Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
1,95 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ-DU LỊCH
---------------o0o--------------
DƢƠNG THỊ MỸ HẠNH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
CầnThơ, 11-2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ-DU LỊCH
---------------o0o--------------
DƢƠNG THỊ MỸ HẠNH
MSSV: 6106668
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn: TRẦN THỊ HOÀNG ANH
CầnThơ, 11-2013
Lời Cảm Ơn
Luận văn tốt nghiệp là bƣớc cuối cùng đánh dấu sự trƣởng
thành của một sinh viên ở giảng đƣờng đại học. Trong quá trình
thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình, em có dịp vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế và rút ra nhiều kinh nghiệm quý
báu để áp dụng cho công việc của mình sau này, đó cũng là nhờ sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các bạn cùng những ngƣời thân
trong gia đình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban chủ
nhiệm bộ môn Lịch Sử – Địa Lý – Du Lịch, khoa Khoa Học Xã Hội
& Nhân Văn, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em thực hiện luận văn. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô
Trần Thị Hoàng Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình trong suốt khoảng thời gian qua.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý ban giám đốc
cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du
Lịch tỉnh Sóc Trăng, thƣ viện Thành Phố Cần Thơ, trung tâm học
liệu Đại Học Cần Thơ, các cô chú quản lý ở các trụ sở xã, huyện
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá
trình thu thập tài liệu, thông tin có liên quan đến đề tài của mình.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến với gia
đình, ngƣời thân và bạn bè, đã động viên, ủng hộ em trong những
lúc khó khăn, căng thẳng nhất.
Do giới hạn về thời gian cũng nhƣ kiến thức hạn hẹp của
mình, vì thế trong quá trình hoàn thành luận văn của mình em
không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Rất mong sự
đóng góp ý kiến chân thành từ phía quý thầy cô cùng toàn thể các
bạn để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả mọi
ngƣời sức khỏe và thành đạt.
Cần Thơ, ngày…. tháng…năm 2013
Dƣơng Thị Mỹ Hạnh
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu ăn mặc, nghỉ ngơi và vui chơi giải
trí của con ngƣời ngày một đòi hỏi ở mức độ cao hơn, chính vì thế du lịch ra đời nhằm
đáp ứng cho con ngƣời những nhu cầu thiết yếu đó. Du lịch phát triển dựa trên nhiều yếu
tố, bao gồm tài nguyên du lịch, khách du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, sản phẩm du lịch và
thị trƣờng du lịch.
Văn hóa đặc trƣng của từng vùng miền là một trong những yếu tố hàng đầu quyết
định sự thu hút du khách cũng nhƣ quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch văn
hóa nói riêng. Việt Nam ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó mỗi dân tộc lại mang
những bản sắc văn hóa riêng, thể hiện ở nếp sống, tín ngƣỡng, lễ hội, trang phục, hay
những làng nghề truyền thống, điều này tạo nên nét đặc trƣng riêng của mỗi dân tộc, mỗi
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam.
Sóc Trăng cũng là một trong những tỉnh thành may mắn có những nét văn hóa đặc
trƣng tiêu biểu cho vùng ĐBSCL. Sóc Trăng có hệ thống chùa chiềng độc đáo và đặc sắc
không chỉ tiêu biểu cho lối kiến trúc nhƣ chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa
Khleang, chùa Bốn Mặt; mà còn có các lễ hội văn hóa truyền thống nhƣ lễ Ok Om Bok,
lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Dolta; các làng nghề truyền thống nổi tiếng nhƣ làng đan
đát Phú Tân, làng nghề dệt chiếu, làng nghề làm bánh pía Vũng Thơm. Bên cạnh đó, Sóc
Trăng có những tấm gƣơng anh hùng có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp cách
mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc nhƣ: anh hùng Thiều Văn Chỏi, nhà bác học
Lƣơng Định Của,… Chính từ sự đa dạng về các loại hình văn hóa đã tạo nên những nét
phong phú về các sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần mang lại cho khách du lịch những
trãi nghiệm thú vị và hấp dẫn.
Hiện nay việc khôi phục, củng cố, và phát triển các cơ sở văn hóa, giá trị truyền
thống dân tộc tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng là việc làm rất cần thiết, góp phần thúc đẩy, từng
bƣớc hoàn thiện khả năng đáp ứng du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động, bên cạnh đó tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền
thống, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất và con ngƣời Sóc Trăng.
Xuất phát từ những thực trạng trên đây tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng” nhằm mục đích tìm hiểu sâu
hơn về những điều kiện, cơ sở phát triển cũng nhƣ những thực trạng tồn tại của du lịch
văn hóa trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh, đồng thời thông qua đó đƣa ra những
đề xuất nhằm hƣớng tới những giải pháp và phƣơng hƣớng giúp mang lại hiệu quả cao
cho nền du lịch văn hóa của tỉnh nhà trong việc khai thác tiềm năng du lịch hiện có của
mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục đích phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển của
du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng trong sự phát triển du lịch nói chung của tỉnh, đồng thời
thông qua đó, đƣa ra những định hƣớng phát triển phù hợp cùng một số giải pháp nhằm
phát huy những tiềm năng sẵn có, góp phần vào quá trình phát triển du lịch văn hóa nói
riêng và du lịch nói chung của tỉnh Sóc Trăng.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh
Sóc Trăng dựa trên những tiềm năng, hiện trạng đã tồn tại và phát triển ở các huyện trong
địa bàn tỉnh, với xu hƣớng hội nhập và kinh tế phát triển nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu
về du lịch văn hóa là rất hết sức cần thiết, điều đó mang lại những kết quả to lớn trong
quá trình định hƣớng những giải pháp phù hợp, khai thác du lịch văn hóa một cách có
hiệu quả, đồng thời qua đó quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng địa phƣơng.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch văn hóa ở Việt Nam có tiềm năng phát triển khá lớn. Với bề dày lịch sử
hơn 300 năm, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi giao thoa văn hóa của 4 dân tộc ViệtHoa- Khơmer- Chăm, chính vì thế từ những nếp sống bình thƣờng, giản dị nhƣng lại
chứa đựng những giá trị nhân văn vô cùng đặc sắc, điều đó thể hiện qua phong tục tập
quán, đời sống văn hóa, nghệ thuật, trong việc thờ cúng, tế lễ, ẩm thực, sản xuất, kiến
trúc nhà ở. Trong đó phải kể đến có vô số những giá trị truyền thống thuộc về văn hóa,
bao gồm cả về vật thể lẫn phi vật thể, dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhƣng vẫn hiện hữu
và phát triển đến ngày nay.
Sóc Trăng cũng đƣợc xem là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch văn hóa, nhƣng
thực tế việc nghiên cứu chuyên về mảng đề tài này còn khá là hạn chế, tiêu biểu có những
tác phẩm nghiên cứu nhƣ: “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng” (2002) của
Trần Hồng Liên, “Di tích lịch sử Sóc Trăng” (2009) của nhiều tác giả, mới đây tác
phẩm “Lịch sử địa phƣơng Sóc Trăng” đƣợc phát hành (2012) nhằm làm cơ sở giảng
dạy cho các em học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ngoài ra các tài liệu
có liên quan về văn hóa của tỉnh cũng đƣợc nhắc đến trong nhiều cuốn sách nhƣ: “Văn
hóa ngƣời Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1993) của Trƣờng Lƣu, “Non
nƣớc Việt Nam ( 2007) của Vũ Thế Bình, “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” (2006) của
Bùi Thị Hải Yến. “Du lịch ba miền” của Bửu Ngôn và một số quyển sách khác.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch
văn hóa nói riêng và du lịch nói chung của tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, thông qua quá
trình nghiên cứu tôi có dịp vận dụng các kiến thức đã học trên giảng đƣờng vào thực tế,
tích lũy thêm kinh nghiệm cùng những bài học thực tiễn để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu và cả tƣơng lai nghề nghiệp sau này.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này dựa trên sự tƣơng quan, tác động qua lại với nhau giữa yếu tố lãnh
thổ và vấn đề nghiên cứu, đòi hỏi phải khai thác chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau để đi
tới cái nhìn toàn diện và tổng quát. Đối với du lịch văn hóa thì quan điểm này thể hiện ở
sự kết hợp những nét đặc trƣng tiêu biểu của nền văn hóa đó, gắn liền với yếu tố dân cƣ,
địa bàn cƣ trú, nơi tồn tại những giá trị văn hóa hiện hữu. Chính vì thế để khai thác hiệu
quả đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa của Sóc Trăng, tôi đã vận dụng quan điểm này
để xem xét, đồng thời đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp cho việc quy hoạch, phát
triển du lịch văn hóa của tỉnh một cách hợp lí và hiệu quả.
5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Đối với bất kì một đối tƣợng của sự vật hiện tƣợng nào khi chúng ta muốn hiểu rõ
tƣờng tận về chúng thì việc nghiên cứu từ nguồn gốc, xuất xứ sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn. Vì thế quan điểm này giúp tôi có một cái nhìn toàn diện, tổng thể về đối tƣợng cần
nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó, qua đó có một cách nhìn
mới về định hƣớng tƣơng lai, góp phần hoàn thiện cũng nhƣ củng cố du lịch văn hóa tỉnh
Sóc Trăng.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý thông tin
Việc tìm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu đòi hỏi ngƣời viết phải biết tổng
hợp, lựa chọn và sáng tạo từ các nguồn tài liệu khác nhau nhƣ: sách, báo, Internet,… từ
đó thông qua những kiến thức có sẵn có cộng với quá trình tìm tòi và sáng tạo ta sẽ xử lý
những thông tin đó thành những kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài phục vụ cần thiết
cho quá trình nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp bản đồ
Để tăng khả năng tin cậy những thông tin đã thu thập, việc sử dụng phƣơng pháp
bản đồ là vận dụng những hình ảnh, sơ đồ cùng bản đồ minh họa đó vào quá trình nghiên
cứu, giúp sản phẩm nghiên cứu thêm sinh động, cụ thể, từ đó nhìn nhận vấn đề một cách
thấu đáo, mang tính khách quan, đúng đắn.
6.3. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Phƣơng pháp này bắt buộc tôi phải trực tiếp đến tận địa bàn nghiên cứu nhằm thu
thập thông tin cần thiết, góp phần khai thác một cách triệt để vấn đề nghiên cứu qua cái
nhìn sinh động và thực tế.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngành khoa học về du lịch xuất hiện từ khoảng thế kỷ XX cho đến ngày nay
không ngừng hoàn thiện và phát triển. Hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của
mọi ngƣời trên thế giới, ƣớc tính hàng năm có đến khoảng ba tỷ lƣợt ngƣời đi du lịch.
Ngành du lịch đã trở thành một trong năm ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp “Tour”, có ý nghĩa là đi vòng
quanh, đi dạo chơi… Trong tiếng Việt “Du lịch” là một từ Hán Việt, “Du” tức là du khảo,
du ngoạn: “Lịch” là một hành trình.
Đƣợc thành lập tại Hà Lan từ năm 1925, Hiệp Hội các tổ chức du lịch quốc tế (
IUOTO – International of Union Official Travel Organization), từ hàng thập kỷ qua,
khái niệm du lịch vẫn luôn là đề tài mang lại nhiều ý kiến và đƣợc các nhà nghiên cứu
tranh luận.
Theo luật du lịch Việt Nam ( 2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời
gian rãnh rổi lien quan tới sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm mục đích nghĩ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.
Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra ở Canada (1991) đã đƣa ra
định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là các hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi
ngoài nơi ở thƣờng xuyên của mình trong một khoảng thời gian đƣợc các tổ chức du lịch
quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động để kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau thì du lịch vừa là một dạng hoạt động của con
ngƣời lại vừa là một nghành kinh tế, ngƣời ta thƣờng ví ngành du lịch là “con gà đẻ trứng
vàng”. Nguồn khách du lịch tăng lên theo thời gian, đồng nghĩa với doanh thu mang lại
từ du lịch cũng tăng theo, chính vì lẽ đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành và phát triển
ngày một mạnh mẽ hơn với nhiều cách thức và loại hình đa dạng, phong phú.
Đứng trên góc độ kinh tế du lịch đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch là một ngành
kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hƣớng dẫn du lịch: sản xuất, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch”.
Trong quá trình hoạt động du lịch các chủ thể có tác động qua lại lẫn nhau, trong
đó, khách du lịch đƣợc đóng vai trò trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch.
Có thể biểu diễn công thức về du lịch nhƣ sau:
Du lịch = Đi lại + Lƣu trú, nghĩ ngơi + Vui chơi, giải trí+ Tham quan, tìm hiểu
Tổng hợp từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch theo Tổ chức du
lịch thế giới WTO (1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và du lịch đa dạng, liên
quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ
nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dƣỡng sức… Và nhìn chung là vì những lí do
không phải để kiếm sống”.
1.1.1.2 Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Để phân du lịch thành
những nhóm khác nhau, các nhà nghiên cứu du lịch ở Việt Nam dựa vào nhiều tiêu chí
khác nhau.
Sau đây là một số cách phân loại du lịch:
Theo mục đích chuyến đi
-
Du lịch tham quan
-
Du lịch nghỉ ngơi
-
Du lịch chữa bệnh
-
Du lịch thể thao
-
Du lịch công vụ
-
Du lịch tôn giáo
-
Du lịch thăm hỏi
Theo phạm vi lãnh thổ
-
Du lịch trong nƣớc
-
Du lịch quốc tế
Theo địa bàn du lịch
-
Du lịch biển
-
Du lịch núi
-
Du lịch nông thôn
-
Du lịch đô thị
Theo phương tiện du lịch
-
Du lịch bằng xe đạp
-
Du lịch bằng ôtô
-
Du lịch bằng máy bay
-
Du lịch bằng tàu hỏa
-
Du lịch bằng tàu thủy
Theo thời gian du lịch
-
Du lịch ngắn ngày
-
Du lịch dài ngày
Theo hình thức tổ chức
-
Du lịch tự do
-
Du lịch có tổ chức
Theo thị trường du lịch
-
Thị trƣờng nhận khách (Du lịch chủ động)
-
Thị trƣờng gửi khách (Du lịch bị động)
Theo tính chất hoạt động du lịch
-
Du lịch khám phá
-
Du lịch mạo hiểm
-
Du lịch chuyên đề
-
Du lịch kết hợp
Theo kiểu lưu trú
-
Khách sạn nhà khách và các cơ sở tƣơng tự
1.1.1.3 Chức năng du lịch
Chức năng kinh tế
Từ lâu du lịch đƣợc mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, hay “ngành công
nghiệp không khói”, bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu
trong nền kinh tế của nhiều nƣớc cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu.
Du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Ở các nƣớc du lịch
phát triển thì nguồn ngoại tệ mà du lịch mang lại chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng
nguồn thu nhập ngoại tệ của quốc gia đó.
Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng cũng góp phần hình thành những
dịch vụ du lịch mới mẻ, góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần, và khai thác một
cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vào sự phát triển kinh tế.
Chức năng sinh thái
Du lịch có sự gắn bó và liên hệ mật thiết với môi trƣờng xung quanh nó, thông qua
các hoạt động du lịch mà con ngƣời trở nên yêu thiên nhiên và có ý thức hơn trong việc
bảo tồn và sử dụng nó.
Ngày nay việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng sinh thái đƣợc đƣa vào du lịch góp
phần đƣa du lịch đến gần hơn với môi trƣờng, việc tiếp xúc với thiên nhiên hùng vĩ, bao
la và thơ mộng, tâm lý con ngƣời trở nên thoải mái, dễ chịu và hoàn toàn cân bằng, trong
khi phải thƣờng xuyên làm việc và sinh sống ở thành thị, tiếp xúc với môi trƣờng luôn bị
khói bụi và tiếng ồn ô nhiễm. Chính từ những trãi nghiệm này, họ thấy đƣợc môi trƣờng
thật sự có một ảnh hƣởng rất lớn đến chuyến du lịch mà họ đang hƣởng thụ. Điều đó góp
phần củng cố và nâng cao tình yêu thiên nhiên và ý thức giữ gìn môi trƣờng tự nhiên ấy.
Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội
Đối với nhu cầu xã hội ngày một nâng cao thì những đòi hỏi trong hoạt động du
lịch cũng không ngừng tăng lên, du lịch không chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu của con
ngƣời, mà thông qua đó còn nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiều biết về nhiều lĩnh vực
cho ngƣời dân.
Sức khỏe là một vấn đề đáng quan tâm, trong khi đó, du lịch chẳng những giúp
nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, mà còn có thể nâng cao thể lực và
khả năng lao động. Theo các nghiên cứu về sinh học cho thấy, nhờ chế độ nghỉ ngơi và
du lịch hợp lí mà bệnh tật của dân cƣ giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm 40%,
bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% (Crivôsep, Dorin 1981). Nhƣ vậy du
lịch góp phần đáng kể các chi phí của xã hội trong việc khám và chữa bệnh, nâng cao số
ngày làm việc và năng suất lao dộng xã hội.
Đối với sự đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia thì du lịch lại đóng vai trò nhƣ
chất xúc tác giúp tăng cƣờng giao lƣu, mở rộng quan hệ xã hội.
Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đƣờng lối, chính sách đối ngoại của
đảng và nhà nƣớc. Qua các chuyến tham quan du lịch đến Việt Nam, khách nƣớc ngoài sẽ
trực tiếp chững kiến những thành tựu của đất nƣớc đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân đƣợc nâng cao.
Du lịch cũng góp phần giáo dục lòng yêu nƣớc, ý thức giữ gìn và phát huy truyền
thống dân tộc. Khi ngƣời Việt Nam đi du lịch khách nƣớc ngoài chúng ta có dịp so sánh
và thấy đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm của đất nƣớc mình so với quốc gia khác.
