PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bài tập tình huống

Một phần của tài liệu dự án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong môn giáo dục công dân bậc trung học cơ sở (Trang 29)

- Bài tập tình huống .

- Ca dao tục ngữ nói về lòng tự tin. - Máy chiếu.

- Bảng phụ.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cho ví dụ?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Tích hợp kiến thức môn Anh văn

Mục tiêu:

- Sử dụng kiến thức về cấu trúc câu, từ vựng trong đàm thoại, giao tiếp hằng ngày.

Tiến hành:

Giáo viên đặt câu hỏi:

- What’s your name? - How old are you? - What class are you in?

- How many people are there in your family? - Who are they?

- What does she do?

GV cung cấp cho các em một từ vựng mới:

- Confidence: tự tin….

- I'm confident and I'm winning! Tôi tự tin và tôi chiến thắng!

Sau đó giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới: Các em có kiến thức về ngoại ngữ rất tốt, nó sẽ là công cụ hữu ích cho các em mai sau. Thế nhưng nếu thiếu đức tính tự tin, chúng ta sẽ không thể phát huy được năng lực của bản thân mình, trở nên e dè, sợ hãi mọi thứ, trở nên nhỏ bé vô cùng. Vậy tự tin là gì? Vì sao cần tự tin? Chúng ta sẽ rèn luyện tự tin như thế nào? Các em sẽ cùng cô tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.

….

5.5 Sử dụng kiến thức liên môn Nhạc, Họa, Sinh – Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, ma túy trong học đường.

Bài: Phòng, chống HIV/AIDS - Giáo dục công dân 8 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

a. Kiến thức bộ môn:

- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người.

- Nêu được một số qui định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS. - Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân.

b. Kiến thức liên môn Nhạc, Họa, Sinh học, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, ma túy trong học đường.

- Biết dựa vào giai điệu của các bài hát đã học để viết lời mới theo chủ đề bảo vệ môi trường.

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và vẻ đẹp của tranh cổ động.

- Biết cách vẽ và vẽ được một bức tranh cổ động theo nội dung bảo vệ môi trường. - Nêu sơ lược cách sơ cứu nếu giẫm phải kim tiêm hoặc bị tấn công bằng kim tiêm nghi nhiễm HIV/AIDS

Kĩ năng:

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/ AIDS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

- Kĩ năng liên môn: Biết cách viết lời mới cho bài hát “Lí cây bông”, biết cách vẽ, phối màu và chọn phông nền cho phù hợp.

2. Thái độ:

- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS.

- Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử đối xử với người có HIV/ AIDS.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân và cho cộng đồng.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông và chia sẻ đối với những người có HIV/AIDS và gia đình của họ

III.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:

Chuẩn bị giáo án, SGK, TLTK HIV/AIDS, phim ảnh, tư liệu, tranh ảnh cần thiết, …

2. Học sinh:

Chuẩn bị bài, tranh ảnh, bút lông, bảng phụ, đạo cụ sắm vai, … IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em? Trách nhiệm của HS cần phải làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?

3. Giảng bài mới

Giới thiệu bài mới: Kiến thức liên môn Nhạc

Mục tiêu:

- Biết dựa vào giai điệu của các bài hát đã học để viết lời mới theo chủ đề bảo vệ môi trường.

Cho học sinh hát bài hát mà các em đã chuẩn bị từ trước, được viết lời mới dựa theo giai điệu bài hát “Hành khúc đến trường”

“Mình cùng chung sức học chăm bạn ơi, tệ nạn ma túy bạn ơi tránh xa. Ta không nên ham chơi, chớ đua đòi thử một lần. Lây sida cho ta, hết cuộc đời bởi đua đòi. Không kim tiêm ma túy không sida bạn ơi, không sida cho ta tương lai sáng ngời”

Ở bài 13, các em đã được tìm hiểu về phòng chống tệ nạn xã hội, biết được ma túy, mại dâm là hai tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất vì nó là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS. Như các em đã biết HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng như để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội, vậy HIV/AIDS là gì, nó có tác hại như thế nào? Pháp luật Việt Nam có những quy định để phòng chống nhiễm HIV/AIDS như thế nào. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các em sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: khai thác phần đặt vấn đề nhằm giúp HS hiểu sơ lược về tác hại và nguồn gốc của đại dịch HIV/AIDS.

Mục tiêu:

Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người.

Tiến hành:

GV: cử HS (1 nam, 1 nữ) có giọng đọc tốt đọc bức thư.

HS: đọc theo yêu cầu của GV.

GV: Tai họa gì đã giáng xuống gia đình bạn của Mai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS: Anh trai bạn của Mai đã chết vì AIDS.

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai bạn Mai?

HS: Do bị bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma túy mà bị HIV/AIDS.

GV: Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái

qua bức thư trên?

HS: Bạn của Mai có tâm trạng đau buồn và vô cùng tuyệt vọng, tâm trạng sợ hãi khi biết người anh trai của mình bị nhiễm HIV/AIDS.

GV: Cảm nhận của riêng em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ?

HS: Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là nỗi bi quan, hoảng sợ cái chết đến gần, mặc cảm, tự ti trước người thân, bạn bè. Đối với gia đình là nỗi đau mất mát đi người thân. Đây chính là bài học cho gia đình bạn của Mai và của mọi người.

GV: Chốt, chuyển ý

Hoạt động 2: Tìm hiểu về HIV/AIDS Mục tiêu:

Biết được thế nào là HIV/AIDS, tác hại của nó. Tiến hành:

GV: Thế nào là HIV/AIDS?

