Nợ xấu cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 64)

Như chúng ta cũng biết, trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi việc xảy ra nợ xấu và NHNo&PTNT huyện Cái Bè cũng không tránh khỏi việc tồn tại nợ xấu, tình hình nợ xấu cụ thể như sau:

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Bảng 4.21: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % Trung - dài hạn 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32 Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

53

Bảng 4.22: Nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Trung - dài hạn 280 502 222 79,29

Tổng cộng 280 502 222 79,29

(Nguồn:Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Về tình hình nợ xấu tiêu dùng theo thời hạn thì ta thấy rằng ở phần tiêu dùng ngắn hạn thì hoàn toàn không có nợ xấu vì các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay có giá trị nhỏ, việc trả nợ của khách hàng cũng nhanh chóng hơn, còn riêng đối với tiêu dùng trung và dài hạn thì nợ xấu chỉ cao ở năm 2010 và ngày càng giảm dần đi, sang năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn giảm 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32%, nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đat kết quả tốt thu nợ được nhiều, ngoài ra cũng còn phải kể đến thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi thu nhập của họ đang theo chiều hướng tốt nên việc trả nợ ngân hàng được tốt hơn góp phần cải thiện được tình hình nợ xấu của Ngân hàng.

Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại có phần nhiều hơn rất nhiều khi so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng đến 79,29% nguyên nhân là do tình hình đầu năm việc thu nợ gặp khá nhiều khó khăn, làm nợ xấu đầu năm 2013 nhiều so với 2012.

4.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích tiêu dùng

Như chúng ta cũng biết nợ xấu luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Sau đây là diễn biến tình hình nợ xấu của Ngân hàng theo mục đích tiêu dùng:

54

Bảng 4.23: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.24: Nợ xấu tiêu dùng theo mục đích tiêu dùng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền %

Mua nhà, đất và sửa chữa nhà 280 502 222 79,29

Tổng cộng 280 502 222 79,29

55

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy do nhu cầu vay để mua sắm chiếm tỷ lệ không nhiều, đa số chỉ là vay vốn để sửa chữa nhà cửa nên ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở nhu cầu mua sắm là không có, chỉ có nợ xấu ở nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà nhưng tỷ lệ cũng giảm dần qua 3 năm, năm 2011 giảm 527 triệu đồng hay giảm 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 lại giảm với số tiền là 291 triệu đồng, tương ứng giảm 35,32% so với năm 2011, đây là điều đáng mừng vì phần nào cũng thấy được sự cố gắng cũa ngân hàng trong việc tích cực thu hồi nợ cũng như cho ta thấy được ý thức trả nợ của khách hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu lại nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ tăng là 79,29%, nguyên nhân là do tình hình đầu năm thường rất phức tạp, các cán bộ tín dụng mất rất nhiều thời gian cho việc xem xét hồ sơ khách hàng nên tình hình thu hồi nợ khá chậm làm nợ xấu cũng có phần tăng.

4.2.4.3 Nợ xấu theo sự đảm bảo

Bảng 4.25: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền %

Thế chấp 1.008 699 365 -309 -30,65 -334 -47,78

Tín chấp 343 125 168 -218 -63,56 43 34,4

Tổng cộng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.26: Nợ xấu tiêu dùng theo sự đảm bảo qua 3 năm (2010 – 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền %

Thế chấp 196 327 131 66,84

Tín chấp 84 175 91 108,33

Tổng cộng 280 502 222 79,29

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy tổng nợ xấu theo sự đảm bảo đều giảm dần, cụ thể năm 2011 nợ xấu là 824 triệu đồng, giảm 527 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 39,01% so với năm 2010, sang năm 2012 nợ xấu tiếp tục giảm 35,32% hay đã giảm 291 triệu đồng và chỉ đạt mức 533 triệu đồng so với

56

năm 2011. Riêng khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu theo sự đảm bảo lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta có thể thấy tình hình nợ xấu theo sự đảm bảo cụ thể ở hai phương thức thế chấp và tín chấp như sau:

- Thế chấp: Dựa vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhìn thấy nợ xấu thế chấp trong giai đoạn (2010 – 2012) có xu hướng giảm dần, năm 2011 nợ xấu thế chấp giảm 309 triệu đồng, tương ứng giảm 30,65% so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu này tiếp tục giảm 334 triệu đồng hay giảm 47,78% so với năm 2011, đạt được thành tích như thế ngoài nhờ công tác kiểm tra giám sát, xử lý tốt các khoản nợ đến hạn, còn nhờ vào việc thực hiện tốt công tác thẩm định ở bước ban đầu trước khi đồng ý cho vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu thế chấp lại diễn biến tăng hơn rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng lên đến 66,84% hay tăng 131 triệu đồng, nguyên nhân là do bộ phận xử lý nợ của ngân hàng đang chuẩn bị hoàn tất các hồ sơ khách hàng và công việc của mình để chuyển giao cho các nhân viên khác ở chi nhánh nên quá trình giám sát theo dõi nợ, thu nợ bị gián đoạn, do đó làm ảnh hưởng đến công tác xử lý và thu hồi nợ nên đã làm cho nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 nhiều hơn so với đầu năm 2012.