Nhƣ vậy, lòng yêu nƣớc sẽ có cơ sở vững chắc hơn. Mặt khác, mỗi khi đi xa ngƣời ta
thƣờng có tình cảm sâu đậm hơn với những gì mà thƣờng ngày chúng ta thƣờng thấy quá
quen thuộc và quá gần gũi.
Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Vào năm
1967, WTO đã lấy chủ đề cho năm năm lịch là: “Du lịch là giấy thông hành của hòa
bình”.
1.1.2 Khái niệm, phân loại, vai trò tài nguyên của du lịch
1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo
của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để
hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và
các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Có nhiều định nghĩa về tài nguyên du lịch, nhƣng nhìn chung lại tất cả đều phản
ánh đến mức cụ thể những giá trị mang cả yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo có khả năng khai
thác vào du lịch.
1.1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện bằng
các yếu tố nhƣ độ cao, độ dốc, trạng thái,… Ngƣời ta thƣờng chia tổng quát địa hình
thành ba dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Địa hình miền núi thƣờng rất đa dạng và có khả năng thu hút khách du lịch. Có rất
nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi
và thể thao, du lịch mạo hiểm,… Địa hình núi thƣờng có rừng, thác nƣớc và hang
động,…Vì vậy, miền núi có nhiều hƣớng phát triển du lịch.
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, nghĩ biển, du tuỳen ra đảo, lăn biển và các loại hình du lịch thể thao.
Ngoài ra, biển có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thƣờng đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du
lịch. Tuy nhiên đồng bằng thƣờng là nơi tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát
triển du lịch.
Khí hậu: có ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống con ngƣời. Trƣớc hết, trạng thái
của cơ thể con ngƣời gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm,
những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghĩ dƣỡng. Ví dụ ở
Việt Nam, Sapa và Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng.
Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thƣờng thì mùa hè là mùa du lịch
của các vùng bãi biển nhiệt đới. mùa đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các
vùng ôn đới.
Nƣớc: có vai trò rất quan trọng đối với con ngƣời. Du lịch đòi hỏi phải đảm bảo
cung cấp nƣớc cho du khách. Nƣớc còn là môi trƣờng có nhiều loại hình hoạt động du
lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lƣớt ván, câu cá, tham quan đáy biển…
Các hồ nƣớc, thác nƣớc, sông suối,… cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với
du lịch.
Nguồn nƣớc khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghĩ dƣỡng. Trên thế
giới có nhiều điểm du lịch về nƣớc khoáng.
Tài nguyên sinh vật: cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vƣờn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động – thực vật nguyên sinh rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc định nghĩa ngắn gọn là các đối tƣợng, hiện
tƣợng do con ngƣời tạo ra. Bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể, tồn tại song song
và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Di tích lịch sử văn hóa: là những gì tồn tại trong quá khứ. Di tích đƣợc chia làm 4
nhóm chủ yếu:
-
Di tích khảo cổ
-
Di tích lịch sử
-
Di tích kiến trúc nghệ thuật
-
Danh lam thắng cảnh
Lễ hội: là những hình thức sinh hoạt của cộng đồng của dân cƣ. Lễ hội tuy có
nhiều dạng nhƣng thƣờng bao gồm hai phần liên quan mật thiết với nhau. Lễ hôi có sức
hấp dẫn du lịch rất cao, bởi vậy ngƣời ta thƣờng ví von lễ hội nhƣ một bảo tàng sống của
cộng đồng. điều đặc biệt ở lễ hội là du khách có thể hòa quyện vào không khí sôi động
của phần lễ hội để chính mình cảm nhận chúng một cách chân thực nhất.
Làng nghề thủ công: là những loại hình hoạt động kinh tế xã hội rất đa đạng, ở
nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế cũng tạo ra nhƣng sản phẩm hết sức phong phú tạo nên
sự hấp dẫn du lịch.
Các đặc trƣng văn hóa dân tộc: thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣ trang
phục, tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lễ hội, thói quen sinh hoạt kinh tế, văn
hóa nghệ thuật,… chính từ đặc điểm này mà du lịch cũng rất thu hút.
Sự kiện văn hóa – thể thao: các yếu tố cơ bản sau đây là những thể hiện:
Các hội chợ triễn lãm: Các hội chợ triễn lãm diễn ra rất đa dạng về loại hình và
quy mô. Nó tạo ra khả năng thu hút nhiều đối tƣợng khác nhau đến để mua sắm,
tham quan, chia sẻ hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên thế giới hiện nay có rất
nhiều loại lễ hội kết hợp với hình thức triển lãm nhằm mục đích quảng bá thƣơng
hiệu và du lịch lễ hội bia, lễ hội trái cây, lễ hội sôcôla, lễ hội hoa…
Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, thi hoa hậu,… cũng là những yếu tố
tác động mạnh mẽ đến sự thu hút du lịch.
Ngoài ra còn một số nhân tố khác cũng nằm trong nhóm tài nguyên du lịch nhân
văn đó là:
- Bảo tàng: nơi đây đƣợc xem là những điểm tham qua rất có giá trị nhân văn,
giúp cho du khách tìm hiểu về di tích, con ngƣời, sự kiện lịch sử, với nhứng
chủ đề khá là tập trung và hấp dẫn du khách.
- Công trình kiến trúc và các sản phẩm kinh tế: là những công trình do con
ngƣời tạo ra với tầm cỡ vĩ mô, hoặc một sản phẩm kinh tế đặc trƣng cho một
vùng đất, một quốc gia, hay một khu vực. Ví dụ: các cầu lớn, nhà hát, tháp,
nhà máy thủy điện, các đập và hồ nƣớc nhân tạo, các sản phẩm kinh tế khác.
- Các giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực.
1.1.2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch đƣợc xem là một yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch.
Nó đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định sự phát triển của du lịch. Hơn thế
nữa, tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng kinh tế xã hội và các
phân hệ khác. Chính vì sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch đã góp phần tạo nên
sự hấp dẫn và thu hút đối với du khách. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang
tính quyết định đến quy mô, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả hoạt động
của du lịch mang lại.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, với mục
đích nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy
sự tƣơng tác và quan hệ chặc chẽ giữa các loại tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch.
Tuy nhiên mỗi tài nguyên du lịch không phải chỉ phát triển đƣợc một loại hình du lịch,
mà trên thực tế ta thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò là tiền đề để phát triển du lịch, còn
việc phát triển loại hình du lịch nào lại thuộc về tính chiến lƣợc và nghệ thuật kinh doanh
du lịch. Ví dụ, tài nguyên du lịch biển đảo có thể phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du
lịch nghĩ dƣỡng, thể thao, tham quan, hay tổ chức các lễ hội, festival biển,…
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định, có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến sự tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch và vùng du lịch – tức là những biểu hiện của việc tổ chức các hoạt động du
lịch theo lãnh thổ. Có thể nói rằng mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch đều bắt đầu và
kết thúc bằng tài nguyên du lịch.
1.1.3 Môi trƣờng du lịch
1.1.3.1 Khái niệm môi trường du lịch
Môi trƣờng du lịch theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nhân tố về tự nhiên, kinh tế
xã hội và nhân văn trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Môi trƣờng có
mối quan hệ mật thiết đối với du lịch. Các hoạt động nhằm phát triển du lịch làm thay đổi
các đặc tính vốn có của môi trƣờng.
Việc khai thác tiềm năng du lịch luôn luôn gắn liền và đồng nghĩa với việc khai
thác các tài nguyên rừng, núi, sông, biển,… và các giá trị văn hóa, nhân văn khác. Ngày
nay, việc đƣa các công trình nhân tạo nhƣ công viên giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa
cũng đƣợc xem là cách tập hợp những đặc tính của môi trƣờng tự nhiên vào các công
trình này, trên mô hình của một hang động, một quả đồi, một khu rừng hay một khúc
sông,…
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền
với môi trƣờng, nên môi trƣờng du lịch có tác động tƣơng tác, qua lại với nhau. Vì vậy
muốn phát triển du lịch thì việc quan tâm đến môi trƣờng du lịch là hết sức cần thiết.
1.1.3.2 Phân loại môi trường du lịch
a. Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên là nhân tố cấu thành nên môi trƣờng tự nhiên nói chung, bao
gồm tập hợp các môi trƣờng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ); trong đó có
những đối tƣợng tự nhiên bị con ngƣời tác động và những đối tƣợng tự nhiên chƣa bị con
ngƣời tác động đến, cãi tạo khác nhau, song vẫn bảo tồn đƣợc một phần hoặc toàn bộ các
đặc tính tự phục hồi và phát triển.
Đối với môi trƣờng du lịch tự nhiên, các nhân tố chủ yếu cần đƣợc xem xét là: môi
trƣờng địa chất, môi trƣờng địa chất, môi trƣờng không khí, môi trƣờng sinh học, các sự
cố môi trƣờng. Tất cả những yếu tố này có tác động trực tiếp đến quá trình tồn tại và phát
triển của tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng.
b. Môi trường du lịch nhân văn
Môi trƣờng kinh tế - xã hội: là một bộ phận của môi trƣờng du lịch nhân văn,
môi trƣờng kinh tế xã hội có phạm vi tác động khá lớn, bao gồm những yếu tố chính sau:
thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ
tầng, môi trƣờng đô thị và công nghiệp, mức sống ngƣời dân, tổ chức xã hội và quản lý
môi trƣờng và yếu tố trật tự, an toàn xã hội.
Môi trƣờng văn hóa – nhân văn: nằm trong yếu tố cấu thành nên môi trƣờng du
lịch nhân văn liên quan trực tiêp đến con ngƣời và cộng đồng, bao gồm các yếu tố dân
cƣ, dân tộc, truyền thống và quan hệ cộng đồng, trình độ văn minh, chất lƣợng cuộc sống
dân cƣ.
Sự phong phú và đa dạng về văn hóa, dân tộc của một quốc gia, một vùng lãnh thổ
nào đó sẽ tạo đƣợc sự hấp dẫn và những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
1.1.3.3 Vai trò của môi trường du lịch
Môi trƣờng du lịch có vai trò quan trọng, góp phần rất lớn đến sự phát triển du lịch
nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Chính từ sự đa dạng về các dạng tài nguyên du
lịch ở mỗi loại môi trƣờng đã làm nên sự phong phú cho các loại hình du lịch để du
khách lựa chọn, trong đó du lịch văn hóa là một mảng quan trọng và thu hút khá đông thị
hiếu của du khách hiện nay.
Môi trƣờng du lịch là nhân tố quyết định sự hình thành, phát triển của các khu,
điểm du lịch dựa trên những tài nguyên du lịch. Trong đó, nhân tố con ngƣời, dân cƣ, dân
tộc là những yếu tố nằm trong môi trƣờng du lịch nhân văn, bên cạnh đó những yếu tố
thuộc về tự nhiên nhƣ môi trƣờng không khí, địa chất, địa mạo lại thuộc mảng môi
trƣờng du lịch tự nhiên. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ
nhau trong quá trình hình thành và phát triển du lịch.
1.2
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
1.2.1 Khái niệm văn hóa
Trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm định
nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng
tác của con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên xã hội của mình”.
Theo nhận định cuả chủ tịch Phạm Văn Đồng lại cho rằng: “Nói tới văn hóa là
nói tới lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm cả những gì không phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con ngƣời trong suốt quá trình tồn tại và phát triển”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc
sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt
ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa nên đƣợc đề cập
đến nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của
một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng văn hóa là những giá trị vật chất tinh
thần đƣợc hình thành và sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài
ngƣời.
1.2.2 Phân loại văn hóa
Theo UNESCO (1986) thì các loại văn hóa đƣợc phân theo các dạng nhƣ sau:
Loại 0: Di sản văn hóa: di tích lịch sử, di sản khai quật, bảo tàng, kỷ niệm.
Loại 1: In ấn và văn học: sách, sách truyền, báo, tạp chí, thƣ viện.
Loại 2: Âm nhạc: lễ hội, nhạc sống, nhà hát, nhà kịch, múa, nghệ thuật biểu diễn
khác, băng đĩa.
Loại 3: Nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn lễ hội, biểu diễn ca nhạc, kịch, múa,…
Loại 4: Nghệ thuật hình tƣợng, tranh vẽ: tranh vẽ, tƣợng, sắp đặt, đồ thủ công.
Loại 5: Điện ảnh, chụp hình: ảnh chụp, ảnh nghệ thuật sáng tạo, các loại ảnh khác.
Loại 6: Phát thanh, truyền hình: truyền thanh, truyền hình.
Loại 7: Các hoạt động văn hóa xã hội: các hoạt động liên kết, thói quen xã hội, …
Loại 8: Thể thao, giải trí: các trò chơi thể thao, giải trí.
Loại 9: Thiên nhiên và môi trƣờng: tập quán canh tác trong mối quan hệ với môi
trƣờng tự nhiên, chất lƣợng cuộc sống.
1.2.3 Vai trò của văn hóa
Chức năng giáo dục: là một trong những chức năng quan trọng, tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con ngƣời, làm cho con ngƣời
dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực của xã hội tạo ra. Do đó,
văn hóa đóng vai trò quyết định tạo nên nhân cách con ngƣời.
Chức năng nhận thức: là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn
hóa. Đối với con ngƣời không có nhận thức thì không thể tạo ra một hành động văn hóa
nào. Nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời chính là phát huy những tiềm năng của
con ngƣời.
Chức năng thẩm mỹ: cùng với nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, cảm nhận và
hƣởng thụ cái đẹp, văn hóa còn đóng vai trò chủ thể để con ngƣời tiếp nhận, đồng thời
thanh lọc mình vƣơn tới cái đẹp, khắc phục những cái xấu của mình, góp phần hoàn thiện
bản thân.
Chức năng giải trí: đây là một trong những chức năng đƣợc thể hiện rõ nét nhất.
ngoài các hoạt động lao động, sáng tạo, con ngƣời còn có những nhu cầu giải trí khác
nhƣ: tham gia câu lạc bộ, lễ hội, ca nhach, biểu diễn nghệ thuật,…
1.3 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
1.3.1 Mối tƣơng quan giữa văn hóa và du lịch
1.3.1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Du lịch và văn hóa là hai thực thể gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh
thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Để phân biệt khái niệm Văn hóa du lịch và Du lịch văn hóa, chúng ta tạm chất
nhận cách lí giải nhƣ sau:
Du lịch văn hóa: là loại hình mà điểm đến là các địa chỉ văn hóa, kiến trúc, các lễ
hội truyền thống dân gian,…
Văn hóa du lịch đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Một là: cách ứng xử của cán bộ du lịch trong hoạt động du lịch.
Hai là: trình độ thao tác nghiệp vụ phục vụ trong du lịch.
Văn hóa có vai trò to lớn trong việc đào tạo cũng nhƣ phát triển các loại hình du
lịch và sản phẩm du lịch đặc trƣng phục vụ nhu cầu du khách.
1.3.1.2Khái niệm về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa
a. Văn hóa du lịch
Văn hóa là du lịch là một khoa học nghiên cứu về những phƣơng thức khai thác
các giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch. Có thể hiểu rằng, văn hóa du lịch chuyên nghiên
cứu về những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, phong tục
tập quán, ẩm thực từ góc độ du lịch. Nhằm biến những giá trị này thành những phƣơng
thức khai thác vào kinh doanh du lịch.
Theo tiến sĩ Trần Nhoãn: “Văn hóa du lịch là một khoa học nhằm nghiên cứu mọi
giá trị từ các loại hình văn hóa khác nhau, đồng thời tìm công nghệ khai thác tối ƣu để
phát triển du lịch”.
Văn hóa du lịch là sự kết hợp giữa hai yếu tố là văn hóa và du lịch, là kết quả tinh
thần và vật chất do tác động tƣơng hỗ lẫn nhau giữa ba loại:
Nhu cầu văn hóa và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (khách du lịch).
Nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (tài nguyên du lịch)
Ý thức và tố chất văn hóa của ngƣời môi giới phục vụ du lịch (hƣớng dẫn
viên, thuyết minh viên)
Nếu thiếu đi một trong ba yếu tố này đều không thể tạo ra văn hóa du lịch. Văn
hóa du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du
lịch. Văn hóa du lịch tức là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện ra, bao gồm văn hóa của
du khách và nhƣng ngƣời làm công tác du lịch tích lũy nên và sáng tạo ra. Bên cạnh đó,
sản phẩm du lịch cũng một phần tạo nên những nét đặc trƣng văn hóa riêng biệt, giúp
hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến
một quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dƣới góc độ văn hóa.
Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến một đô thị có bề dày lịch sử hoặc
những thành phố lớn cùng các công trình văn hóa của nó nhƣ: viện bảo tàng, nhà hát,…
Hình thức này cũng bao gồm việc đƣa du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ
hội ngoại trời, đi thăm nơi ở các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay thắng
cảnh thiên nhiên đƣợc biết đến và ca ngợi qua văn chƣơng, hội họa. Thông thƣờng du
khách có những hứng thú thƣởng thức các giá trị văn hóa đi du lịch thƣờng xuyên hơn, ổn
định hơn các du khách có những mục tiêu khác.
Du lịch văn hóa còn là loại hình du lịch gắn liền với con ngƣời cũng nhƣ các giá
trị truyền thống do con ngƣời sáng tạo ra. Du lịch văn hóa bao hàm việc hòa nhập vào đời
sống cộng đồng dân cƣ, tìm hiểu và hòa mình vào những phong tục tập quán, những
truyền thống của các dân tộc, các địa phƣơng.
1.3.2 Đặc trƣng loại hình du lịch văn hóa
Với tình hình nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu trì trệ, suy thoái, mặc dù vậy
nhƣng các hoạt động du lịch vẫn diễn ra hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách
trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh những loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh,
du lịch mạo hiểu, khám phá…. du lịch văn hóa đƣợc xem là loại sản phẩm rất có lợi thế
của những nƣớc có nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế.
Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai thác những sản phẩm văn hóa, lễ hội
truyền thống của dân tộc, kể cả những phong tục và tín ngƣỡng,… để tạo sức hút đối với
du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đối vơi du khách có sở thích nghiên cứu cũng nhƣ
khám phá những nét độc đáo của các dân tộc thì du lịch văn hóa là một lựa chọn thông
minh và phù hợp với sở thích, niềm đam mê của họ.
Du lịch văn hóa gắn liền với một địa phƣơng, một vùng đất, hay một quốc gia, nơi
lƣu trữ những giá trị truyền thống, yếu tố văn hóa bản địa. Khách du lịch ở các nƣớc phát
triển thƣờng lựa chọn những thời điểm lễ hội truyền thống đƣợc tổ chức để thực hiện
những chuyến tham quan của mình. Chính vì thế thu hút khách tham quan du lịch chính
là tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng thông qua các sản
phẩm của văn hóa lễ hội.
Đồng thời thông qua các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống đƣợc khôi
phục, tổ chức một cách có nề nếp, lành mạnh, phát huy đƣợc giá trị vốn có của nó. Ngày
nay việc khôi phục những làng nghề truyền thống, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đang
đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của nhà nƣớc. Từ những nguồn thu từ những sản phẩm này
giúp cải thiện thu nhập của ngƣời dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm
nghèo.
Du lịch phát triển cũng tạo nên nhiều nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích,
góp phần nâng cao ý thức ngƣời dân về trách nhiệm cảu mình trong việc giữ gìn và phát
huy những di sản văn hóa.
1.3.3 Phân loại du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển, chủ yếu dựa vào những
sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống các dân tộc, hay phong tục và tín ngƣỡng,… Sau
đây là những loại hình du lịch văn hóa đƣợc nhiều quốc gia khai thác:
Nhóm 1: Du lịch văn hóa vùng di sản
Nhóm 2: Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn
Nhóm 3: Du lịch văn hóa những điểm đen
Nhóm 4: Du lịch văn hóa công viên chuyên đề
Từ 4 nhóm cơ bản trên ta có các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau:
Thứ nhất: Du lịch văn hóa cảm xúc
Thứ hai: Du lịch văn hóa sự kiện, lễ hội
Thứ ba: Du lịch văn hóa di sản
Thứ tƣ: Du lịch “ con đƣờng văn hóa”
Thứ năm: Du lịch văn hóa hiện đại
Thứ sáu: Du lịch văn hóa nông thôn
Thứ bảy: Du lịch văn hóa nghệ thuật ăn ngon
Thứ tám: Du lịch văn hóa ngôn ngữ
Thứ chín: Du lịch làng nghề truyền thống
Chính sự đa dạng các loại hình du lịch văn hóa mà từ đó tạo ra sự thu hút đối với du
khách. Hình thức du lịch văn hóa làm thỏa mãn sở thích khám phá, nghiên cứu đối với
đối tƣợng du khách quan tâm đến văn hóa, phong tục tập quán của các nƣớc bản địa nơi
họ tham quan, nghiên cứu.
1.3.4 Tài nguyên và môi trƣờng du lịch để phát triển du lịch văn hóa
1.3.4.1 Tài nguyên du lịch nhân văn
Nếu xét theo một khía cạnh nào đó, có thể xem tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ là
tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là
những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ
du lịch mới đƣợc xem là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao
gồm là những sản phẩm văn hóa, chính vì thế nguông tài nguyên này rất phong phú và
đa dạng, chúng có thể phân thành các dạng chính nhƣ sau:
Các di tích lịch sử văn hóa
Các lễ hội
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học
Nói một cách khác tài nguyên du lịch nhân văn chính là những giá trị văn hóa tiêu
biểu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những giá trị văn hóa tiêu biểu này, đã góp phần rất
lớn vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trƣng cho một dân tộc, một địa
phƣơng nào đó.
1.3.4.2 Môi trường du lịch nhân văn
Môi trƣờng du lịch nhân văn đƣợc xem là đa dạng, có sức hấp dẫn khi trình độ văn
minh và tri thức của cộng đồng dân cƣ không ngừng tăng lên. Trên cơ sở khai thác những
yếu tố thiêng về bản chất văn hóa bản địa, môi trƣờng du lịch nhân văn tạo điều kiện cho
du lịch văn hóa phát triển. Góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn tồn tại chính trong môi trƣờng du lịch.
1.3.4.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển của Du lịch văn hóa
a. Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trên thực tế, hoạt động du lịch
mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc, đem đến cho du khách những sản phẩm chứa
đựng các giá trị nhân văn đặc trƣng của từng vùng miền, từng địa phƣơng. Chính vì thế
sản phẩm du lịch ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển du lịch văn hóa nói riêng và với
du lịch nói chung.
b. Khách du lịch
Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn đƣợc thỏa
mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng
tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác. Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
du khách, nhiều loại hình du lịch ra đời, trong đó du lịch văn hóa là một loại hình du lịch
tiêu biểu.
c.Thị trường du lịch
Marketing du lịch là 1 triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu dự đoán tuyển chọn dựa
trên nhu cầu của du khách, nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trƣờng sao cho phù hợp
với mục đích thu lợi nhuận của các tổ chức.
Theo (Robert lanquar va Roper Hollier): thị trƣờng du lịch là nơi diễn ra hoạt
động trao đổi và mua bán, marketing du lịch là một loạt phƣơng pháp và kỹ thuật đƣợc hỗ
trợ bằng một tinh thần đặc biệt và có phƣơng pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu nói ra hay
không nói ra của khách hàng. Có thể là mục tiêu khiến hoặc những mục đích khác bao
gồm công việc công tác và hợp tác.
Với việc xác định thị trƣờng du lịch hợp lí sẽ giúp hoạt động du lịch diễn ra vơi
hiệu quả cao hơn.
Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển vì đem lại giá trị lớn
cho cộng đồng xã hội nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, và vì thế mà loại hình du lịch
này trở thành một thị trƣờng lớn cho các nhà đầu tƣ phát triển những mục tiêu kinh doanh
du lịch.
Chƣơng 2
TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ SÓC TRĂNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và nguồn gốc tên gọi
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Sóc Trăng là một tỉnh nằm trong địa bàn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gắn
liền với quá trình khai phá và hình thành vùng đất này vào thời chúa Nguyễn là những sự
thay đổi về tên gọi cũng nhƣ ranh giới hành chính theo biến cố thăng trầm của thời gian ở
nhiều giai đoạn khác nhau.
Trong khoảng hơn 200 năm nay, vào thế kỷ XVII - XVIII, Sóc Trăng thuộc vùng
Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn sai Chƣởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lƣợc xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này,
lập thành phủ Gia Định. Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là
Cái Bè Dinh), năm 1780 đƣợc đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh,
sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong
trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh miền Đông là: Gia
Định, Biên Hòa, Định Tƣờng; 3 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang,
lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây
là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau
này.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó
Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam
kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac),
mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc
khu vực Bát Sắc.
Theo nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc
Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.
Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII), vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định
tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi
vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ
Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.
2.1.1.2 Nguồn gốc tên gọi
Theo dân gian thì tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng
Khơmer. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh'leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok
Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là : “Sốc-Kha-Lang”
rồi sau đó đọc lệch thành Sóc Trăng.
Dƣới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh do chữ Sóc biến
thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi
thành Nguyệt Giang. Sau này lại lấy tên Sóc Trăng làm tên gọi chính thức.
2.1.2 Vị trí địa lí
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa
Nam sông Hậu nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km.
Tỉnh Sóc Trăng có vĩ độ địa lí nhƣ sau:
9’14’ – 9’56’ vĩ Bắc
105’33’ – 106’23’ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên 3.311.7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nƣớc và 8.3%
diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
Đƣờng bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra
Biển Đông.
Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp nhƣ sau:
-
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang
-
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
-
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh
-
Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1 Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng gió mùa, hàng năm
có mùa khô và mùa mƣa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.80C, ít khi bị bão lũ. Lƣợng
mƣa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình
là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
2.1.3.2 Đất đai, thổ nhưỡng
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176.29 ha. Đất đai của Sóc Trăng
có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn
ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ
bƣởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82.89%; trong đó, đất
sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62.13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha
(chiếm 3.43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16.42%), đất làm muối và đất
nông nghiệp khác chiếm 0.97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156
ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây
lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chƣa sử
dụng (số liệu đƣợc cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao
gồm các giồng cát tƣơng đối cao từ 1.2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn
đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích
hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở
vùng thấp, trũng, thƣờng trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra
làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đƣớc
(ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc
trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác
chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó
chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo
phƣơng thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có
46.146 ha.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm
nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở Sóc
Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở
đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao
Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành nhƣ cồn
Mỹ Phƣớc, khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tƣởng để phát triển
loại hình du lịch sinh thái.
2.1.3.3 Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối từ 0.4 – 1.5
m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có
dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là
phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng
cát địa hình tƣơng đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu
vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bƣng
trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất
phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 –
0.5 m, mùa mƣa thƣờng bị ngập úng làm ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất và đời sống
nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thƣờng bị ngập
khi triều cƣờng, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
2.1.3.4 Sông ngòi
Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hƣờng của chế độ thủy triều ngày lên
xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0.4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển
không những gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hƣởng lớn đến các hoạt
động sinh hoạt thƣờng ngày. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển
Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để
cũng nhƣ phát triển kinh tế biển tổng hợp.
2.1.3.5 Sinh vật
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha Trong đó rừng tự
nhiên chiếm 66.5% với các cây nhƣ mắm, bần, giá, sú. Diện tích rừng trồng là 33.5% với
các loại cây nhƣ tràm, đƣớc, mắm, dừa nƣớc,… Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập
mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Với hệ sinh thái ngập mặn có đƣờng bờ biển dài 72km và diện tích đồng bằng
rộng lớn, Sóc Trăng có hệ động vật khá phong phú, bao gồm sinh vật nƣớc mặn nhƣ tôm,
cua, còn có những sinh vật nƣớc lợ và nƣớc ngọt bao gồm các loại cá đồng, cá biển, cá da
trơn,… Trên mặt nƣớc nhiều sinh vật cũng đang phát triển mạnh nhƣ rái cá, khỉ, heo
rừng, chim, dơi,… Chính điều này càng làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Sóc Trăng
thêm phong phú về thực vật và động vật.
2.1.4
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 ngƣời với mật
độ dân số đạt 394 ngƣời/km². Trong khi đó, mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Cửu
Long là 434 ngƣời/km2, chứng tỏ rằng dân cƣ ở đây còn thƣa thớt. Thêm vào đó, là sự
phân bố không đồng đều giữa dân số sống tại thành thị và dân số sống tại nông thôn, giữa
dân số nam và dân số nữ. Sóc Trăng là địa bàn cƣ trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer
cùng với ngƣời Chăm bản địa, dân cƣ tập trung sinh sống chủ yếu ở những vùng ven
đƣờng quốc lộ, ven sông rạch, và những nơi thuận lợi giao lƣu kinh tế….
Các đơn vị hành chính của năm 2010: Sóc Trăng bao gồm 1 thành phố, 10 huyện
1. Thành phố Sóc Trăng
2. Huyện Mỹ Xuyên
3. Huyện Vĩnh Châu
4. Huyện Cù Lao Dung
5. Huyện Kế Sách
6. Huyện Mỹ Tú
7. Huyện Châu Thành
8. Huyện Ngã Năm
9. Huyện Trần Đề
10. Huyện Thạnh Trị
11. Huyện Long Phú
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: http://www.soctrang.gov.vn)
Về kinh tế, Sóc Trăng là một tỉnh có vị trí ven biển của vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, với lịch sử hình thành và phát triển còn khá là non trẻ, nên nền kinh tế chủ yếu
thuộc lĩnh vực sau: Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Thƣơng mại
– Dịch vụ.
Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp: với diện tích đất nông nghiệp là 276.677 ha,
với độ màu mở cao nên thích hợp để canh tác nền nông nghiệp lúa nƣớc (
chiếm 90% đất canh tác). Diện tích rừng ven biển của tỉnh là 11.356 ha,
thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất
nhiễm phèn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nền kinh tế biển. Bên
cạnh đó canh tác thủy hải sản cũng không ngừng khẳng định vị thế của
mình, và từng bƣớc chứng tỏ mình là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc
Trăng, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện việc làm, tăng thu nhập và
tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Công nghiệp – Xây dựng: với mục tiêu hƣớng tới phát triển kinh tế nên các
ngành công nghiệp tại Sóc Trăng đang đƣợc chú trọng đầu tƣ và phát triển,
Hiện nay với tỉ trọng trong ngành công nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, chƣa
cân xứng với tiềm năng sẵn có nhƣng những năm qua tỉnh đã không ngừng
đầu tƣ phát triển chẳng những về quy mô mà còn đa dạng hóa sản phẩm.
Các ngành công nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh là: Công nghiệp chế biến
lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp mía
đƣờng. Bên cạnh đó còn có công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và các nghành tiểu thủ công nghiệp
khác.
Thƣơng mại – Dịch vụ: một lĩnh vực đƣợc xem là khá mới mẻ trong sự
phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, nhƣng nhờ có sự đầu tƣ cũng nhƣ chú
trọng phát triển mà hiện nay thƣơng mại dịch vụ đã có những bƣớc phát
triển đáng kể. Chính từ những thế mạnh sẵn có về nông sản, thủy sản để
xây dựng và đầu tƣ đầu mối, thƣơng mại. Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch
cũng là một nhân tố góp phần đa dạng hóa nền kinh tế thƣơng mại dịch vụ,
với những hình thức du lịch đa dạng nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,
du lịch tôn giáo…
2.2
ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC
TRĂNG
2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc
Theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện
có 31 di tích đƣợc công nhận và xếp hạng. Trong đó có 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và
hơn 10 di tích cấp tỉnh.
Di tích cấp quốc gia:
-
Chùa Kleang: di tích kiến trúc nghệ thuật
-
Chùa Mahatup ( chùa Dơi): di tích danh lam thắng cảnh
-
Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phƣớc: di tich lịch sử cách mạng
-
Đình Hòa Tú: di tích lịch sử cách mạng
-
Trƣờng LaSan, nơi đón từ chính trị từ Côn Đảo: di tích lịch sử cách mạng
-
Miếu Bà Chúa Xứ (ấp Mỹ Đông, huyện Ngã Năm): di tích lịch sử cách mạng
-
Đền thờ Bác Hồ ( Cù Lao Dung): di tich lịch sử cách mạng
Di tích cấp tỉnh tiêu biểu:
- Đình thờ Nguyễn Trung Trực: ấp 1, thị trấn Ngã Năm
- Di tích lƣu niệm danh nhân Lƣơng Định Của
- Di tích lịch sử văn hóa: xã Đại Ngãi, huyện Long Phú
- Bia truyền thống chi bộ Cù Lao Dung: thị trấn Long Phú
- Khu tƣởng niệm liệt sĩ cách mạng Thiều Văn Chõi: xã Ba Trinh, huyện Kế Sách
- Chùa Bà Đốt: xã Kế Sách, huyện Kế Sách
- Chùa Trà Tim: phƣờng 10, thành phố Sóc Trăng
- Thánh thất Cao Đài: xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên
- Thanh Minh cổ Miếu: thị trấn Vĩnh Châu
- Thiên hậu cổ Miếu: thị trấn Vĩnh Châu
- Chùa Sê-ray-Ca- săng: xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu
Sau đây là một số nét sơ lƣợc về các di tích quan trọng của tỉnh:
a. Chùa Kleang: di tích kiến trúc nghệ thuật
Tọa lạc tại đƣờng Tôn Đức Thắng, khóm 5, phƣờng 6, TP. Sóc Trăng, cách Trung
tâm chợ TP. Sóc Trăng khoảng 1 km. Ngôi chánh điện đƣợc dựng bằng 07 hàng cột
ngang ở phía trƣớc, mỗi hàng có 10 cây cột trụ kéo dài ra phía sau. Ngôi chánh điện đƣợc
xây trên mặt bằng cao hơn mặt đất, đƣợc tráng xi măng, có bậc tam cấp để đi lên. Bên
trong chánh điện đƣợc trang trí các hình ảnh, hoa văn rất tinh xảo. Các bức tƣờng thấp
đƣợc xây dựng theo hành lang theo hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những
đƣờng viền cách vách chánh điện 1.5 m. Gần với các bức tƣờng thấp, các vị sƣ trồng
nhiều loại cây nhƣ: cây thốt nốt, cây hoa sứ,...
Trên các khung cửa ngôi chánh điện đƣợc khắc chạm các nhân vật trong phục
trang của ngƣời Khmer cổ. Trên hai cánh cửa gỗ đƣợc chạm khắc thể hiện cuộc giao đấu
giữa Tiên nữ và Chằn (Yeak), ngƣời thì đứng trên Reach cha sei, kẻ thì đứng trên chim
thần Krud trong cuộc giao đấu ngang tài ngang sức. Chung quanh chánh điện còn có các
tƣợng Phật, các tƣợng chằn trong tƣ thế bảo vệ chánh điện. Trong chánh điện còn có
tƣợng Phật cao tới 6.8m, phần thân tƣợng cao 2.7m đƣợc đúc vào năm 1916. Bên cạnh
đó, còn có những hình tƣợng khác nhƣ: hình chim muông hoa lá, hình tiên nữ đang múa
trên bầu trời. Trên 12 thân cột trong chánh điện đƣợc trang trí hoa văn thể hiện sự giao
thoa nghệ thuật của 3 dân tộc Kinh – Khmer - Hoa. Trong chùa có tủ lƣu giữ một số sách
cổ. Đặt biệt, chùa còn lƣu trữ một bản sao tài liệu ghi chép từ thƣ tịch gốc tìm hiểu về địa
danh Sóc Trăng, sự kiện xây dựng chùa đầu tiên và các nhân vật có liên quan trực tiếp
đến nhà chùa, vật cổ và hơn 50 tƣợng Phật làm bằng đồng do Phật tử cúng chùa.
