay: 29 Bảng 4.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 115.123 74.847 189.970 139.903 61.543 201.446 146.339 49.571 195.910 2011 so với 2010 Số tiền % 24.780 21,52 -13.304 -17,77 11.476 6,04 2012 so với 2011 Số tiền % 6.436 4,60 -11.972 -19,45 -5.536 -2,75 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 2013 99.236 25.544 124.780 82.441 39.148 121.589 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè ) 30 Số tiền -16.795 13.604 -3.191 % -16,92 53,26 -2,56 - Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn Trong chiến lược hoạt động kinh doanh ngân hàng thường đầu tư vào tín dụng ngắn hạn vì đây là loại hình có thể sinh lời cao, vốn quay vòng nhanh ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thường giúp khách hàng giải quyết những nhu cầu cấp bách nên những sản phẩm này thường được họ lựa chọn hơn. Do nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng nên doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể tăng nhiều trong năm 2011, tăng 24.780 triệu đồng, tương đương tăng 21,53% so với năm 2010. Sang năm 2012 tiếp tục tăng lên với số tiền là 6.436 triệu đồng và tăng với tỷ lệ 4,60% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn đều tăng dần là do nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ thì nhu cầu mua sắm sửa chữa của người dân cũng tăng theo làm cho doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng lên một cách đáng kể, mặc khác do thời gian qua chi nhánh đã mở rộng cho vay ngắn hạn đến các tầng lớp dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ và phát triển đời sống của khách hàng. Đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì tình hình cho vay tiêu dùng ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền giảm là 16.795 triệu đồng, tương ứng giảm nhưng tỷ lệ giảm 16,92%. Trong khi khách hàng cần gấp những khoản vay ngắn hạn để giải quyết những vấn đề cấp bách, nhưng Ngân hàng lại mất nhiều thời gian hơn để thực hiện các công tác thẩm định nên cũng có một số khách hàng chuyển sang vay Ngân hàng khác làm cho doanh số cho vay trong khoảng thời gian đầu năm 2013 của Ngân hàng giảm đi. - Doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên thì doanh số cho vay trung dài hạn có xu hướng đều giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn là 61.543 triệu đồng giảm 13.304 triệu đồng, tương ứng giảm 17,77% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số cho vay này tiếp tục giảm còn 49.571 triệu đồng, giảm 11.972 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm là 19,45%. Cho vay trung và dài hạn thì lãi suất cao hơn, thủ tục và hồ sơ vay cũng tương đối nhiều so với vay ngắn hạn. Thời gian cho vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, do đó các khoản vay trung và dài hạn đều có công tác thẩm định rất kỹ lưỡng trước khi cho vay. Điều này cũng hạn chế doanh số cho vay trung và dài hạn. Mặt khác do tâm lý người dân không muốn nợ Ngân 31 hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không ổn định nên không trả đúng nợ gốc và lãi theo phân kỳ trả nợ nên đã làm cho doanh số này giảm dần qua các năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng với số tiền là 13.604 triệu đồng và tăng với tỷ lệ là 53,26%, nguyên nhân có thể là do Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng ngày một nhiều hơn, một phần cũng do lãi suất sang năm 2013 giảm so với năm 2012, năm 2013 lãi suất trung và dài hạn là 12,5%/năm, chính vì vậy nên trong đầu năm này doanh số cho vay tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng Trong những năm qua nền kinh tế ở huyện Cái Bè ngày càng phát triển nên nhu cầu vay vốn của người dân để phục vụ cho đời sống hằng ngày cũng dần tăng lên. Chính vì vậy mà NHNo&PTNT huyện Cái Bè cũng đã cố gắng mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng với mục đích mua nhà, mua đất và sửa chữa nhà là chiếm nhiều nhất, do đây là những khoản vay có giá trị lớn, đáp ứng nhu cầu về lâu dài của người dân. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng của Ngân hàng qua 3 năm. 32 Bảng 4.5: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 - 2012) Chỉ tiêu 2010 Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác Tổng cộng 159.575 22.796 7.599 189.970 Năm 2011 173.244 22.159 6.043 201.446 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 160.646 25.468 9.796 195.910 Số tiền 13.669 -637 -1.556 11.476 % 8,57 -2,79 -20,48 6,04 Số tiền -12.598 3.309 3.753 -5.536 % -7,27 14,93 62,10 -2,75 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.6: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác Tổng cộng 99.885 17.920 6.975 124.780 2013 102.135 14.591 4.863 121.589 (Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 33 2013 so với 2012 Số tiền % 2.250 -3.329 -2.112 -3.191 2,25 -18,58 -30,28 -2,56 - Mua nhà, đất và sửa chữa nhà: Ta thấy doanh số cho vay theo mục đích là mua nhà, đất và sửa chữa nhà thì tình hình cho vay trong ba năm có sự biến động như sau: năm 2010 doanh số cho vay là 159.575 triệu đồng, năm 2011 thì doanh số cho vay là 173.244 triệu đồng tăng 13.669 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,57% so với năm 2010, nguyên nhân là do hiện nay với mức thu nhập cao hơn, người dân có nhu cầu về việc xây dựng sữa chữa nhà cửa khang trang hơn. Bên cạnh đó nước ta hiện nay cũng như ở Tiền Giang đang xây dựng nhiều khu dân cư cao cấp dẫn đến nhu cầu mua nhà của người dân tăng cao, đặc biệt là những người có thu nhập khá. Đây cũng là đối tượng cho vay tiêu dùng mà Chi nhánh NHNo & PTNT Cái Bè nói riêng và các NHTM nói chung đang hướng đến. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay để mua nhà, đất và sửa chữa nhà giảm 12.597 triệu đồng, tương ứng giảm 7,27% so với năm 2011, nguyên nhân thì như chúng ta cũng đã biết việc cho vay tiêu dùng thì phụ thuộc nhiều vào tâm lý của người dân, với tình hình kinh tế hiện nay thì dù mức thu nhập trong tương lai của họ có được tăng lên đi chăng nữa nhưng giá cả hàng hóa thì cũng sẽ thay đổi từng ngày và tăng liên tục, buộc người dân phải cân nhắc hơn trong việc chi tiêu vì thế đã làm cho doanh số cho vay vào năm 2012 giảm xuống. Sang khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay tiêu dùng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng là 2,25%, nguyên nhân là do năm 2013 thì lãi suất có phần giảm đi nên đã thu hút được nhiều người dân đến vay vốn. - Mua sắm phương tiện đi lại: Theo mục đích mua sắm phương tiện đi lại thì doanh số cho vay tiêu của Chi nhánh NHNo&PTNT Cái Bè năm 2011 có phần giảm đi so với năm 2010 nhưng chỉ giảm với tỷ là 2,80%. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay tăng 3.309 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 14,93% so với năm 2011, hầu hết người dân có nhu cầu mua sắm xe để đi lại, nguyên nhân chung khiến cho doanh số này tăng là do xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày một tăng lên là điều hiển nhiên. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay theo mục đích mua sắm lại giảm đi với số tiền là 3.329 triệu đồng, giảm 18,58% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do đây là tài sản có giá trị lâu dài, đa số khi khách hàng có nhu cầu vay để mua rồi thì ít có nhu cầu vay để mua sắm xe nữa nên doanh số cho vay đã giảm đi. - Mục đích tiêu dùng khác để phục vụ đời sống: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng khác ở đây có nghĩa là bao gồm các khoản cho vay để mua thiết bị nội thất gia đình, cho vay để thấu chi tài khoản. Nhìn vào 34 số liệu thì ta thấy rằng ở khoản mục này doanh số cho vay giảm ở năm 2011 với tỷ lệ giảm là 20,48% so với năm 2010, sang năm 2012 thì doanh số cho vay theo mục đích tiêu dùng khác lại tăng lên với số tiền tăng là 3.753 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 62,10% và sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay này lại giảm với số tiền là 2.112 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 30,28% so với 6 tháng đầu năm 2012, dù rằng khoản mục cho vay này chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng nhưng nó cũng phần nào đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.2.2.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo bao gồm cho vay theo hình thức là thế chấp (có tài sản đảm bảo) là những khoản vay dành cho khách hàng cá nhân với mục đích sinh hoạt tiêu dùng, nhưng giá trị của khoan vay đó phải được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bảo lãnh tài sản của người thứ ba. Với điều kiện, tài sản đó đã được cầm cố hoặc thế chấp cho Ngân hàng, vì vậy ngưới đứng tên sở hữu tài sản này không thể sử dụng để mua bán hay chuyển nhượng cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào cho đến khi người vay trả được khoản nợ cho Ngân hàng. Còn vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) là khoản vay mà khách hàng không cần bất cứ tài sản nào để thế chấp hay cầm cố cho ngân hàng cũng như không cần đến người bảo lãnh vay. 35 Bảng 4.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu Năm 2010 Thế chấp Tín chấp Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 167.174 22.796 189.970 2011 2011 so với 2010 Số tiền % 8.084 4,84 3.392 14,88 11.476 6,04 2012 175.258 26.188 201.446 174.360 21.550 195.910 2012 so với 2011 Số tiền % -898 -0,51 -4.638 -17,71 -5.536 -2,75 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.8: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Thế chấp Tín chấp Tổng cộng 109.810 14.970 124.780 108.214 13.375 121.589 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 36 % -1.596 -1.595 -3.191 -1,45 -10,65 -2,56 Qua bảng số liệu trên ta có thể đánh giá về tính hiệu quả của khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng qua các năm cụ thể như sau: - Tiêu dùng thế chấp: Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp tăng trong năm 2011 và có phần giảm nhẹ trong năm 2012, cụ thể năm 2011 tăng 8.084 triệu đồng, tương đương tăng 4,84% so với năm 2010, đến năm 2012 thì giảm nhẹ với tỷ lệ chỉ 0,51% so với năm 2011. Sự tăng giảm trong doanh số cho vay này là do NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè có một số lượng sản phẩm vay tiêu dùng thế chấp khá đa dạng, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, ví dụ như vay để mua xe, mua nhà, đất, sửa chữa nhà ở, mua sắm thiết bị đồ dùng trong sinh hoạt gia đình… Sự đa dạng của các sản phẩm này sẽ thu hút được sự quan tâm của tất cả các tầng lớp, thành phần dân cư trong xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ có sản phẩm đa dạng thì chưa đủ, bởi vì đối với một người đi vay ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của mình thì mức lãi phải trả cũng phải thật hợp lý so với thu nhập của họ. Đối với thời gian trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm với số tiền là 1.596 triệu đồng, tương đương giảm 1,45%, dù là doanh số cho vay có giảm nhưng tỷ lệ này giảm không đáng kể, vẫn cho thấy được Ngân hàng cũng đã không ngừng phấn đấu đa dạng hóa sản phẩm của mình và duy trì mức lãi suất hợp lí để không làm giảm doanh số cho vay. - Tiêu dùng tín chấp: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tăng trong năm 2011, tăng với số tiền là 3.392 triệu đồng, tương ứng tăng 14,88% so với năm 2010, sang năm 2012 thì lại giảm đi với số tiền là 4.638 triệu đồng, giảm 17,71% so với năm 2011, mà đối tượng cho vay tín chấp chủ yếu là cán bộ công nhân viên, họ vay và đảm bảo bằng tiền lương, ta thấy rằng Ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng thế chấp là chủ yếu. Dù rằng cán bộ công nhân viên thì họ có mức lương ổn định, khi họ vay vốn thì nguồn trả nợ sẽ được trích hàng tháng từ lương của họ nhưng với hoàn cảnh khó khăn chung trong năm 2012 là lạm phát gia tăng, giá cả cũng tăng theo, việc trang trải chi phí hàng ngày cũng sẽ gặp nhiều hạn chế hơn, ngoài ra do tín chấp thường được dựa trên mức độ tín nhiệm của Ngân hàng đối với khách hàng đến vay, do đó trong năm 2012 thì nhu cầu vay vốn của họ cũng có xu hướng giảm đi và sang 6 tháng đầu năm cũng thế, doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm với số tiền là 1.595 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 37 tăng là 10,65%, nguyên nhân chính là do khoảng thời gian đầu năm nhu cầu mua sắm của khách hàng không nhiều, đa số là vào dịp cuối năm họ mới có nhu cầu mua sắm nhiều nên phần nào doanh số cho vay đầu năm có phần giảm đi. 4.2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng Trong quá trình thực hiện cho vay thì thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được NHNo&PTNT huyện Cái Bè đặt biệt quan tâm. Tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu không thể thiếu đượctrong hoạt động tín dụng của bất kỳ một hệ thống Ngân hàng nào. Thế nhưng, tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ 4.2.2.1 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn Nhìn chung ta thấy doanh số thu nợ theo thời hạn đều có xu hướng tăng dần qua các năm, tình hình cụ thể như sau: 38 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm ( 2010 – 2012) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 114.053 61.506 175.559 137.994 63.154 201.148 146.786 59.836 206.622 2011 so với 2010 Số tiền % 23.941 20,99 1.648 2,68 25.589 14,58 2012 so với 2011 Số tiền % 8.792 6,37 -3.318 -5,25 5.474 2,72 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.10: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng 105.160 32.605 137.765 82.166 26.542 108.708 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 39 % -22.994 -6.063 -29.057 -21,87 -18,60 -21,09 - Doanh số thu nợ ngắn hạn Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua ba năm (2010-2012) đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng với số tiền là 23.941 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 20,99% so với năm 2010, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ tiếp tục tăng 8.792 triệu đồng, tương ứng tăng 6,37% so với năm 2011, nguyên nhân làm doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm là do sự nổ lực của ban lãnh đạo ngân hàng đã cử cán bộ tín dụng xuống tận nhà khách hàng để đôn đốc, động viên khách hàng tích cực trả nợ vay để tránh tình trạng chuyển thành nợ xấu vừa chịu lãi suất phạt cao vừa khó khăn trong những đợt vay tiếp theo, mặt khác do ý thức trả nợ của nhiều khách hàng tương đối tốt đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, với số tiền giảm là 22.994 triệu đồng hay giảm 21,87% , nguyên nhân chung là do cán