1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong môn giáo dục công dân bậc trung học cơ sở

78 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 6,83 MB

Nội dung

Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có thể huy động một cách hiệ

Trang 1

DỰ ÁN:

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TẤT CẢ CÁC MÔN HỌC VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP HCM: “Mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự vật Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra

(Clark, 2002) Như thế, với định nghĩa học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark đã khẳng định quy luật tích hợp tất yếu của tiến trình học tập chân chính Cụ thể, sự thâm nhập có tính chất tìm tòi khám phá của học sinh vào quá trình kiến tạo kiến thức, học tập có ý nghĩa (meaningful learning), học sâu sắc và ứng dụng (deep learning) được xem là chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu quả Và cách tiếp cận tìm tòi - khám phá này khuyến khích học sinh thông qua quá trình tìm kiếm

tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc (Hamston & Murdoch, 1996)

Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp Nhờ đó, học sinh có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn, những khả năng có thể di chuyển.”

Và theo GS.TS.Trần Bá Hoành: “Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học (KH), kĩ thuật (KT) và công nghệ (CN), tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng….Không những thông tin ngày càng nhiều, mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên (GV) là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ (lí, hoá, sinh, địa chất, thiên văn…) GV phải biết dạy tích hợp các KH, dạy cho học sinh (HS) cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế

Trang 2

…Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp”

Với mục tiêu nhằm thực hiện tốt đề án nêu trên, bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên trong ngành giáo dục nói chung và cấp THCS nói riêng đã và đang tích cực thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề, chủ điểm mang tính liên môn, xuyên môn Riêng tôi cũng đã bắt đầu thu được nhiều kinh nghiệm và kết quả thông qua thực hiện

dự án “Dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong môn Giáo dục công dân bậc trung học cơ sở” tại đơn vị tôi đang công tác

NỘI DUNG DỰ ÁN:

1 MỤC TIÊU:

Qua các bài dạy trong dự án này, học sinh phải đạt được:

1.1 Kiến thức

- Vận dụng được kiến thức môn Toán để thực hiện tính toán những bài toán đơn giản,

cụ thể để hiểu được nội dung bài học

- Vận dụng được kiến thức môn Vật lí để biết, hiểu những hiện tượng, tình huống cụ

thể trong cuộc sống, từ đó khắc sâu hơn kiến thức bộ môn mình đang học

- Vận dụng được kiến thức môn Hóa, Công nghệ để ứng dụng để giải quyết được bài tập tình huống của môn học, cũng là cơ sở để tập giải quyết những tình huống trong thực tiễn

- Biết vận dụng kiến thức môn Văn để từ đó hiểu thêm về vấn đề mới, cũng như tạo mối liên kết giữa các phần kiến thức thành một chuỗi logic

- Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để giải thích được những biến đổi của cơ thể người, nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên

- Biết được kiến thức Lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu của lịch sử và giải thích được những sự kiện quan trọng trong mốc thời gian nhất định

Trang 3

- Biết được kiến thức Địa lí, mối tương quan của kiến thức giữa hai bộ môn, từ đó khắc sâu thêm phần hiểu biết của mình

- Biết vận dụng được kiến thức môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong những tình huống thực tiễn

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Âm nhạc, Mỹ thuật để sáng tạo hơn trong cách khai thác và lĩnh hội tri thức mới

- Hiểu được ý nghĩa quan trọng, lợi ích của bộ môn Thể dục, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, hiệu quả để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của mình

- Hiểu được vai trò to lớn của môn Tin học, cũng như biết vận dụng kiến thức, kĩ năng

bộ môn Tin học để truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho bài học

- Biết trân trọng những giá trị của tấm đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có động lực, kế hoạch, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người

- Biết thực trạng về an toàn giao thông, môi trường, từ đó sẽ có những hành động cụ thể trong việc chấp hành tốt an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống xung quanh

- Biết được tình hình dân số, tác hại của việc bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, đại dịch HIV/AIDS, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

1.2 Kỹ năng:

1.2.1 Kĩ năng bộ môn và liên môn:

Vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống

1.2.2 Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề;

- Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm Kĩ năng trình bày suy nghĩ,

ý tưởng;

- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử; phản hồi, lắng nghe tích cực; kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng thể hiện sự tự tin;

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy sáng tạo;

kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng xác định giá trị;

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát phim, ảnh; tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và giải thích thí nghiệm

Trang 4

- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn

để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn

- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra

2 ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN

Đối tượng thực hiện giảng dạy: 284 học sinh gồm 5 lớp khối 9, 2 lớp khối 8, 2 lớp khối 7, 2 lớp khối 6, trường THCS Vĩnh An (năm học 2012 – 2013)

3.1 Trong thực tiễn dạy học

Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP HCM: “Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm

và kỹ năng liên môn.”

