4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG NHÁNH CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, các Ngân hàng phải chủ động tạo lập các nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế khu vực. Từ đó ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì Ngân hàng sẽ đề suất lên chi nhánh cấp trên xin cấp thêm vốn điều chuyển để nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng vay. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên Ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Trong thời gian qua vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cái bè đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thúc đẩy kinh tế địa phương. Để làm được điều đó trong thời gian qua Ngân hàng đã rất nỗ lực nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn trong xã hội bằng các biện pháp rất tích cực như: đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, đổi mới tổ chức hoạt động, mở thêm các điểm giao dịch ở xã, đổi mới tác phong giao dịch của cán bộ, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, đưa các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành kỳ phiếu ở mức lãi suất kỳ hạn hợp lý.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng những năm qua ở mức khá cao đảm bảo một phần không nhỏ cho Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào Ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho xã hội.
25
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011
Số tiền % Số tiền %
I. Tổng vốn huy động 706.010 877.360 1.148.004 171.350 24,27 270.644 30,85
1. TG của các TCTD, KBNN 16.528 5.113 17.466 -11.415 -69,07 12.353 241,60
2. Vốn huy động từ khách hàng 654.811 830.228 1.130.538 175.417 26,79 300.310 36,17
+ Tiền gửi không kỳ hạn 32.750 25.237 46.854 -7.513 -22,94 21.617 85,66
+Tiền gửi có kỳ hạn 613.061 804.991 1.083.684 191.930 31,31 278.693 34,62
3. Phát hành GTCG 34.671 42.019 0 7.348 21,19 -42.019 -100
II. Vốn điều hòa 118.481 0 0 -118.481 -100 0 -
III. Tổng nguồn vốn 824.419 877.360 1.148.004 52.941 6,42 270.644 30,85
26
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 2013 so với 2012
Số tiền %
I. Tổng vốn huy động 990.968 1.145.066 154.098 15,55
1. TG của các TCTD, KBNN 11.299 21.502 10.203 90,30
2. Vốn huy động từ khách hàng 979.669 1.123.564 143.895 14,69
+ Tiền gửi không kỳ hạn 36.088 51.683 15.595 43,21
+Tiền gửi có kỳ hạn 943.581 1.071.881 128.300 13,60
II. Tổng nguồn vốn 990.968 1.145.066 154.098 15,55
(Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)
Nhìn chung ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2011 tăng 24,27% so với năm 2010, sang năm 2012 thì tiếp tục tăng lên đáng kể với tỷ lệ là 30,85% và tổng huy động vốn của Ngân hàng tăng chủ yếu là tăng từ việc huy động vốn của khách hàng, mà huy động vốn từ khách hàng thì bao gồm việc huy động từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Ta thấy trong năm 2011 huy động vốn từ khách hàng tăng với số tiền là 175.417 triệu đồng, tương đương tăng 26,79% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn huy động từ khách hàng tiếp tục tăng lên là 300.310 triệu động, tương ứng tăng 36,17% so với năm 2011. Điều này cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn nhờ thực hiện một số biện pháp như: áp dụng lãi suất phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thủ tục nhanh gọn… Mà quan trọng hơn cả là phong cách phục vụ nhiệt tình của các CBCNV khi khách hàng đến giao dịch.
Riêng đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng đều tăng lên, năm 2012 là 990.968 triệu đồng, năm 2013 là 1.145.066 triệu đồng, tăng 154.098 triệu đồng tương đương tăng 15,55% và cũng chủ yếu tăng từ việc huy động từ khách hàng, cụ thể:
Tiền gửi không kỳ hạn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối với việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi không kỳ hạn thì trong 3 năm qua có sự biến động không không định. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn là 32.750 triệu đồng, đến năm 2011
27
thì tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 25.237 triệu đồng giảm 7.513 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 22,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm nền kinh tế có nhiều biến động, việc sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn nên việc thanh toán qua Ngân hàng cũng giảm. Bên cạnh đó thì lãi suất của loại tiền gửi này không cao nên người dân đã dần chuyển sang hình thức tiền gửi khác với mức lãi suất cao hơn. Năm 2012 loại tiền gửi này tăng lên đến 46.854 triệu đồng tăng 21.617 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 85.66% so với năm 2011. Năm 2012 kinh tế đã bắt đầu ổn định lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc sản xuất kinh doanh cũng đi vào ổn định nên loại tiền gửi này cũng tăng theo.
Đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì ta thấy tiền gửi không kỳ hạn đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012, tăng lên khá nhiều với tỷ lệ là 43,21%, ta thấy rằng chỉ mới 6 tháng đầu năm 2013 mà tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã có chuyển biến khá tốt.
