- Phát triển mở rộng mạng lưới Phòng giao dịch, chi nhánh là một trong những chính sách nhằm chiếm lĩnh thị phần của các NHTM trong nước hiện
63
nay. Chi nhánh NHNo & PTNT cũng không ngoại lệ, việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ giúp cho Ngân hàng đưa được các sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người dân. Ngoài mục tiêu chung đó, thực hiện mở rộng mạng lưới có thể nhắm tới việc tiếp cận với các khu vực khách hàng đa dạng hơn trong thị trường bán lẻ cho vay tiêu dùng.
- Thị trường tín dụng tiêu dùng hiện nay chủ yếu tập trung vào tầng lớp khá - giàu, có tài sản thế chấp giá trị cao, còn khách hàng dưới mức trên còn bỏ ngỏ khá nhiều. Do đó cần mở rộng đối tượng cho vay đối với CBCNV, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu,… mục đích vay là mua sắm ô tô, các phương tiện đi lại khác, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị cao vì đây là đối tượng cho vay an toàn vì có nguồn thu nhập ổn định.
- Hơn nữa, hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay đối với cá nhân, đòi hỏi phải có hệ thống cung ứng sản phẩm dịch vụ rộng khắp mới có thể cung ứng đầy đủ cũng như đưa những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng tới tay người tiêu dùng.
64
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích về thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè ta thấy rằng đây cũng là sản phẩm được ngân hàng chú trọng và cần có định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng đạt được một số thành tựu như tình hình nguồn vốn huy động có xu hướng ngày càng tăng và đặc biệt là phần nào cũng đã không sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên; doanh số thu nợ thì đều tăng dần qua các năm đã cho thấy được hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng; và điều đáng nói là nợ xấu về cho vay tiêu dùng cũng đều giảm dần, đạt được kết quả như thế là nhờ vào sự đóng góp tích cực và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm và hiệu quả của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng còn một số tồn tại như tình hình doanh số cho vay và dư nợ tăng không nhiều và sau đó còn có xu hướng giảm đi, sản phẩm cho vay tiêu dùng thì vẫn chưa thật sư đa dạng và phong phú nên phần nào cũng chưa thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Tuy vậy, NHNo&PTNT huyện Cái Bè vẫn luôn cố gắng tìm hướng khắc phục những tồn tại ấy, tận dụng các lợi thế, cơ hội để tiếp tục phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng này theo hướng tốt nhất. Trong thời gian tới thì thị trường tín dụng tiêu dùng ở các NHTM nói chung và ngân hàng huyện Cái Bè nói riêng vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh sôi động với các NHTM khác. Đồng thời, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cái Bè cần nỗ lực hơn nữa, giảm thiểu những rủi ro và gia tăng thị phần cho vay tiêu dùng để NHNo&PTNT trở thành ngân hàng có sản phẩm cho vay tiêu dùng phát triển nhất tại địa bàn huyện Cái Bè vừa phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang
- Cần có một chiến lược chủ động hơn trong công tác tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng như tăng cường các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thu hút được nhiều khách hàng vì cho vay tiêu dùng của Ngân hàng vẫn chưa chiếm được tỷ trọng lớn.
65
- Phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng tiêu dùng của chi nhánh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro.
- Ngân hàng Tỉnh nên đưa ra chính sánh lãi suất thật linh hoạt để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Tạo điều kiện tốt cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè hoạt động cũng như giúp đỡ tích cực trong công tác thu hồi nợ.
- Hỗ trợ giúp đỡ ngân hàng trong việc giải quyết các thủ tục hành chánh như việc đăng ký, công chứng các giấy tờ,... nhằm giúp khách hàng nhanh chóng nhận được vốn vay phục vụ kịp thời cho công việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng. Điều này cũng giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.
- Chính quyền địa phương nên quan tâm và hỗ trợ NH xử lý các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ tồn đọng một cách kiên quyết và triệt để.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo nội tệ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái Bè, Tiền Giang.
2. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2004. Sổ tay tín dụng. Hà Nội, tháng 7 năm 2004.
4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2010. Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội, tháng 6 năm 2010.