Và theo D' Hainaut (1977) thì quan điểm "liên môn" được hiểu: “Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau” … (Dạy học tích hợp - GS.TS.Trần Bá Hoành)

Như chúng ta đã biết, môn học Giáo dục công dân được xem là môn học đảm nhiệm phần giáo dục đạo đức cho học sinh Còn việc cung cấp tri thức khoa học là

Trang 5

phần đảm nhiệm của các môn học khác như Toán, Lí, Hóa, Sinh… Việc phát triển kĩ năng riêng biệt (Năng khiếu) của các em thì được chú ý ở các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật…

Và sẽ là một điều thú vị nếu các em học sinh được khám phá những tri thức khoa học ngay trong giờ học đạo đức Những giá trị đạo đức được lồng ghép, đan xen, tích hợp một cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh Những giờ học Giáo dục công dân không đơn thuần là cung cấp kiến thức về những chuẩn mực đạo đức, những tình huống pháp luật trong cuộc sống nữa, mà còn có không gian và thời gian để các em lĩnh hội những điều kì thú của tri thức khoa học – điều mà học sinh tưởng rằng chỉ có trong các môn khoa học khác

Cụ thể: Các em được biết định luật phản xạ ánh sáng của môn Vật lí, hiện tượng phân hủy đường bởi nhiệt của môn Hóa học ngay khi đang học bài Năng động, sáng tạo trong môn Giáo dục công dân ở lớp 9 Và theo một lẽ tự nhiên, các em cũng

sẽ ứng dụng bài học Năng động, sáng tạo ấy trong những giờ học khác như Toán, lí, Hóa, Văn, Sử…Đó chính là hiệu quả dạy học liên môn, xuyên môn mà chúng ta hằng mong muốn

Từ đây, các em học sinh sẽ thấy được sợi dây liên kết giữa những môn học, thấy rằng kiến thức của các em không những không độc lập, rời rạc, mà nó tương quan, xuyên suốt, có ý nghĩa hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau Các em sẽ xây dựng cho mình một nền tảng tri thức vững vàng, một ý thức kiên định trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, một động lực mạnh mẽ để rèn luyện bản thân trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau

3.2 Trong thực tiễn cuộc sống xã hội:

Đối với người dạy: để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của các bộ môn khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người học, từ đó sẽ

góp phần vào thành công của quá trình giáo dục, bởi “Mỗi thầy cô giáo là một tấm

gương tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo

Đối tượng người học: Và một điều quan trọng hơn hết, các em học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức liên môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống Tạo cho các

em sự bản lĩnh, tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời

Trang 6

Ví dụ: Người học biết cách chọn mũ bảo hiểm tốt, tham gia giao thông đúng cách để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người Biết mối nguy hiểm to lớn của đại dịch HIV/AIDS, từ đó có thái độ rõ ràng, kiên quyết trong việc phòng, chống đại dịch này; biết cách tránh thai khi đang ở tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục, …

Đối với xã hội: Việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau Người học sẽ tiếp cận, đón nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất

4 THIẾT BỊ DẠY HỌC

Các thiết bị: máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame

 Thiết kế các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin:

Giáo dục công dân 6

Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

Bài 3: Tiết kiệm

Giáo dục công dân 7

Bài 11: Tự tin

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo dục công dân 8

Bài 12: Phòng, chống HIV/AIDS

Giáo dục công dân 9

Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bài 8: Năng động, sáng tạo

Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

 Ứng dụng CNTT: các phần mềm download video, đổi đuôi video, cắt, ghép video, chỉnh sửa hình ảnh, phần mềm giảng dạy:

Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager

Phần mềm đổi đuôi, cắt ghép, xử lí phim ảnh: ZC Video Converter

Phần mềm Violet

Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: ImindMap 5

Phần mềm xử lí hình ảnh: SnagIt 9 Editor

Trang 7

Phần mềm làm phim: ProShow Producer

Phần mềm ActivInspire

Tư liệu tham khảo:

- Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành

- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS – Bộ GD& ĐT

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS – Bộ Giáo dục và đào tạo

- Bài giảng trên thư viện giáo án Bạch Kim, bài giảng của đồng nghiệp…

- Các trang web: Google.com, tư liệu trên mạng Internet…

5 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề và tích hợp các nội dung giáo dục trong bài học

Môn Giáo dục công dân với đặc thù là giáo dục đạo đức, rèn cho các em những

kĩ năng cơ bản và cần thiết, cũng là môn học mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực của cuộc sống Chính vì thế việc tích hợp các nội dung giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng, thực hiện một cách nhẹ nhàng, không gượng ép Việc vận dụng kiến thức liên môn, dạy học theo chủ đề tích hợp không cần thay đổi nhiều về phương pháp, mà chúng ta chỉ cần vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lí những phương pháp đặc thù của bộ môn để dẫn dắt và làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra trong bài học

*Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục

5.1 Sử dụng kiến thức liên môn Thể dục – Tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bài: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể - Giáo dục công dân 6

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

a Kiến thức bộ môn

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài nguyên quý nhất cuả mỗi người, cần phải

tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân

Trang 8

b Kiến thức liên môn Thể dục, tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Biết được lợi ích tác dụng của thể dục thể thao

- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

II NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch;

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá

III CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame, tranh ảnh, tục ngữ ca dao nói

về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ

2 Học sinh:

Đọc, tìm hiểu bài học

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức: KTSS

2 kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sách vở, tài liệu, dụng cụ của học sinh

3 Bài mới

Trang 9

Giới thiệu bài: Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cho học sinh nghe bài thơ: Mới ra tù tập leo núi

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi trong nguyên tác là Tân xuất ngục học đăng sơn, không nằm trong tập Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh viết bài thơ này khi vừa thoát khỏi nhà

lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch được ít lâu - Tân xuất ngục, chỉ mấy tiếng đơn giản mà chứa biết bao ý nghĩa

GV: Vì sao Bác mới ra tù, sức khỏe còn rất yếu mà vẫn kiên trì tập luyện thể dục, thể thao?

Bác đã “học đăng sơn” để nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở về với Tổ quốc và các đồng chí đang nóng lòng chờ đợi trong khi chân Bác bước đi không vững- kết quả của những tháng ngày dài đằng đẵng phải sống trong cảnh “phi nhân loại” ở

chốn lao tù

GV: Rèn luyện, tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ có tác dụng như thế nào?

Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới:

Việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một sức khỏe tốt, sức khỏe tốt thì chúng ta có thể học tập tốt, lao động tốt, có thể thực hiện

Trang 10

được những ước mơ và hoài bão của mình Và để hiểu rõ hơn về tác dụng, ý nghĩa của sức khỏe, cũng như cách để rèn luyện sức khỏe, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

Mục tiêu:

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài nguyên quý nhất

cuả mỗi người

- Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tiến hành:

GV cho HS đọc phân vai: “Mùa hè kì diệu”

GV: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè

GV: Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, bới vì khi

có sức khỏe chúng ta mới có thể sống vui, sống khỏe

và làm nhiều việc có ích cho gia đình và cho xã hội

GV liên hệ giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh Cho HS xem hình ảnh của Bác Hồ tập thể dục,

thể thao

I Nội dung bài học

1 Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

- Sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện

để phát triển tốt

Trang 11

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV chuyển ý: Sức khỏe rất quý giá, thế nhưng nó có

ý nghĩa như thế nào trong học tập, lao động và các

hoạt động vui chơi, giải trí? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua

phần tiếp theo

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc

tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể

Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện

thân thể

Tiến hành:

GV chia nhóm, đặt câu hỏi

Câu 1: Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với học

tập? Lao động? Vui chơi, giải trí?

Câu 2: Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào về mặt thể

chất, tinh thần?

Sau khi các nhóm thảo luận xong, cử đại diện của

nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý

kiến (nếu có)

GV chốt lại

HS: Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao

động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan

vui vẻ, thoải mái yêu đời

GV: Hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ?

HS: Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu

kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không

hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí

GV: Sức khỏe rất đáng quý, có ý nghĩa quan trọng

trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống Vậy chúng ta

sẽ rèn luyện sức khỏe như thế nào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức

2 Ý nghĩa

- Mặt thể chất: Giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, làm việc, học tập có hiệu quả

3 Rèn luyện sức khoẻ như

Trang 12

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: Cho học sinh làm bài tập sau:

Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng

Chính những biện pháp trên sẽ giúp chúng ta rèn

luyện và giữ gìn được sức khỏe của mình

Liên môn kiến thức môn Thể dục

GV: Tác dụng của việc tập luyện thể dục, thể thao đối

với cơ thể?

HS: trả lời

GV nhấn mạnh tác dụng TDTT đến cơ thể:

- Tập TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ

làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức mạnh, sức

bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ thể tăng lên

- Tập luyện TDTT làm cho cơ, xương phát triển,

thế nào:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Ăn uống, sinh hoạt điều độ

đủ chất dinh dưỡng (chú ý

an toàn thực phẩm)

- Học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí

- Hằng ngày tích cực luyện tập thể dục thể thao

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để

Trang 13

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh của con người

- Tập luyện TDTT thường xuyên làm cho tim

khỏe lên Khí huyết được lưu thông

GV cho học sinh tập luyện bài thể dục nhỏ, đơn giản

ngay trên lớp

GV: Nêu một số thói quen có hại cho sức khỏe?

GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại

nội dung kiến thức

4 Củng cố

Trò chơi: “Nhanh nhanh nhanh”

Cử 2 đội gồm 4 HS, lần lượt tham gia tìm những biểu hiện trong cuộc sống thể hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể sau khi được xem một đoạn phim ngắn Trong thời gian 2 phút đội nào tìm được nhiều hơn sẽ chiến thắng

Và sau đó giáo viên cũng liên hệ để nhấn mạnh nội dung nhờ có sự thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo mà quan trọng nhất là sức khỏe mà các bạn đã chiến thắng trò chơi Qua đó cho thấy, dù là việc nhỏ nhất cũng cần đến sức khỏe Các em hãy ghi nhớ và luôn chú ý tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe của mình

5 Dặn dò

- Học bài cũ

- Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 5

- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ

- Vẽ bản đồ tư duy các nội dung của bài học

Trang 14

- Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì với những nội dung sau:

1 Thế nào là siêng năng, kiên trì?

2 Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?

3 Sự cần thiết cần phải rèn luyện và cách rèn luyện siêng năng, kiên trì ?

5.2 Sử dụng kiến thức liên môn Công Nghệ – Tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường

Bài: Tiết kiệm - Giáo dục công dân 6

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

a Kiến thức bộ môn

- Nêu được thế nào là tiết kiệm

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm

b Kiến thức liên môn Công nghệ, tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường

- Hiểu được vì sao cần phải bảo quản trang phục

2 Kĩ năng

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác

Trang 15

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm

- Kĩ năng liên môn: Biết sử dụng trang phục hợp lý, bảo quản trang phục đúng cách

3 Thái độ

- Ưa thích về lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí

- KN Tư duy phê phán, đánh giá,

- KN thu thập và xử lí thông tin

SGK, xem bài trước

VI TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định tổ chức: KTSS

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?

- Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?

3 Bài mới:

Giới thiệu bài Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Kể cho học sinh nghe câu chuyện “Một que diêm”

Sau đó đặt câu hỏi:

Việc làm của Bác thể hiện đức tính gì?

- Tiết kiệm

Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới: Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta Dù ở bất kì điều kiện và hoàn cảnh nào, Người vẫn tỏa sáng tấm gương đạo đức vĩ đại cho muôn đời sau Trong đó có đức tính tiết kiệm Tiết kiệm từ que diêm, đôi dép, chiếc áo… Vậy tiết kiệm là gì? Ý nghĩa vì sao cần phải tiết kiệm, cũng như cách rèn luyện tính tiết kiệm, ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

Trang 16

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc

GV : Vậy tiết kiệm là gì?

I Nội dung bài học

1 Thế nào là tiết kiệm

Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình

và người khác

Trang 17

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện trái với

tiết kiệm, xa hoa lãng phí

Mục tiêu:

- Biết được biểu hiện biểu hiện trái với tiết kiệm,

xa hoa lãng phí

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm

- Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh

- Sử dụng kiến thức môn Công nghệ: Biết sử

dụng trang phục hợp lý, bảo quản trang phục

đúng cách

- Giáo dục bảo vệ môi trường

Tiến hành:

GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm Chia nhóm

và quy định thời gian 3 phút

Tình huống: Thúy vì tiết kiệm tiền nên không

ăn sáng mấy tuần nay Hải vì tiết kiệm nước nên

không tắm mấy ngày liền Vì tiết kiệm đồ dùng

học tập, Minh dù có hai cây bút nhưng vẫn

không cho Tùng mượn tạm lúc bút Tùng bị hư

khi đang làm bài thi Như rất thích ăn kem

nhưng được nửa cây thì lại vứt bỏ Em có nhận

xét gì về việc làm của các bạn trên?

HS thảo luận, các nhóm trả lời, các nhóm khác

nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV chốt ý: Đó không phải là việc làm tiết kiệm,

mà là hành vi hà tiện, keo kiệt và xa hoa, lãng

phí Không ăn sáng thì sẽ tổn hại đến sức khỏe,

học tập và làm việc kém hiệu quả, thậm chí còn

gây ra hậu quả đáng tiếc Không tắm rửa hằng

Trang 18

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

ngày dễ dẫn đến mắc bệnh, cơ thể mất vệ sinh,

ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh

Không cho bạn mượn bút là keo kiệt, bủn xỉn,

không biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè khi gặp

khó khăn Ăn nửa que kem rồi vứt bỏ là lãng

phí Đó đều không phải là biểu hiện của tiết

kiệm Từ đó chúng ta cần nhớ tiết kiệm không

phải là xa hoa lãng phí, cũng không phải là keo

kiệt, bủn xỉn

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh: Kiệm tức là

tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết

kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân

mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều

cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ,

không hoang phí, không bừa bãi", không phô

trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu

bù Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai

chân của con người Bác chỉ rõ tiết kiệm không

phải là bủn xỉn Khi không đáng tiêu xài thì một

hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu,

nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước

thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng

vui lòng, như thế mới là kiệm

Sử dụng kiến thức môn Công nghệ

Tình huống sắm vai: Đến ngày khai trường,

nhìn thấy áo Linh hơi chật một chút so với Linh

nên Mai đã hỏi:

Mai: Sao Linh may áo chật vậy?