- Tín chấp: Ta thấy tình hình nơ xấu tín chấp biến động không ổn định, năm 2011 thì nợ xấu tín chấp giảm 218 triệu đồng hay giảm 63,56%, sang năm 2012 thì tình hình nợ xấu tín chấp tăng lên với tỷ lệ 34,4%, ứng với số tiền tăng là 43 triệu đồng, mặc dù vậy nhưng ta thấy tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2011 là tương đối nhiều, điều này vẫn cho thấy được hiệu quả của công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, qua đó cũng cho thấy đa số các khách hàng đã hợp tác rất tích cực trong việc trả nợ, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, mặt khác do vay tín chấp đối tượng là cán bộ công nhân viên, họ có mức lương ổn định hàng tháng, khi đến hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng sẽ trừ nợ gốc và lãi của họ qua thẻ, điều này cũng giúp cho công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn, hạn chế được việc họ trả nợ trễ hạn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu tín chấp cũng lại tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng đến 108,33% và ứng với số tiền tăng là 91 triệu đồng, nguyên nhân cũng như đã nói là do đầu năm 2013 thì có sự chuyển giao hồ sơ cho nhân viên khác nên việc thu hồi nợ bị trễ nãi, làm cho nợ xấu có phần tăng trong đầu năm.

57

4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ DÙNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ

Bảng 4.27: Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm (2010 – 2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2011 2012

Vốn huy động Triệu đồng 706.010 877.360 1.148.004

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 824.419 877.360 1.148.004

Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 189.970 201.446 195.910

Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 175.559 201.148 206.622

Dư nợ tiêu dùng Triệu đồng 120.993 121.291 110.579

Nợ xấu tiêu dùng Triệu đồng 1.351 824 533

Dư nợ bình quân Triêu đồng 121.016 121.142 115.935

Hệ số thu nợ tiêu dùng % 92,41 99,85 105,47

Vòng vay tín dụng tiêu dùng Vòng 1,45 1,66 1,78

Nợ xấu tiêu dùng/tổng dư nợ % 1,12 0,68 0,48

Dư nợ tiêu dùng/vốn huy động % 17,14 13,82 9,63

Dư nợ tiêu dùng/tổng nguồn vốn % 14,68 13,82 9,63

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT Cái Bè)

Bảng 4.28: Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Các chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm

2012 2013

Vốn huy động Triệu đồng 990.968 1.145.066

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 990.968 1.145.066

Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 124.780 121.589

Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 137.765 108.708

Dư nợ tiêu dùng Triệu đồng 108.306 123.460

Nợ xấu tiêu dùng Triệu đồng 280 502

Dư nợ bình quân Triêu đồng 114.799 117.020

Hệ số thu nợ tiêu dùng % 110,41 89,41

Vòng vay tín dụng tiêu dùng Vòng 1,20 0,93

Nợ xấu tiêu dùng/tổng dư nợ % 0,26 0,41

Dư nợ tiêu dùng/vốn huy động % 10,93 10,78

Dư nợ tiêu dùng/tổng nguồn vốn % 10,93 10,78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

4.3.1 Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nhận xét thấy trong ba năm qua, sự tham gia của vốn huy động trong tổng dư nợ tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Năm 2010 dư nợ trên vốn huy động đạt 17,14% năm 2011 giảm còn 13,82%, năm 2012 lại tiếp tục giảm chỉ còn 9,63%. Điều này cho thấy vốn huy động chưa đáp ứng hết được hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

Vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhằm mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 là 10,78% giảm so với năm 2012, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 là 10,93%. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ đúng đối với trường hợp tổng dư nợ trên vốn huy động, ở đây đề tài chỉ đề cập và ước lượng chỉ số này đối với dư nợ tiêu dùng.

4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ và nó giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều có xu hướng giảm: Năm 2010 tỷ lệ này đạt 1,12%, năm 2011 là 0,68%, sang năm 2012 giảm chỉ còn 0,48%. Đây là một kết quả khả quan cho Ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho vay cũng như chất lượng tín dụng của những khoản vay trước. Đạt được kết quả như thế là do NH đã rất thận trọng trong công tác cho vay, một phần nữa là do Ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu để xử lý các món nợ xấu, gắn xử lý tồn động nợ cũ với việc tăng cường

59

kiểm tra chặt chẽ trước trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ cho vay và triệt để thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. Về tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, thật chất thì tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng không nhiều, cho thấy được ngân hàng cũng đã tích cực theo dõi, quản lý khách hàng một cách chặt chẽ, khoa học, tiếp tục phát triển đầu tư cho khách hàng truyền thống có uy tín lâu dài, đồng thời lựa chọn khách hàng tiềm năng có tình hình tài chính lành mạnh để khả năng thu hồi nợ đạt hiệu quả cao.

4.3.3 Hệ số thu nợ tiêu dùng

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đồng thời phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn thì nó cho thấy khách hàng sử vốn có hiệu quả, thu nhập ổn định nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Hệ số thu nợ tiêu dùng tại Chi nhánh như sau:

Hệ số thu nợ tiêu dùng của Chi nhánh đạt khá tốt, năm 2010 là 92,41%, 99,85%, 105,47%. Điều này cho thấy các món vay tiêu dùng tại Chi nhánh có chất lượng tốt, Chi nhánh có sự sàn lọc và lựa chọn khách hàng vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Tuy số lượng các món vay tiêu dùng còn ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, nhưng hệ số thu hồi nợ cao cho thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không nên quá dè dặt đối với loại hình tín dụng này, bởi nếu được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận cao.

Riêng hệ số thu nợ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì ta thấy rằng hệ số thu nợ 6 tháng năm 2012 là 110,41% và 89,41% là hệ số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy tỷ lệ thu nợ tiêu dùng đầu năm 2013 thấp hơn so với đầu năm 2012.

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Ta thấy số lần quay vốn tín dụng biến động liên tục qua các năm, năm 2010 là 1,45; năm 2011 là 1,66 và năm 2012 là 1,78; do hiệu quả thu nợ của Chi nhánh là khá tốt, đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của ngân

60

hàng. Sang 6 tháng đầu năm thì vòng quay vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2013 là 0,93 và 1,20 là hệ số vòng quay vốn tín dụng của 6 tháng đầu năm 2012. Do đó ngân hàng càng tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 64)