bộ tín dụng phải lo xem xét hồ sơ vay của khách hàng, nên công việc thu nợ bị gián đoạn làm giảm doanh số thu nợ. - Doanh số thu nợ trung và dài hạn Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn có phần tăng trong năm 2011với số tiền tăng là 1.648 triệu đồng, tương ứng tăng 2,68% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do NH đã sàng lọc những khách hàng khả thi, công tác thẩm định, định giá dự án, phương án sản xuất kinh doanh của CBTD đối với khách hàng vay vốn đạt kết quả cao trước khi tiến hành cho vay. Thêm vào đó là CBTD luôn xem vấn đề thu nợ là một vấn đề quan trọng hàng đầu nên mỗi khi có món vay nào của khách hàng đến hạn thì CBTD có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và gửi giấy báo nợ để khách hàng chuẩn bị trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Không những thế Ngân hàng cũng cân nhắc rất kỹ đối với các dự án trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ trung và dài hạn có phần giảm đi, với số tiền giảm là 3.318 triệu đồng, tương ứng giảm 5,25% so với năm 2011, nguyên nhân là do đầu năm 2012 thì tình hình kinh tế găp khó khăn, trong đó lạm phát gia tăng, vật giá cũng tăng cao trong khi nguồn tài chính của người dân thì không đủ để chi trả nợ cho Ngân hàng, thêm vào đó là cũng có một số khách hàng vẫn chưa có ý thức trả nợ cho Ngân hàng đã làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn trong năm 2012 giảm đi. Còn đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng đầu năm 2012 doanh số thu nợ là 32.605 40 triệu đồng, trong khi thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 là 26.542 triệu đồng, giảm 6.108 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 18,71% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tóm lại, sau khi cho vay hay giải ngân cho khách hàng là đến công tác thu hồi nợ nên cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo các khoản nợ vay có thể thu hồi đủ và đúng hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Song song với việc thu hồi nợ trong hạn chi nhánh cũng đã đặc biệt quan tâm xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề, đôn đốc khách hàng, thu dần các khoản nợ có khả năng thu hồi và đảm bảo được nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh. Do đó, doanh số thu nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Điều này có được là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt là cán bộ tín dụng, các cơ quan ban ngành giúp đỡ và nhờ chi nhánh có những chính sách thận trọng, lấy chất lượng tín dụng làm đầu mà không chạy theo doanh thu hay lợi nhuận. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng Bất kỳ lúc nào cũng vậy, doanh số cho vay luôn đi đôi với công tác thu nợ, nhìn chung ta thấy tổng doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng đều có xu hướng tăng dần, điều này cũng phần nào khẳng định công tác thu hồi nợ của Ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu và đạt được hiệu quả khá tốt, để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích tình hình thu hồi nợ theo mục đích tiêu dùng cụ thể như sau: 41 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác Tổng cộng Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 142.203 24.578 8.778 175.559 176.927 20.620 3.601 201.148 170.553 25.813 10.256 206.622 2011 so với 2010 Số tiền % 34.724 24,42 -3.958 -16,10 -5.177 -58,98 25.589 14,58 2012 so với 2011 Số tiền % -6.374 -3,60 5.193 25,18 6.655 184,81 5.474 2,72 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2012 2013 Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác 112.994 17.560 7.211 90.907 9.046 8.755 Tổng cộng 137.765 108.708 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè ) 42 2013 so với 2012 Số tiền % -22.087 -19,55 -8.514 -48,49 1.544 21,41 -29.057 -21,09 - Mua nhà, đất và sửa chữa nhà: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ mua nhà, đất và sửa chữa nhà luôn chiếm phần nhiều trong tổng doanh số thu nợ tiêu dùng và biến động không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 34.724 triệu đồng, tăng 24,42% so với năm 2010, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ có phần giảm đi đôi chút, giảm với số tiền là 6.374 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 3,60% so với năm 2011, tỷ lệ giảm đi cũng không đáng kể. Việc các khoản thu này tăng là một điều đáng mừng vì qua đó đã chứng tỏ Ngân hàng đã tích cực thu hồi các khoản vay của những năm trước cộng với các khoản tới hạn, quá hạn làm doanh số thu nợ tăng lên, một phần do người dân có ý thức trả nợ tốt, nếu họ có lịch sử trả nợ tốt thì sẽ được đưa vào khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt, hoàn toàn đủ điều kiện vay vốn lại nếu khách hàng có nhu cầu vay lại trong những lần sau. Nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng đầu năm 2013 tình hình thu nợ giảm hơn so với 6 tháng đầu năm đầu năm 2012, giảm với số tiền là 22.087 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 19,55% so với 6 tháng đầu năm 2012, hầu hết ta đều thấy rằng tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đầu giảm so với đầu năm 2012, nguyên nhân chung có thể là do khoảng thời gian đầu năm giá cả hảng hóa biến động không ổn định tăng nhanh, cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Mua sắm phương tiện đi lại: Theo mục đích mua sắm phương tiện thì doanh số thu nợ đi theo chiều hướng giảm dần, cụ thể là năm 2011 giảm với tỷ lệ là 16,10% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ lại diễn biến theo chiều hướng tốt hơn tăng với số tiền là 5.193 triệu đồng, tương đương tăng 25,18% so với năm 2011, cho thấy được trong năm này công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt kết quả đáng khích lệ. Đối với tình hình trong 6 tháng đầu năm cũng thế, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ giảm là 48,49%, nguyên nhân chung chủ yếu là do diễn biến nền kinh tế nước ta trong những năm qua khá phức tạp, đương nhiên người dân cũng không tránh khỏi việc ảnh hưởng, khi giá cả không ngừng tăng cao thì người dân phải hạn chế chi tiêu, còn đối với những khách hàng có đồng lương hàng tháng cố định thì việc trang trải cuộc sống hàng ngày đã gặp khó khăn phần nào, kéo theo đó việc trả nợ Ngân hàng cũng gặp khó khăn nên việc trả nợ Ngân hàng có phần hạn chế đã làm cho công tác thu nợ giảm đi. - Mục đích tiêu dùng khác để phục vụ đời sống: Nhìn vào số liệu ta thấy đối với doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng khác có phần giảm đi trong năm 2011 với tỷ lệ giảm là 58,98%, với tình hình thu hồi nợ như thế thì ngân 43 hàng cần tích cực triển khai các công tác thu hồi nợ tích cực hơn nữa. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ này đã tăng lên trở lại với số tiền tăng là 6.655 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 184,81% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu hồi nợ nếu so sánh với 6 tháng đầu năm 2012 thì vẫn tiếp tục tăng với số tiền là 1.544 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,41% so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này đã cho thấy được hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng, mặt khác do khoản mục cho vay để phục vụ mục đích tiêu dùng khác chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ, đa số khách hàng vay với giá trị nhỏ nên họ cũng cố gắng trả nợ ngân hàng.. 4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo Đi đối với doanh số cho vay nhiều thì chúng ta cũng cần có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Vậy tình hình thu nợ tiêu dùng thế chấp và tín chấp diễn biến ra sao? Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta sẽ phân tích tình hình cụ thể như sau: 44 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 150.981 24.578 175.559 176.147 25.001 201.148 185.623 20.999 206.622 2011 so với 2010 Số tiền % 25.166 16,67 423 1,72 25.589 14,58 2012 so với 2011 Số tiền % 9.476 5,38 -4.002 -16,01 5.474 2,72 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Thế chấp Tín chấp Tổng cộng Đơn vị tính: Triêu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 2013 122.141 15.624 137.765 94.576 14.132 108.708 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 45 Số tiền -27.565 -1.492 -29.057 % -22,57 -9,55 -21,09 - Thế chấp: Qua số liệu ta thấy tình hình thu nợ thế chấp luôn được cải thiện qua từng năm và tăng tương đối nhiều trong năm 2011, với số tiền tăng là 25.166 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,67% so với năm 2010, sang năm 2012 thì tiếp tục tăng 5,38% so với năm 2011, nguyên nhân là do sự tích cực của các cán bộ tín dụng, đã không ngừng, nhắc nhở, động viên người dân nên trả khoản nợ đúng hạn cũng nhằm tạo được niềm tin đối với ngân hàng, nếu lịch sử trả nợ của khách hàng tốt thì cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay vốn sau này, cũng chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng cũng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác cũng như tình hình thu nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình thu nợ lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 27.565 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 22,57%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế của Tiền Giang nói chung cũng như huyện Cái Bè nói riêng cũng còn gặp nhiều hạn chế nên khả năng trả nợ còn chậm làm cho doanh số thu nợ cũng giảm đi. - Tín chấp: Về tình hình thu nợ tín chấp thì biến động không ổn định qua các năm, cụ thể tăng trong năm 2011 với số tăng là 243 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,98% so với năm 2010, dù rằng tỷ lệ thu nợ trong năm này tăng lên không nhiều nhưng điều này cũng phẩn nào đã cho thấ y được sự phấn đấu của NH trong việc thu hồi nợ, đồng thời đối với khoản tiêu dùng tín chấp thì đa số là cán bộ công nhân viên vay, nên họ có đồng lương hàng tháng, khi đến kỳ hạn thì cán bộ tín dụng sẽ trừ vào tài khoản của họ, công tác thu hồi nợ cũng phần nào đỡ khó khăn hơn. Sang năm 2012 thì tình hình thu hồi nợ tín chấp giảm đi với số tiền là 4.002 triệu đồng, tương đương giảm 16,01% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm này tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, thêm vào đó là tiêu dùng tín chấp chiếm tỷ trọng cũng không nhiều. Riêng sang khoảng 6 tháng đầu năm 2013 thì thu nợ tín chấp cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ giảm là 9,55%, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng nguồn thu nhập của khách hàng trong đầu năm 2013 không ổn định, có thể họ dùng nguồn thu nhập của mình chi trả cho các khoản khác nên gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng gặp khó khăn làm cho doanh số thu nợ trong thời gian đầu năm 2013 giảm so với đầu năm 2012. 4.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng và cho biết số nợ mà NH còn phải thu từ khách hàng. 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn 46 Bảng 4.15: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 8.128 112.865 120.993 10.037 111.254 121.291 9.590 100.989 110.579 2011 so với 2010 Số tiền % 1.909 23,49 -1.611 -1,43 298 0,25 2012 so với 2011 Số tiền % -447 -4,45 -10.265 -9,23 -10.712 -8,83 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.16: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 2013 4.113 104.193 108.306 9.865 113.595 123.460 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè ) 47 Số tiền 5.752 9.402 15.154 % 139,85 9,02 13,99 - Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng ngắn hạn tăng trưởng không ổn định qua các năm. Ta thấy rằng dư nợ tăng trong năm 2011, tăng 23,49% so với năm 2010 và khi sang năm 2012 thì lại giảm xuống với số tiền giảm là 447 triệu đồng, giảm 4,45% so với năm 2011, nguyên nhân là do người dân ít có nhu cầu mua sắm sửa chữa nhà ở nên dư nợ năm này có phần giảm đi. Nhưng khi sang đầu năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, như đã nói do tín dụng tiêu dùng ngắn hạn thì đáp ứng nhu cầu cho người dân được nhanh chóng nên nhu cầu vay cũng nhiều phần nào làm cho dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012. - Dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn: Trong những năm qua dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tiêu dùng và có xu hướng ngày càng giảm đi. Cụ thể là dư nợ trung-dài hạn năm 2011 là 111.254 triệu đồng, giảm 1.611 triệu đồng, tương ứng giảm 1,43% so với năm 2010, sang 2012 thì dư nợ lại giảm 10.265 triệu đồng, tương ứng giảm 9,23% so với năm 2011. Tín dụng tiêu dùng trung và dài hạn chủ yếu với mục đích là để mua, xây dựng và sửa chữa nhà mà đây là những khoản vay lớn, khi họ vay thì họ không thể trả trong một thời gian ngắn và một lý do nữa là ngân hàng vẫn còn hạn chế các khoản vay dài hạn vì đi kèm theo nó là độ rủi ro cao, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng với nguồn vay do đó sẽ chịu rất nhiều yếu tố khách quan, điều này cũng làm hạn chế việc cho vay dài hạn nên kéo theo dư nợ cũng giảm đi. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ trung và dài hạn lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền tăng là 9.402 triệu đồng và ứng với tỷ lệ là 9,02%, điều này càng khẳng định tiêu dùng trung và dài hạn chiếm vị trí rất quan trọng và Ngân hàng cần không ngừng phấn đấu để góp phần làm gia tăng khoản dư nợ này thêm. 4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích tiêu dùng Nhìn chung thì tổng dư nợ theo mục đích tiêu dùng biến động không ổn định qua các năm, có phần tăng trong năm 2011, và ngược lại lại giảm trong năm 2012. Ta đi vào phân tích tình hình cụ thể như sau: 48 Bảng 3.17: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 102.746 10.078 8.169 120.993 99.063 11.617 10.611 121.291 89.156 11.272 10.151 110.579 2011 so với 2010 Số tiền % -3.683 -3,58 1.539 15,27 2.442 29,89 298 0,25 2012 so với 2011 Số tiền % -9.907 -10 -345 -2,97 -460 -4,34 -10.712 -8,83 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 3.18: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Mua nhà, đất và sửa chữa nhà Mua sắm phương tiện đi lại Mục đích tiêu dùng khác Tổng cộng Đơn vị tính: Triêu đồng Chênh lệch 2013 85.954 11.977 10.375 100.384 16.817 6.259 108.306 123.460 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè ) 49 2013 so với 2012 Số tiền % 14.430 16,79 4.840 40,41 -4.116 -39,67 15.154 13,99 - Mua nhà, đất và sửa chữa nhà: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng về mua nhà, đất và sửa chữa nhà biến động ngày càng giảm