Linh: Àh, không phải áo mới may đâu, áo của

mình năm ngoái đấy Vẫn còn sử dụng được nên

mình không bỏ đi đấy

Trang 19

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Mai: Ui cha, áo năm ngoái sao mới quá vậy?

Mai bảo quản bằng cách nào hay vậy?

Linh: Àh, mình có bí quyết đấy!

GV: Em có nhận xét gì về việc mặc áo cũ của

Mai?

HS: Mai biết tiết kiệm

GV: Vậy bí quyết để giữ gìn trang phục của Mai

là gì ?

- Bảo quản trang phục

GV: Bảo quản trang phục là làm công việc gì?

-Làm sạch, làm phẳng, cất giữ

GV: Ở nhà các em đã tham gia công việc giặt

quần áo giúp đỡ bố mẹ Vậy em hãy kể quá trình

giặt quần áo diễn ra như thế nào?

GV: Tại sao phải giũ nhiều lần bằng nước sạch?

GV: Có thể giới thiệu sơ qua qui trình giặt bằng

máy

GV: Là (ủi) là một công việc cần thiết để cho

mặt vải như thế nào?

- Quy trình là tiến hành như thế nào?

- Quần áo sau khi giặt sạch, phơi khô thì phải

làm gì?

- Cất giữ trang phục như thế nào?

GV giới thiệu về quy trình làm sạch, làm phẳng,

cất giữ

GV liên hệ : Việc giữ gìn, bảo quản trang phục

đúng cách cũng chính là cách thể hiện sự tiết

kiệm của mình

GV: Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào về mặt

đạo đức, kinh tế, văn hóa?

- Về đạo đức: là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự

3 Ý nghĩa

- Về đạo đức: là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí

Trang 20

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

quý trọng kết quả lao động của mình và của xã

hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con

người

- Về kinh tế: Tích lũy vốn để phát triển kinh tế

gia đình, kinh tế đất nước

- Về văn hóa: Thể hiện lối sống có văn hóa

Gv liên hệ thực tế, chứng minh tiết kiệm điện

cũng là bảo vệ môi trường, bởi để sản xuất

điện người ta phải khai thác tài nguyên thiên

nhiên như nước, than…(thủy điện, nhiệt

GV: Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tính tiết

kiệm như thế nào?

- Sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời

gian… một cách hợp lí, tiết kiệm

Ví dụ: tổ chức sinh nhật phù hợp với điều kiện

sống của gia đình và với mức sống chung;

chứng kiến việc lãng phí điện nước của bạn bè

hoặc người khác phải góp ý, tìm cách ngăn

chặn; bạn rủ xem phim trong giờ tự học phải

biết từ chối, tranh thủ thời gian tập trung vào

việc học bài làm bài…

Hoạt động 4: Luyện tập

Mục tiêu:

Biết vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập

Tiến hành:

GV: Học sinh làm bài tập sau: đánh dấu x vào

tuệ của con người

- Về kinh tế: Tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước

- Về văn hóa: Thể hiện lối sống

có văn hóa

3 Cách rèn luyện

- Sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian… một cách hợp lí, tiết kiệm

II Luyện tập Bài tập a,b SGK trang 10

Trang 21

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm

- Học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK trang 10

- Vẽ bản đồ tư duy về nội của bài học

- Chuẩn bị bài 4: Lễ độ với những nội dung sau:

1 Thế nào là lễ độ?

2 Ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống?

3 Sự cần thiết cần phải rèn luyện và cách rèn luyện lễ độ ?

Trang 22

5.3 Sử dụng kiến thức liên môn Nhạc, Họa – Tích hợp nội dung giáo dục Bảo vệ môi trường

Bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Giáo dục công dân 7

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Về kiến thức:

a Kiến thức bộ môn:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người

- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trang 23

b Kiến thức liên môn Nhạc, Họa, tích hợp nội dung giáo dục Bảo vệ môi trường

- Biết dựa vào giai điệu của các bài hát đã học để viết lời mới theo chủ đề bảo vệ môi trường

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và vẻ đẹp của tranh cổ động

- Biết cách vẽ và vẽ được một bức tranh cổ động theo nội dung bảo vệ môi trường

- Kĩ năng liên môn: Biết cách viết lời mới cho bài hát “Lí cây bông”, biết cách

vẽ, phối màu và chọn phông nền cho phù hợp

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?

- Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như thế nào?

Trang 24

Môi trường rất quan trọng đối với sự sống của chúng ta Thế nhưng vì nhiều yếu tố mà môi trường đang ngày càng ô nhiễm, gây ra biết bao thảm cảnh như: hạn hán, lũ lụt, thiên tai, chưa kể đến hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn, băng tan… Vậy

cụ thể môi trường là gì và chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên nhiên nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm môi trường, tài

nguyên thiên nhiên

Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài

nguyên thiên nhiên

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên

thiên nhiên

Tiến hành:

Gv cho hs quan sát tranh ảnh về môi trường và tài

nguyên thiên nhiên

GV: Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì?

GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và

tài nguyên thiên nhiên mà em biết?

GV: Lấy ví dụ về yếu tố của môi trường tự nhiên có tác

động tới đời sống của con người?

- cây xanh, sông suối… làm trong lành không khí

GV: Lấy ví dụ về yếu tố do con người tạo ra tác động đến

môi trường?

- Chất thải, khói bụi

GV: Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu như thế nào về là

môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

GV: Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên

nhiên?

- Khai thác rừng quá mức ảnh hưởng đến môi trường

Gv yêu cầu hs đọc thông tin: “Bảng diễn biến tỉ lệ % đất

1 Khái niệm:

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên

là những của cải vật chất

có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người

Trang 25

Hiểu được vai trò to lớn của rừng cũng như nguyên nhân

làm suy giảm diện tích rừng

Tiến hành:

Gv chia lớp làm thảo luận nhóm:

“Nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng”

Đáp án:

- Khai thác rừng bừa bãi

- Hậu quả của chiến tranh

- Nạn du canh du cư

- Đốt phá rừng làm nương rẫy

GV: Chính vì khai thác quá mức, không có ý thức như

vậy nên con người đã lãnh nhận những hậu quả đáng tiếc

GV: Yêu cầu hs đọc phần sự kiện

GV: Hãy cho biết những thiệt hại sau cơn lũ?

- Thiệt hại về người và của

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đến giao thông

GV : Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

- Tạo nên cơ sở vật chất

để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống

II Luyện tập Bài tập b SGK trang 46

Trang 26

2 Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng

3 Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn

nước

4 Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng

5 Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

6 Phá rừng để trồng cây lương thực

Trang 27

« Chung tay chung sức gìn giữ màu xanh thêm đẹp tươi

Chúng ta hãy cùng bảo vệ môi trường xanh

Làm cho trái đất xanh sạch, hoa ngào ngạt khắp nơi

Cùng nhau góp công giữ gìn, môi trường xanh mãi xanh »

5 Dặn dò:

- Học bài và làm bài tập

- Vẽ bản đồ tư duy về nội dung bài học

- Xem và chuẩn bị phần còn lại của bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”

* Rút kinh nghiệm

Trang 28

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin

- Nêu dược ý nghĩa của tính tự tin

b Kiến thức liên môn Anh văn, tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Sử dụng kiến thức về cấu trúc câu, từ vựng trong đàm thoại, giao tiếp hằng ngày

Trang 29

II CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kỹ năng phân tích, so sánh

- Kỹ năng xác định giá trị

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin

- Kỹ năng nhận thức bản thân

III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

2 Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cho ví dụ?

Giáo viên đặt câu hỏi:

- What’s your name?

- How old are you?

- What class are you in?

- How many people are there in your family?

- Who are they?

- What’s your mother’s name?

Trang 30

- What does she do?

GV cung cấp cho các em một từ vựng mới:

- Confidence: tự tin…

- I'm confident and I'm winning! Tôi tự tin và tôi chiến thắng!

Sau đó giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới: Các em có kiến thức về ngoại ngữ rất tốt, nó sẽ là công cụ hữu ích cho các em mai sau Thế nhưng nếu thiếu đức tính tự tin, chúng ta sẽ không thể phát huy được năng lực của bản thân mình, trở nên e dè, sợ hãi mọi thứ, trở nên nhỏ bé vô cùng Vậy tự tin là gì? Vì sao cần tự tin? Chúng ta sẽ rèn luyện tự tin như thế nào? Các em sẽ cùng cô tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay

- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người

- Nêu được một số qui định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS

- Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân

b Kiến thức liên môn Nhạc, Họa, Sinh học, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, ma túy trong học đường

- Biết dựa vào giai điệu của các bài hát đã học để viết lời mới theo chủ đề bảo vệ môi trường

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và vẻ đẹp của tranh cổ động

- Biết cách vẽ và vẽ được một bức tranh cổ động theo nội dung bảo vệ môi trường

- Nêu sơ lược cách sơ cứu nếu giẫm phải kim tiêm hoặc bị tấn công bằng kim tiêm nghi nhiễm HIV/AIDS

Kĩ năng:

- Biết tự phòng chống nhiễm HIV/ AIDS và giúp cho người khác phòng, chống

Trang 31

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/ AIDS

- Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chống nhiễm

HIV/AIDS

- Kĩ năng liên môn: Biết cách viết lời mới cho bài hát “Lí cây bông”, biết cách vẽ, phối màu và chọn phông nền cho phù hợp

2 Thái độ:

- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS

- Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử đối xử với người có HIV/ AIDS

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em? Trách nhiệm của

HS cần phải làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?

