Dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 58)

Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng và cho biết số nợ mà NH còn phải thu từ khách hàng.

47

Bảng 4.15: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 8.128 10.037 9.590 1.909 23,49 -447 -4,45

Trung - dài hạn 112.865 111.254 100.989 -1.611 -1,43 -10.265 -9,23

Tổng cộng 120.993 121.291 110.579 298 0,25 -10.712 -8,83

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.16: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Ngắn hạn 4.113 9.865 5.752 139,85

Trung - dài hạn 104.193 113.595 9.402 9,02

Tổng cộng 108.306 123.460 15.154 13,99

48

- Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng ngắn hạn tăng trưởng không ổn định qua các năm. Ta thấy rằng dư nợ tăng trong năm 2011, tăng 23,49% so với năm 2010 và khi sang năm 2012 thì lại giảm xuống với số tiền giảm là 447 triệu đồng, giảm 4,45% so với năm 2011, nguyên nhân là do người dân ít có nhu cầu mua sắm sửa chữa nhà ở nên dư nợ năm này có phần giảm đi. Nhưng khi sang đầu năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, như đã nói do tín dụng tiêu dùng ngắn hạn thì đáp ứng nhu cầu cho người dân được nhanh chóng nên nhu cầu vay cũng nhiều phần nào làm cho dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012.

- Dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn:

Trong những năm qua dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tiêu dùng và có xu hướng ngày càng giảm đi. Cụ thể là dư nợ trung-dài hạn năm 2011 là 111.254 triệu đồng, giảm 1.611 triệu đồng, tương ứng giảm 1,43% so với năm 2010, sang 2012 thì dư nợ lại giảm 10.265 triệu đồng, tương ứng giảm 9,23% so với năm 2011. Tín dụng tiêu dùng trung và dài hạn chủ yếu với mục đích là để mua, xây dựng và sửa chữa nhà mà đây là những khoản vay lớn, khi họ vay thì họ không thể trả trong một thời gian ngắn và một lý do nữa là ngân hàng vẫn còn hạn chế các khoản vay dài hạn vì đi kèm theo nó là độ rủi ro cao, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng với nguồn vay do đó sẽ chịu rất nhiều yếu tố khách quan, điều này cũng làm hạn chế việc cho vay dài hạn nên kéo theo dư nợ cũng giảm đi.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ trung và dài hạn lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền tăng là 9.402 triệu đồng và ứng với tỷ lệ là 9,02%, điều này càng khẳng định tiêu dùng trung và dài hạn chiếm vị trí rất quan trọng và Ngân hàng cần không ngừng phấn đấu để góp phần làm gia tăng khoản dư nợ này thêm.

4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích tiêu dùng

Nhìn chung thì tổng dư nợ theo mục đích tiêu dùng biến động không ổn định qua các năm, có phần tăng trong năm 2011, và ngược lại lại giảm trong năm 2012. Ta đi vào phân tích tình hình cụ thể như sau:

49

Bảng 3.17: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 102.746 99.063 89.156 -3.683 -3,58 -9.907 -10

Mua sắm phương tiện đi lại 10.078 11.617 11.272 1.539 15,27 -345 -2,97

Mục đích tiêu dùng khác 8.169 10.611 10.151 2.442 29,89 -460 -4,34

Tổng cộng 120.993 121.291 110.579 298 0,25 -10.712 -8,83

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 3.18: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triêu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 85.954 100.384 14.430 16,79

Mua sắm phương tiện đi lại 11.977 16.817 4.840 40,41

Mục đích tiêu dùng khác 10.375 6.259 -4.116 -39,67

Tổng cộng 108.306 123.460 15.154 13,99

50

- Mua nhà, đất và sửa chữa nhà: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng về mua nhà, đất và sửa chữa nhà biến động ngày càng giảm dần, chủ yếu giảm nhiều trong năm 2012 với số tiền giảm là 9.907 triệu đồng, tương đương giảm 10% so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 thì tình hình cho vay của NH có phần giảm so với năm 2011, bên cạnh đó cũng do mức sống ngày càng cao, giá cả ngày càng đắt đỏ mà thu nhập của họ thường ít có tăng nhưng nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày từ đó cũng làm cho họ e ngại việc vay vốn hơn nên dư nợ phần nào cũng giảm đi.

