1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh mỏ cày nam bến tre

48 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG MSSV: 5086063 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỒ ANH KHOA 8-2013 LỜI CẢM TẠ Suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với những kiến thức xã hội và chuyên môn tích lũy được từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình của quý thầy cô của trường nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng; cùng với hơn ba tháng thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, tôi đã tiếp thu được những kinh nghiệm thực tiễn thật bổ ích, trên cơ sở đó đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cô chú, anh chị trong chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, đặc biệt là các cô chú và các anh chị Phòng tín dụng đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng như hình thức. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong Ngân hàng. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa cùng các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày Nam luôn dồi dào sức khỏe, thăng tiến trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống. Mỏ Cày Nam, ngày ….. tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Trang i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Mỏ Cày Nam, ngày ….. tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Mỏ Cày Nam, ngày ….. tháng 11 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị Trang iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .............................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng............................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ......................................................................... 3 2.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng................................................................................. 4 2.1.4 Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay........................ 4 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 5 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 6 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE ... 7 3.1. CÁC SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY NAM................. 7 3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM ............................................................................................. 8 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ......................................................................... 8 3.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng ............................................................................10 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM ................................................................................15 Trang iv 4.1 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM ...................................................................................15 4.1.1 Doanh số cho vay................................................................................................16 4.1.2 Doanh số thu nợ ..................................................................................................19 4.1.3 Tình hình dư nợ...................................................................................................21 4.1.4. Tình hình nợ xấu ................................................................................................23 4.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM ...............................26 4.2.1 Vòng quay vốn tín dụng.....................................................................................26 4.2.2 Hệ số thu nợ.........................................................................................................27 4.2.3 Nợ xấu cho vay tiêu dùng trên dư nợ cho vay tiêu dùng ...............................27 4.2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động ..........................................27 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM ...........................................................................................28 5.1 NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ............................................................................................................................28 5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ..........................................28 5.2.1 Mở rộng chính sách tín dụng .............................................................................28 5.2.2 Thực hiện chiến lược marketing cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng .................29 5.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ..........................................29 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................30 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................................30 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................31 PHỤ LỤC ......................................................................................................................32 Trang v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ................................................................................................ 9 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ......................................................................11 Bảng 3.3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ...............................................................................................13 Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 .........................26 Bảng 4.1: Tình hình cho vay tiêu dùng của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013.......................................................................32 Bảng 4.2: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................................32 Bảng 4.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013.......................33 Bảng 4.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 .......................33 Bảng 4.5 : Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013.........................................34 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013.......................34 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ................35 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013....................................................35 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ........................................36 Bảng 4.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................36 Bảng 4.11: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................................37 Bảng 4.12: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................37 Trang vi Bảng 4.13: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................38 Trang vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Tình hình cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013......................................................................................15 Hình 4.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ...........................................................16 Hình 4.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 .........................17 Hình 4.4 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013..........................18 Hình 4.5 : Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013.........................................19 Hình 4.6 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 .........................20 Hình 4.7 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013..........................21 Hình 4.8 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ..........................................................21 Hình 4.9 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ........................................22 Hình 4.