Chùa Kh’leang còn có một số công trình xây dựng khác nhƣ: Sa –la (nhà hội của
sƣ sãi và tín đồ), nhà tụng của sƣ sãi, nhà của vị đại đức trụ trì và các vị sƣ, lò thiêu và
các tháp để tro cốt ngƣời chết... Trong khuôn viên chùa còn có khu vực dành riêng cho
Trƣờng Trung cấp Pali Nam Bộ đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp xây dựng mới, để đào tạo
những vị sƣ cho các chùa cũng nhƣ để giảng dạy văn hóa và dạy chữ Khmer. Ngoài ra,
chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống của dân tộc Khmer: Tết Chôl –
Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc – Om – Boc và đua ghe Ngo, ...
Với những đặc điểm nêu trên, ngày 27 tháng 4 năm 1990 Bộ Văn hóa Thông tin ra
Quyết định số 84/QĐ - BVHTT đã công nhận chùa Kh’leang là di tích kiến trúc nghệ
thuật cấp quốc gia.
b. Chùa Mahatup (chùa Dơi): di tích danh lam thắng cảnh
Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km, thuộc phƣờng 3, thành phố Sóc
Trăng. Chùa Dơi mà tiếng Khmer gọi là Serâytécbômabatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo
nên. Không ai nhớ nổi ngôi chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên.
Đây là một địa điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng của du khách thập
phƣơng. Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa này là sự tồn tại của hàng ngàn con dơi, đúng
nhƣ cái tên thƣờng gọi của nó. Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ lại cây,
nhiều nhất là cây Sao và cây Dầu, chính là nơi cƣ ngụ của những đàn dơi. Ban ngày
chúng bay đi kiếm ăn, và khi màng đêm buông xuống chúng lại bay về sân.
Hơn thế nữa, chùa Dơi còn có những kiến trúc đặc trƣng tiêu biểu cho nền phật
giáo tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer. Một địa điểm du lịch độc đáo nổi tiếng của
vùng đất Sóc Trăng này.
c. Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phƣớc: di tich lịch sử cách mạng
Di tích khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong khu rừng tràm phân trƣờng Mỹ
Phƣớc, thuộc địa phận xã Mỹ Phƣớc, Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Căn cứ Tỉnh ủy
rừng tràm Mỹ Phƣớc là cái nôi của Đảng bộ, là trung tâm điểm cách mạng, đồng thời là
một minh chứng, khẳng định lòng tin, sự che chở của dân đối với Đảng, là nguyên nhân,
là sức mạnh giúp cho Đảng bộ Sóc Trăng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, đƣa
quân và dân trong tỉnh giành thắng lợi trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (19451954) và 21 năm chống Mỹ và tay sai (1954-1975). Trong thời gian đó, dù trải qua muôn
vàn khó khăn, hy sinh và gian khổ nhƣng căn cứ vẫn đứng vững để BCH Tỉnh ủy lãnh
đạo, thực hiện tốt vai trò của mình. Với những giá trị và ý nghĩa ấy, ngày 16/6/1992, Bộ
Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) ra quyết định số 734/QĐ-BVHTT công nhận
khu căn cứ Tỉnh ủy là Di tích Lịch sử Cách mạng cấp quốc gia.
Hiện nay, khu căn cứ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, là
điểm đến thƣờng xuyên của học sinh, sinh viên trong các buổi sinh hoạt về nguồn. Đặc
biệt, Di tích còn là 1 trong 18 điểm du lịch của tỉnh, phục vụ du khách tham quan và tìm
hiểu về lịch sử.
d. Trƣờng LaSan, nơi đón tù chính trị từ Côn Đảo: di tích lịch sử cách mạng
Nằm trên đƣờng Tôn Đức Thắng, thuộc địa bàn phƣờng 6, TP. Sóc Trăng, hiện
nay khu di tích này là trƣờng Trung học phổ thông Ischool Sóc Trăng. Trong ngôi trƣờng
này, vào tháng 9 năm 1945 đã diễn ra một sự kiện lịch sự hết sức quan trọng: nơi đón
tiếp, an dƣỡng đoàn quân cách mạng, những tù chính trị từ nhà tù Côn Đảo đƣợc Đảng,
Chính phủ giao cho Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng thay mặt nhân dân cả nƣớc đón tiếp
và chăm sóc chu đáo. Với ý nghĩa to lớn đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng và bảo vệ
vững chắc thành quả cách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lƣợc nƣớc ta lần thứ 2, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 734/QĐBVHTT ngày 16/6/1992, công nhận di tích trƣờng Taberd tỉnh Sóc Trăng là di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia.
e. Đền thờ Bác Hồ ( Cù Lao Dung): di tích lịch sử cách mạng
Từ thành phố Sóc Trăng đến đền thờ Bác, du khách có thể đi bằng hai con đƣờng
chính, theo đƣờng tỉnh lộ 933 xuống huyện Long Phú khoảng 18 km thì tới thị trấn Long
Phú, tiếp tục theo trục lộ giao thông ra Vàm Cống, ấp I thị trấn Long Phú, qua phà Đại
Ân đi khoảng 8km là tới Đền thờ; hoặc theo Quốc lộ 60 đến Đại Ngãi, qua phà An Thạnh
Nhất, theo tỉnh lộ 933B đi khoảng 20 km là tới
Trải qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, nhất là trong đợt xây dựng mới vào năm
2009, khu vực Đền thờ Bác đƣợc mở rộng theo quy hoạch gồm nhiều hạng mục nhƣ: Đền
thờ chính nơi đặt chân dung Bác, nhà truyền thống trƣng bày các hiện vật lịch sử, sân lễ,
cổng chào, công viên cây xanh,… Thế hệ trẻ trong ngoài tỉnh về viếng Đền thờ Bác có
dịp nghiên cứu, tìm hiểu và học tập noi theo tấm gƣơng cao cả của Ngƣời để ngày càng
đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho công cuộc đổi mới và xây dựng phát triển đất
nƣớc.
Qua hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc, vùng đất Sóc Trăng
anh hùng đã kiên cƣờng, bất khuất chống trả quân thù, cho đến ngày nay những chiến
tích ấy vẫn còn tồn tại và đƣợc ngƣời dân giữ gìn tôn tạo.
2.2.1.2 Nghề và làng nghề truyền thống
Đối với mỗi làng nghề khác nhau thì có một sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch
cũng khác nhau, điều đó phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng sản phẩm, thái độ phục vụ và
khả năng sáng tạo, tƣ duy, bàn tay khéo léo của ngƣời nghệ nhân khi tạo ra sản phẩm đặc
trƣng đó. Không chỉ đơn thuần là một giá trị sản phẩm thông thƣờng, mà sản phẩm của
làng nghề truyền thống phải mang một nét đặc trƣng tiêu biểu cho cả một dân tộc, hay
một vùng miền địa phƣơng đó. Sóc Trăng tuy chƣa có nhiều làng nghề truyền thống và
sản phẩm đem lại cũng chƣa đƣợc phổ biến, nhƣng những sản phẩm mà làng nghề tại Sóc
Trăng mang đến lại đem lại cho du khách một cái nhìn toàn diện về cả con ngƣời, dân
tộc, tính cách lẫn nếp sống của đồng bào tại đây.
Tiềm năng phát triển của du lịch làng nghề tại Sóc Trăng thể hiện rõ nét nhất ở
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và khéo léo nhƣ làng nghề bánh Pía, lạp
xƣởng, làng nghề đan đát, làm kiếng, làng nghề dệt chiếu, làng nghề bánh cóng, làng
nghề làm xá bấu và còn nhiều làng nghề khác nữa.
Sau đây là một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng:
a. Làng nghề làm bánh Pía - Sóc Trăng
Đƣợc hình thành từ rất lâu đời với quy mô không ngừng phát triển, từ sản xuất nhỏ
lẽ, dần dần phát triển lên với sự đa dạng về mẫu mã cũng nhƣ hình thức sản xuất cải tiến
hơn. Đồng thời cũng không ngừng tăng năng suất của làng nghề. Bánh pía Sóc Trăng
không những tiêu thụ trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra thế giới nhƣ: Mỹ, c, Hồng Kông,
Campuchia....
Bánh Pía Sóc Trăng đƣợc hình thành tại vùng đất Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm Châu Thành hay trên đoạn quốc lộ I A, từ ngã ba An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu
Thành về trung tâm thành phố Sóc Trăng.... Trong những năm gần đây, Sóc Trăng còn
đƣợc nhiều du khách biết đến qua các điểm bán các mặt hàng và món ăn chay. Trong đó,
có khá đông du khách là Phật tử ở các tỉnh bạn đi theo đoàn về Sóc Trăng theo chƣơng
trình tour hay làm công tác từ thiện, xã hội…
b. Làng nghề làm đan đát – Châu Thành
Hình thành tại làng Phƣớc Quới, xã Phú Tân (Châu Thành). Bà con ở đây rất tự
hào với nghề đan đát truyền thống của mình vơi sự đa dạng về sản phẩm nhƣ đan thúng,
rổ, rá, cần xé và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác…
Với nguyên liệu là những hàng tre nứa xanh mƣớt đƣợc trồng quanh nhà, từ bàn
tay khéo léo của ngƣời nghệ nhân hình thành nên sản phẩm đan đát tinh xảo, chứa đựng
bao nhiêu ông lao và mơ ƣớc của ngƣời làm ra nó. Truyền thống nối tiếp truyền thống khi
từng thế hệ không ngừng thay nhau kế thừa những tinh hoa của thế hệ trƣớc và cứ thế sản
phẩm đan đát ngày càng hoàn thiện về mẫu mã cũng nhƣ chất lƣợng, ngoài ra dựa trên
những mẫu mã sẵn có ngƣời nghệ nhân còn sáng tạo thêm nhƣng sản phẩm khác, lạ mắt
và độc đáo nhằm góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm thủ công, góp phần tạo nên sức hút
du lịch tỉnh nhà nói chung và với du lịch làng nghề Sóc Trăng nói riêng.
c. Làng nghề vẽ tranh trên kiếng – Châu Thành
Là nghề thủ công truyền thống của ngƣời Khmer ở ấp Phƣớc Thuận, xã Phú Tân,
huyện Châu Thành, Sóc Trăng, đƣợc hình thành từ những năm 60 thế kỷ XX, tồn tại đến
ngày nay. Đề tài để vẽ tranh kiếng của ngƣời Khmer Sóc Trăng có rất nhiều nhƣ: hình
muôn thú rồng, phụng, nai, thỏ...với hoa văn dây lá, tranh thờ, chân dung ông bà cha mẹ
đã qua đời của gia chủ; tranh yểm trừ tà ma vẽ hình chằn Wisàwon để treo trƣớc cửa
nhà; tranh các vị thần Bà La Môn giáo, thần Tévoda – là phúc thần của ngƣời Khmer…
Nhƣng chủ đề chính đƣợc vẽ nhiều nhất là những câu chuyện kể về cuộc đời của đức
Phật Thích Ca, về cuộc đời và sự nghiệp chân tu của ngƣời từ lúc nhập đạo đến lúc thành
đạo và giáo hóa chúng sinh. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào sự đa dạng trong sản
phẩm phục vụ nhu cầu du lịch làng nghề tại Sóc Trăng.
d. Làng nghề dệt chiếu – Viên Bình - Trần Đề
Làng dệt chiếu tồn tại tại ấp Trà Ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
đƣợc hình thành từ bao nhiêu thế hệ qua. Theo lời ngƣời dân kể lại thì từ khi sinh ra đã
biết ông bà cha mẹ đều làm chiếu nên cũng không biết nghề này có từ bao giờ: Ngƣời
Khmer vốn thật thà, nên cái chiếu cũng thể hiện tính tình của ngƣời Khmer, đơn giản
nhƣng thuần hậu và tỉ mĩ. Đến với làng nghề, khách du lịch không chi đƣợc tham quan,
tìm hiểu làng nghề, mua sắm những sản phẩm thủ công về làm quà cho bạn bè, ngƣời
thân mà điều thú vị hơn cả là du khách có thể cùng thử sức mình trong các công đoạn làm
nên sản phẩm, và chính bạn sẽ là chủ sở hữu của chính sản phẩm mình làm ra. Điều đó
tạo nên một sự thích thú đến lạ cho do khách.
Nhìn chung du lịch làng nghề là một bộ phận trong mảng du lịch văn hóa, du lịch
làng nghề hiện nay ở Sóc trăng đang là một hƣớng đi mới cho nền du lịch tỉnh nhà, hứa
hẹn sẽ gặt hái đƣợc nhiều thành công. So với lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam, thì
lịch sử phát triển làng nghề ở ĐBSCL nói chung và vùng đất Sóc Trăng nói riêng còn khá
là non trẻ. Theo lời ngƣời dân tại làng nghề cho biết thì từ lúc mới sinh ra đã đƣợc ông
cha truyền lại nghề truyền thống, và họ đã cố gắng giữ gìn và ngày một phát huy nhiều
hơn nữa.
2.2.1.3 Văn hóa ẩm thực
Mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền, địa phƣơng đều có những giá trị đặc sắc, phong
tục tập quán riêng biệt, đặc biệt đối với lĩnh vực văn hóa ẩm thực đặc trƣng của mình,
Sóc Trăng nổi tiếng với nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc,là niềm tự hào của con
ngƣời nơi đây, tiêu biểu là những món ăn nhƣ:
a. Bún Nƣớc Lèo
Bún bƣớc lèo đƣợc xem là món ăn nổi tiếng nhất của Sóc Trăng, do đông bào dân
tộc Khmer sáng tạo ra. Bún nƣớc lèo còn đƣợc gọi là bún mắm, chính bởi vì nguyên liệu
chính tạo nên món ăn này là mắm. Bún nƣớc lèo xƣa nay không những là món ăn khoái
khẩu của đồng bào dân tộc Khmer nơi đây mà còn là một món ăn đặc sản của tỉnh Sóc
Trăng.
Để món bún nƣớc lèo ngon, đậm đà hƣơng vị thì trƣớc hết ta phải chuẩn bị đầy đủ
những nguyên liệu cho nồi bún nƣớc lèo. Bƣớc đầu tiên, đem con mắm nấu lên cho sôi
đến khi thịt mắm rã hết là đƣợc, sau đó ta lọc nƣớc mắm để riêng và bỏ đi phần xƣơng
mắm. Kế tiếp ta cho nồi nƣớc lèo vừa nấu xong cho vào nồi xƣơng hầm nấu cho sôi (có
thể dùng nƣớc dừa để nấu súp thì nồi nƣớc lèo của bạn càng đậm đà hơn). Nên chú ý bỏ
thêm gừng và một ít sả cây đập giập, vài tép ngãi bún thì mới đúng hƣơng vị của bún
nƣớc lèo. Nói về phần thịt, rau, cá để ăn bún, để tô bún nƣớc lèo ngon hơn thì cá phải
đƣợc lấy hết xƣơng, thịt quay xắt nhỏ, tép lột vỏ, rau sống ăn kèm cần có rau muống bào,
bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ, rau hún, rau quế, chanh, ớt.
Khi du khách đến với Sóc Trăng thì không thể nào bỏ qua món ăn này, hay một
lần cảm nhận hƣơng vị ngọt ngào này để cảm nhận sự đặc trƣng và khác biệt.
b. Cốm Dẹp
Nếu ai đã một lần thƣởng thức đƣợc món ăn dân dã này sẽ không bao giờ quên
đƣợc mùi vị đặc trƣng thơm thơm, ngọt ngọt và béo béo.
Cốm Dẹp là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Hàng năm vào
khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 trở đi, tiếng chày khua cắc cụp, cắc cụp hòa với bàn tay
tài hoa, khéo léo cùng tiếng nói cƣời rôm rả của già trẻ, gái trai trong phun sóc.
Xuất phát từ cái tên “cơm dẹp”, vì thật ra nó đƣợc chế biến từ hạt nếp, nhƣng
những hạt nếp ở đây chƣa chín tới, chỉ mới đỏ đuôi ở bông cái, khi gặt về đập lấy hạt, sau
đó rang cho nóng đều, đổ vào cối xay giã nguyên cả vỏ, giã đến khi nếp đã dẹp lép bóc
hết bỏ thì cho vào cái nia và sẩy nhiều lần để loại bỏ vỏ nếp. Thế là hoàn thành món
“cơm dẹp”. Nhƣng cái tên này dần dần trở thành món ăn quen thuộc không những hấp
dẫn đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng mà còn là một món ăn không thể bỏ
qua của du khách khi đến với Sóc Trăng.
c. Bánh Pía
Bánh pía có nguồn gốc từ ngƣời Triều Châu, chữ “Pía” có nghĩa đơn giản là
nƣớng. bánh pía còn đƣợc gọi là “bánh lột da”. Điểm đặc biệt nhất của bánh Pía – Sóc
Trăng là hoàn toàn không sử dụng hƣơng liệu,mùi thơm của bánh đƣợc tạo nên chủ yếu
từ mùi vị tự nhiên của trái sầu riêng mang lại, đƣợc lựa chọn kĩ lƣỡng từ khắp các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên liệu làm bánh pía tƣơng đối đơn giản, bột mì làm vỏ bánh, đậu xanh,
khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng, mỡ lợn xắt nhỏ, lòng đỏ trắng vịt muối, tất cả
tạo nên nhân bánh, hòa quyện vào nhau với một hƣơng vị hết sức đặc trƣng. Làm bánh
pía phải trãi qua nhiều giai đoạn nhƣ: trộn, cán mỏng, cuốn tròn,… những khối bột dẻo
và mịn để tạo ra những lớp vỏ ôm lấy lớp nhân bên trong. Phần nhân bánh ngƣời ta
thƣờng dùng đậu xanh, khoai môn gọt vỏ, say nhuyễn, và cho thêm nhân mỡ, sầu riêng
và lòng đỏ trứng vào, sau khi đƣợc bọc võ, bánh sẽ đƣợc thoa thêm một lớp lòng đỏ trứng
và cho vào lò nƣớng. Bánh chín màu vàng ƣơm, quyện với mùi sầu riêng thơn nứt, rất
tuyệt vời. Vị ngọt của đậu xanh, vị bùi bùi thơm thơm của sầu riêng và vị béo quậy của
mỡ, dễ khiến ngƣời thƣởng thức ngất ngây và nhớ mãi.
d. Lạp Xƣởng
Sóc Trăng là nơi nổi tiếng làm lạp xƣởng ngon nhất nhì vùng đồng bằng sông Cửu
Long. lạp xƣởng đƣợc làm từ nguyên liệu thịt, mở, tẩm ƣớp gia vị, cho vào ruột heo và
phơi hoặc sấy khô. Đây là loại thực phẩm dự trữ nên có thể dùng với thời gian lâu. Do giá
trị phù hợp với túi tiền và dễ làm quà tặng, biếu nên khi đến với Sóc Trăng bạn nên mua
ít lạp xƣởng về làm quà cho ngƣời thân, bạn bè.