Nhưng nếu so sánh trong 6 tháng đầu năm thì tình hình dư nợ năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng đáng kể với 16,79%, nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của người dân nhiều, một phần do đầu năm Ngân hàng đã áp dụng một số chính sách ưu đãi thu hút được nhiều nguồn vay vốn nên dư nợ có phần nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.

- Mua sắm phương tiện đi lại: Ta thấy đa số người dân có nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà là đa số, nhu cầu vay để mua sắm thì chiếm ít hơn, tuy nhiên nó cũng tăng trong năm 2011 với tỷ lệ tăng là 15,27% so với năm 2010, sang năm 2012 thì lại giảm đi với số tiền là 345 triệu đồng, tương ứng giảm 2,97% so với năm 2011, ta thấy với tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát thì tăng, kéo theo giá cả cũng tăng nhanh, người dân sẽ e ngại trong việc mua sắm hơn do đó dư nợ cũng phần nào giảm đi.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình dư nợ mua sắm phương tiện đi lại lại tăng lên nhiều, tăng 4.840 triệu đồng, tương ứng tăng đến 40,41% so với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống còn 12,5%/năm đối với vay trung – dài hạn và (9% – 11%/năm) đối với vay ngắn hạn nên đã thu hút được khách hàng vay vốn làm cho dư nợ tăng mạnh.

- Mục đích tiêu dùng khác để phục vụ đời sống: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ theo mục đích tiêu dùng khác biến động theo chiều hướng khá tốt, năm 2011 dư nợ đạt 10.611 triệu đồng, tăng 2.442 triệu đồng hay tăng 29,89% so với năm 2010, sang năm 2012 thì dư nợ có giảm đi nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể chỉ giảm 460 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 4,34%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình dư nợ theo mục đích tiêu dùng khác vẫn lại giảm đi với tỷ lệ giảm 39,67% so với 6 tháng đầu năm 2012.

51

Bảng 4.19: Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Thế chấp 109.245 108.356 97.093 -889 -0,81 -11.263 -10,39

Tín chấp 11.748 12.935 13.486 1.187 10,10 551 4,26

Tổng cộng 120.993 121.291 110.579 298 0,25 -10.712 -8,83

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.20: Dư nợ tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Thế chấp 96.025 110.731 14.706 15,31

Tín chấp 12.281 12.729 448 3,65

Tổng cộng 108.306 123.460 15.154 13,99

52

- Thế chấp: Nhìn vào số liệu ta thấy dư nợ tiêu dùng qua 3 năm 2010 – 2012 đều giảm dần. Năm 2011 dư nợ thế chấp chỉ giảm nhẹ 0,81% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục giảm 11.263 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 10,39% so với năm 2011. Dư nợ tiêu dùng giảm chưa chắc là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giảm vì có thể dư nợ giảm là do Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ ở những năm trước đồng thời khách hàng cũng có ý thức trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì dư nợ thế chấp lại tiếp tục tăng so với đầu năm 2012, điều này là cho thấy NH đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay của mình thu hút được nhiều nhu cầu vay vốn của người dân nên doanh số cho vay tiêu dùng tăng dẫn đến dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng theo.

- Tín chấp: Về mảng tiêu dùng tín chấp thì qua 3 năm đều có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2011 dư nợ tín chấp tăng với số tiền là 1.187 triệu đồng hay tăng hay tăng 10,10% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục tăng 551 triệu đồng, tương ứng tăng 4,26% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khá tốt, Ngân hàng đã nâng cao được uy tín của mình, tạo được niềm tin đối với khách hàng đặc biệt là đối với cán bộ công nhân viên, nên đã thu hút được họ vay vốn, làm tăng dư nợ tín chấp.