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ....................................23 Hình 4.11 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ...........................................................23 Hình 4.12 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ...................................24 Hình 4.13 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013..........................25 Trang viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DN: Dư nợ GTCG: Giấy tờ có giá NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN: Ngân hàng Nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn TGTK: Tiền gửi tiết kiệm VHĐ: Vốn huy động Trang ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng nước ta là nhận tiền gửi và cho vay. Trong đó cho vay là hoạt động mang lại hoạt động mang lại nguồn thu nhập trực tiếp và chủ yếu cho các ngân hàng. Vì vậy vấn đề đặt ra trong quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng là phải đa dạng hóa hoạt động cho vay. Và thực tế cho thấy, nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh theo đó đời sống con người cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Cùng với đó, các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với nhu cầu của người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập như hiện nay vẫn chưa cao – theo thông tin từ Tổng cục Thống kê thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2012 là 1.540 USD/người/năm, do đó phần lớn người tiêu dùng khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc biệt đối với các vật dụng đắt tiền. Nhưng nếu người tiêu dùng có thể vay tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình ngay trong hiện tại, điều này làm tăng tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ vừa tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm tạo ra được nguồn thu nhập cho bản thân ngân hàng. Chính vì lý do trên hàng năm có nhiều tác giả nghiên cứu đề tài xoay quanh vấn đề cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng và mỗi một công trình nghiên cứu có một lý do, góc độ phân tích riêng biệt. Riêng đối với bản thân tác giả, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam đã nhận thấy rằng ngân hàng có bắt đầu triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây; tuy nhiên, nó vẫn chưa thật sự trở thành hoạt động lớn mạnh (dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động cao nhất cũng chỉ khoảng 7%). Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre” để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho ngân hàng, bởi việc này sẽ rất có ý nghĩa đối với việc đa dạng hóa hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Trang 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng trên địa bàn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm giúp ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm:doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng vốn vay và theo hình thức đảm bảo tiền vay trong giai đoạn 2010 – 6/2013, nhằm đánh giá kết quả cùng rủi ro của loại hoạt động này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu của đề tài kéo dài từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, bao gồm: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Trang 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng - Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.(1) - Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sữa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.(2) Định nghĩa về cho vay tiêu dùng có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, cùng đề cập đến mục đích của loại cho vay này là: phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, những người có nhu cầu nâng cao mức sống nhưng chưa có khả năng chi trả trong hiện tại. Ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu được gốc hoàn trả cùng lợi nhuận từ khoản vay. 2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Kết hợp giữa định nghĩa trên cùng thực tiễn tại ngân hàng, tác giả nhận thấy cho vay tiêu dùng có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. - Thứ hai, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn. Điều này xuất phát từ đặc điểm thứ nhất – khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. Họ thường vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi mà tích lũy chưa đủ khả năng chi trả. Vì vậy, các khoản cho vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ so với tài sản của ngân hàng, nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn do số lượng cá nhân, hộ gia đình lớn và nhu cầu chi tiêu đa dạng. - Thứ ba, lãi suất các khoản cho vay tiêu dùng cao. Do quy khoản vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí để cho vay (về thời gian, thẩm định, quản lý các khoản vay) cao. Vì vậy, khách hàng muốn theo hình thức cho vay tiêu dùng phải chịu mức lãi suất cao hơn khoản vay thương mại. (1) mô của các nhân lực đi nhận tài trợ lãi suất các [Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, tr33. Đại học Cần Thơ] (2) Vay tiêu dùng. . [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013] Trang 3 - Thứ tư, nguồn trả nợ của khách hàng chủ yếu từ thu nhập, không nhất thiết từ việc sử dụng những khoản vay đó. Do đó, những khách hàng có việc làm, có thu nhập, kinh tế ổn định là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay. 2.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có thể được phân chia thành nhiều hình thức như căn cứ vào thời gian cho vay, vào hình thức bảo đảm tiền vay và vào cách thức cho vay v.v. Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, thì cho vay tiêu dùng được phân chia căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay như sau: a) Cho vay thế chấp: Là hình thức cho vay của ngân hàng mà khách hàng vay tiền phải có tài sản giao cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng thế chấp. b) Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập: Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên cơ sở đảm bảo bằng lương hay thu nhập. Nó áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi phí còn đủ tích lũy để trả nợ. c) Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như: cho vay sữa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mua xe con. Mức cho vay của ngân hàng dựa vào khả năng tài chính của khách hàng, thường tối đa 50 – 60% giá trị tài sản mua sắm. 2.1.4 Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay a) Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. b) Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. c) Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. d) Dư nợ bình quân: là số dư nợ trung bình của ngân hàng trong một năm. Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2 (2.1) đ) Nợ xấu: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết Trang 4 định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các ngân hàng được chia thành 5 nhóm, và nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu. Sau đây là các chỉ tiêu đo lường, đánh giá tín dụng ngân hàng theo giáo trình Ngiệp vụ Ngân hàng thương mại của Thái Văn Đại (2003) – Tủ sách Đại học Cần Thơ e) Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu vòng quay tín dụng quá lớn tức là ngân hàng chỉ tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn, như vậy sẽ không thu được lợi nhuận cao. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân (2.2) f) Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định trong một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay (2.3) g) Dư nợ trên tổng vốn huy động: Chỉ số này xác đinh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thể hiện rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. Tổng dư nợ trên vốn huy động = Tổng dư nợ/ Vốn huy động (2.4) h) Tỷ lệ nợ xấu: Hệ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Nợ xấu trên tổng dư nợ = Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ (2.5) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Ở luận văn này, sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: - Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngân hàng cung cấp như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của ngân hàng. - Nguồn thông tin bên ngoài: được thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, từ trang web của các ngân hàng như thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trang 5 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Người viết sẽ dùng phương pháp phân tích cơ cấu theo chiều ngang, phân tích cơ cấu theo chiều dọc, đánh giá tình hình biến động và mức độ biến động thu nhập và chi phí lãi, vốn huy động và tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, sau đó xác định nguyên nhân tạo ra sự biến động đó. + Phương pháp phân tích cơ cấu theo chiều ngang: Xác định xem trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc thay đổi bao nhiêu. F = F t – F 0 Hay: F = (F t – F 0)/ F 0 (2.6) Trong đó: F t là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F 0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp phân tích cơ cấu theo chiều dọc: Xác dịnh phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. - Mục tiêu 2 : Sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu theo chiều ngang, phân tích cơ cấu theo chiều dọc, phương pháp thống kê mô tả để phân tích về thực trạng của các khoản cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Đồng thời sử dụng các tỷ số tài chính: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng/ tổng vốn huy động, nợ xấu cho vay tiêu dùng/ dư nợ cho vay tiêu dùng (xem trang 4, trang 5) để đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cùng mức độ rủi ro của loại hình cho vay này. - Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề phân tích, từ những nguyên nhân đã phân tích tiến hành đề ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Trang 6 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE 3.1. CÁC SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY NAM Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày Nam đang có một số sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu sau: Cho vay xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư. - Thời hạn cho vay: Không vượt quá 15 năm. - Mức cho vay: Tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Bảo đảm tiền vay: Có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. - Giải ngân: Một lần hoặc nhiều lần. - Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận. Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình - Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng. - Mức cho vay: Tối đa 80% chi phí và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Bảo đảm tiền vay: Có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. - Gải ngân: Một lần hoặc nhiều lần. - Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận. Cho vay mua phương tiện đi lại. - Thời gian cho vay: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Mức cho vay: Thỏa thuận, không quá 85% tổng chi phí và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Bảo đảm tiền vay: Có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. - Giải ngân: Một lần. Trang 7 - Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận. Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản. Khách hàng là cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại Agribank có thể sử dụng sản phẩm “cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản”. - Thời gian cho vay: Ngắn hạn. - Mức cho vay: Theo thỏa thuận, ngân hàng đưa ra hạn mức khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. - Bảo đảm tiền vay: không đảm bảo bằng tài sản. - Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Thu tự động trên tài khoản tiền gửi.  Mức lãi suất cho vay tiêu dùng của mỗi loại sản phẩm trên sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội cũng như sự hướng dẫn của ngân hàng cấp trên. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 9 năm 2012, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng áp dụng bốn mức lãi suất: lãi suất ngắn hạn (15%/năm), lãi suất trung hạn (15,6%/năm), lãi suất dài hạn (16,2%/năm), lãi suất thấu chi (14,5%/năm). Và hiện tại, kể từ ngày 01/7/2013 ngân hàng hạ mức lãi suất cho vay tiêu dùng chỉ còn 12%/năm (lãi suất ngắn hạn, thấu chi) và 13%/năm (lãi suất trung, dài hạn). 3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 3.1 sẽ phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Trang 8 Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập - Thu từ lãi - Thu khác Tổng chi phí - Chi trả lãi - Chi khác Lợi nhuận Năm 2010 71.938 68.341 3.597 51.841 49.294 2.592 20.097 2011 102.089 96.762 5.327 79.982 76.850 3.132 22.107 2012 108.785 103.385 5.400 86.555 78.905 7.650 22.230 6-2012 43.514 41.354 2.160 33.622 30.562 3.000 9.892 6-2013 52.217 48.752 3.465 38.815 35.449 3.366 13.402 2011/2010 Số tiền % 30.151 41,9 28.421 41,6 1.730 48,1 28.141 54,3 27.556 55,9 540 20,8 2.010 10,0 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 6.696 6,6 6.623 6,8 73 1,4 6.573 8,2 2.055 2,7 4.518 144,3 123 0,6 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 9 6-2012/6-2013 Số tiền % 8.703 20,0 7.398 17,9 1.305 60,4 5.193 15,4 4.887 16,0 366 12,2 3.510 35,5 - Tổng thu nhập: Thu nhập của ngân hàng tăng khá mạnh ở năm 2011, do năm này thị trường tín dụng đang rất sôi động, lãi suất cho vay của ngân hàng rất cao (có thời điểm lên đến 18,5%/năm). Nhưng từ năm 2012 trở lại đây, do tình hình kinh tế nhiều biến động như giá xăng dầu, giá vàng tăng cao, giá dừa sụt giảm làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của người dân, đồng thời lãi suất giảm mạnh làm cho thu nhập của chi nhánh tăng trưởng chậm lại; Còn xét trong tổng các nguồn thu của chi nhánh ta thấy có sự không đồng đều: thu từ lãi luôn chiếm trên 95% tổng thu nhập, tuy nhiên sự không đồng đều này phù hợp với cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh. - Tổng chi phí: Cũng giống như thu nhập, chi phí của ngân hàng giai đoạn tăng không đều. Trong đó chi phí lãi luôn giữ vị trí đầu bảng trong tổng chi phí của ngân hàng. Chi phí lãi tăng cao nhất là ở năm 2011, nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đẩy lãi suất lên cao (trần lãi suất huy động năm này lên dến 14%/năm), đồng thời năm này số vốn huy động của chi nhánh cũng tăng cao (thể hiện ở bảng 3.2); Bên cạnh việc tăng lên của chi phí trả lãi thì khoản chi khác cũng tăng lên không kém. Sở dĩ các khoản chi khác tăng (đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012) là do ngân hàng chi ra nhiều khoản cho cơ sở vật chất: chi nhánh tiến hành sửa chữa, nâng cấp phòng ốc và xây dựng thêm phòng giao dịch để tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ (vào năm 2012). - Lợi nhuận: Từ bảng 3.1, ta thấy tuy chi phí qua các năm có tăng nhưng mức tăng thấp hơn so với mức tăng thu nhập nên lợi nhuận tăng qua các năm vẫn tăng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho tình hình kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Khẳng định những chính sách quản lý và kế hoạch phát triển ngân hàng thời gian qua đang đi theo hướng đúng đắn và có lợi, do đó ngân hàng phải phát huy tốt những gì đang có. 3.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng 3.2.2.1 Tình hình huy động vốn NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày Nam là ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng tác động tích cực đến kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng đa dạng của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trang 10 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 47.329 124,2 1.TGKKH 2010 90.083 2011 38.111 2012 85.440 6-2012 79.770 6-2013 85.699 2011/2010 Số tiền % -51.972 -57,7 2.TGCKH 472.380 600.347 615.880 569.317 635.410 127.967 27,1 15.533 2,6 66.093 11,6 - Dưới 12 tháng 326.734 528.247 534.000 542.214 503.416 201.513 61,7 5.753 1,1 -38.798 -7,2 - Trên 12 tháng 145.646 72.100 81.880 27.103 131.994 -73.546 -50,5 9.780 13,6 104.891 387,0 2.450 8.880 10.680 9.662 14.116 6.430 262,4 1.800 20,3 4.454 46,1 564.913 647.338 712.000 658.749 735.225 82.425 14,6 64.662 10,0 76.476 11,6 3.CCTG Tổng VHĐ Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 11 6-2012/6-2013 Số tiền % 5.929 7,4 Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 tăng liên tục. Trong đó đáng chú ý nhất là ở năm 2011, nguồn vốn huy động được tăng khá mạnh do lãi suất huy động vốn năm này rất cao (trần lãi suất huy động 14%); Còn xét chi tiết từng khoản mục cụ thể có sự thay đổi như sau: - Tiền gửi không kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi thanh toán): Qua bảng 3.2 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn trong giai đoạn 2010 -6/2013 thay đổi tăng giảm không ổn định. Tuy loại tiền này tăng giảm bất thường nhưng cũng không ảnh hưởng lớn đến ngân hàng do nguồn vốn này khách hàng sử dụng thường xuyên và bất ngờ, để tạo tính thanh khoản ngân hàng phải đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản vì thế ngân hàng không thể vận dụng nguồn này một cách chủ động. - Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng (luôn chiếm trên 80%). Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cả ba năm 2010 đến 2012 đều tăng, do thời gian gửi ngắn rủi ro thấp, dễ dàng thay đổi hình thức đầu tư khi tình hình kinh tế, lãi suất có biến động nên người dân gửi nhiều; còn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng biến đổi không ổn định, đặc biệt là ở năm 2011 tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng giảm mạnh (-50,5%) do đây là năm lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá, khách hàng có phần e ngại khi gửi tiền với kỳ hạn dài. - Phát hành GTCG: Qua bảng 3.2 ta thấy nguồn vốn huy động từ các GTCG trong thời gian qua mặc dù luôn tăng trưởng nhưng giá trị vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là do ở vùng nông thôn nên tâm lý khách hàng vẫn thích gửi tiền theo kỳ hạn hơn so với đầu tư GTCG. 3.2.2.2 Tình hình cho vay Bảng 3.3 sẽ phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Trang 12 Bảng 3.3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng DSCV 2010 535.061 2011 541.855 2012 615.931 6-2012 295.647 6-2013 298.015 2011/2010 Số tiền % 6.794 1,3 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 74.076 13,7 Tổng DSTN 408.026 545.906 510.148 280.581 265.818 137.880 33,8 -35.758 -6,6 -14.763 -5,3 Tổng dư nợ 624.174 620.123 725.906 635.189 758.103 -4.051 -0,6 105.783 17,1 122.914 19,4 3.252 3.581 5.428 4.351 4.190 329 10,1 1.847 51,6 -3,7 Nợ xấu Năm Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 13 6-2012/6-2013 Số tiền % 2.368 0,8 -161 - Doanh số cho vay: Qua bảng 3.3 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng cũng như phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng. Điều này cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. - Doanh số thu nợ: Ngoài doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó không chỉ thể hiện khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng mà còn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2011 tăng 33,8%, về tuyệt đối là 137.880 triệu đồng so với năm 2010 . Năm 2012 doanh số thu nợ giảm nhẹ 6,6% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, số tiền thu nợ là 265.815 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước giảm 14.763 triệu đồng (giảm 5,3%). Nhìn chung, tốc độ giảm về tương đối và tuyệt đối không cao nhưng ít nhiều phản ánh công tác thu hồi nợ trong thời gian này chưa được tốt trong khi doanh số cho vay vẫn tăng. Do đó, ngân hàng cần có biện pháp phối hợp và thực hiện tốt giữa công tác cho vay và quản lý thu hồi nợ trong thời gian tới. - Dư nợ: Dư nợ giai đoạn này có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2011, dư nợ giảm so với năm 2010. Nguyên nhân, do năm này ngân hàng ưu tiên cho vay ngắn hạn, nên số nợ thu về được trong năm nhiều đã góp phần làm giảm dư nợ. Nhìn chung, dư nợ qua các năm tăng thể hiện hai mặt: Thứ nhất là mặt tốt vì dư nợ tăng phản ánh quy mô cho vay tăng lên; thứ hai là dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc những khoản nợ chưa thu hồi được còn nhiều. - Nợ xấu: Nhìn chung, bảng số liệu trên phản ánh nợ xấu của ngân hàng qua các năm tăng lên. Nguyên nhân nợ xấu tăng là do tình hình khách quan: ảnh hưởng của dịch bệnh trên vật nuôi, sự biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu tư vào quá trình sản xuất, chăn nuôi làm cho việc sản xuất kinh doanh của người vay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thô lỗ dẫn đến không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Trang 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM 4.1 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM Triệu đồng 60000 52764 50000 41556 43104 41778 DSCV 42858 40377 40000 DSTN 39051 30000 27215 26073 DN Nợ xấu 27810 25851 20000 18150 16633 15553 16892 10000 324 270.5 363 203 Năm 141 0 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.1 Tình hình cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Qua biểu đồ trên cho thấy các chỉ tiêu biến động qua giai đoạn 2010 – 6/2013, cụ thể: - Doanh số cho vay: Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh có chiều hướng tăng trưởng theo thời gian. Điều này cho thấy quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng có chiều hướng ngày càng mở rộng. Riêng chỉ có năm 2012 doanh số cho vay giảm nhẹ so với năm 2011, nguyên nhân do đây là năm mà tình hình kinh tế huyện nhà có nhiều biến động xấu (giá dừa sụt giảm mạnh, chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh) làm cho người dân dè dặt hơn trong việc vay tiền ngân hàng để chi tiêu. - Doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ tiêu dùng của ngân hàng cũng có sự gia tăng mạnh mẽ với tốc độ tăng tương đối ổn định. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trang 15 - Dư nợ: Dư nợ cho vay tiêu dùng thay đổi phụ thuộc vào hai chỉ tiêu: doanh số cho vay tiêu dùng và doanh số thu nợ tiêu dùng. Mặc dù doanh số thu nợ tiêu dùng đều tăng cao qua các năm nhưng con số này không lớn bằng doanh số cho vay nên dẫn đến dư nợ cũng tăng qua các năm. Nhưng tốc độ tăng của dư nợ tiêu dùng không ổn định, năm 2012 tăng rất ít do năm này số nợ ngân hàng thu về tăng nhưng số tiền giải ngân có sự giảm nhẹ. - Nợ xấu: Nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 cũng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng cũng không cao và tốc độ tăng có chiều hướng giảm. Cụ thể xem phụ lục Bảng 4.1 ta thấy: năm 2011 tăng 53,5 triệu đồng (19,8%), năm 2012 tăng 39 triệu đồng (12%). Nhìn chung, quy mô tín dụng dù có được mở rộng nhưng nợ xấu tăng là đều không mong muốn; nợ xấu phát sinh do ảnh hưởng từ các phương diện khác nhau như: công tác thu hồi nợ, thiện chí trả nợ của khách hàng, sự thay đổi thu nhập của khách hàng, v.v. Do đó, tùy từng giai đoạn khác nhau, nguyên nhân phát sinh ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để nợ xấu đạt giá trị nhỏ nhất. 4.1.1 Doanh số cho vay 4.1.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay Triệu đồng 45000 40000 8588 11295 35000 30000 25000 8973 13028 20000 32968 29082 15000 10000 6930 18242 14782 9703 5000 0 2010 2011 Ngắn hạn 2012 6/2012 6/2013 Năm Trung, dài hạn Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 - Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng mới (mới được chi nhánh triển khai từ năm 2009), những năm đầu ngân hàng ưu Trang 16 tiên các khoản vay ngắn hạn vừa giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo vòng vốn được luân chuyển nhanh. Tuy nhiên theo thời gian tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm để cân bằng cơ cấu thời hạn, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đã giảm 11,8% so với năm 2011. - Doanh số cho vay trung và dài hạn: Tuy loại hình này chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn nhưng thời gian gần đây tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do: về phía người dân nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để mua, sửa chữa nhà ngày càng tăng, về phía ngân hàng vì muốn đáp ứng nhu cầu người vay và tăng lợi nhuận nên cũng dần dần điều chỉnh cơ cấu thời hạn cho vay sao cho phù hợp. Nhìn chung, với sự thay đổi của cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn ở hình 4.2 cho thấy theo thời gian ngân hàng đang có sự điều chỉnh để đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. 4.1.