Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 50)

Nhìn chung ta thấy doanh số thu nợ theo thời hạn đều có xu hướng tăng dần qua các năm, tình hình cụ thể như sau:

39

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm ( 2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 114.053 137.994 146.786 23.941 20,99 8.792 6,37

Trung - dài hạn 61.506 63.154 59.836 1.648 2,68 -3.318 -5,25

Tổng cộng 175.559 201.148 206.622 25.589 14,58 5.474 2,72

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Ngắn hạn 105.160 82.166 -22.994 -21,87

Trung - dài hạn 32.605 26.542 -6.063 -18,60

Tổng cộng 137.765 108.708 -29.057 -21,09

40

- Doanh số thu nợ ngắn hạn

Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua ba năm (2010-2012) đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng với số tiền là 23.941 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 20,99% so với năm 2010, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ tiếp tục tăng 8.792 triệu đồng, tương ứng tăng 6,37% so với năm 2011, nguyên nhân làm doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm là do sự nổ lực của ban lãnh đạo ngân hàng đã cử cán bộ tín dụng xuống tận nhà khách hàng để đôn đốc, động viên khách hàng tích cực trả nợ vay để tránh tình trạng chuyển thành nợ xấu vừa chịu lãi suất phạt cao vừa khó khăn trong những đợt vay tiếp theo, mặt khác do ý thức trả nợ của nhiều khách hàng tương đối tốt đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, với số tiền giảm là 22.994 triệu đồng hay giảm 21,87% , nguyên nhân chung là do cán bộ tín dụng phải lo xem xét hồ sơ vay của khách hàng, nên công việc thu nợ bị gián đoạn làm giảm doanh số thu nợ.

-Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn có phần tăng trong năm 2011với số tiền tăng là 1.648 triệu đồng, tương ứng tăng 2,68% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do NH đã sàng lọc những khách hàng khả thi, công tác thẩm định, định giá dự án, phương án sản xuất kinh doanh của CBTD đối với khách hàng vay vốn đạt kết quả cao trước khi tiến hành cho vay. Thêm vào đó là CBTD luôn xem vấn đề thu nợ là một vấn đề quan trọng hàng đầu nên mỗi khi có món vay nào của khách hàng đến hạn thì CBTD có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và gửi giấy báo nợ để khách hàng chuẩn bị trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Không những thế Ngân hàng cũng cân nhắc rất kỹ đối với các dự án trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ trung và dài hạn có phần giảm đi, với số tiền giảm là 3.318 triệu đồng, tương ứng giảm 5,25% so với năm 2011, nguyên nhân là do đầu năm 2012 thì tình hình kinh tế găp khó khăn, trong đó lạm phát gia tăng, vật giá cũng tăng cao trong khi nguồn tài chính của người dân thì không đủ để chi trả nợ cho Ngân hàng, thêm vào đó là cũng có một số khách hàng vẫn chưa có ý thức trả nợ cho Ngân hàng đã làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn trong năm 2012 giảm đi.

Còn đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng đầu năm 2012 doanh số thu nợ là 32.605

41

triệu đồng, trong khi thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 là 26.542 triệu đồng, giảm 6.108 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 18,71% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Tóm lại, sau khi cho vay hay giải ngân cho khách hàng là đến công tác thu hồi nợ nên cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo các khoản nợ vay có thể thu hồi đủ và đúng hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Song song với việc thu hồi nợ trong hạn chi nhánh cũng đã đặc biệt quan tâm xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề, đôn đốc khách hàng, thu dần các khoản nợ có khả năng thu hồi và đảm bảo được nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh. Do đó, doanh số thu nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Điều này có được là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt là cán bộ tín dụng, các cơ quan ban ngành giúp đỡ và nhờ chi nhánh có những chính sách thận trọng, lấy chất lượng tín dụng làm đầu mà không chạy theo doanh thu hay lợi nhuận.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng

Bất kỳ lúc nào cũng vậy, doanh số cho vay luôn đi đôi với công tác thu nợ, nhìn chung ta thấy tổng doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng đều có xu hướng tăng dần, điều này cũng phần nào khẳng định công tác thu hồi nợ của Ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu và đạt được hiệu quả khá tốt, để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích tình hình thu hồi nợ theo mục đích tiêu dùng cụ thể như sau:

42

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 142.203 176.927 170.553 34.724 24,42 -6.374 -3,60

Mua sắm phương tiện đi lại 24.578 20.620 25.813 -3.958 -16,10 5.193 25,18

Mục đích tiêu dùng khác 8.778 3.601 10.256 -5.177 -58,98 6.655 184,81

Tổng cộng 175.559 201.148 206.622 25.589 14,58 5.474 2,72

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 112.994 90.907 -22.087 -19,55

Mua sắm phương tiện đi lại 17.560 9.046 -8.514 -48,49

Mục đích tiêu dùng khác 7.211 8.755 1.544 21,41

Tổng cộng 137.765 108.708 -29.057 -21,09

43

- Mua nhà, đất và sửa chữa nhà: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ mua nhà, đất và sửa chữa nhà luôn chiếm phần nhiều trong tổng doanh số thu nợ tiêu dùng và biến động không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 34.724 triệu đồng, tăng 24,42% so với năm 2010, sang năm 2012 thì doanh số thu nợ có phần giảm đi đôi chút, giảm với số tiền là 6.374 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 3,60% so với năm 2011, tỷ lệ giảm đi cũng không đáng kể. Việc các khoản thu này tăng là một điều đáng mừng vì qua đó đã chứng tỏ Ngân hàng đã tích cực thu hồi các khoản vay của những năm trước cộng với các khoản tới hạn, quá hạn làm doanh số thu nợ tăng lên, một phần do người dân có ý thức trả nợ tốt, nếu họ có lịch sử trả nợ tốt thì sẽ được đưa vào khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt, hoàn toàn đủ điều kiện vay vốn lại nếu khách hàng có nhu cầu vay lại trong những lần sau.

Nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng đầu năm 2013 tình hình thu nợ giảm hơn so với 6 tháng đầu năm đầu năm 2012, giảm với số tiền là 22.087 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 19,55% so với 6 tháng đầu năm 2012, hầu hết ta đều thấy rằng tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đầu giảm so với đầu năm 2012, nguyên nhân chung có thể là do khoảng thời gian đầu năm giá cả hảng hóa biến động không ổn định tăng nhanh, cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Mua sắm phương tiện đi lại: Theo mục đích mua sắm phương tiện thì doanh số thu nợ đi theo chiều hướng giảm dần, cụ thể là năm 2011 giảm với tỷ lệ là 16,10% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ lại diễn biến theo chiều hướng tốt hơn tăng với số tiền là 5.193 triệu đồng, tương đương tăng 25,18% so với năm 2011, cho thấy được trong năm này công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt kết quả đáng khích lệ. Đối với tình hình trong 6 tháng đầu năm cũng thế, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ giảm là 48,49%, nguyên nhân chung chủ yếu là do diễn biến nền kinh tế nước ta trong những năm qua khá phức tạp, đương nhiên người dân cũng không tránh khỏi việc ảnh hưởng, khi giá cả không ngừng tăng cao thì người dân phải hạn chế chi tiêu, còn đối với những khách hàng có đồng lương hàng tháng cố định thì việc trang trải cuộc sống hàng ngày đã gặp khó khăn phần nào, kéo theo đó việc trả nợ Ngân hàng cũng gặp khó khăn nên việc trả nợ Ngân hàng có phần hạn chế đã làm cho công tác thu nợ giảm đi.

- Mục đích tiêu dùng khác để phục vụ đời sống: Nhìn vào số liệu ta thấy đối với doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng khác có phần giảm đi trong năm 2011 với tỷ lệ giảm là 58,98%, với tình hình thu hồi nợ như thế thì ngân

44

hàng cần tích cực triển khai các công tác thu hồi nợ tích cực hơn nữa. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ này đã tăng lên trở lại với số tiền tăng là 6.655 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 184,81% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu hồi nợ nếu so sánh với 6 tháng đầu năm 2012 thì vẫn tiếp tục tăng với số tiền là 1.544 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,41% so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này đã cho thấy được hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng, mặt khác do khoản mục cho vay để phục vụ mục đích tiêu dùng khác chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ, đa số khách hàng vay với giá trị nhỏ nên họ cũng cố gắng trả nợ ngân hàng..