3 Giảng bài mới

Giới thiệu bài mới: Kiến thức liên môn Nhạc

Mục tiêu:

- Biết dựa vào giai điệu của các bài hát đã học để viết lời mới theo chủ đề bảo vệ môi trường

Tiến hành:

Trang 32

Cho học sinh hát bài hát mà các em đã chuẩn bị từ trước, được viết lời mới dựa theo giai điệu bài hát “Hành khúc đến trường”

“Mình cùng chung sức học chăm bạn ơi, tệ nạn ma túy bạn ơi tránh xa Ta không nên ham chơi, chớ đua đòi thử một lần Lây sida cho ta, hết cuộc đời bởi đua đòi Không kim tiêm ma túy không sida bạn ơi, không sida cho ta tương lai sáng ngời”

Ở bài 13, các em đã được tìm hiểu về phòng chống tệ nạn xã hội, biết được ma túy, mại dâm là hai tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất vì nó là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS Như các em đã biết HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam HIV/AIDS đã gây đau thương cho người mắc bệnh

và người thân của họ, cũng như để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội, vậy HIV/AIDS là gì, nó có tác hại như thế nào? Pháp luật Việt Nam có những quy định để phòng chống nhiễm HIV/AIDS như thế nào Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các em sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay

Hoạt động 1: khai thác phần đặt vấn đề nhằm

giúp HS hiểu sơ lược về tác hại và nguồn gốc

của đại dịch HIV/AIDS

Mục tiêu:

Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối

với loài người

Tiến hành:

GV: cử HS (1 nam, 1 nữ) có giọng đọc tốt đọc bức

thư

HS: đọc theo yêu cầu của GV

GV: Tai họa gì đã giáng xuống gia đình bạn của

Mai?

HS: Anh trai bạn của Mai đã chết vì AIDS

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh

trai bạn Mai?

HS: Do bị bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma túy mà

bị HIV/AIDS

GV: Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái

I Nội dung bài học:

Trang 33

qua bức thư trên?

HS: Bạn của Mai có tâm trạng đau buồn và vô

cùng tuyệt vọng, tâm trạng sợ hãi khi biết người

anh trai của mình bị nhiễm HIV/AIDS

GV: Cảm nhận của riêng em về nỗi đau mà AIDS

gây ra cho bản thân và người thân của họ?

HS: Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là nỗi bi

quan, hoảng sợ cái chết đến gần, mặc cảm, tự ti

trước người thân, bạn bè Đối với gia đình là nỗi

đau mất mát đi người thân Đây chính là bài học

cho gia đình bạn của Mai và của mọi người

HS: HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch

GV: Giải thích và cho học sinh xem sơ đồ cấu tạo

virut HIV/AIDS bằng flash

HS: AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

2 Con đường lây truyền: Lây truyền qua 3 con đường chính: đường máu, tình dục, mẹ truyền sang con

3 Tác hại:

Là đại dịch nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, đến tương lai, nòi giống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội

Trang 34

GV: tác hại, cách phòng tránh

HS: cho HS tự trình bày bài chuẩn bị ở nhà

GV: chốt, ghi bảng

GV: chuyển ý

Hoạt động 3: thảo luận về các thông tin số liệu

và tính chất nguy hiểm của HIV – những quy

định của pháp luật

Mục tiêu:

- Nêu được một số quy định của pháp luật về

phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

- Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm

HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân

- Sử dụng kiến thức môn Họa: Cho học sinh trình

bày, thuyết trình về những bức tranh cổ động chủ

đề tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS để khắc

sâu hơn về kiến thức

Tiến hành:

GV: giới thiệu các thông tin, số liệu về HIV/AIDS

cho HS, những sự kiện liên quan trong và ngoài

nước, tư liệu cho HS tham khảo

GV: nêu câu hỏi thảo luận

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm

HIV/AIDS hiện nay? Nguyên nhân dẫn đến

4 Cách phòng tránh: Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS

Không dùng chung bơm kim tiêm

Không quan hệ tình dục bừa bãi

Trang 35

HIV/AIDS?