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay Triệu đồng 45000 40000 35000 6630 30000 25000 20000 15000 6725 12160 11980 3720 6012 8650 3815 7894 7346 5410 10000 5000 10096 15420 15660 2895 5456 2018 6264 3810 11630 0 2010 2011 2012 Mua, sửa chữa nhà Nhu cầu đời sống khác 6/2012 6/2013 Năm Mua phương tiện đi lại Cho vay thấu chi Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 - Doanh số cho vay mua, sửa chữa nhà: Loại hình cho vay này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm và có chiều hướng tăng trưởng mặc dù tốc độ tăng không đều. Nguyên nhân, thứ nhất do các khoản vay với mục đích mua, sửa chữa nhà đều có giá trị lớn so với các loại hình vay tiêu dùng khác; thứ hai do tâm lý “An cư mới lạc nghiệp” đã ăn sâu vào tâm lý của người Việt Nam nên nhu cầu vay loại này chiếm tỷ trọng cao và tăng là điều dễ hiểu. Trang 17 Chính vì vậy, doanh số cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. - Doanh số cho vay mua phương tiện đi lại: Cho vay mua phương tiện đi lại (ô tô, xe máy) trong giai đoạn 2010 – 6/2013 tăng giảm không ổn định, năm 2010 và 2011 tỷ trọng cao thứ ba trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng nhưng đến năm 2012 lại chiếm tỷ trọng thấp nhất. Nguyên nhân do gần đây người tiêu dùng rất ưa chuộng hình thức vay tại điểm bán, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình, thấp có nhu cầu nhưng không đủ điều kiện vay tại ngân hàng, người mua chỉ cần trả trước một phần tiền, có chứng minh nhân dân, không cần thế chấp tài sản là có thể sở hữu chiếc xe mình thích. - Doanh số cho vay nhu cầu đời sống khác: Doanh số cho vay nhu cầu đời sống khác chiếm tỷ trọng cũng khá cao, đứng thứ hai trong tổng doanh số cho vay và cũng tăng trưởng tốt. Và trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2011 chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chính sách “Trợ giá hàng Việt” phát triển rộng rãi đã làm kích thích người dân vay tiền để mua sắm nhiều hơn. - Doanh số cho vay thấu chi: Qua hình 4.3 cho thấy, doanh số cho vay thấu chi tăng liên tục qua các năm. Bởi do hồ sơ, thủ tục của loại hình vay thấu chi rất đơn giản nên ngày càng được nhiều khách hàng đến vay. Tuy nhiên, trong tổng cơ cấu thì đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng thấp nhất, điều này không có nghĩa là số lượng khách hàng đến vay ít mà nguyên nhân do đặc điểm các khoản vay này có giá trị nhỏ nên doanh số cho vay không nhiều. 4.1.1.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Triệu đồng 45000 40000 35000 30000 5032 25000 20000 15000 22183 10000 5000 0 2010 7110 6917 4720 33460 3081 23090 34446 13615 2011 2012 Thế chấp 6/2012 6/2013 Năm Tín chấp Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.4 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Qua hình 4.4, ta nhận thấy doanh số cho vay có thế chấp tài sản luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng cơ cấu, nguyên nhân do cho vay có tài sản Trang 18 đảm bảo là loại hình cho vay chủ yếu lâu đời tại ngân hàng, đối tượng vay và giá trị các món vay rất đa dạng, ngân hàng có tuyến phòng thủ cuối cùng là tài sản đảm bảo. Ngược lại, cho vay tín chấp đối tượng được phát vay rất hạn chế: chỉ áp dụng cho cán bộ công viên chức, những khách hàng lâu năm có uy tín cao, không cần thế chấp tài sản, đồng thời giá trị mỗi khoản vay tương đối nhỏ nên doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, chủ trương của ngân hàng vẫn nên duy trì cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo cao, nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. 4.1.2 Doanh số thu nợ 4.1.2.1 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay Giai đoạn 2010 – 6/2013 doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều gia tăng. Do doanh số vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Triệu đồng 40000 13343 30000 8127 20000 7345 10000 17724 25708 9547 6333 6418 9220 11732 6/2012 6/2013 0 2010 2011 Ngắn hạn 2012 Năm Trung và dài hạn Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.5 : Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 - Doanh số thu nợ ngắn hạn: Mặc dù đều tăng qua các năm nhưng so với tốc độ gia tăng và tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn (xem hình 4.2 và bảng 4.2) thì còn rất thấp. Điều này chứng tỏ hoạt động thu hồi nợ ở loại hình ngắn hạn vẫn chưa có hiệu quả cao. Nguyên nhân, một phần do đây là loại hình tín dụng mới nên cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định nên quyết định thời hạn cho vay chưa hợp lý; về phía người vay vì muốn được hưởng lãi suất thấp chọn vay ngắn hạn trong khi khả năng trả nợ đúng hạn chưa được đảm bảo cao. - Doanh số thu nợ trung và dài dài hạn: Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn ngắn hạn, nhưng qua 3 năm số nợ trung và dài hạn thu về luôn tăng với tốc độ Trang 19 và tỷ trọng tương đối cao so với số tiền phát vay cùng thời hạn bởi ngân hàng triển khai chương trình thu nợ từng lần, tuy thời gian đáo hạn chưa đến nhưng khách hàng có thể trả dần. 4.1.2.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay Triệu đồng 40000 6050 35000 6611 30000 25000 3800 20000 5031 15000 2735 3017 10000 4100 5000 7040 12050 1918 2755 2900 6310 10710 14340 7980 2450 3605 5020 7075 0 2010 2011 Mua, sửa chữa nhà Nhu cầu đời sống khác 2012 6/2012 6/2013 Năm Mua phương tiện đi lại Cho vay thấu chi Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.6 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 Mỗi một mục đích vay vốn đều có khả năng hoàn trả nợ khác nhau. Qua hình 4.6 ta thấy doanh số thu nợ ở tất cả các khoản mục đều tăng lên. Trong đó, doanh số thu nợ của mục đích mua, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cũng lớn nhất. Lý do bởi những khách hàng vay vốn với mục đích này rất đa dạng ngoài cán bộ công nhân viên còn có những cá nhân (đại diện hộ gia đình), vay có tài sản thế chấp với số tiền lớn, và số tiền hoàn trả ở từng kỳ hạn cũng nhiều hơn. Mặc khác, doanh số cho vay với mục đích này chiếm tỷ trọng lớn nhất nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao như vậy là điều hợp lý; Doanh số thu nợ mua phương tiện đi lại tuy tỷ trọng đứng thứ hai (sau doanh số thu nợ mua, sửa chữa nhà) nhưng tăng với tốc độ nhanh nhất qua 3 năm 2010 – 2012; Các khoản thu nợ nhu cầu đời sống khác và thấu chi chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng ổn định, do đây hầu hết là các khoản nợ thu về trong ngắn hạn. Trang 20 4.1.2.3 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Triệu đồng 40000 6798 30000 4890 20000 32253 3112 10000 20961 13780 4215 6790 11338 11360 0 2010 2011 2012 Thế chấp 6/2012 6/2013 Năm Tín chấp Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.7 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Qua hình 4.7, ta nhận thấy doanh số thu nợ có đảm bảo và không đảm bảo đều tăng, nhưng doanh số thu nợ có đảm bảo tăng nhanh nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là điều hợp lý bởi doanh số cho vay loại này chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ cũng lớn nhất. Và chủ trương của ngân hàng vẫn là tập trung đẩy mạnh cho vay có tài sản đảm bảo vì nếu đem so sánh thì cho vay thế chấp ngân hàng còn có tài sản để đảm bảo thu hồi được nợ khi có sự cố xảy ra, còn tín chấp hoàn toàn không có sự đảm bảo thực tế nào, chỉ căn cứ trên khoản thu nhập thực tế và uy tín của khách hàng. 4.1.3 Tình hình dư nợ 4.1.3.1 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay Triệu đồng 60000 50000 15671 40000 11109 9061 30669 34043 11706 30000 20000 10000 10648 15425 37093 31152 0 2010 2011 2012 Ngắn hạn 6/2012 6/2013 Năm Trung và dài hạn Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.8 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 Trang 21 Sự tăng giảm của dư nợ phụ thuộc vào tình hình phát vay và thu nợ của ngân hàng. Hình 4.8 cho thấy: Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 6/2013 do doanh số cho vay luôn có giá trị lớn hơn doanh số thu nợ, đặc biệt năm 2012 mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn giảm 11,8% so với năm 2011 nhưng dư nợ năm này vẫn tăng và là do số dư nợ năm trước để lại còn nhiều; dư nợ trung và dài hạn nhìn chung tăng, chỉ riêng năm 2012 là giảm 18,4% so với năm 2011. Dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn năm 2012 giảm không có nghĩa là quy mô tín dụng loại hình này giảm, mà là do nhiều món cho vay từ các năm trước đến thời điểm năm 2012 đã đáo hạn và được khách hàng thanh toán đủ nên ngân hàng thu về được khoản tiền (13.343 triệu đồng) lớn hơn con số phát vay trong năm (11.295 triệu đồng). 