2.2.1.4 Lễ hội truyền thống
Sóc Trăng có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, nhƣng chủ yếu là nằm vào khoảng
thời gian 11 đến tháng 4 năm sau, trùng vào mùa khô, ít mƣa và nắng ráo. Tiêu biểu là
các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer nhƣ lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Chol Chnam
Thmay, lễ hội Dolta, lễ hội Phƣớc Biển, lễ hội Dâng Y Cà Sa, lễ hội Nghinh Ông,…
Bảng 1. Bảng thống kê các lễ hội truyền thống tại tỉnh Sóc Trăng
STT
Tên lễ hội
Ngày tổ
chức
Ghi chú
1
Oc Om Bok
15 tháng 10
âm lịch
Tổ chức tại các chùa Khmer
2
Chol Chnam
Thmay
( Lễ mừng năm
13-14-15/4
dƣơng lịch
Tổ chức tại các chùa Khmer
3
mới)
Cúng Phƣớc Biển
( Chrorumchec)
14-15/2 âm
lịch
Ấp Đôn Chếch, xá Vĩnh Châu,
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
4
Vu Lan
( Lễ thí gạo)
15/7 âm lịch
Tổ chức tại các chùa, đền, miếu
mạo.
5
Thác Côn
( Lễ hội cúng dừa)
15-16-17/3
âm lịch
Chùa Mahasal Thatmon, xã An
Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc
Trăng
6
Nghinh Ông
21/3 âm lịch
7
Kỳ Yên
8
Sen Đolta
( Lễ cúng ông bà)
9
10
Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Tiêu
Biển Kinh Ba, huyện Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng
Tổ chức tại các ngôi đình ở Sóc
15/3 âm lịch
Trăng
28-29-30/8
âm lịch
1 tháng
giêng âm
lịch
15 tháng
giêng âm
lịch
11
Lễ Phật Đản
5/4 âm lịch
12
Tết Đoan Ngọ
5/5 âm lịch
13
Tết Trung Thu
15/8 âm lịch
14
Vía Ông Bắc Đề
Tổ chức tại các chùa Khmer
3/3 âm lịch
Tổ chức tại các chùa ở Sóc Trăng
Chùa Ông Bắc Đề, thành phố Sóc
Trăng .
15
Vía Ông Bổn
Chùa Ông Bổn, số 9. Đƣờng
29/3 âm lịch Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1,
phƣờng 1, tp. Sóc Trăng.
16
Vía Quan Thế Âm
Bồ Tát
19/6 âm lịch
17
Nhập Hạ
15/6 âm lịch Tổ chức tại các chùa Khmer
18
Xuất Hạ
15/9 âm lịch Tổ chức tại các chùa Khmer
Vào đầu
19
Cầu An
năm sau vụ
mùa
Bắt đầu từ
ngày 15/9
Dâng y
20
đến ngày
( Lễ Kathina)
15/10 âm
lịch
(Nguồn: tác giả, tháng 11 năm 2013)
Tổ chức tại các chùa trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng.
Tổ chức tại các chùa Khmer
Tổ chức tại các chùa Khmer
Địa điểm tổ chức các lễ hội chủ yếu tại các chùa, chính vì thế du khách vừa có thể
tham quan chùa, tìm hiểu kiến trúc, mà vừa còn có thể hòa mình vào không khí và trực
tiếp tham gia vào các hoạt động của lễ hội. Đây chính là cơ hội để du lịch Sóc Trăng
phát triển, trong tất cả các lễ hội truyền thống thì bao giờ cũng có những nghi lễ kèm
theo.
Mỗi năm tại Sóc Trăng có diễn ra lễ hội Óc Om Bok đƣợc xem là thu hút khách du
lịch nhiều nhất, bao gồm nhiều hoạt động nhƣ đua ghe ngo, thả đèn nƣớc, hội chợ triển
lãm,… Ngoài những lễ hội truyền thống đƣợc diễn ra với quy mô lớn thì bên cạnh đó
cũng có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đƣợc tổ chức định kì tại Sóc Trăng nhƣ: Dù
Kê, Rô Băm, Xa – ra – van, Rom – Vong,… Du khách tham quan có thể hòa mình vào
không khí của lễ hội để có dịp trãi nghiệm và tận hƣởng những điều thú vị cũng nhƣ hiểu
rõ hơn về phong tục cũng nhƣ nền văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở Sóc
Trăng.
Sóc Trăng có sự cộng cƣ của ba dân tộc anh em, vì thế đời sống tinh thần của
ngƣời dân tƣơng đối phong phú và đa dạng. Lễ hội ở Sóc Trăng đa số là những lễ hội cổ
truyền của ngƣời Khmer, mang tính phật giáo đậm nét, trang trọng và thiêng liêng. Sau
đây là một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng có thể khai thác du lịch:
a. Lễ hội Ok – Om – Bok
Còn đƣợc gọi là lễ cúng trăng hay lễ đút cốm dẹp, đƣợc tổ chức hàng năm vào
ngày 15 – 10 âm lịch. Ngƣời Khmer đồng bằng sông Cửu Long vốn sống bàng nghề
trồng lúa nƣớc, vào mùa mƣa từ ngày 16/4 đến ngày 15/10, mùa khô từ 16/10 đến ngày
15/4 năm sau, tính theo vòng quay của trái đất của mặt trăng. Chính vì thế ngày 15/10
đƣợc lấy làm ngày cuối cùng của mùa hạ, mùa thu hoạch nông sản. Ngƣời Khmer coi mặt
trăng làmột vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy hàng năm vào thời gian này họ
làm lễ tại sân chùa hay sân nhà để tạ ơn thần mặt trăng.
Một hoạt động sôi nổi và háo hức diễn ra trong lễ Ok – Om - Ok là hội đua ghe
ngo. Chiếc ghe ngo là một loại ghe đặc biệt, chỉ có ở ngƣời Khmer và chỉ dành để đua
vào dịp lễ hội. Chiếc ghe thƣờng dài từ 22 mét – 24 mét, bề ngang rất nhỏ, chỉ khoảng 1.2
mét. Tuy nhiên chiếc ghe có thể chứa đến 50 hoặc 60 ngƣời, thân ghe đƣợc trang trí hoa
văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trƣng cho ghe. Ngày nay ghe ngo đã trở thành
một biểu tƣợng văn hóa đặc trƣng của tỉnh Sóc Trăng và vào năm 2013, Sóc Trăng chính
thức đăng cai tổ chức lễ hội đua ghe ngo với quy mô toàn quốc.
Ngoài ra, các hoạt động nhƣ thả đèn gió, đèn nƣớc, biểu diễn văn nghệ Khmer, dù
kê, rô băm những trò chơi dân gian, hội chợ cũng đƣợc tổ chức
b. Lễ hội Dâng Y (Kathan – Na – Tean)
Đây là lễ hội tôn giáo lớn của ngƣời Khmer để dâng áo cà sa cho sƣ sãi trong
chùa. Theo truyền thuyết, lễ này do Đức Phật đặt ra với mục đích cung cấp cho các môn
đệ của ngài các vật dụng cần thiết nhƣ áo cà sa, bình bát, mùng chiếu,… Lễ dâng y đƣợc
tổ chức sau ngày xuất hạ, ở mỗi ngôi chùa có những ngày tổ chức khác nhau, tuy nhiên
đều nằm trong khoảng thời gian thừ 26/9 đến 15/10 âm lịch, lễ dâng y kéo dài hai ngày
và một đêm.
c. Lễ hội cúng ông bà ( Dolta)
Bắt đầu từ 15/8 âm lịch nhƣng ngày lễ chính lại diễn ra vào ngày 30/8. Vào ngày
29/8, còn đƣơc gọi là ngày Kô tức, các sƣ cạo đầu dự lễ, phật tử dù bận đến ấy cũng phải
đi chùa dự lễ. ngƣời Khmer quan niệm rằng đi chùa đủ 15 ngày trong dịp lế Dolta thì vô
cùng tốt, còn nhƣ không đủ thì phải rửa mặt trong ngày chánh lễ. Lễ Dolta có những nghi
thức đặc biệt là “Lễ Đặt Vắt Cơm”, “Lễ Đón Ông Bà” và “Lễ Tiễn Ông Bà”.
Trong 15 ngày lễ, ngƣời phật tử phải giữ đủ 8 giới gọi là Bát Quan Trai Giới và
đƣợc chia làm hai kỳ.
Kỳ thứ nhất: từ ngày 15 – 29. Trong kỳ này phật tử phải giữ ngủ giới là: 1. Không
sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rƣợu
Kỳ thứ hai là ngày 30/8, phật từ phải giữ thêm 3 giới nữa đó là: 1. Không ăn biểu
chiều; 2. Không nghe đàn, xem hát; 3. Không đeo đồ trang sức.
d. Lễ cúng phƣớc biển Chroi – Rum – Chek
Lễ này đƣợc tổ chức hằng năm vào ngày 14- 15/2 âm lịch tại ấp Cà Lăng Biển, xã
Vĩnh Châu. Theo tƣơng truyền, lễ này đã tồn tại trên 300 năm qua. Đây là lễ hội truyền
thống của ngƣời Khmer cùng biển cả. Lễ hội này nhằm tạ ơn biển khơi đã ban cho con
ngƣời tôm ca, và sự bình yên cho ngƣời đi biển đƣợc thuận buồm, xuôi gió.
Ngoài ra lễ hội này còn có ý nghĩa cầu siêu cho những ngƣời không may bỏ mình
trên biển cả. Trong ngày này, ngƣời ta còn tổ chức những hoạt động văn hóa nhƣ hát dù
kê, múa gà, múa trống sadam, nhạc ngũ âm,
e. Lễ năm mới Chol – Chanam – Thmay
Còn đƣợc gọi với cái tên lễ chịu tuổi. Lễ diễn ra vào đầu tháng “Chét” theo phật
lịch, tức là vào tháng 4 âm lịch, lễ này kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp lễ này tất cả các
hoạt động đều đƣợc tổ chức trong chùa.
Tuy nhiên cứ 3 năm lại có 1 năm tết kéo dài trong 4 ngày. Ngày đầu tiên gọi là ngày
“Chol sangkran Thmay”, ngày thứ hai gọi là ngày “Wonbot” (năm nhuần thì Wonbot 2
ngày), ngày cuối gọi là “Lơm Sawk”.
f. Lễ hội Thác Côn
Trong tiếng Khmer, “Thác Côn” có nghĩa là “Đạt Cồng”. Bắt nguồn từ truyền
thuyết xa xƣa vùng đất An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng chiếc cồng, theo
thời gian, cái gì này nhỏ dần rồi mất hẳn. Nhân gian cho đó là sự linh thiêng nên lập ngôi
miếu thờ và hàng năm tổ chức lễ hội để cầu an.
Hội Thác Côn có một nét độc đáo cúng những bình bông làm bằng trái dừa, nên về
sau ngƣời ta hay gọi lễ hội Thác Côn là lễ hội cúng Dừa. Lễ này kéo dài trong 3 ngày,
trong ngày thứ 3 các bà lão và thiếu nữ trong làng lấy những hạt giống ngũ cốc đã đƣợc
đặt trên bệ thờ suốt những ngày hội, một ít tro, nhang từ các lƣ hƣơng đặt vào cái mâm
bạc.
Những ngƣời phụ nữ nối nhau đi ra đồng, đem những vật phẩm từ miếu Thác Côn
dâng cúng đất đai, cúng các vị thần, cô hồn, chứng tỏ lòng biết ơn trời đất.
2.2.1.5 Đối tượng dân tộc học
Sóc Trăng có 3 cộng đồng anh em Kinh, Hoa, Khmer chung sống. Mỗi dân tộc
đều có những nét đặc trƣng riêng về những hoạt động sống cũng nhƣ về tính ngƣỡng và
phong tục tập quán của mình.
-
a. Dân tộc Kinh
Nhà ở: thƣờng là nhà trệt. trong khuôn viên thƣờng đƣợc bố trí liên hoàn có bố cục
nhà – sân – vƣờn – ao. Ngôi nhà chính thƣờng có 3 gian. Ngƣời Việt thƣờng làm
nhà hƣớng Nam, chính vì thế sẽ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
-
Kinh tế: chăn nuôi, trồng trọt và làm nghề thủ công là những ngành nghề chính của
đồng bào ngƣời Việt tại Sóc Trăng.
-
Tín ngƣỡng: thờ cúng tổ tiên là tín ngƣỡng quan trọng nhất của ngƣời Việt. Bàn thờ
đƣợc đặt tại nơi quan trọng nhất nhà, đƣợc cúng lễ vào những ngày giỗ, tết,… trong
năm. Tục thờ thổ công, táo quân, ông địa… phổ biến ở các nơi. Đa số bộ phận dân
cƣ ngƣời Kinh theo đạo Phật, một số bộ phận dân cƣ ở thành thị hay nông thôn lại
theo các tôn giáo khác nhƣ: Thiên chúa, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo.
-
Ẩm thực: trong những bữa ăn thƣờng ngày của ngƣời Kinh không thể nào thiếu
món canh rau, thêm vào đó là một món mặn và có thể là một món xào. Nguyên liệu
thƣờng là cá, tôm cua. Ngƣời Việt thƣờng thích ăn cay và đậm đà nên gia vị không
thể thiếu trong mỗi món ăn là ớt, tiêu, tỏi, tƣơng và gừng,…
-
b. Dân tộc Hoa
Nhà ở: nhà ngƣời Hoa ở Sóc Trăng thƣờng có kiến trúc cổ truyền của ngƣời Triều
Châu, vốn đặc tính sống với nhau qua nhiều thế hệ nên nhà ngƣời Hoa trƣờng rất
rộng lớn, chia làm nhiều ngăn khác nhau, và có khu vực chung để sinh hoạt tập thể.
Nhà ngƣời Hoa thƣờng có căn gác ở trên, có sân ở giữa hai gian nhà, thêm vào đó là
hòn non bộ hay chậu kiễng, cây cảnh chung quanh. Ngƣời Hoa rất chú trọng về
phong thủy nên hƣớng nhà, ngày cất nhà đều phải đƣợc coi ngày rất cẩn thận.
-
Kinh tế: đồng bào ngƣời Hoa ở Sóc Trăng có truyền thống kinh doanh, buôn bán từ
khi khai mở vùng đất này, theo thời gian nhờ đặt tính cần cù, chịu khó, ngày nay
cộng đồng ngƣời Hoa đã có bƣớc phát triển kinh tế đáng kể. Chiếm hầu hết các cửa
hàng kinh doanh trong nội ô thành phố Sóc Trăng hiện nay là cộng đồng ngƣời Hoa
làm chủ.
-
Tín ngƣỡng: ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa mang kiến trúc Trung Hoa, hàng năm
nhiều lễ hội truyền thống của ngƣời Hoa ở Sóc Trăng cũng diễn ra ở những ngôi
chùa này. Tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời Hoa là tín ngƣỡng đa thần và chịu ảnh
hƣởng khá sâu đậm của Lão giáo, Nho giáo và Phật giáo, tiêu biểu nhƣ: tục thờ
cúng tổ tiên, tiên hiền, hậu hiền, thần bếp, thần đất, thần tàu và thần giữ của,…
-
Ẩm thực: món ăn đƣợc ngƣời Hoa ƣa thích đó là món cháo trắng, ăn kèm với xả
bấu mặn, hay trứng vịt muối. Trong bữa cơm của cộng đồng ngƣời hoa chủ yếu
gồm các loại rau, thịt muối, trứng muối, thịt các các loại đƣợc chế biến bằng nhiều
cách khác nhau.
-
c. Dân tộc Khmer
Nhà ở: trƣớc đây ngƣời Khmer sống trong những phum sóc, hầu hết những ngôi nhà
truyền thống của dân tộc Khmer là nhà nền đất, lợp lá, bài trí bên trong nhà đơn
giản. Thế nhƣng hiện nay kiến trức nhà ở của ngƣời Khmer đã có sự giao thoa và
biến chế bởi kiến trúc nhà ngƣời Kinh.
-
Kinh tế: kinh tế chủ yếu của ngƣởi Khmer ở Sóc Trăng là làm rẫy, ở những vùng
sông rạch họ cũng sử dụng các kĩ thuật đánh bắt cá giống nhƣ ngƣời Việt. Chăn
nuôi cũng là một lĩnh vực thế mạnh của đồng bào Khmer. Ngoài ra những làng nghề
truyền thống nhƣ đan đát, dệt, chiếu, dệt vải và làm gốm khá phát triển.
-
Tín ngƣỡng: phật giáo tiểu thừa du nhập vào từ thế kỉ XIII đã chi phối sâu sắc tín
ngƣỡng của đồng bào dân tộc Khmer nơi đây. Kiến trúc chùa tháp đƣợc coi là di sản
đặc sắc nhất của văn hóa Khmer.