Câu 2: Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm

HIV/AIDS? Tìm những câu khẩu hiệu phòng,

chống nhiễm HIV/AIDS?

HS: thảo luận

Câu 1: Tình hình nhiễm tăng cao, lây truyền bất kì

ai, lan rộng Nguyên nhân: Kinh tế còn nghèo, đời

sống không lành mạnh, kỉ cương, pháp luật chưa

nghiêm, tâm sinh lí, cuộc sống gia đình

Câu 2: Phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS vì nó

là nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của toàn nhân loại

GV: Giới thiệu các quy định của pháp luật

HS: Thực hiện biện pháp phòng chống việc lây

truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình và

xã hội, tham gia các hoạt động phòng chống tại gia

đình và cộng đồng

GV: pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?

HS: pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán dâm,

tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền

HIV/AIDS

GV: Tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam thể

hiện như thế nào?

HS: Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí

mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình

Không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện

các biện pháp phòng chống lây bệnh để bảo vệ sức

Nghiêm cấm các hành vi mua, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác

Người nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật nhân thân, không bị phân biệt đối xử, phải thực hiện các biện pháp phòng tránh

6 Trách nhiệm của công dân:

Phải hiểu biết đầy đủ về

Trang 36

Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng

Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm

HIV/AIDS và gia đình của họ

Tích cực tham gia phòng chống nhiễm

HIV/AIDS

Sử dụng kiến thức môn Họa

Cho học sinh trình bày, thuyết trình về những bức

tranh cổ động chủ đề tuyên truyền phòng, chống

HIV/AIDS để khắc sâu hơn về kiến thức

HS: phân vai, nhận xét đóng vai

GV: đưa ra câu hỏi

HS: trao đổi, trả lời

HIV/AIDS

Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng

Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ

Tích cực tham gia phòng chống nhiễm HIV/AIDS

II Luyện tập:

Bài tập số 5/40 HS: phân vai, nhận xét đóng vai

GV: đưa ra câu hỏi

HS: trao đổi, trả lời

để làm các thủ tục thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV

Lưu ý “thời điểm vàng” để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian

72 giờ tính từ thời điểm bị thương Do vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần

Trang 37

nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu

5 Dặn dò:

- Học bài cũ, chú ý những con đường lây nhiễm HIV và biện pháp phòng tránh, làm bài tập 1, 2, 3, 6, 7/40, 41

Vẽ bản đồ tư duy về nội dung đã học

Chuẩn bị bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại với những nội dung sau:

1 Tính chất nguy hiểm của các chất bom, mìn, đạn, pháo? Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

2 Quy định của nhà nước về phòng chống tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

3 Trách nhiệm của công dân và học sinh ra sao?

Trang 38

a Kiến thức bộ môn:

- Hiểu được thế nào là hòa bình

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình

- Hậu quả của chiến tranh đối với môi trường

b Kiến thức liên môn Lịch Sử, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

- Biết được kết cục của chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2, hậu quả của nó đối với nhân loại

- Giải thích được chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc “Chiến tranh phi nghĩa”

2 Kĩ năng:

- Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức

- Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiết

- Kĩ năng liên môn: biết nhận xét đánh giá một vấn đề một sự kiện lịch sử

3 Thái độ:

- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh

- Chống chiến tranh là góp phần bảo vệ môi trường

II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng xác định giá trị

- Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

III CÁC PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp kích thích tư duy

- Kĩ thuật chia nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo; tranh ảnh

về chiến tranh và hòa bình

Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, bảng phụ, các tình huống, chuẩn bị các tranh ảnh

V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định lớp: KTSS

2 Kiểm tra bài cũ:

Trang 39

Câu hỏi: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?

3 Bài mới:

Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về chiến tranh

Sau đó cho học sinh nhận xét nhanh về đoạn phim, giáo viên chốt ý để dẫn dắt vào bài: Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, cướp đi tiếng cười tuổi thơ, bao mái ấm gia đình, hao tốn không biết bao nhiêu là tiền của, …nhưng quan trọng hơn, nỗi đau chia li người thân sẽ mãi cón đó, không bao giờ phai nhạt Vậy ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình, chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (rèn kĩ năng

tìm kiếm và xử lí thông tin và kĩ năng xác định giá trị )

Mục tiêu:

- Hiểu được thế nào là hòa bình

- Hậu quả của chiến tranh đối với môi trường

- Sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử: Biết được kết

cục của chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2, hậu quả của

nó đối với nhân loại

- Giải thích được chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc

“Chiến tranh phi nghĩa”

Tiến hành:

Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử:

? Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào thời gian

I Nội dung bài học:

1 Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình

a Hòa bình là tình trạng không

có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng bình đẳng và hợp tác

Ngày đăng: 06/10/2015, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w