dần, chủ yếu giảm nhiều trong năm 2012 với số tiền giảm là 9.907 triệu đồng, tương đương giảm 10% so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 thì tình hình cho vay của NH có phần giảm so với năm 2011, bên cạnh đó cũng do mức sống ngày càng cao, giá cả ngày càng đắt đỏ mà thu nhập của họ thường ít có tăng nhưng nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày từ đó cũng làm cho họ e ngại việc vay vốn hơn nên dư nợ phần nào cũng giảm đi. Nhưng nếu so sánh trong 6 tháng đầu năm thì tình hình dư nợ năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng đáng kể với 16,79%, nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của người dân nhiều, một phần do đầu năm Ngân hàng đã áp dụng một số chính sách ưu đãi thu hút được nhiều nguồn vay vốn nên dư nợ có phần nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. - Mua sắm phương tiện đi lại: Ta thấy đa số người dân có nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà là đa số, nhu cầu vay để mua sắm thì chiếm ít hơn, tuy nhiên nó cũng tăng trong năm 2011 với tỷ lệ tăng là 15,27% so với năm 2010, sang năm 2012 thì lại giảm đi với số tiền là 345 triệu đồng, tương ứng giảm 2,97% so với năm 2011, ta thấy với tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát thì tăng, kéo theo giá cả cũng tăng nhanh, người dân sẽ e ngại trong việc mua sắm hơn do đó dư nợ cũng phần nào giảm đi. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình dư nợ mua sắm phương tiện đi lại lại tăng lên nhiều, tăng 4.840 triệu đồng, tương ứng tăng đến 40,41% so với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống còn 12,5%/năm đối với vay trung – dài hạn và (9% – 11%/năm) đối với vay ngắn hạn nên đã thu hút được khách hàng vay vốn làm cho dư nợ tăng mạnh. - Mục đích tiêu dùng khác để phục vụ đời sống: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ theo mục đích tiêu dùng khác biến động theo chiều hướng khá tốt, năm 2011 dư nợ đạt 10.611 triệu đồng, tăng 2.442 triệu đồng hay tăng 29,89% so với năm 2010, sang năm 2012 thì dư nợ có giảm đi nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể chỉ giảm 460 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 4,34%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình dư nợ theo mục đích tiêu dùng khác vẫn lại giảm đi với tỷ lệ giảm 39,67% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.3.3 Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo 50 Bảng 4.19: Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 109.245 11.748 120.993 108.356 12.935 121.291 97.093 13.486 110.579 2011 so với 2010 Số tiền % -889 -0,81 1.187 10,10 298 0,25 2012 so với 2011 Số tiền % -11.263 -10,39 551 4,26 -10.712 -8,83 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.20: Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Thế chấp Tín chấp Tổng cộng 96.025 12.281 108.306 110.731 12.729 123.460 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 51 % 14.706 448 15.154 15,31 3,65 13,99 - Thế chấp: Nhìn vào số liệu ta thấy dư nợ tiêu dùng qua 3 năm 2010 – 2012 đều giảm dần. Năm 2011 dư nợ thế chấp chỉ giảm nhẹ 0,81% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục giảm 11.263 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 10,39% so với năm 2011. Dư nợ tiêu dùng giảm chưa chắc là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giảm vì có thể dư nợ giảm là do Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ ở những năm trước đồng thời khách hàng cũng có ý thức trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì dư nợ thế chấp lại tiếp tục tăng so với đầu năm 2012, điều này là cho thấy NH đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay của mình thu hút được nhiều nhu cầu vay vốn của người dân nên doanh số cho vay tiêu dùng tăng dẫn đến dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng theo. - Tín chấp: Về mảng tiêu dùng tín chấp thì qua 3 năm đều có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2011 dư nợ tín chấp tăng với số tiền là 1.187 triệu đồng hay tăng hay tăng 10,10% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục tăng 551 triệu đồng, tương ứng tăng 4,26% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khá tốt, Ngân hàng đã nâng cao được uy tín của mình, tạo được niềm tin đối với khách hàng đặc biệt là đối với cán bộ công nhân viên, nên đã thu hút được họ vay vốn, làm tăng dư nợ tín chấp. 4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng Như chúng ta cũng biết, trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi việc xảy ra nợ xấu và NHNo&PTNT huyện Cái Bè cũng không tránh khỏi việc tồn tại nợ xấu, tình hình nợ xấu cụ thể như sau: 4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn Bảng 4.21: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Chênh lệch 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền % % Trung - dài hạn 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 (Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 52 Bảng 4.22: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu Trung - dài hạn Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2012 2013 280 280 502 502 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 Số tiền 222 222 % 79,29 79,29 (Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Về tình hình nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn thì ta thấy rằng ở phần tiêu dùng ngắn hạn thì hoàn toàn không có nợ xấu vì các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay có giá trị nhỏ, việc trả nợ của khách hàng cũng nhanh chóng hơn, còn riêng đối với tiêu dùng trung và dài hạn thì nợ xấu chỉ cao ở năm 2010 và ngày càng giảm dần đi, sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn giảm 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32%, nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đat kết quả tốt thu nợ được nhiều, ngoài ra cũng còn phải kể đến thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi thu nhập của họ đang theo chiều hướng tốt nên việc trả nợ ngân hàng được tốt hơn góp phần cải thiện được tình hình nợ xấu của Ngân hàng. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại có phần nhiều hơn rất nhiều khi so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng đến 79,29% nguyên nhân là do tình hình đầu năm việc thu nợ gặp khá nhiều khó khăn, làm nợ xấu đầu năm 2013 nhiều so với 2012. 