-
Ẩm thực: bún nƣớc lèo đƣợc xem là món ăn truyền thống của ngƣời Khmer. Thức
ăn hàng ngày cũng là những món hết sức đơn giản và gần gũi với thiên nhiên nhƣ:
tôm, tép, ếch, nhái, các loại rau cũ quả. Đặc biệt, có lẽ món đặc trƣng nhất vẫn là
mắm: mắm Ơn Pứ, mắm Pơ Inh, mắm B’hóc,…
Tỉnh Sóc Trăng là mái nhà chung của ba dân tộc anh em: Kinh, Khmer, Hoa, họ
cùng nhau sinh sống từ nhiều thế kỷ nay đã tạo nên cho Sóc Trăng có nhiều nét đặc thù
về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phƣơng. Những hoạt động, sinh hoạt văn
hóa lễ hội diễn ra xuyên suốt gần nhƣ quanh năm trên khắp địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Mỗi
dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, song trong quá trình cộng cƣ sinh sống đã tạo
nên sự giao thoa, cộng hƣởng của cả ba dân tộc anh em, biến những lễ hội, văn hóa
truyền thống của mỗi dân tộc thành những lễ hội, nền văn hóa chung của cộng đồng dân
cƣ trong tỉnh.
2.2.2 Môi trƣờng du lịch nhân văn
2.2.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội
a. Yếu tố thể chế, chính sách
Cùng với quá trình phát triển du lịch của tỉnh là các yếu tố thể chế, chính sách
đƣợc đề ra nhằm phát triển những cơ sở du lịch, đồng thời đầu tƣ các cơ sở vật chất, kĩ
thuật phục vụ du lịch. Du lịch Sóc Trăng đang đƣợc đầu tƣ dần dần phát triển và đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần tăng
trƣởng GDP.
b. Trình độ phát triển khoa học, công nghệ
Hệ thống công nghệ thông tin là yếu tố không thể thiếu nếu muốn phát triển bất kì
một nghành nghề nào, du lịch cũng thế, thông tin liên lạc ở Sóc Trăng đƣợc xem là khá
hoàn thiện, bao gồm mạng điện thoại trong nƣớc và quốc tế. Với nhu cầu ngày càng cao
của du khách thì mạng Internet cũng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh, thuận lợi
cho du khách truy cập những thông tin hữu ích mọi lúc mọi nơi.
c. Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông vận tải
Sóc Trăng có hệ thống đƣờng bộ khá thuận lợi cho việc lƣu thông và tham quan
của du khách khi đến với du lịch văn hóa. Ngoài tuyến đƣờng chính là quốc lộ 1A, còn có
quốc lộ 60 nối liền đoạn đƣờng từ Sóc Trăng đi Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, ngoài ra
đối với những vùng nông thôn đã có các những con lộ tầm 2 mét, trải khắp cùng các ngõ
hẻm vùng sâu vùng xa, thuận lợi cho việc du lịch theo hình thức homestay, chính từ đó
tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hình thành tour tuyến du lịch trong tỉnh và liên
tỉnh với nhiều hình thức và phƣơng tiện khác nhau, nhằm tạo nên sự đa dạng và thú vị
hơn cho sự lựa chọn của du khách.
Bên cạnh các tuyến đƣờng bộ, phát triển song song đó là những tuyến đƣờng giao
thông thủy cũng tƣơng đối thuận lợi. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn
Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lƣu vực rộng lớn, các con kênh rạch chằng
chịt nối dài ra tới sông Hậu. Chẳng những hệ thống giao thông này giúp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiếp cận các tuyển điểm du lịch trong vùng, đồng thời còn tạo điều kiện
cho ngƣời dân dễ dàng hơn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cho các cơ sở du lịch
để tạo ra những sản phẩm du lịch. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch văn hóa
nói riêng và du lịch chung của tỉnh nói chung.
- Hệ thống điện, nƣớc
Sóc Trăng hiện đang trong giai đoạn hiện đại hóa nên vấn đề điện, nƣớc và thông
tin liên lạc đƣợc chú trọng quan tâm và đầu tƣ. Hệ thống điện ở Sóc Trăng phân bố rộng
khắp và tƣơng đối hoàn thiện, tất cả các xã, huyện trên địa bàn tỉnh đều có điện sử dụng,
đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, góp phần nâng cao năng suất sản xuất
sản phẩm thủ công làm ra tại các làng nghề truyền thống nói riêng và các hoạt động kinh
tế xã hội nói chung.
Những điểm tham quan du lịch tại các điểm tham quan du lịch ở trung tâm thành
phố Sóc Trăng đều có hệ thống nƣớc sạch sử dụng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh du
lịch, cơ sở lƣu trú, cùng các sinh hoạt của du khách, tuy nhiên một số điểm tham quan du
lịch cách xa trung tâm thì vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ và quan tâm đúng mức. Nhƣng nhìn
chung đã thỏa mãn phần nào nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của khách du lịch và ngƣời dân
địa phƣơng.
- Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin là yếu tố không thể thiếu nếu muốn phát triển bất kì
một nghành nghề nào, du lịch cũng thế, thông tin liên lạc ở Sóc Trăng đƣợc xem là khá
hoàn thiện, bao gồm mạng điện thoại trong nƣớc và quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Sóc Trăng là tỉnh có nền kinh tế đang phát triển, ngành du lịch của tỉnh đang từng
bƣớc trên đà phát triển và vẫn còn khá là mới mẻ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch vẫn đang
trong giai đoạn đang dần hoàn thiện. Toàn tỉnh có khoảng 29 cơ sở lƣu trú, 34 nhà hàng
lớn nhỏ với hơn 10.000 ghế ngồi, và các địa điểm tham quan, giải trí,… Hiện nay nhà
nƣớc đang có những chính sách đầu tƣ để hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ững nhu cầu du
lịch của tỉnh, từng bƣớc xây dựng thêm nhiều nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan đạt
chuẩn để phục vụ du khách ngày một tốt hơn.
2.2.2.2 Môi trường văn hóa – nhân văn
a. Yếu tố dân cƣ, dân tộc
Dân số Sóc Trăng năm 2009 là 1.292.796 ngƣời, phân bố không đồng đều, tập
trung đông ở những vùng ven sông Hậu, trực giao thông chính và các luồng đất cao nơi
có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Dân số thành thị chiếm 17.91% thấp hơn mức
trung bình của cả nƣớc. Sóc Trăng có sự cộng cƣ của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa,
Khmer. Ngoài ra còn có số lƣợng nhỏ ngƣời Tày, Nùng, Chăm cùng chung sống trên địa
bàn lãnh thổ tỉnh Sóc Trăng. Mật độ phân bố cũng nhƣ địa bàn cƣ trú của từng dân tộc
khác nhau, nhƣng vẫn có sự đan xen hài hòa giữa các bộ phận dân cƣ. Gia tăng dân số
trung bình năm chủ yếu là do tăng tự nhiên. Lao động trong lĩnh vực thƣơng mại – du
lịch chiếm tỷ trọng 4.5% trong tổng số lao động của tỉnh.
b. Trật tự và quan hệ cộng đồng
Tình hình chính trị xã hội ở tỉnh Sóc Trăng rất ổn định để phục vụ du lịch. Các lực
lƣợng an ninh thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh trong khu vực tỉnh, thƣờng xuyên
kiểm tra triệt phá các tổ chức bạo động, các thế lực muốn phá hoại.
Thƣờng xuyên tổ chức những cuộc kiểm tra bất ngờ đến các cơ sở kinh doanh du
lịch, đảm bảo chất lƣợng kinh doanh hợp pháp và lành mạnh.
Cộng đồng dân cƣ ở Sóc Trăng có những nét tƣơng quan khác nhau về nghề
nghiệp cũng nhƣ lối sống. Đa số cộng đồng ngƣời Hoa sinh sống và phát triển với nghề
truyền thống nhƣ làm bánh pía, lạp xƣởng, kinh doanh mua bán tại các trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị của tỉnh. Đối với cộng đồng dân tộc Khmer và ngƣời Việt sống cộng cƣ
gần nhau, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp. Chính từ những điểm khác nhau này
đã tạo nên sự đa dạng trong lối sống văn hóa các dân tộc bên cạnh đó lại mang một yếu tố
kết hợp, giao thoa của sự cộng cƣ của ba dân tộc anh em.
c. Trình độ văn minh, dân trí
Đa số ngƣời dân ở Sóc Trăng đều biết đọc, biết viết, tỉ lệ trẻ em đến trƣờng cũng
không ngừng tăng theo các năm qua. Hệ thống giáo dục đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức
gồm nhiều cấp nhƣ: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trƣờng
cao đẳng, dạy nghề,…
Với trình độ học vấn khá cao và khả năng nhận thức tốt, ngƣời dân bắt đầu quan
tâm hơn đến những giá trị văn hóa xung quanh, nhất là trong bối cảnh và điều kiện tƣơng
đối tốt với sự đa dạng của văn hóa tỉnh nhà, điều này có ý nghĩa rất lớn đến đến sự phát
triển cũng nhƣ giữ gìn,bảo tồn và phát huy những tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng và
với du lịch chung của tỉnh.
d. Chất lƣợng cuộc sống dân cƣ
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, trình độ văn minh, dân trí, mức sống của
ngƣời dân tại Sóc Trăng cũng tăng lên đáng kể, hiện nay đa số ngƣời dân có đầy đủ trang
thiết bị phục vụ cuộc sống của mình, chính những điều này tạo ra khả năng và cơ hội cho
du lịch tỉnh nhà nói chung và du lịch văn hóa nói riêng cùng phát triển, tạo cho khách du
lịch một cách nhìn đầy thiện cảm về vùng đất giàu truyền thống dân tộc nhƣng vẫn đảm
bảo đƣợc những nhu cầu thiết yếu của du khách đến tham quan.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
Vùng đất Sóc Trăng tự hào với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của mình, là nơi
đƣợc mệnh danh là vùng đất của chùa chiềng ngƣời Khmer đẹp vào loại bậc nhất Việt
Nam. Du khách đến với Sóc Trăng có thể tham quan những kiến trúc chùa độc đáo nhƣ:
chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Chén Kiểu; chiêm ngƣỡng các loại hình văn hóa nghệ
thuật truyền thống nhƣ: hát dù kê, rombo; tham gia các lễ hội và thƣởng thức các món ăn
đặc sản đậm đà bản sắc văn hóa Sóc Trăng nhƣ bún nƣớc lèo, bánh pía, bánh cống, bò
nƣớng ngói, lạp xƣởng... Bên cạnh đó, du khách còn có thể tham quan một số điểm du
lịch văn hóa nổi tiếng khác nhƣ công viên văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt, khu căn cứ rừng tràm
Mỹ Phƣớc,…
Bên cạnh những thuận lợi về nguồn tài nguyên du lịch thì môi trƣờng du lịch cũng
mang lại những vai trò to lớn, làm tiền đề cho tài nguyên du lịch nhân văn phát triển và
tồn tại. Văn hóa bản địa …………………………………………………
Với những lợi thế về nguồn tài nguyên và môi trƣờng du lịch, tỉnh Sóc Trăng
hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch văn hóa, biến chúng thành loại hình du lịch đặc
trƣng của tỉnh điều này góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có, đồng thời
thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cũng nhƣ đem lại nguồn thu
nhập cho ngƣời dân, thông qua đó có thể quảng bá đƣợc thƣơng hiệu cũng nhƣ sản phẩm
du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của Sóc Trăng đến với du khách.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH SÓC TRĂNG
3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUNG TỈNH SÓC TRĂNG
3.1.1 Số lƣợng và thành phần du khách
Số lƣợng du khách đến Sóc Trăng trong những năm gần đây có chiều hƣớng gia
tăng. Tốc độ gia tăng trung bình 10.95%, số lƣợng du khách đến chủ yếu là khách nội
địa, khách quốc tế cũng chiếm một số lƣợng và tốc độ gia tăng đáng kể.
Bảng 2: Số lƣợng du khách đến Sóc Trăng trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: lượt khách
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng lượt khách tham
quan
587.70
0
597.10
5
897.54
2
908.03
2
954.753
+ Lƣợt khách trong nƣớc
580.05
0
590.51
5
889.72
1
897.42
3
934.753
+ Lƣợt khách quốc tế
7.650
6.590
7.821
10.609
20.000
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
Bảng 3: Số ngày khách lƣu trú tại Sóc Trăng trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu
1. Tổng ngày
khách lưu trú
+ Ngày khách
quốc tế
+ Ngày khách
2008
2009
2010
2011
2012
105.854
105.068
101.163
108.241
180.656
9.104
7.647
6.811
7.306
11.911
96.750
97.421
94.352
100.935
166.023
trong nƣớc
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
180,000
166,023
160,000
140,000
Ngày khách
120,000
100,000
96,750
97,421
94,352
100,935
80,000
60,000
40,000
20,000
9,104
7,647
6,811
7,306
11,911
2008
2009
2010
2011
2012
0
Năm
Khách quốc tế
Khách nội địa
Hình 1: Số ngày khách lƣu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2012
Theo số liệu thống kê từ phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hoá, Thể thao và
Du Lịch cho thấy, lƣợng khách đến các điểm du lịch của Sóc Trăng tăng mạnh vào tháng
9 năm 2013. Tổng lƣợng khách tham quan trong tháng 9(2013) đạt 82.744 lƣợt (trong đó
khách nội địa là 79.596 lƣợt, khách quốc tế 3.148 lƣợt), tăng trên 8.500 lƣợt so với tháng
trƣớc đó. Tổng lƣợt khách lƣu trú trong tháng đạt 21.495 lƣợt, trong đó khách nội địa là
18.847 lƣợt, còn lại là 2.648 lƣợt khách quốc tế.
Khách đến Sóc Trăng chủ yếu là khách nội địa từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ và
Đông Nam Bộ, khách từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc cũng đang có xu hƣớng khám
phá vùng đất mang nhiều điều thú vị này.
Khách quốc tế đến với Sóc Trăng phần lớn là các quốc gia Đông Nam Á nhƣ:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…và một số nƣớc khác. Khách Châu Âu chủ
yếu là những quốc gia đến từ Pháp, Mỹ, hay c,… Số lƣợng du khách biết đến Sóc
Trăng ngày càng nhiều hơn trong những năm qua.
Bảng 4:Thành phần du khách đến Sóc Trăng giai đoạn 2008 – 20012
Đơn vị tính: lượt khách
Thành phần
khách quốc
tế
2008
2009
2010
2011
2012
Trung Quốc
1.020
1.324
1.354
1.572
1.660
Hàn Quốc
985
756
936
1.045
1.230
Mỹ
632
743
833
911
914
Nhật Bản
433
733
422
455
540
Đài Loan
982
845
823
833
1.320
Úc
321
233
278
410
472
Thái Lan
521
411
386
354
540
Pháp
944
1.035
1.043
1.311
1.660
Thị trƣờng
khác
253
343
535
243
344
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
Du khách đến Sóc Trăng với mong muốn tham quan nhiều điểm du lịch với những
hình thức du lịch khác nhau nhƣng hấp dẫn du khách nhất có lẽ là kiến trúc của những
ngôi chùa nổi tiếng, và những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa riêng của tỉnh.
UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo Sở VHTTDL và các ngành có liên quan tiếp tục đầu tƣ
khai thác tốt hơn nữa loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngƣỡng - thế mạnh du lịch
của Sóc Trăng. Bên cạnh đó, ngành cũng cần tập trung vào các loại hình du lịch đƣợc
thiên nhiên ƣu đãi, đồng thời xây dựng các khu vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là dịp Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer
ĐBSCL lần thứ I - Sóc Trăng năm 2013, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 11 tới đây.
3.1.2 Doanh thu và GDP du lịch
Doanh thu du lịch tăng đáng kể qua các năm. Từ năm 2001 là 16.3 tỷ đồng đến
năm 2009 đã là 58.079 tỷ đồng, tốc độ gia tăng bình quân trong giai đoạn này là 17.6%
đây là một tốc độ gia tăng đáng kể phản ảnh phần nào về sự phát triển tích cực của du
lịch tỉnh Sóc Trăng.
Chỉ riêng doanh thu du lịch trong tháng 9 năm 2013 đã là 30 tỷ 852 triệu đồng.
Lƣợng khách tăng trong tháng chủ yếu vào các ngày 31/8, 01-02/9 (tăng gấp 2.3 lần so
với ngày bình thƣờng).
Doanh thu có từ du lịch chủ yếu dựa vào nguồn thu từ các hoạt động ăn uống và
lƣu trú. Nếu xét theo cơ cấu khách du lịch thì nguồn doanh thu đem lại cao đó chính là
thành phần khách du lịch nội địa, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với số lƣợng khách du lịch
quốc tế.
Bảng 5. Doanh thu du lịch giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
20011
2012
Tổng doanh
thu
50.710
58.079
64.589
79.634
170.392
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
180,000
170,392
160,000
140,000
120,000
Tỷ đồng
100,000
79,634
80,000
60,000
50,710
58,079
64,589
40,000
20,000
0
2008
2009
2010
2011
2012
Năm
Hình 2. Doanh thu du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 – 2012
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ du lịch không ngừng tăng lên qua các
năm, cụ thể từ năm 2008 đến 2009 tăng từ 50.710 triệu đồng lên 58.079 triệu đồng, tốc
độ tăng là 1.15 lần. Năm 2011 đến 2012 tăng từ 79.634 triệu đồng lên 170.392 triệu
đồng, tốc độ tăng là 1.35 lần.
GDP đóng góp của ngành du lịch vào tổng GDP của tỉnh chƣa cao năm 2009 là
0.56%, đến năm 2012 thì tỷ lệ này tăng lên 1.02%. Qua số liệu trên ta thấy đƣợc sự phát
triển tƣơng đối của doanh thu du lịch qua từng năm. Định hƣớng phát triển của tỉnh ở
những năm tới sẽ đẩy mạnh đầu tƣ nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có một cách hiệu
quả, mang lại nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch.