4.1.3.2 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay Triệu đồng 60000 6855 50000 5585 5887 17733 15065 8916 2878 8034 15588 16908 13872 4910 40000 22778 30000 20000 12364 2080 5235 1668 7880 10000 10878 21463 0 2010 2011 2012 6/2012 Mua, sữa chữa nhà Mua phương tiện đi lại Nhu cầu đời sống khác Cho vay thấu chi 6/2013 Năm Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.9 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 Qua hình 4.9, ta thấy giai đoạn 2010 – 6/2013 dư nợ thuộc mục đích mua sửa chữa nhà, nhu cầu đời sống khác và cho vay thấu chi mặc dù chiếm tỷ trọng khác nhau nhưng tất cả đều tăng do quy mô tín dụng tiêu dùng của ngân hàng ngày càng mở rộng; Riêng chỉ có dư nợ cho vay mua phương tiện đi lại sụt giảm mạnh vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lý do là từ phía người dân: bởi hiện nay xuất hiện nhiều chủng loại xe máy giá cả phù hợp cùng thủ tục vay tại điểm bán đơn giản nên nhu cầu vay vốn với mục đích mua xe tại ngân hàng giảm, do doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng tốt nên dư nợ giảm. Trang 22 4.1.3.3 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Triệu đồng 60000 4192 50000 40000 30000 6262 4946 35635 36842 37912 48572 3923 20000 10000 6143 22150 0 2010 2011 2012 Thế chấp 6/2012 6/2013 Năm Tín chấp Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Qua hình 4.10, cho thấy về tỷ trọng thì dư nợ có thế chấp tài sản luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao, đều này phù hợp với cơ cấu cho vay của ngân hàng như đã phân tích ở doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Về tốc độ gia tăng, năm 2011 so với năm 2010 dư nợ thế chấp và tín chấp đều tăng mạnh, nhưng đến năm 2012 tăng nhẹ trở lại do tình hình kinh tế địa phương năm 2012 nhiều biến động xấu làm doanh số cho vay của ngân hàng giảm (như đã trình bày ở trang 15) nên ảnh hưởng đến tổng dư nợ. 4.1.4. Tình hình nợ xấu 4.1.4.1 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay Triệu đồng 400 350 300 59.5 250 200 150 211 100 50 0 2010 185 179 114 145 178 76 65 2011 2012 6/2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn 89 6/2013 Năm Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.11 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Trang 23 Trong tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng, nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng và giá trị thay đổi không ổn định. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng và giá trị cao hơn nợ xấu trung và dài hạn nhưng từ năm 2011 đến 6/2013 thì ngược lại. Nguyên nhân, do thời gian đầu mới phát triển sản phẩm vay tiêu dùng (đa số là các món vay ngắn hạn) nên cán bộ tín dụng chưa nhiều kinh nghiệm trong việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn trong loại hình này, ý thức trả nợ của người vay chưa cao, nhưng dần dần nguyên nhân trên đã được hạn chế cụ thể thời gian sau nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng giảm hơn năm 2010 mặc dù dư nợ vẫn tăng. 4.1.4.2 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay Triệu đồng 400 350 300 9.5 21 250 69 200 150 100 171 50 0 2010 20 60 9 45 80 86 15 83 203 184 61 80 2011 2012 Mua, sữa chữa nhà Nhu cầu đời sống khác 6/2012 105 6/2013 Năm Mua phương tiện đi lại Cho vay thấu chi Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.12 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 Nhìn chung, qua hình trên ta thấy nợ xấu lĩnh vực mua sửa chữa nhà tuy tăng với tốc độ không cao nhưng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bởi vì các món vay với mục đích này thường có giá trị cao nên chỉ cần một món vay xảy ra rủi ro thì có thể đẩy con số giá trị nợ xấu lên cao; Mục đích mua phương tiện đi lại có nợ xấu chiếm tỷ trọng thứ hai nhưng năm 2012 giá trị giảm so với năm 2011, do năm 2012 tình hình thu nợ tương đối tốt đồng thời dư nợ mục đích này cũng giảm mạnh; Nợ xấu của hai khoản mục còn lại đều tăng, nợ xấu của mục đích nhu cầu đời sống khác tăng mạnh ở năm 2011, còn cho vay thấu chi tăng mạnh ở năm 2012 tuy nhiên do chiếm tỷ trọng thấp nên số tiền tăng không nhiều, nguyên nhân phát sinh và thay đổi của các khoản nợ xấu thông thường do sự cố khách quan như: bệnh tật hoặc bị mất việc làm người vay mất khả năng trả nợ. Trang 24 4.1.4.3 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Triệu đồng 400 350 300 250 200 150 100 50 0 20 9 9.5 15 261 343 315 141 2010 2011 2012 Thế chấp 6/2012 188 Năm 6/2013 Tín chấp Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam Hình 4.13 Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 Hình 4.13 cho thấy: trong tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay thì nợ xấu của cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, đây là điều hợp lý phù hợp với tỷ trọng của dư nợ cùng hình thức. Đối với hình thức cho vay có đảm bảo, khi phát sinh nợ xấu thì biện pháp cuối cùng của ngân hàng là phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. - Nợ xấu của cho vay tín chấp thì chiếm tỷ trọng rất thấp và đó cũng chính là khoản nợ xấu của cho vay thấu chi. Đối với khoản mục tín chấp này tuy giá trị nợ xấu nhỏ, nhưng công tác xử lý nợ rất khó khăn: ngân hàng chỉ có thể cơ cấu lại nợ (ngoại trừ nợ xấu của cho vay tín chấp thuộc loại hình thấu chi) hoặc áp dụng thương lượng để thu được hiệu quả tốt nhất. Do đó, ngân hàng luôn thận trọng trong việc phát triển loại hình này. Trang 25 4.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 6/2013 1 Tổng VHĐ Triệu đồng 564.913 2 DSCV tiêu dùng Triệu đồng 27.215 41.556 40.377 27.810 3 DSTN tiêu dùng Triệu đồng 16.892 25.851 39.051 18.150 4 Dư nợ tiêu dùng Triệu đồng 26.073 41.778 43.104 52.764 5 Nợ xấu tiêu dùng Triệu đồng 270,5 324 363 203 6 Dư nợ tiêu dùng Triệu đồng bình quân 23.130 33.925 42.580 47.934 7 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,73 0,76 0,92 0,38 8 Hệ số thu nợ % 62,06 62,20 96,72 65,26 9 Nợ xấu tiêu dùng/ Dư nợ tiêu dùng % 1,03 0,78 0,84 0,38 10 Dư nợ tiêu dùng/ Tổng VHĐ % 4,61 6,45 6,05 7,18 647.338 712.000 735.225 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT – chi nhánh Mỏ Cày Nam 4.2.1 Vòng quay vốn tín dụng Qua bảng số liệu 4.14 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thấp hơn 1 tuy nhiên có sự thay đổi tăng liên tục: năm 2010 là 0,73 vòng (thời gian thu hồi nợ khoảng 493 ngày), năm 2011 là 0,76 vòng (thời gian thu hồi nợ khoảng 473 ngày), năm 2012 là 0,92 vòng (thời gian thu hồi nợ khoảng 391 ngày). Để đánh giá vòng quay vốn có hiệu quả hay không ta cần xem lại cơ cấu cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hay trung và dài hạn. Tại NHNo&PTNT Mỏ Cày Nam cơ cấu cho vay tiêu dùng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng giai đoạn này vòng quay chưa cao là do ngân hàng cho phép nhiều món nợ ngắn hạn được gia hạn nợ. Tuy nhiên theo thời gian tốc độ quay Trang 26 vòng vốn tín dụng tăng lên liên tục đây là dấu hiệu tốt thể hiện chất lượng cho tín dụng tiêu dùng ngày càng được nâng cao. 4.2.2 Hệ số thu nợ Để đánh giá được chính xác chỉ tiêu này ta cần xem xét đến tỷ trọng cũng như sự thay đổi tăng giảm của doanh số thu nợ và doanh số cho vay qua từng thời kỳ. Qua bảng tính toán trên ta thấy, hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng nhưng không đều. Năm 2011 là 62,20% tăng thêm 0,16% so với năm 2010, nguyên nhân do năm 2011 tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, mặc dù con số tăng không nhiều nhưng là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng khả quan. Đặc biệt đến năm 2012, con số thu nợ vẫn tăng với tốc độ ổn định nhưng do doanh số cho vay giảm nên đẩy hệ số thu nợ đạt cao nhất 96,72%, có nghĩa là cứ 100 đồng đem cho vay thì ngân hàng thu về được 96,72 đồng. 4.2.3 Nợ xấu cho vay tiêu dùng trên dư nợ cho vay tiêu dùng Qua số liệu tính toán ở bảng 4.13 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Năm 2010, do mới bước sang năm thứ hai triển khai loại hình cho vay tiêu dùng còn gặp khó khăn trong công tác xác định khách hàng cho vay, cũng như công tác thu hồi nợ nên tỷ lệ nợ xấu là 1,03%. Sau đó, nhờ được trải nghiệm thực tế CBTD có kinh nghiệm quản lý tốt hơn trong công tác thu hồi nợ, do đó nợ xấu có phần giảm rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0,78%, năm 2012 là 0,84% (tuy tăng hơn năm 2011 nhưng đây là do nguyên nhân khách quan – tình hình kinh tế không ổn định ảnh hưởng đến khả năng trả lãi và gốc đúng hạn), 6 tháng đầu năm 2013 là 0,38%. Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng trên dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung là thấp dưới 1% (trừ năm 2010) và đây là mức nợ xấu có thể kiểm soát được. Cho thấy ngân hàng đã quan tâm xử lý nợ quá hạn khi mới phát sinh và không để kéo dài. 4.2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động Bảng 4.13 cho thấy, xét về tỷ trọng thì dư nợ tiêu dùng trên tổng vốn huy động chiếm tỷ trọng vô cùng thấp. Điều này không có nghĩa là ngân hàng ít quan tâm đầu tư vào loại hình cho vay tiêu dùng, mà là do so với các loại hình khác như vay sản xuất kinh doanh thì các món vay tiêu dùng có giá trị rất nhỏ lẻ; Xét về tốc độ gia tăng thì dư nợ tiêu dùng trên tổng vốn huy động có xu hướng tăng, năm 2010 là 4,4% đến tháng 6 năm 2013 đạt 7,18% chứng tỏ ngân hàng vẫn đang tiếp tục đầu tư phát triển loại hình này. Trang 27 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM 5.1 NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG - Vòng quay vốn tín dụng chưa cao trong khi cơ cấu cho vay tiêu dùng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao. - Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đa dạng, phong phú. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chỉ mới dùng lại ở các hình thức truyền thống, còn nhiều hình thức chưa áp dụng như: cho vay xuất khẩu lao động, du học, khám chữa bệnh, cưới hỏi v.v. Về hình thức đảm bảo tiền vay như cho vay mua nhà thế chấp bằng chính ngôi nhà mới cũng chưa áp dụng. - Môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đang tập trung chiếm lĩnh thị trường cho vay tín dụng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, lãi suất hấp dẫn, dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng. 5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 5.2.1 Mở rộng chính sách tín dụng, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ - Đối tượng cho vay: bên cạnh việc mở rộng cho vay tín chấp đối với cán bộ công viên chức nhà nước chi nhánh cũng nên chú ý đến các đối tượng thuộc các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh làm ăn có lãi liên tục trong nhiều năm. Bởi hiện nay có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh tốt và người lao động trong các doanh nghiệp đó có thu nhập tương đối cao và ổn định. - Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chi nhánh nên mở rộng các hình thức cho vay cả về mục đích và phương thức cho vay. Hiện nay, người dân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng với nhiều mục đích rất đa dạng (theo tạp chí thị trường tài chính số 16/2013). Đặc biệt nhu cầu vay xuất khẩu lao động, vay du học ngày càng cao nhưng chi nhánh chưa đáp ứng được. Mặc dù quy trình cho vay loại hình này tương đối phức tạp và rủi ro cao, đòi hỏi khả năng thẩm định kỹ càng. Nhưng nếu thực hiện được sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, mở rộng hoạt động của ngân hàng. Thêm vào đó, các khoản vay tiêu dùng của chi nhánh đều là cho vay trực tiếp, do đó chi nhánh nên sớm nghiên cứu ứng dụng hình thức cho vay gián tiếp. Để thực hiện được Trang 28 điều này, chi nhánh phải xây dựng mối quan hệ với các công ty bán lẻ như: Honda, Yamaha, các siêu thị điện máy. Việc làm này sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng, ngân hàng và có lợi cho cả ba bên trong đó bên ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô tín dụng tiêu dùng. - Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ: xét duyệt kỹ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi linh hoạt phù hợp với kỳ thu nhập của người vay. Ngân hàng có thể cho người đi vay gia hạn nợ khi thiên tai dịch bệnh xảy ra nhưng phải cương quyết thu hồi nợ đối với những khách hàng cố tình không trả nợ. 5.2.2 Thực hiện chiến lược marketing cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng Hoàn thiện các sản phẩm tiêu dùng hiện có và đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng. Để có được sản phẩm phù hợp chi nhánh cần nghiên cứu, điều tra về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, phân tích ưu nhược điểm của loại sản phẩm đó. Sau khi phát triển đa dạng sản phẩm, thì không thụ động chờ khách hàng đến vay mà phải tích cực tiếp thị đến khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Song song đó ngân hàng cũng cần quảng báo sản phẩm thông qua khách hàng của mình, nhờ khách hàng giới thiệu đến người thân bạn bè của họ, đây là một kênh giới thiệu sản phẩm rất dễ tiếp cận. 5.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng - Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng giúp rút ngắn thời gian nhận hồ sơ và xét duyệt cho vay. Do khả năng thẩm định nâng cao, nên thời gian xét duyệt khoản vay sẽ được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Điều này giúp thỏa mãn nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, nhờ đó ngân hàng có thể phục vụ đông đảo khách hàng hơn. - Cán bộ tín dụng không chỉ giỏi về khả năng thẩm định mà còn phải có kỹ năng bán hàng, tư vấn. Bởi dưới cái nhìn của khách hàng thì cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng, nếu cán bộ tín dụng có tác phong làm việc nhanh nhẹn, có năng lực, thái độ phục vụ tốt thì sẽ luôn giữ được khách hàng và thu hút khách hàng mới. Trang 29 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre giai đoạn 2010 – 6/2013 ta thấy tuy loại hình này mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng ngày càng được ngân hàng quan tâm. Và qua quá trình phân tích cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng hiện nay tại ngân hàng đang có kết quả tốt, lợi nhuận tăng qua các năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng đều tăng, trong khi vấn đề nợ xấu ngày càng được khắc phục, đây là tính hiệu khả quan cho việc phát triển sản phẩm này trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là hiện tại sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa đa dạng. Tóm lại, thực tế cho thấy hiện nay thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng. Do đó, việc ngân hàng mở rộng hoạt động này sẽ là một hướng đi đúng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho ngân hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ - Đối với Ngân hàng Nhà nước: Khi chưa có một luật riêng để điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, thì Ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình cho vay tiêu dùng mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể thực hiện. - Đối với các cơ quan nhà nước: Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng và hoàn thiện hệ thống văn bản luật có liên quan. Khi có được hành lang pháp lý hoàn chỉnh hoạt động này sẽ có điều kiện phát triển và hạn chế rủi ro. Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay, thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Trang 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đỗ Thùy Uyên, 2008. Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cầ n Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê. 3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng. 4. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 5. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. NXB Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình tiền tệ - ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ 7. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Bài giảng Quản trị Ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ 8. Vay tiêu dùng. . [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013]. Trang 31 PHỤ LỤC Bảng 4.1: Tình hình cho vay tiêu dùng của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu DSCV DSTN Dư nợ Nợ xấu Năm 2010 27.215 16.892 26.073 270,5 2011 41.556 25.851 41.778 324 2012 40.377 39.051 43.104 363 6-2012 16.633 15.553 42.858 141 6-2013 27.810 18.150 52.764 203 2011/2010 Số tiền % 14.341 52,7 8.959 53,0 15.705 60,2 53,5 19,8 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % -1.179 -2,8 13.200 51,1 1.326 3,2 39 12,0 6-2012/6-2013 Số tiền % 11.177 67,2 2.597 16,7 9.847 23,0 62 44,0 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.2: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 18.242 32.968 29.082 9.703 14.782 14.726 80,7 -3.886 -11,8 5.079 52,3 Trung và dài hạn 8.973 8.588 11.295 6.930 13.028 -385 -4,3 2.707 31,5 6.098 88,0 Tổng cộng 27.215 41.556 40.377 16.633 27.810 14.341 52,7 -1.179 -2,8 11.177 67,2 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 32 Bảng 4.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mua, sữa chữa nhà 10.096 15.420 15.660 6.264 11.630 5.324 52,7 240 1,6 5.366 85,7 Mua phương tiện đi lại 5.410 7.346 6.012 2.018 3.810 1.936 35,8 -1.334 -18,2 1.792 88,8 Nhu cầu đời sống khác 7.894 12.160 11.980 5.456 8.650 4.266 54,0 -180 -1,5 3.194 58,5 Cho vay thấu chi 3.815 6.630 6.725 2.895 3.720 2.815 73,8 95 1,4 825 28,5 Tổng cộng 27.215 41.556 40.377 16.633 27.810 14.341 52,7 -1.179 -2,8 11.177 67,2 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Có đảm bảo 22.183 34.446 33.460 13.615 23.090 12.263 55,3 -986 -2,9 9.475 69,6 Không đảm bảo 5.032 7.110 6.917 3.081 4.720 2.078 41,3 -193 -2,7 1.639 53,2 Tổng cộng 27.215 41.556 40.377 16.633 27.810 14.314 52,7 -1.179 -2,8 11.177 67,2 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 33 Bảng 4.5 : Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 9.547 17.724 25.708 9.220 11.732 8.177 85,6 7.984 45,0 2.512 27,2 Trung và dài hạn 7.345 8.127 13.343 6.333 6.418 782 10,6 5.216 64,2 85 1,3 Tổng cộng 16.892 25.851 39.051 15.553 18.150 8.959 53,0 13.200 51,1 2.597 16,7 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.6: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mua, sữa chữa nhà 7.040 10.710 14.340 7.980 7.075 3.670 52,1 3.630 33,9 -905 -11,3 Mua phương tiện đi lại 4.100 6.310 12.050 2.900 5.020 2.210 53,9 5.740 91,0 2.120 73,1 Nhu cầu đời sống khác 3.017 5.031 6.611 2.755 3.605 2.014 66,8 1.580 31,4 850 30,9 Cho vay thấu chi 2.735 3.800 6.050 1.918 2.450 1.065 38,9 2.250 59,2 532 27,7 Tổng cộng 16.892 25.851 39.051 15.553 18.150 8.959 53,0 13.200 51,1 2.597 16,7 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 34 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Có đảm bảo 13.780 20.961 32.253 11.338 11.360 7.181 52,1 11.292 53,9 22 0,2 Không đảm bảo 3.112 4.890 6.798 4.215 6.790 1.778 57,1 1.908 39,0 2.575 61,1 Tổng cộng 16.892 25.851 39.051 15.553 18.150 8.959 53,0 13.200 51,1 2.597 16,7 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.8: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 15.425 30.669 34.043 31.152 37.093 15.244 98,8 3.374 11,0 5.941 19,1 Trung và dài hạn 10.648 11.109 9.061 11.706 15.671 461 4,3 -2.048 -18,4 3.965 33,9 Tổng cộng 26.073 41.778 43.104 42.858 52.764 15.705 60,2 1.326 3,2 9.906 23,1 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 35 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mua, sữa chữa nhà 10.878 15.588 16.908 13.872 21.463 4.710 43,3 1.320 8,5 7.591 54,7 Mua phương tiện đi lại 7.880 8.916 2.878 8.034 1.668 1.036 13,1 -6.038 -67,7 -6.366 -79,2 Nhu cầu đời sống khác 5.235 12.364 17.733 15.065 22.778 7.129 136,2 5.369 43,4 7.713 51,2 Cho vay thấu chi 2.080 4.910 5.585 5.887 6.855 2.830 136,1 675 13,7 968 16,4 Tổng cộng 26.073 41.778 43.104 42.858 52.764 15.705 60,2 1.326 3,2 9.906 23,1 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Có đảm bảo 22.150 35.635 36.842 37.912 48.572 13.485 60,9 1.207 3,4 10.660 28,1 Không đảm bảo 3.923 6.143 6.262 4.946 4.192 2.220 56,6 119 1,9 -754 -15,2 Tổng cộng 26.073 41.778 43.104 42.858 52.764 15.705 60,2 1.326 3,2 9.906 23,1 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 36 Bảng 4.11: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 - 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 211,0 145 178 65 89 -66 -31,3 33 22,8 24 36,9 Trung và dài hạn 59,5 179 185 76 114 119,5 200,8 6 3,4 38 50,0 Tổng cộng 270,5 324 363 141 203 53,5 19,8 39 12,0 62 44,0 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Bảng 4.12: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mua, sữa chữa nhà 171 184 203 80 105 13 7,6 19 10,3 25 31,3 Mua phương tiện đi lại 69 86 80 61 83 17 24,6 -6 -7,0 22 36,1 Nhu cầu đời sống khác 21 45 60 15 24 114,3 15 33,3 15 Cho vay thấu chi 9,5 9 20 -0,5 -5,3 11 122,2 Tổng cộng 270,5 324 363 141 203 53,5 19,8 39 12,0 62 44,0 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 37 Bảng 4.13: Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6-2012/6-2013 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Có đảm bảo 261 315 343 141 188 54 20,7 28 8,9 47 33,3 Không đảm bảo 9,5 9 20 15 -0,5 -5,3 11 122,2 15 Tổng cộng 270,5 324 363 141 203 53,5 19,8 39 12,0 62 44,0 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo & PTNT Mỏ Cày Nam Trang 38 [...]... VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE 3.1 CÁC SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY NAM Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày Nam đang có một số sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu sau: Cho vay xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư - Thời hạn cho. .. khai hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây; tuy nhiên, nó vẫn chưa thật sự trở thành hoạt động lớn mạnh (dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động cao nhất cũng chỉ khoảng 7%) Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Mỏ Cày Nam Bến Tre để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đề... biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu tư vào quá trình sản xuất, chăn nuôi làm cho việc sản xuất kinh doanh của người vay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thô lỗ dẫn đến không có nguồn trả nợ cho ngân hàng Trang 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM 4.1 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ... 6/2013, nhằm đánh giá kết quả cùng rủi ro của loại hoạt động này - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên... trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, bao gồm: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu Trang 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng - Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.(1) - Cho vay tiêu dùng là... đề ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho ngân hàng, bởi việc này sẽ rất có ý nghĩa đối với việc đa dạng hóa hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai Trang 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng trên địa bàn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỏ Cày Nam từ năm 2010 đến tháng 6 năm... đó, ngân hàng luôn thận trọng trong việc phát triển loại hình này Trang 25 4.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Mỏ Cày Nam giai đoạn 2010 – 6/2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 6/2013 1 Tổng VHĐ Triệu đồng 564.913 2 DSCV tiêu dùng. .. số thu nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng/ tổng vốn huy động, nợ xấu cho vay tiêu dùng/ dư nợ cho vay tiêu dùng (xem trang 4, trang 5) để đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cùng mức độ rủi ro của loại hình cho vay này - Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề phân tích, từ những nguyên nhân đã phân tích tiến hành đề ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Trang 6 CHƯƠNG... ĐỀ TÀI Hiện nay, hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng nước ta là nhận tiền gửi và cho vay Trong đó cho vay là hoạt động mang lại hoạt động mang lại nguồn thu nhập trực tiếp và chủ yếu cho các ngân hàng Vì vậy vấn đề đặt ra trong quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng là phải đa dạng hóa hoạt động cho vay Và thực tế cho thấy, nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh theo đó... nhằm giúp ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm:doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng vốn vay và theo hình thức đảm bảo tiền vay trong giai đoạn 2010 – 6/2013,

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w