4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích tiêu dùng Như chúng ta cũng biết nợ xấu luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Sau đây là diễn biến tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo mục đích tiêu dùng: 53 Bảng 4.23: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 Số tiền % 2012 so với 2011 Số tiền % Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.24: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 2013 so với 2012 2013 Số tiền % Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 280 502 222 79,29 Tổng cộng 280 502 222 79,29 (Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 54 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy do nhu cầu vay để mua sắm chiếm tỷ lệ không nhiều, đa số chỉ là vay vốn để sửa chữa nhà cửa nên ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở nhu cầu mua sắm là không có, chỉ có nợ xấu ở nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà nhưng tỷ lệ cũng giảm dần qua 3 năm, năm 2011 giảm 527 triệu đồng hay giảm 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 lại giảm với số tiền là 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32% so với năm 2011, đây là điều đáng mừng vì phần nào cũng thấy được sự cố gắng cũa ngân hàng trong việc tích cực thu hồi nợ cũng như cho ta thấy được ý thức trả nợ của khách hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ tăng là 79,29%, nguyên nhân là do tình hình đầu năm thường rất phức tạp, các cán bộ tín dụng mất rất nhiều thời gian cho việc xem xét hồ sơ khách hàng nên tình hình thu hồi nợ khá chậm làm nợ xấu cũng có phần tăng. 4.2.4.3 Nợ xấu theo sự đảm bảo Bảng 4.25: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Thế chấp 1.008 Tín chấp 343 Tổng cộng 1.351 699 125 824 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % 365 168 533 -309 -218 -527 -30,65 -63,56 -39,01 -334 43 -291 -47,78 34,4 -35,32 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.26: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013 Thế chấp Tín chấp 196 84 327 175 Tổng cộng 280 502 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so với 2012 Số tiền % 131 66,84 91 108,33 222 79,29 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Nhìn chung qua 3 năm ta thấy tổng nợ xấu theo sự đảm bảo đều giảm dần, cụ thể năm 2011 nợ xấu là 824 triệu đồng, giảm 527 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 nợ xấu tiếp tục giảm 35,32% hay đã giảm 291 triệu đồng và chỉ đạt mức 533 triệu đồng so với 55 năm 2011. Riêng khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu theo sự đảm bảo lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta có thể thấy tình hình nợ xấu theo sự đảm bảo cụ thể ở hai phương thức thế chấp và tín chấp như sau: - Thế chấp: Dựa vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhìn thấy nợ xấu thế chấp trong giai đoạn (2010 – 2012) có xu hướng giảm dần, năm 2011 nợ xấu thế chấp giảm 309 triệu đồng, tương ứng giảm 30,65% so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu này tiếp tục giảm 334 triệu đồng hay giảm 47,78% so với năm 2011, đạt được thành tích như thế ngoài nhờ công tác kiểm tra giám sát, xử lý tốt các khoản nợ đến hạn, còn nhờ vào việc thực hiện tốt công tác thẩm định ở bước ban đầu trước khi đồng ý cho vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu thế chấp lại diễn biến tăng hơn rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng lên đến 66,84% hay tăng 131 triệu đồng, nguyên nhân là do bộ phận xử lý nợ của ngân hàng đang chuẩn bị hoàn tất các hồ sơ khách hàng và công việc của mình để chuyển giao cho các nhân viên khác ở chi nhánh nên quá trình giám sát theo dõi nợ, thu nợ bị gián đoạn, do đó làm ảnh hưởng đến công tác xử lý và thu hồi nợ nên đã làm cho nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 nhiều hơn so với đầu năm 2012. - Tín chấp: Ta thấy tình hình nơ xấu tín chấp biến động không ổn định, năm 2011 thì nợ xấu tín chấp giảm 218 triệu đồng hay giảm 63,56%, sang năm 2012 thì tình hình nợ xấu tín chấp tăng lên với tỷ lệ 34,4%, ứng với số tiền tăng là 43 triệu đồng, mặc dù vậy nhưng ta thấy tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2011 là tương đối nhiều, điều này vẫn cho thấy được hiệu quả của công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, qua đó cũng cho thấy đa số các khách hàng đã hợp tác rất tích cực trong việc trả nợ, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, mặt khác do vay tín chấp đối tượng là cán bộ công nhân viên, họ có mức lương ổn định hàng tháng, khi đến hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng sẽ trừ nợ gốc và lãi của họ qua thẻ, điều này cũng giúp cho công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn, hạn chế được việc họ trả nợ trễ hạn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu tín chấp cũng lại tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng đến 108,33% và ứng với số tiền tăng là 91 triệu đồng, nguyên nhân cũng như đã nói là do đầu năm 2013 thì có sự chuyển giao hồ sơ cho nhân viên khác nên việc thu hồi nợ bị trễ nãi, làm cho nợ xấu có phần tăng trong đầu năm. 56 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ Bảng 4.27: Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm (2010 – 2012) Các chỉ tiêu Đơn vị Năm Vốn huy động Tổng nguồn vốn Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số thu nợ tiêu dùng Dư nợ tiêu dùng Nợ xấu tiêu dùng Dư nợ bình quân Hệ số thu nợ tiêu dùng Vòng vay tín dụng tiêu dùng Nợ xấu tiêu dùng/tổng dư nợ Dư nợ tiêu dùng/vốn huy động Dư nợ tiêu dùng/tổng nguồn vốn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triêu đồng % Vòng % % % 2010 706.010 824.419 189.970 175.559 120.993 1.351 121.016 92,41 1,45 1,12 17,14 14,68 2011 2012 877.360 1.148.004 877.360 1.148.004 201.446 195.910 201.148 206.622 121.291 110.579 824 533 121.142 115.935 99,85 105,47 1,66 1,78 0,68 0,48 13,82 9,63 13,82 9,63 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) Bảng 4.28: Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Các chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm Vốn huy động Tổng nguồn vốn Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số thu nợ tiêu dùng Dư nợ tiêu dùng Nợ xấu tiêu dùng Dư nợ bình quân Hệ số thu nợ tiêu dùng Vòng vay tín dụng tiêu dùng Nợ xấu tiêu dùng/tổng dư nợ Dư nợ tiêu dùng/vốn huy động Dư nợ tiêu dùng/tổng nguồn vốn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triêu đồng % Vòng % % % 2012 990.968 990.968 124.780 137.765 108.306 280 114.799 110,41 1,20 0,26 10,93 10,93 (Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè) 57 2013 1.145.066 1.145.066 121.589 108.708 123.460 502 117.020 89,41 0,93 0,41 10,78 10,78 4.3.1 Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Nhận xét thấy trong ba năm qua, sự tham gia của vốn huy động trong tổng dư nợ tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Năm 2010 dư nợ trên vốn huy động đạt 17,14% năm 2011 giảm còn 13,82%, năm 2012 lại tiếp tục giảm chỉ còn 9,63%. Điều này cho thấy vốn huy động chưa đáp ứng hết được hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhằm mang lại hiệu quả nhiều hơn. Đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 là 10,78% giảm so với năm 2012, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 là 10,93%. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ đúng đối với trường hợp tổng dư nợ trên vốn huy động, ở đây đề tài chỉ đề cập và ước lượng chỉ số này đối với dư nợ tiêu dùng. 