3.1.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm cán bộ công chức quản lý về du lịch và cả
lực lƣợng trực tiếp tham gia vào kinh doanh du lịch. Tính đến năm 2011, tổng số lao
động của tỉnh trong lĩnh vực hoạt động du lịch là 800 lao động. Trong đó chỉ có 8 hƣớng
dẫn viên nội địa phục vụ cho việc hƣớng dẫn, thuyết minh cho khách du lịch, không có
hƣớng dẫn viên quốc tế.
Bên cạnh yếu tố số lƣợng thì yếu tố chất lƣợng cũng quan trọng không kém, đa số
nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch ở Sóc Trăng có trình độ tƣơng đối thấp,
chủ yếu chỉ đƣợc đào tạo bởi trình độ trung cấp, hay cao đẳng. Trong khi du lịch ngày
nay lại đòi hỏi chất lƣợng phục vụ ngày càng cao.
Từ thực tế trên cho thấy, nguồn nhân lực ở Sóc Trăng không chỉ bị hạn chế về số
lƣợng mà còn cả về chất lƣợng. Do đó, tỉnh cần đầu tƣ hợp lí cho việc đào tạo bồi dƣỡng
nguông nhân lực phục vụ du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
trong và ngoài nƣớc.
3.1.3.1 Đào tạo cán bộ công chức quản lý về du lịch
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Sóc Trăng nhìn chung chƣa thật sự
đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh, trong đó cán bộ trực tiếp tham gia vào
quá trình giám sát, đôn đốc phụ trách về du lịch cũng còn quá thƣa thớt so với tình hình
cũng nhƣ tiềm năng đang có của du lịch tỉnh Sóc Trăng. Vấn đề trình độ chuyên môn của
đội ngũ cán bộ cũng là một trong những yếu tố quyết định nên sự phát triển hiệu quả của
các điểm du lịch thông qua quá trình quản lý nghiệp vụ trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Do
đó, việc đào tạo và bồi dƣỡng trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ quản lý về du
lịch là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
3.1.3.2 Đào tạo lao động kinh doanh du lịch
Các lĩnh vực kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp đến du lịch bao gồm kinh doanh lữ
hành, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Đây là những lĩnh vực chiếm số lƣợng lao động
đông đảo và cơ cấu lao động trẻ nhất, tuy nhiên chất lƣợng lao động ở những lĩnh vực
này còn chƣa cao, phần lớn chỉ qua đào tạo sơ cấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn
thấp.
Song song với đội ngũ lao động thông qua đào tạo và tham gia trực tiếp vào quá
trình tạo ra sản phẩm du lịch thì một thành phần nữa đó là lực lƣợng lao động gián tiếp.
Cụ thể nhƣ tài xế, lái đò, những ngƣời bán hàng lƣu niệm, bán hàng rong,… Khi tiếp xúc
trực tiếp với khách du lịch cũng góp phần tạo nên ấn tƣợng và cảm tình đối với du khách.
Hàng năm, tỉnh đã chủ trƣơng mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trực
tiếp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, nhằm nâng cao trình độ và khả năng nắm bắt với
thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Nhìn chung, trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang hội nhập với du lịch của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới, hòa chung vào xu thế chung của quốc gia Sóc Trăng
cũng không ngừng vƣơn lên và ngày càng chứng tỏ mình là một tỉnh thành có nhiều khả
năng phát triển du lịch thông qua những tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, chính từ điều này
mang đến cho Sóc Trăng những nhiệm vụ phải đảm đƣơng, đó chính là phải nâng cao
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và cả nhân viên kinh doanh du lịch.
3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH SÓC
TRĂNG
3.2.1 Những điểm tham quan đƣa vào khai thác du lịch văn hóa tiêu biểu
Một số địa điểm tham quan du lịch văn hóa tiêu biểu tại Sóc Trăng:
a. Chùa Dơi
Khách du lịch đến thăm Chùa thích thú nhất là đƣợc ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả
bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Cứ đến mùa mƣa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi.
Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thoả mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa
cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt - Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với
nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện.
b. Chùa Kh’leang
Sau nhiều lần trùng tu chùa Kleang có kiến trúc nhƣ hiện nay. Trong khuôn viên
chùa rộng khoảng 4ha, trong khuôn viên chùa có nhiều cây cổ thụ làm chùa thêm cổ kính,
du khách có thể đến nơi đây để tận hƣởng không khí trong lành, tìm hiểu về thƣ tịch cổ
Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngƣỡng công trình kiến trúc độc
đáo của chùa
Trong chùa còn lƣu giữ nhiều hiện vật quý giá cổ xƣa. Chùa rất đông du khách
tham quan tìm hiểu vào các dịp lễ hội hay tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
c. Chùa Chén Kiểu
Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, tìm
hiểu văn hóa ngƣời Khmer, du khách còn có thể chiêm ngƣỡng một phần gia sản của
công tử Bạc Liêu - ngƣời nổi tiếng một thời của vùng lục tỉnh, đó là chiếc tủ cẩn xà cừ,
bộ Trƣờng kỷ cùng 02 chiếc giƣờng ngủ mùa đông và mùa hè, đƣợc nhà chùa mua lại
vào năm 1947, với giá lúc bấy giờ là trên 2.000 giạ lúa. Số đồ này đƣợc xem là những
món đồ cổ quý giá, đƣợc làm từ loại gỗ tốt, cẩn xà cừ và chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ.
Có ngƣời đã trả giá khá cao để mua số đồ này nhƣng chùa không bán.
Giờ đây, chùa Chén Kiểu là 1 trong 18 điểm đến du lịch, mà du khách đừng nên
bỏ lỡ khi có dịp về Sóc Trăng.
d. Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn bức tƣợng làm bằng đất sét mà
còn đƣợc du khách biết đến bởi 04 cặp đèn cầy (nến) khổng lồ khá đặc biệt. Với những
nét đẹp ấy, ngày 10 tháng 12 năm 2010 UBND tỉnh Sóc Trăng đã công nhận Bửu Sơn tự
(chùa Đất Sét) là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Với những đặt thù độc đáo của
những tƣợng phật, hình thú, những cặp đèn cầy, cây nhang,… thì đây là một điểm tham
quan không thể bỏ qua của du khách gần xa khi đến với du lịch Sóc Trăng.
e. Khu văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt
Nằm ngay trung tâm thành phố Sóc Trăng, có diện tích trên 25ha là một trong
những trung tâm văn hóa du lịch lớn của tỉnh. Hiện nay Khu văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt đang
dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đang kêu gọi đầu tƣ phát triển các dịch vụ vui chơi giải
trí. Theo quy hoạch, khu văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt sẽ gồm các phân khu chức năng: khu
văn hóa triễn lãm, khu văn hóa dân tộc, hồ nƣớc, khu vui chơi giải trí hiện đại, khu dịch
vụ bán hàng lƣu niệm, khu nhà hàng, sân khấu nhạc nƣớc,… Nơi đây thƣờng xuyên diễn
ra các hoạt động văn hóa lễ hội nhƣ: hội chợ triễn lãm, ca múa nhạc, thả đèn gió, đèn
nƣớc trong lễ hội Oc – Om – Boc,…
Du khách đến với đến với Sóc Trăng chắc hẳn không thể bỏ qua địa điểm du lịch
này.
f. Nhà trƣng bày văn hóa Khmer
Bên trong nhà trƣng bày là vô số những vật dụng truyền thống của đồng bào dân
tộc Khmer từ rất xa xƣa nhƣ: dàn nhạc dây, bộ Kinh viết trên lá buông, tƣợng Phật cổ,
chuông đồng, những dụng cụ sinh hoạt của ngƣời Khmer,… Các cấp lãnh đạo của tỉnh
đang có những chính sách quan tâm, mở rộng quy mô cũng nhƣ trùng tu, sửa chữa kịp
thời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan của du khách thập phƣơng đối với nhà trƣng
bày.
3.2.2 Dịch vụ lƣu trú, ăn uống, mua sắm
Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ du lịch đã và đang đƣợc sự
quan tâm đầu tƣ của tỉnh góp phần ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng.
Sở cũng đã thống kê (2011) toàn tỉnh có khoảng 37 khách sạn với 756 phòng. Với
số lƣợng nhƣ trên thì khả năng đáp ứng với nhu cầu của du khách đến với Sóc Trăng là
tƣơng đối. Vào những ngày cao điểm của du lịch nhƣ lễ hội Ok – Om – Bok festival lúa
gạo, ngày lễ phật Đảng, các sự kiện văn hóa thể thao. Hầu hết các khách sạn đều có trang
bị cơ sở vật chất, kĩ thuật đầy đủ tiện nghi cho khách và các dịch vụ liên quan nhƣ
massage, karaoke, giặt ủi.
Cùng với hệ thống khách sạn thì Sóc Trăng cũng có nhiều nhà hàng, quán ăn phục
vụ khách từ các món ăn bình dân đến các món ăn hạng sang. Những nhà hàng nổi tiếng
là: nhà hàng Thanh Thảo 1,2,3,4 Đồng Xanh, Hằng Kỳ, Bia Sệt… Một số nhà hàng thuộc
khách sạn nhƣ nhà hàng Thủy Tiên, nhà hàng Ngọc Sƣơng, nhà hàng Khánh Hƣng và
nhiều nhà hàng khác giúp cho việc ăn uống của du khách đƣợc thuận tiện hơn.
Bảng 6. Thông tin một số nhà hàng, quán ăn tại Sóc Trăng
STT
Đơn vị
Địa chỉ
Điện thoại
1
Quán Thanh Thảo 3
1/3 Phú Lợi, P2,
TP.ST
0793.611119
2
Vƣờn ẩm thực Thanh
Bình
Đƣờng Trà Men B,
P6, TPST
0793.829348
3
Quán Thuận
25, Trƣơng Công
Định, P2, TP.ST
0793.821298
4
Quán Hƣng
Hẻm 24, Hùng
Vƣơng, P6, TP.ST
0793.822268
5
Quán Hƣng 2
29A, Hùng Vƣơng,
TP.ST
0793.822263
6
Quán Cây Dừa
101B, Hùng Vƣơng,
TP.ST
0793.8221182
7
Vƣờn ẩm thực 36
36, Quốc Lộ 1A, P2.
TP.ST
0793.821589
8
Nhà hàng Hằng Ký
67, Yết Kiêu, TP.ST
0793.612034
9
Quán nem nƣớng
Bảy Gành
22, Lê Hồng Phong,
TP.ST
0793.822533
10
Quán Cƣờng 150
150B, Mạc Đỉnh Chi,
P9, TP.ST
0793.825999
11
Nhà Hàng Khánh
Hƣng
20, Trần Hƣng Đạo,
TP.ST
0793.615090
(Nguồn: tác giả, tháng 11, năm 2013)
Các hạng mục, cơ sở phục vụ du lịch nhƣ quầy lƣu niệm, khu chợ đêm, khu trƣng
bày hàng hóa cho khách tham quan vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút du khách thập
phƣơng. Góp phần đƣa những sản phẩm văn hóa đặc trƣng của tỉnh đến với du khách mọi
nơi.
Bên cạnh đó, đối với những điểm du lịch văn hóa nằm ở vùng sâu, vùng xa không
có nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn với quy mô lớn hoặc chỉ có một vài nhà nghỉ, quán ăn
nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu lƣu trú, ăn uống của khách là đối tƣợng khách có nhu cầu
tham quan, nghiên cứu với thời gian lâu dài.
Bảng 7. Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch ở Sóc Trăng
Mức đánh
Bình
Các yếu
giá
Rất tốt
Khá tốt
Kém
Tổng
thƣờng
tố
Dịch vụ lƣu trú
18%
52%
30%
0%
100%
Dịch vụ ăn uống
25%
44%
28%
3%
100%
Dịch vụ vận chuyển
45%
39%
15%
1%
100%
Các dịch vụ khác
(ngân hàng, viễn
26%
50%
19%
5%
100%
thông, y tế,…)
(Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn khách du lịch)
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng các dịch vụ phục vụ du lịch tại Sóc Trăng đƣợc
khách du lịch đánh giá khá tốt. Mức độ hài lòng ở múc rất tốt và khá tốt rất lớn, mức
đánh giá kém chỉ là thiểu số rất nhỏ. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề đòi hỏi
phải có hƣớng giải quyết, quan tâm đầu tƣ của ban lãnh đạo du lịch tỉnh Sóc Trăng, góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển của du lịch nói chung và đối với lĩnh vực văn hóa nói
riêng.
3.2.3 Một số dự án đầu tƣ và phát triển phục vụ du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng
Hiện nay tỉnh có nhiều dự án đầu tƣ và phát triển nhiều địa điểm du lịch. Năm
2010, tỉnh đã thực hiện 3 dự án đầu tƣ bao gồm:
- Dự án khu du lịch Song Phụng – xã Song Phụng, huyện Long Phú.
- Dự án đƣờng dẫn quốc lộ 91C vào khu du lịch Hồ Bể - xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu.
- Dự án khu du lịch văn hóa lễ hội cồn Mỹ Phƣớc.
Trong giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục hoàn thành các dự án và triển
khai thêm một số dự án mới nhƣ:
-
Khu văn hóa hồ Nƣớc Ngọt- phƣờng 6, tp Sóc Trăng.
-
Khu rừng tràm Mỹ Phƣớc – xã Mỹ Phƣớc, huyện Mỹ Tú.
-
Khu du lịch Mỏ Ó- xã Trung Bình, huyện Long Phú.
-
Làng văn hóa dân tộc – Châu Thành và Vĩnh Châu.
Đây là những dự án trùng tu và khôi phục hiện trạng những địa điểm du lịch, nhằm
phục chế những hạn mục xuống cấp trầm trọng của những khu, điểm du lịch.
Tuy nhiên tại các khu du lịch, điểm du lịch văn hóa hay những làng nghề truyền thống
nhƣ đan đát Phú Tân, tranh kiếng, làng bánh cống Đại Tâm,…hiện đang vẫn còn tồn tại
nhƣng về cơ bản chƣa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các khu, điểm du lịch với các công ty
du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch.
Trong thời gian sắp tới việc bảo tồn, trùng tu các địa điểm tham quan du lịch đã và
đang đƣợc quan tâm bởi các cấp lãnh đạo của tỉnh, góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên một cách hợp lí.
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
3.3.1 Thuận lợi:
-
Vùng đất Sóc Trăng có nhiều điều thú vị với những phong tục, tập quán, truyền
thống, nhiều văn hóa, lễ hội độc đáo của ba dân tộc anh em.
-
Tài nguyên du lịch văn hóa tại Sóc Trăng mang tính tập trung cao, chủ yếu phân bố
trên địa bàn thành phố và các huyện nhƣ Châu Thành, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên. Điều
nay giúp cho du khách dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan trong suốt hành trình
của mình.
-
Có nhiều đặc sản địa phƣơng nổi tiếng nhƣ: bánh pía, lạp xƣởng Vũng Thơm, mè láo,
cốm dẹp, bún nƣớc lèo, xá bấu chua ngọt, mắm bhóc.
-
Hệ thống pháp luật về du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch đang càng ngày
đƣợc hoàn chỉnh tạo môi trƣờng pháp lý cho du lịch cả nƣớc nói chung và du lịch
Sóc Trăng phát triển thuận lợi.
-
Chế độ chính trị ổn định, tình hình an ninh trật tự trong xã hội luôn đƣợc đảm bảo,
tạo môi trƣờng vừa an toàn vừa thân thiện.
3.3.2 Khó khăn
-
Sản phẩm văn hóa bị trùng lắp với các tỉnh lân cận, gây ra sự nhàm chán cho du
khách đến với sản phẩm du lịch của tỉnh.
-
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du
khách, nhất là một số điểm tham quan ở xa trung tâm thành phố Sóc Trăng. Các hạng
mục công trình phục vụ cho du lịch vẫn còn thiếu nên gây trở ngại cho khách tham
quan.
-
Tiềm năng du lịch văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đang đƣợc khai thác, nhƣng số lƣợng
điểm du lịch đƣợc đi vào khai thác du lịch còn chƣa đƣợc đầu tƣ hợp lí, hiện vẫn còn
là những dự án, do đó hiệu quả khai thác chƣa cao, chƣa phát triển tƣơng xứng với
tiềm năng sẵn có của mình.
-
Nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch còn hạn chế, đặc biệt là vốn dành cho xây dựng
kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu sản phẩm du lịch
độc quyền.
-
Giống nhƣ thực trạng của hầu hết các điểm du lịch của cả nƣớc, các điểm tham quan
du lịch tại Sóc Trăng đang đứng trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến
các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cũng góp phần ảnh hƣởng đến
môi trƣờng du lịch, điển hình là tình trạng giảm số lƣợng dơi ở chùa Mahatup, mất
cảnh quan mỹ quan của những điểm du lịch văn hóa nhƣ tình trạng ô nhiễm nguồn
nƣớc ở khu văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt.
-
Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chƣa đáp ứng tốt yêu
cầu của du khách. Tỉnh Sóc Trăng chƣa thật sự quan tâm đúng mức đến thu nhập của
lao động trong ngành.
-
Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ban ngành với ngƣời dân địa phƣơng, nơi
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
-
Tệ nạn buôn bán hàng rong, ăn xin, bán vé số, hiện tƣợng chèo kéo khách đang dần
làm cho hình ảnh du lịch của tỉnh mất đi tính thân thiện và tốt đẹp trong lòng du
khách.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
4.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
4.1.1 Một số dự báo
Với những nổ lực đầu tƣ của các cấp lãnh đạo trong lĩnh vực du lịch nói riêng cùng với
sự quan tâm của cấp bộ đảng, chính quyền tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua, tình
hình phát triển du lịch chung ở Sóc Trăng có sự phát triển đáng kể.
