- Đối tượng cho vay: bên cạnh việc mở rộng cho vay tín chấp đối với cán
bộ công viên chức nhà nước chi nhánh cũng nên chú ý đến các đối tượng thuộc các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh làm ăn có lãi liên tục trong nhiều năm. Bởi hiện nay có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh tốt và người lao động trong các doanh nghiệp đó có thu nhập tương đối cao và ổn định.
- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chi nhánh nên mở rộng
các hình thức cho vay cả về mục đích và phương thức cho vay. Hiện nay, người dân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng với nhiều mục đích rất đa dạng (theo tạp chí thị trường tài chính số 16/2013). Đặc biệt nhu cầu vay xuất khẩu lao động, vay du học ngày càng cao nhưng chi nhánh chưa đáp ứng được. Mặc dù quy trình cho vay loại hình này tương đối phức tạp và rủi ro cao, đòi hỏi khả năng thẩm định kỹ càng. Nhưng nếu thực hiện được sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, mở rộng hoạt động của ngân hàng. Thêm vào đó, các khoản vay tiêu dùng của chi nhánh đều là cho vay trực tiếp, do đó chi nhánh nên sớm nghiên cứu ứng dụng hình thức cho vay gián tiếp. Để thực hiện được
điều này, chi nhánh phải xây dựng mối quan hệ với các công ty bán lẻ như: Honda, Yamaha, các siêu thị điện máy. Việc làm này sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng, ngân hàng và có lợi cho cả ba bên trong đó bên ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô tín dụng tiêu dùng.
- Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ: xét duyệt kỹ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi linh hoạt phù hợp với kỳ thu nhập của người vay. Ngân hàng có thể cho người đi vay gia hạn nợ khi thiên tai dịch bệnh xảy ra nhưng phải cương quyết thu hồi nợ đối với những khách hàng cố tình không trả nợ.