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ và nó giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều có xu hướng giảm: Năm 2010 tỷ lệ này đạt 1,12%, năm 2011 là 0,68%, sang năm 2012 giảm chỉ còn 0,48%. Đây là một kết quả khả quan cho Ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho vay cũng như chất lượng tín dụng của những khoản vay trước. Đạt được kết quả như thế là do NH đã rất thận trọng trong công tác cho vay, một phần nữa là do Ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu để xử lý các món nợ xấu, gắn xử lý tồn động nợ cũ với việc tăng cường 58 kiểm tra chặt chẽ trước trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ cho vay và triệt để thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. Về tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, thật chất thì tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng không nhiều, cho thấy được ngân hàng cũng đã tích cực theo dõi, quản lý khách hàng một cách chặt chẽ, khoa học, tiếp tục phát triển đầu tư cho khách hàng truyền thống có uy tín lâu dài, đồng thời lựa chọn khách hàng tiềm năng có tình hình tài chính lành mạnh để khả năng thu hồi nợ đạt hiệu quả cao. 4.3.3 Hệ số thu nợ tiêu dùng Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đồng thời phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn thì nó cho thấy khách hàng sử vốn có hiệu quả, thu nhập ổn định nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Hệ số thu nợ tiêu dùng tại Chi nhánh như sau: Hệ số thu nợ tiêu dùng của Chi nhánh đạt khá tốt, năm 2010 là 92,41%, 99,85%, 105,47%. Điều này cho thấy các món vay tiêu dùng tại Chi nhánh có chất lượng tốt, Chi nhánh có sự sàn lọc và lựa chọn khách hàng vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Tuy số lượng các món vay tiêu dùng còn ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, nhưng hệ số thu hồi nợ cao cho thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không nên quá dè dặt đối với loại hình tín dụng này, bởi nếu được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận cao. Riêng hệ số thu nợ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng hệ số thu nợ 6 tháng năm 2012 là 110,41% và 89,41% là hệ số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy tỷ lệ thu nợ tiêu dùng đầu năm 2013 thấp hơn so với đầu năm 2012. 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Ta thấy số lần quay vốn tín dụng biến động liên tục qua các năm, năm 2010 là 1,45; năm 2011 là 1,66 và năm 2012 là 1,78; do hiệu quả thu nợ của Chi nhánh là khá tốt, đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của ngân 59 hàng. Sang 6 tháng đầu năm thì vòng quay vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2013 là 0,93 và 1,20 là hệ số vòng quay vốn tín dụng của 6 tháng đầu năm 2012. Do đó ngân hàng càng tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm làm cho vòng quay tín dụng đạt hiêu quả hơn nữa, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao, tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận. 60 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 5.1 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG - Doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ tiêu dùng dù có tăng nhưng tăng không cao và sau đó lại có chiều hướng giảm xuống, do cho vay tiêu dùng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. - Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thật sự đa dạng và phong phú do chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống như vay để sửa chữa, xây mới, mua nhà mua sắm phương tiện đi lại, còn nhiều hình thức chưa được áp dụng như cho vay du học, du lịch. - Vẫn chưa khai thác thật sự tốt nguồn khách hàng cho vay tiêu dùng, khách hàng vay vốn chủ yếu là các cá nhân thu nhập cao, có tài sản đảm bảo. Còn đối với khách hàng là công nhân viên chức thì vẫn còn ít, ngoài ra những khách hàng có thu nhập vừa và nhỏ rất phù hợp với những khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng Ngân hàng vẫn chưa khai thác triệt để. 5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN TIỀN GIANG 5.2.1 Tích cực mở rộng hoạt động cho vay để thu hút được nhiều khách hàng vay vốn Để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và để đảm bảo Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc tìm kiếm và duy trì được mối quan hệ với khách hàng tốt là yếu tố then chốt. Chi nhánh nên chọn lọc khách hàng có uy tín, mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, phải nắm bắt được nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng, đối với những khách hàng truyền thống có thu nhập cao và ổn định thì cần có những chính sách ưu đãi nhằm thể hiện được sự quan tâm cũng như tạo thêm uy tín cho Ngân hàng. Tăng cường các hoạt động quảng bá cho sản phẩm của Ngân hàng, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo nhất là các sản phẩm mới kèm theo đó là những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. 61 Đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng bằng nhiều phương thức cho vay, đơn giản hóa các thủ tục cho vay bằng cách giảm thiểu các thủ tục rườm rà, không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ quy trình, thủ tục cho vay. 5.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng tiêu dùng Nhìn lại các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh có thể thấy vẫn là các sản phẩm mang tính truyền thống chưa thực sự có sản phẩm nào mang tính đột phá, chủ yếu là chú trọng cho vay để mua nhà, sửa chữa và xây dựng nhà, mua sắm phương tiện. Trong khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và luôn thay đổi thì việc giữ nguyên các sản phẩm truyền thống có thể xem là phương pháp cạnh tranh không thực sự hiệu quả. Để đa dạng hóa sản phẩm của mình, Ngân hàng có thể phát triển thêm một loạt sản phẩm tiêu dùng để đáp ứng cho những nhu cầu mới như: du lịch, du học, sử dụng hàng cao cấp,… Bên cạnh việc chú trọng phát triển thêm những sảm phẩm mới thì cũng cần phải kết hợp luôn cả việc nâng cao thêm chất lượng sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngoài ra, Ngân hàng có thể phát triển sản phẩm mới dựa trên các sản phẩm truyền thống của mình như: liên kết cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở trả góp, kết hợp với các công ty xây dựng có uy tín. Điều này không những góp phần tài trợ vốn cho các công ty xây dựng mà còn giúp Ngân hàng kiểm soát tốt mục đích sử dụng vốn của khách hàng và góp phần ổn định nâng cao chất lượng của người dân Đối với các mặt hàng tiêu dùng, bên cạnh việc đẩy mạnh các dịch vụ, Ngân hàng có thể mở rộng các ngành hàng hỗ trợ như kết hợp với các trung tâm mua sắm, các cửa hàng trang trí nội thất, theo đó khi các khách hàng mua sắm tại các cơ sở này thì Ngân hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho các cơ sở kinh doanh này số tiền mà khách hàng vay tại Ngân hàng, sau đó định kỳ hàng tháng khách hàng sẽ đến trả góp cả gốc và lãi cho Ngân hàng. Bằng việc đưa ra các sản phẩm cụ thể, thiết thực trong các gói sản phẩm tiêu dùng, Ngân hàng sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, cảm kích khi được thấu hiểu, được quan tâm, nắm bắt những nhu cầu thực tế của mình. Đó chính là xuất phát điểm cho sự tin cậy, điều kiện không thể thiếu để duy trì một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên Ngân hàng và khách hàng. 5.2.3 Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng - Phát triển mở rộng mạng lưới Phòng giao dịch, chi nhánh là một trong những chính sách nhằm chiếm lĩnh thị phần của các NHTM trong nước hiện 62 nay. Chi nhánh NHNo & PTNT cũng không ngoại lệ, việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ giúp cho Ngân hàng đưa được các sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người dân. Ngoài mục tiêu chung đó, thực hiện mở rộng mạng lưới có thể nhắm tới việc tiếp cận với các khu vực khách hàng đa dạng hơn trong