Tiền gửi có kỳ hạn
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy chiến lược huy động vốn của Ngân hàng là tập trung vào những khoản vốn ổn định, có thời gian sử dụng lâu dài. Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi từ dân cư. Loại tiền gửi này liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 Ngân hàng huy động tiền gửi có kỳ hạn là 804.991 triệu đồng tăng 191.930 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 31,31% so với năm 2010. Năm 2012 loại tiền gửi này tiếp tục tăng lên đến 1.083.684 triệu đồng tức tăng 278.693 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 34,62% so với năm 2011. Nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên , nhưng tăng nhiều ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do cuối năm lãi suất tăng lên, chiều hướng chuyển dịch từ kỳ hạn ngắn sang có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sự chuyển dịch này nhằm đảm bảo ổn định nguồn vốn kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động bất thường như hiện nay. Điều này cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn tăng lên là do ngân hàng đã áp dụng đúng các biện pháp mà Ngân hàng Tỉnh đã giao như: phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn trả lãi trước, NHNo Tỉnh cũng đưa ra nhiều hình thức huy động có lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ tương đương mặt bằng lãi suất huy động các NHTM cổ phần trên địa bàn. Ngân hàng cũng rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo đến công tác huy động vốn, không ngừng nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, có biện pháp khai thác và thu hút khách hàng về với Ngân hàng.
28
Về khoản tiền gửi có kỳ hạn nếu so sánh trong khoảng 6 tháng đầu năm thì đầu năm 2013 tiền gửi này cũng vẫn tăng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 13,60%. Nguyên nhân một phần là do khách hàng cũng phần nào nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào Ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi suất.
Tiền gửi của các TCTD, KBNN
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong năm 2010 thì tiền gửi của TCTD và KBNN là 16.528 triệu đồng, năm 2011 là 5.113 triệu đồng, giảm rất nhiều so với năm 2010 với số tiền giảm là 11.415 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là đến 69%, sang năm 2012 thì huy động được 17.466 triệu đồng, tăng lên với số tiền là 12.353 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm ở năm 2011 là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn tiền từ các TCTD và KBNN cũng hạn chế hơn, nhưng khi sang năm 2012 thì tình hình có phần khả quan hơn, viêc huy động từ nguồn tiền này có phần tăng trở lại và tăng lên rất nhiều với tỷ lệ tăng là 241,60%. Và ta cũng thấy rằng năm 2012 nguồn tiền huy động từ các TCTD và KBNN tăng chủ yếu trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm, với số tiền huy động đầu năm là 11.299 triệu đồng, trong khi số tiền huy động cả năm là 17.466 triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ tập trung cho việc huy động vốn vào khoảng thời gian 6 tháng đầu năm hơn. Điều đáng chú ý là sang 6 tháng đầu năm 2013 thì việc huy động nguồn tiền từ các TCTD và KBNN tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng là 90,30%, điều này cũng dự báo được phần nào tình hình huy động vốn từ nguồn tiền này của Ngân hàng đang có xu hướng phát triển khả quan.
Phát hành GTCG
Đối với việc huy động vốn từ việc phát hành GTCG thì Ngân hàng chỉ huy động trong 2 năm 2010 và 2011, riêng năm 2012 thì không có. Cụ thể năm 2010 huy động với số tiền là 34.671 triệu đồng, năm 2011 là 42.019 triệu đồng, tăng 7.348 triệu đồng tương ứng tăng 21,19% so với năm 2010. Và trong 6 tháng đầu năm cũng thế, Ngân hàng cũng không huy động từ nguồn tiền này.
Vốn điều hòa
Cũng như các ngân hàng Nhà nước khác thì chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè ngoài việc sử dụng vốn huy động thì chi nhánh cũng phải huy động một lượng vốn từ cấp trên chuyển xuống gọi là vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì chi nhánh phải phụ thuộc vào nguồn vốn của cấp trên. Ta
29
thấy Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn điều chuyển trong năm 2010. Năm 2011 và 2012 thì hoàn toàn không nhờ đến nguồn vốn điều chuyển. Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm cũng thế, Ngân hàng cũng không sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng vì đã cố gắng huy động vốn tại địa phương và giảm nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên vì nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất của vốn huy động, nếu Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển nhiều sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng lên và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng .
Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua các năm đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Mặc dù Ngân hàng gặp những khó khăn do bị cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc đã phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn trong những năm sắp tới sẽ còn tăng cao hơn nữa nên Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động và cần áp dụng nhiều hình thức huy dộng phong phú với khung lãi suất hấp dẫn hơn nữa để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng và để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với Ngân hàng khác trên địa bàn.