4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo

Đi đối với doanh số cho vay nhiều thì chúng ta cũng cần có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Vậy tình hình thu nợ tiêu dùng thế chấp và tín chấp diễn biến ra sao? Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta sẽ phân tích tình hình cụ thể như sau:

45

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Thế chấp 150.981 176.147 185.623 25.166 16,67 9.476 5,38

Tín chấp 24.578 25.001 20.999 423 1,72 -4.002 -16,01

Tổng cộng 175.559 201.148 206.622 25.589 14,58 5.474 2,72

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo sự đảm bảo qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triêu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Thế chấp 122.141 94.576 -27.565 -22,57

Tín chấp 15.624 14.132 -1.492 -9,55

Tổng cộng 137.765 108.708 -29.057 -21,09

46

- Thế chấp: Qua số liệu ta thấy tình hình thu nợ thế chấp luôn được cải thiện qua từng năm và tăng tương đối nhiều trong năm 2011, với số tiền tăng là 25.166 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,67% so với năm 2010, sang năm 2012 thì tiếp tục tăng 5,38% so với năm 2011, nguyên nhân là do sự tích cực của các cán bộ tín dụng, đã không ngừng, nhắc nhở, động viên người dân nên trả khoản nợ đúng hạn cũng nhằm tạo được niềm tin đối với ngân hàng, nếu lịch sử trả nợ của khách hàng tốt thì cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay vốn sau này, cũng chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng cũng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác cũng như tình hình thu nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình thu nợ lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 27.565 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 22,57%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế của Tiền Giang nói chung cũng như huyện Cái Bè nói riêng cũng còn gặp nhiều hạn chế nên khả năng trả nợ còn chậm làm cho doanh số thu nợ cũng giảm đi.

- Tín chấp: Về tình hình thu nợ tín chấp thì biến động không ổn định qua các năm, cụ thể tăng trong năm 2011 với số tăng là 243 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,98% so với năm 2010, dù rằng tỷ lệ thu nợ trong năm này tăng lên không nhiều nhưng điều này cũng phẩn nào đã cho thấy được sự phấn đấu của NH trong việc thu hồi nợ, đồng thời đối với khoản tiêu dùng tín chấp thì đa số là cán bộ công nhân viên vay, nên họ có đồng lương hàng tháng, khi đến kỳ hạn thì cán bộ tín dụng sẽ trừ vào tài khoản của họ, công tác thu hồi nợ cũng phần nào đỡ khó khăn hơn. Sang năm 2012 thì tình hình thu hồi nợ tín chấp giảm đi với số tiền là 4.002 triệu đồng, tương đương giảm 16,01% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm này tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, thêm vào đó là tiêu dùng tín chấp chiếm tỷ trọng cũng không nhiều. Riêng sang khoảng 6 tháng đầu năm 2013 thì thu nợ tín chấp cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ giảm là 9,55%, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng nguồn thu nhập của khách hàng trong đầu năm 2013 không ổn định, có thể họ dùng nguồn thu nhập của mình chi trả cho các khoản khác nên gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng gặp khó khăn làm cho doanh số thu nợ trong thời gian đầu năm 2013 giảm so với đầu năm 2012.

4.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng và cho biết số nợ mà NH còn phải thu từ khách hàng.

47

Bảng 4.15: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 8.128 10.037 9.590 1.909 23,49 -447 -4,45

Trung - dài hạn 112.865 111.254 100.989 -1.611 -1,43 -10.265 -9,23

Tổng cộng 120.993 121.291 110.579 298 0,25 -10.712 -8,83

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.16: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Ngắn hạn 4.113 9.865 5.752 139,85

Trung - dài hạn 104.193 113.595 9.402 9,02

Tổng cộng 108.306 123.460 15.154 13,99

48

- Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng ngắn hạn tăng trưởng không ổn định qua các năm. Ta thấy rằng dư nợ tăng trong năm 2011, tăng 23,49% so với năm 2010 và khi sang năm 2012 thì lại giảm xuống với số tiền giảm là 447 triệu đồng, giảm 4,45% so với năm 2011, nguyên nhân là do người dân ít có nhu cầu mua sắm sửa chữa nhà ở nên dư nợ năm này có phần giảm đi. Nhưng khi sang đầu năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn lại tăng so

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)