thị trường bán lẻ cho vay tiêu dùng. - Thị trường tín dụng tiêu dùng hiện nay chủ yếu tập trung vào tầng lớp khá - giàu, có tài sản thế chấp giá trị cao, còn khách hàng dưới mức trên còn bỏ ngỏ khá nhiều. Do đó cần mở rộng đối tượng cho vay đối với CBCNV, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu,… mục đích vay là mua sắm ô tô, các phương tiện đi lại khác, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị cao vì đây là đối tượng cho vay an toàn vì có nguồn thu nhập ổn định. - Hơn nữa, hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay đối với cá nhân, đòi hỏi phải có hệ thống cung ứng sản phẩm dịch vụ rộng khắp mới có thể cung ứng đầy đủ cũng như đưa những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng tới tay người tiêu dùng. 63 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích về thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè ta thấy rằng đây cũng là sản phẩm được ngân hàng chú trọng và cần có định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng đạt được một số thành tựu như tình hình nguồn vốn huy động có xu hướng ngày càng tăng và đặc biệt là phần nào cũng đã không sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên; doanh số thu nợ thì đều tăng dần qua các năm đã cho thấy được hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng; và điều đáng nói là nợ xấu về cho vay tiêu dùng cũng đều giảm dần, đạt được kết quả như thế là nhờ vào sự đóng góp tích cực và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm và hiệu quả của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng còn một số tồn tại như tình hình doanh số cho vay và dư nợ tăng không nhiều và sau đó còn có xu hướng giảm đi, sản phẩm cho vay tiêu dùng thì vẫn chưa thật sư đa dạng và phong phú nên phần nào cũng chưa thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Tuy vậy, NHNo&PTNT huyện Cái Bè vẫn luôn cố gắng tìm hướng khắc phục những tồn tại ấy, tận dụng các lợi thế, cơ hội để tiếp tục phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng này theo hướng tốt nhất. Trong thời gian tới thì thị trường tín dụng tiêu dùng ở các NHTM nói chung và ngân hàng huyện Cái Bè nói riêng vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh sôi động với các NHTM khác. Đồng thời, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cái Bè cần nỗ lực hơn nữa, giảm thiểu những rủi ro và gia tăng thị phần cho vay tiêu dùng để NHNo&PTNT trở thành ngân hàng có sản phẩm cho vay tiêu dùng phát triển nhất tại địa bàn huyện Cái Bè vừa phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang - Cần có một chiến lược chủ động hơn trong công tác tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng như tăng cường các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thu hút được nhiều khách hàng vì cho vay tiêu dùng của Ngân hàng vẫn chưa chiếm được tỷ trọng lớn. 64 - Phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng tiêu dùng của chi nhánh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. - Ngân hàng Tỉnh nên đưa ra chính sánh lãi suất thật linh hoạt để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện tốt cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè hoạt động cũng như giúp đỡ tích cực trong công tác thu hồi nợ. - Hỗ trợ giúp đỡ ngân hàng trong việc giải quyết các thủ tục hành chánh như việc đăng ký, công chứng các giấy tờ,... nhằm giúp khách hàng nhanh chóng nhận được vốn vay phục vụ kịp thời cho công việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng. Điều này cũng giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn nhân lực. - Chính quyền địa phương nên quan tâm và hỗ trợ NH xử lý các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ tồn đọng một cách kiên quyết và triệt để. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo nội tệ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái Bè, Tiền Giang. 2. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2004. Sổ tay tín dụng. Hà Nội, tháng 7 năm 2004. 4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2010. Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội, tháng 6 năm 2010. 66 [...]... vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 để thấy được thực trạng cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay. .. vay tiêu dùng tại Ngân hàng - Mục tiêu 2: đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - Mục tiêu 3: đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông. .. giá về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm, xác định xu hướng phát triển để đề ra giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam... khăn và bọc lộ một số hạn chế Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang làm đề tài nghiên cứu 1 trong khóa luận tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cho vay tiêu dùng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay. .. nông nghiệp tỉnh Tiền Giang Mọi hoạt động đều thông qua Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái Bè là ngân hàng nông thôn Việt Nam, sau khi tiếp quản nó là trụ sở của ban tài chính huyện Đến tháng 12/1975 được quyết định của Chính phủ thành lập Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Cái Bè, tọa lạc tại khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, là... biết đến Ngân hàng và kênh huy động vốn từ tiền gởi của dân cư sẽ gia tăng đáng kể vì người dân tin rằng mình có triển vọng vay lại tiền từ chính Ngân hàng đó - Hoạt động cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho Ngân hàng  Đối với khách hàng vay vốn Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu. .. thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng nông nghiệp đã đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắt sử dụng trong nước là NHNo&PTNTVN, tên tiếng anh là: Viet Nam Bank for Argiculture and rural Development và tên giao dịch quốc tế là AVB&RD Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng nông. .. chung về cho vay tiêu dùng 2.1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Cho vay tiêu dùng là chỉ mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể là Ngân hàng và người vay Trong đó, Ngân hàng chuyển cho người vay quyền sử dụng một lượng giá trị tiền tệ với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng như... vật dụng có giá trị lớn Thực tế này phát sinh nhu cầu vay tiêu dùng và các NHTM chính là nơi cung cấp dịch vụ đó Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng mà các NHTM nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cái Bè nói riêng rất quan tâm vì nó mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời cho vay tiêu dùng còn tạo điều kiện cho người dân có thể thỏa mãn nhu cầu... 23 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Vốn cũng là một trong những yếu tố ... Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: phân tích tình hình cho vay, ... AVB&RD Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cái Bè chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang Mọi hoạt động thông qua Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền thân Ngân hàng. .. MSSV: LT11036 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành:

Ngày đăng: 08/10/2015, 12:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w