4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng

Như chúng ta cũng biết, trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi việc xảy ra nợ xấu và NHNo&PTNT huyện Cái Bè cũng không tránh khỏi việc tồn tại nợ xấu, tình hình nợ xấu cụ thể như sau:

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Bảng 4.21: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % Trung - dài hạn 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

53

Bảng 4.22: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Trung - dài hạn 280 502 222 79,29

Tổng cộng 280 502 222 79,29

(Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Về tình hình nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn thì ta thấy rằng ở phần tiêu dùng ngắn hạn thì hoàn toàn không có nợ xấu vì các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay có giá trị nhỏ, việc trả nợ của khách hàng cũng nhanh chóng hơn, còn riêng đối với tiêu dùng trung và dài hạn thì nợ xấu chỉ cao ở năm 2010 và ngày càng giảm dần đi, sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn giảm 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32%, nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đat kết quả tốt thu nợ được nhiều, ngoài ra cũng còn phải kể đến thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi thu nhập của họ đang theo chiều hướng tốt nên việc trả nợ ngân hàng được tốt hơn góp phần cải thiện được tình hình nợ xấu của Ngân hàng.

Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại có phần nhiều hơn rất nhiều khi so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng đến 79,29% nguyên nhân là do tình hình đầu năm việc thu nợ gặp khá nhiều khó khăn, làm nợ xấu đầu năm 2013 nhiều so với 2012.

4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích tiêu dùng

Như chúng ta cũng biết nợ xấu luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Sau đây là diễn biến tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo mục đích tiêu dùng:

54

Bảng 4.23: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.24: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 280 502 222 79,29

Tổng cộng 280 502 222 79,29

55

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy do nhu cầu vay để mua sắm chiếm tỷ lệ không nhiều, đa số chỉ là vay vốn để sửa chữa nhà cửa nên ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở nhu cầu mua sắm là không có, chỉ có nợ xấu ở nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà nhưng tỷ lệ cũng giảm dần qua 3 năm, năm 2011 giảm 527 triệu đồng hay giảm 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 lại giảm với số tiền là 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32% so với năm 2011, đây là điều đáng mừng vì phần nào cũng thấy được sự cố gắng cũa ngân hàng trong việc tích cực thu hồi nợ cũng như cho ta thấy được ý thức trả nợ của khách hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ tăng là 79,29%, nguyên nhân là do tình hình đầu năm thường rất phức tạp, các cán bộ tín dụng mất rất nhiều thời gian cho việc xem xét hồ sơ khách hàng nên tình hình thu hồi nợ khá chậm làm nợ xấu cũng có phần tăng.

4.2.4.3 Nợ xấu theo sự đảm bảo

Bảng 4.25: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Thế chấp 1.008 699 365 -309 -30,65 -334 -47,78

Tín chấp 343 125 168 -218 -63,56 43 34,4

Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.26: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Thế chấp 196 327 131 66,84

Tín chấp 84 175 91 108,33

Tổng cộng 280 502 222 79,29

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy tổng nợ xấu theo sự đảm bảo đều giảm dần, cụ thể năm 2011 nợ xấu là 824 triệu đồng, giảm 527 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 nợ xấu tiếp tục giảm 35,32% hay đã giảm 291 triệu đồng và chỉ đạt mức 533 triệu đồng so với

56

năm 2011. Riêng khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu theo sự đảm bảo lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta có thể thấy tình hình nợ xấu theo sự đảm bảo cụ thể ở hai phương thức thế chấp và tín chấp như sau:

- Thế chấp: Dựa vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhìn thấy nợ xấu thế chấp trong giai đoạn (2010 – 2012) có xu hướng giảm dần, năm 2011 nợ xấu thế chấp giảm 309 triệu đồng, tương ứng giảm 30,65% so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu này tiếp tục giảm 334 triệu đồng hay giảm 47,78% so với năm 2011, đạt được thành tích như thế ngoài nhờ công tác kiểm tra giám sát, xử lý tốt các khoản nợ đến hạn, còn nhờ vào việc thực hiện tốt công tác thẩm định ở bước ban đầu trước khi đồng ý cho vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu thế chấp lại diễn biến tăng hơn rất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)