HS: HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch. GV: Giải thích và cho học sinh xem sơ đồ cấu tạo virut HIV/AIDS bằng flash

HS: AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.

GV: các con đường lây truyền của HIV? HS: Trả lời

HS: đường máu, tình dục, mẹ truyền sang con.

1. Thế nào là HIV/AIDS: HIV là virut gây suy giảm miễn dịch.

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

2. Con đường lây truyền: Lây truyền qua 3 con đường chính: đường máu, tình dục, mẹ truyền sang con.

3. Tác hại:

Là đại dịch nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, đến tương lai, nòi giống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội.

GV: tác hại, cách phòng tránh.

HS: cho HS tự trình bày bài chuẩn bị ở nhà. GV: chốt, ghi bảng.

GV: chuyển ý.

Hoạt động 3: thảo luận về các thông tin số liệu và tính chất nguy hiểm của HIV – những quy định của pháp luật.

Mục tiêu:

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

- Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân.

- Sử dụng kiến thức môn Họa: Cho học sinh trình bày, thuyết trình về những bức tranh cổ động chủ đề tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS để khắc sâu hơn về kiến thức.

Tiến hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: giới thiệu các thông tin, số liệu về HIV/AIDS cho HS, những sự kiện liên quan trong và ngoài nước, tư liệu cho HS tham khảo.

GV: nêu câu hỏi thảo luận.

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay? Nguyên nhân dẫn đến

4. Cách phòng tránh: Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS.

Không dùng chung bơm kim tiêm.

Không quan hệ tình dục bừa bãi.

HIV/AIDS?

Câu 2: Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Tìm những câu khẩu hiệu phòng, chống nhiễm HIV/AIDS?

HS: thảo luận.

Câu 1: Tình hình nhiễm tăng cao, lây truyền bất kì ai, lan rộng. Nguyên nhân: Kinh tế còn nghèo, đời sống không lành mạnh, kỉ cương, pháp luật chưa nghiêm, tâm sinh lí, cuộc sống gia đình.

Câu 2: Phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS vì nó là nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của toàn nhân loại. ….

GV: Giới thiệu các quy định của pháp luật

HS: Thực hiện biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình và xã hội, tham gia các hoạt động phòng chống tại gia đình và cộng đồng.

GV: pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào? HS: pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS.

GV: Tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam thể hiện như thế nào?

HS: Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình. Không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

GV: kết luận, ghi bảng.

? Trách nhiệm của công dân thể hiện như thế nào?

Phải hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

5. Để phòng chống

HIV/AIDS, pháp luật Việt Nam quy định: Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.

Nghiêm cấm các hành vi mua, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.

Người nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật nhân thân, không bị phân biệt đối xử, phải thực hiện các biện pháp phòng tránh.

6. Trách nhiệm của công dân:

Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng. Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.

Tích cực tham gia phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

Sử dụng kiến thức môn Họa

Cho học sinh trình bày, thuyết trình về những bức tranh cổ động chủ đề tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS để khắc sâu hơn về kiến thức.

HS thuyết trình

Hoạt động 4: hướng dẫn HS làm bài tập Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biết vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập. Tiến hành:

Bài tập số 5/40

HS: phân vai, nhận xét đóng vai. GV: đưa ra câu hỏi.

HS: trao đổi, trả lời.

HIV/AIDS.

Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng.

Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. Tích cực tham gia phòng chống nhiễm HIV/AIDS. II. Luyện tập: Bài tập số 5/40 HS: phân vai, nhận xét đóng vai.

GV: đưa ra câu hỏi. HS: trao đổi, trả lời.

4. Củng cố:

Sử dụng kiến thức liên môn Sinh học

Mục tiêu:

- Nêu sơ lược cách sơ cứu nếu giẫm phải kim tiêm hoặc bị tấn công bằng kim tiêm nghi nhiễm HIV/AIDS

Tiến hành:

Tình huống: Nếu giẫm phải kim tiêm hoặc bị tấn công bằng kim tiêm nghi nhiễm HIV/AIDS chúng ta phải làm gì?

 Hành vi sơ cứu đúng nhất là để máu tự động chảy dưới vòi nước chừng 5-10 phút. Nếu có thể nên dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các thủ tục thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV.

Lưu ý “thời điểm vàng” để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian

nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ, chú ý những con đường lây nhiễm HIV và biện pháp phòng tránh, làm bài tập 1, 2, 3, 6, 7/40, 41.

Vẽ bản đồ tư duy về nội dung đã học

Chuẩn bị bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại với những nội dung sau:

1. Tính chất nguy hiểm của các chất bom, mìn, đạn, pháo? Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

2. Quy định của nhà nước về phòng chống tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? 3. Trách nhiệm của công dân và học sinh ra sao?

*RÚT KINH NGHIỆM:

5.6 Sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử – Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Bài: Bảo vệ hòa bình - Giáo dục công dân 9 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

a. Kiến thức bộ môn:

- Hiểu được thế nào là hòa bình.

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình. - Hậu quả của chiến tranh đối với môi trường.

b. Kiến thức liên môn Lịch Sử, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết được kết cục của chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2, hậu quả của nó đối với nhân loại.

- Giải thích được chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc “Chiến tranh phi nghĩa”

2. Kĩ năng:

- Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiết.

- Kĩ năng liên môn: biết nhận xét đánh giá một vấn đề một sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.

- Chống chiến tranh là góp phần bảo vệ môi trường. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu dự án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong môn giáo dục công dân bậc trung học cơ sở (Trang 29)