Nhằm phát huy hơn nữa khả năng thu hút cũng nhƣ khai thác nguồn tài nguyên du lịch
một cách hợp lí, tỉnh Sóc Trăng đƣa ra một số dự báo về du lịch nhƣ sau:
a. Dự báo về số lƣợng du khách
Bảng 8. Dự báo về số lƣợng du khách trong giai đoạn 2015- 2020
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2015
2020
Tổng lƣợt
khách
Lƣợt
1.115.106
1.678.715
Khách quốc tế
Lƣợt
52.258
117.043
Lƣợt
18.300
46.800
Ngày
2.5
3.0
Lƣợt
33.958
70.243
Lƣợt
1.064.848
1.561.672
Lƣợt
148.798
226.442
Ngày
2.0
3.0
Lƣợt
914.050
1.335.230
-
Lƣu trú
Ngày khách
bình quân
- Tham
quan
Khách nội địa
-
Lƣu trú
Ngày khách
bình quân
- Tham
quan
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
Số lƣợng du khách đến với Sóc Trăng mỗi năm không ngừng tăng lên với thời
gian lƣu trú lâu hơn, chính vì thế làm cho ngày khách bình quân cũng tăng lên con số đến
ba ngày.
b. Dự báo về doanh thu du lịch
Bảng 9. Dự báo về doanh thu du lịch trong giai đoạn 2015 – 2020
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2015
2020
Tổng doanh thu
Triệu đồng
617.093
1,821.499
Khách quốc tế
Triệu đồng
72.916
428.293
Tỷ trọng
%
11.8
21.4
Khách nội địa
Triệu đồng
544.177
1,393.205
Tỷ trọng
%
88.2
78.6
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
Với số lƣợng khách du lịch tăng lên qua các năm thì song song đó, doanh thu về
du lịch cũng sẽ tăng theo. Trong thời gian tới Sóc Trăng cần nổ lực hơn nữa để tăng mức
thu doanh thu, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh.
c. Dự báo về nguồn vốn đầu tƣ
Bảng 10. Dự báo về nguồn vốn đầu tƣ cho trong du lịch giai đoạn
2011 – 2020
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn
Giá trị
Tỷ lệ
Ngân sách nhà nƣớc
248.459
20%
Vốn huy động của các
393.836
31,7%
doanh nghiệp
Các nguồn vốn khác
600.000
48,3%
Tổng
1,242.295
100%
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
Hình 3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ trong giai đoạn 2011 – 2020
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
4.1.2 Định hƣớng trong vấn đề bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn
Vấn đề bảo tồn nguyền tài nguyên đang là một trong những vấn đề đƣợc đặt lên
hàng đầu trong việc phát triển du lịch. Phát triển bền vững là phát triển không chỉ nhằm
vào tăng trƣởng kinh tế mà còn phải đảm bảo bền vững về sinh thái, kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, cần lƣu ý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, không
thể phá hủy nguồn tài nguyên du lịch này, vì đây là yếu tố hết sức quan trọng. Sóc Trăng
có tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng và đậm đà bản sắc ba dân tộc anh em
Kinh, Hoa, Khmer. Điều này đƣợc xem là nguồn tài nguyên quý giá vốn có của vùng đất
này, chính vì thế việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cần đƣợc quan
tâm hơn nữa. Với những chính sách, chủ trƣơng của sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
tỉnh Sóc Trăng đề ra luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tài nguyên du lịch, chính bởi đây là
một trong những yếu tố đƣợc xem là quan trọng , đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển du
lịch hiện tai và tƣơng lai sau này.
Tỉnh Sóc Trăng còn thƣờng xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán
bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch về tài nguyên và môi trƣờng du lịch. Tiêu biểu gần
đây nhất là hội nghị diễn ra vào ngày 21/10/2013, đƣợc sở Văn Hóa Thể Thao và Du
Lịch tổ chức khai giảng lớp “Kiến thức về môi trƣờng du lịch” thu hút đông đảo cán bộ
văn hóa, thông tin của các xã huyện trên địa bàn tỉnh và các cơ sở kinh doanh du lịch đến
tham gia. Thông qua những hoạt động này góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, ý
thức đƣợc sự quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch nói chung và đối với môi
trƣờng nói riêng.
Thời gian sắp tới cần nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động tuyên truyền,
cổ động cho toàn thể nhân dân, để việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đồng thời phát
huy hơn nữa những tiềm năng vốn có này.
4.1.3 Phát triển thị trƣờng và sản phẩm du lịch
Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng về du lịch văn hóa tuy nhiên thị trƣờng và sản
phẩm du lịch ở loại hình này nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của du khách.
Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những nội dung quan trọng trong định
hƣớng phát triển du lịch văn hóa nói riêng và với du lịch của tỉnh nói chung.
Với đặc tính thị trƣờng du lịch gắn liền với khách du lịch, đối tƣợng du khách đến
với Sóc Trăng không chỉ là khách nội địa mà còn cả khách nƣớc ngoài nữa. Nhu cầu của
từng đối tƣợng du khách sẽ khác nhau.
Thị trƣờng du lịch có tính thời vụ rõ nét, đối với các loại hình du lịch khác nhau
lại có thời gian hoạt động riêng, đối với loại hình du lịch văn hóa có nhịp điệu thời vụ
không quá phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên nhƣ loại hình du lịch sinh thái, tuy nhiên
chúng phụ thuộc nhiều vào yếu tố dân cƣ, dân tộc và phong tục tập quán , lễ hội truyền
thống của cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Sóc Trăng. Đây đƣợc xem là một lợi thế để phát
triển du lịch văn hóa tại Sóc Trăng. Ngoài ra, các sự kiện văn hóa thể thao, hội chợ triễn
lãm cũng đƣợc xem là một trong những điều kiện thúc đẩy sự mở rộng thị trƣờng, đa
dạng hóa các hình thức thu hút khách du lịch.
Sản phẩm du lịch tại Sóc Trăng nhƣ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan đát,
làm tranh kiếng, hay sản phẩm chiếu, đặc sản các loại bánh còn có nhiều sự trùng lắp
tƣơng tự với một số sản phẩm du lịch của các tỉnh lân cận, chƣa có sự độc đáo độc phá,
cũng nhƣ hình thức sản xuất, quảng bá và đăng kí độc quyền sản phẩm.
Sản phẩm du lịch đƣợc tạo ra bởi ba thành phần chủ yếu đó là:
-
Những thành phần tạo sức hút
-
Những cơ sở du lịch
-
Dịch vụ du lịch
Để đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch cần quan tâm và chú
trọng những yếu tố này, bởi đây là những điều cơ bản để tạo ra những sản phẩm không
những có tác dụng thu hút khách du lịch và còn quảng bá thƣơng hiệu lẫn hình ảnh của
du lịch văn hóa tỉnh nhà.
4.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng phục vụ du lịch
Du lịch thực chất là một ngành kinh tế dịch vụ trong đó con ngƣời là một yếu tố
cấu thành nên dịch vụ. Chính vì thế chất lƣợng nguồn lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến
chất lƣợng sản phẩm. Do đó, nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực là nhu
cầu thiết yếu, cấp thiết trong việc quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.
Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm: đào tạo mới, đào tạo lại đối với
cán bộ lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Có hai nguồn kinh phí đào tạo chính dó là:
đào tạo bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc, đào tạo bằng nguồn kinh phí ngoài
ngân sách.
Đƣơc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, hằng năm có nhiều
lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch đƣợc mở nhằm đào tạo, cải thiện trình độ của lao động trực
tiếp và cán bộ quản lý tham gia vào hoạt động du lịch, những lớp đào tạo này đƣợc sự
giảng dạy của những ngƣời có trình độ chuyên môn về du lịch nói chung và du lịch văn
hóa nói riêng, gồm những thạc sĩ, tiến sĩ ở các trƣờng đại học, cao đẳng danh tiếng giàu
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn truyền đạt.
Bảng 11: Dự báo về nguồn nhân lực trong giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị tính : lao động
Chỉ tiêu
Tổng số lao
động du lịch
2015
2020
1.392
2.433
Phân theo trình độ lao động
Trình độ trên
đại học
3
5
Trình độ dại
học, cao đẳng
250
650
Trình độ trung
cấp
280
800
Trình độ sơ cấp
600
600
Trình độ dƣới
sơ cấp
259
378
Phân theo loại lao động
Đội ngũ quản
lý của các cơ
quan quản lý
nhà nƣớc về du
lịch
35
45
120
160
120
130
280
100
Hƣớng dẫn
viên nội
địa
Hƣớng dẫn
viên quốc
tế
Thuyết
minh viên
220
230
450
180
Lao động quản
lý tại các
doanh nghiệp
Lao động
nghiệp vụ
Lễ tân
Phục vụ buồng
Phục vụ bàn
Đầu bếp
Hƣớng dẫn
viên du lịch
Nhân viên lữ
hành
Nhân viên khác
Khách sạn, nhà
hàng
50
50
100
30
70
60
120
150
252
708
Phân theo ngành nghề kinh doanh
630
1080
Lữ hành, vận
chuyển du lịch
Dịch vụ khác
160
380
282
768
(Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng)
4.1.5 Chiến lƣợc quảng bá du lịch
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, cần phải có định hƣớng marketing du lịch phù
hợp trong giai đoạn hiện nay. Mô hình marketing hỗn hợp sẽ là mô hình phù hợp để
quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa Sóc Trăng. Bao gồm những thành phần sau:
- Sản phẩm: dựa vào những tiềm năng vốn có của mình để xây dựng những sản
phẩm không những có chất lƣợng cao, không bị trùng lắp với những sản phẩm của
các tỉnh khác mà còn thể hiện đƣợc nét đặc trƣng văn hóa riêng biệt của con ngƣời,
vùng đất Sóc Trăng.
- Giá cả: giá cả các sản phẩm du lịch phải đƣợc xây dựng một cách hợp lý, phù hợp
với đối tƣợng khách hàng. Đồng thời phải có sự liên kết, đồng bộ giá cả giữa các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tránh trƣờng hợp hạ giá do cạnh tranh.
- Tiếp thị, quảng bá hình ảnh du lịch: ngành du lịch Sóc Trăng cần tập trung nhiều
hơn cho việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Sóc Trăng, những sản phẩm du lịch đặc
trƣng của Sóc Trăng. Trƣớc hết, ta phải xác định đƣợc đối tƣợng hƣớng tới, tiếp
theo là thông điệp quảng bá và tiếp đó là nội dung ta muốn chuyển tải đến đối
tƣợng. Có nhiều hình thức để thực hiện điều này nhƣ: tổ chức hội chợ triễn lãm,
tham dự các cuộc hội chợ triễn lãm trong và ngoài nƣớc, giới thiệu hình ảnh cảu
tỉnh trên webside của tỉnh, thƣờng xuyên cập nhật những thông tin về du lịch trên
các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, truyền hình, webside,…
4.1.6 Dự án phát triển
Để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng một cách có hiệu quả
thì việc đầu tƣ vào nó là việc hiển nhiên. Sóc Trăng có nhiều dự án phát triển du lịch
trong thời gian hiện tại và cả những dự án sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai.
Trong giai đoạn 2010 – 2020 tiếp tục hoàn thành các dự án đã triển khai và xây
dựng thêm một số dự án mới:
- Khu du lịch văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt – phƣờng 6, thành phố Sóc Trăng (2007 –
2015)
- Khu du lịch Song Phụng – xã Song Phụng, huyện Long Phú (2007 – 2015)
- Khu du lịch Hồ Bể - Giồng Chùa – xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu (2008 – 2015)
- Vùng du lịch hạ lƣu sông Hậu – huyện Kế Sách và huyện Cù Lao Dung (2008 –
2015), huyện Long Phú (2009 – 2015)
- Nâng cấp các điểm du lịch ( Vƣờn Cò Tân Long, chùa Sà Lôn, chùa Bốn Mặt, chùa
Đất Sét…) ( 2008- sau 2010)
- Khu liên hợp khách sạn, nhà hàng, siêu thị, văn phòng cho thuê (2011 – 2015)
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG
4.2.1 Cơ chế quản lý
Để du lịch Sóc Trăng phát triển mạnh và đồng bộ thì công tác quản lý là vô cùng
quan trọng, nếu công tác quản lý không tốt sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát
triển của du lịch nhƣ lãng phí vốn đầu tƣ, hay đầu tƣ không đúng chỗ, gây nên việc thất
thoát, hủy hoại tài nguyên du lịch tự nhiên và làm mai một tài nguyên du lịch nhân văn.
Công tác quản lý phải có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban
ngành, chính quyền địa phƣơng, sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, cơ sở kinh doanh du
lịch và quan trọng không kém là sự phối hợp thực hiện của cộng đồng dân cƣ.
Riêng đối với công tác quản lý nhà nƣớc cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Thống nhất và nâng cao chất lƣợng bộ máy nhà nƣớc về du lịch từ thành phố, tình và
các huyện, xã.
- Xây dựng và ban hành các quy chế về quản lý các hoạt động du lịch trong tỉnh.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra các hoạt động du lịch trong địa bàn tỉnh.
- Có sự phối hợp quản lý giữa sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch với các cơ quan ban
ngành khác trong địa bàn tỉnh, đồng thời giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh
bạn để không ngừng nâng cao công tác quản lý và tăng hiệu quả các hoạt động.
4.2.2 Vốn đầu tƣ
Một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển du lịch đó là vốn đầu tƣ. Do
đó, đòi hỏi tỉnh phải có danh sách huy động vốn thiết thực, đạt hiệu quả, nâng cao nguồn
vốn đầu tƣ cho du lịch để thúc đẩy mạnh ngành du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Đây là vấn đề
mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của định hƣớng quy hoạch, theo ƣớc tính tổng nguồn
vốn đầu tƣ trong giai đoạn 2011 – 2020 là 1,242.6 tỷ đồng, nguồn GDP tích lũy từ du lịch
chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ, phần còn lại phải dựa vào các nguồn vốn khác. Chiếm tỉ
trọng 20% nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn 2011 – 2020. Tuy
nhiên , để phát triển du lịch cần có những nguồn vốn đầu tƣ với nhiều hình thức khác
nhau:
-
Tạo quỹ vốn từ đất (đấu thầu quyền sử dụng đất) là một trong những hƣớng đi
đƣợc một số tỉnh áp dụng thành công.
-
Khuyến khích xã hội hóa về đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện
các biện pháp thu hút nguồn đầu tƣ vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau, nhất là vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn cổ phần của các tổ chức, cá nhân và ngƣời dân địa phƣơng.
-
Tham gia các cuộc hội thảo về đầu tƣ, hội chợ du lịch trong và ngoài nƣớc nằm
giới thiệu, kêu gọi các dự án đầu tƣ vào tỉnh.
-
Phát hành trái phiếu, công trái chính phủ nhằm huy động vốn đầu tƣ vào mục đích
phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh Sóc Trăng.
Tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tƣ còn phụ thuộc nhiều vào môi trƣờng đầu tƣ, để
thực hiện đƣợc mục tiêu trên, song song với quá trình phát triển phải là sự hoàn thiện cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thêm vào đó là những chính sách đơn
giản hóa các thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tƣ.
4.2.3 Nguồn nhân lực
Dù bất kì trong mọi ngành nghề nào, con ngƣời vẫn đƣợc xem là yếu tố quan trọng
nhất hình thành nên sự thành công hay thất bại của mọi sự phát triển, chính vì thế phải có
những giải pháp đồng bộ để sử dụng một cách có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực
một cách thỏa đáng. Nhằm đào tạo ra đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, đủ năng lực và
đạo đức, tác phong với các hoạt động quản lý cũng nhƣ kinh doanh du lịch.
Đẩy mạnh các hoạt động hƣớng tới giáo dục du lịch, có tác dụng nâng cao nhận
thức cho nhân dân và cả du khách khi đến tham quan tại nhƣng địa điểm du lịch của tỉnh.
Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách của đội ngũ, cán bộ trong lĩnh
vực du lịch, qua đó xây dựng nên những tiêu chuẩn cho các nhà quản lý, các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, giúp mở rộng mối quan hệ, hợp tác trên phạm
vi và quy mô lớn, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những tổ chức đào tạo trong nƣớc và
quốc tế.
4.2.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
Vấn đề xây dựng và hoàn thiện các sơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đƣợc
quan tâm đúng mức cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Để nhằm cải thiện hơn
nữa chất lƣợng phục vụ du khách, Sóc Trăng cần có những biện pháp nhƣ:
- Áp dụng những phƣơng tiện, trang thiết bị tiên tiến phục vụ du lịch trong các hệ
thống nhà hàng, khách sạn.
- Chú trọng đầu tƣ, hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn
trong và ngoài nƣớc để nhằm đem sự tiên tiến của họ áp dụng hợp lí vào hiện trạng
phát triển du lịch Sóc Trăng nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.
- Du lịch gắn với việc di chuyển con ngƣời trên phạm vi nhất định. Điều này phụ
thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tƣợng có thể có sức hấp dẫn đối với
du lịch nhƣng vẫn không thể khai thác đƣợc nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải.
Chính vì vậy cần quan tâm hơn nữa công tác giao thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.
- Trong đời sống hiện đại nói chung, không chỉ ngành du lịch không thể thiếu đƣợc
các phƣơng tiện thông tin liên lạc. Điều này góp phần hiện đại hóa và phục vụ tốt
hơn nhu cầu của du khách.
4.2.5 Xúc tiến, quảng bá du lịch
Để đƣa hình ảnh du lịch đến với du khách thì chiến lƣợc quảng bá, xúc tiến du lịch
cũng đóng vai trò không nhỏ. Tỉnh Sóc Trăng cần có những giải pháp để có những hiệu
quả nhất định cho hình ảnh của mình:
- Cần đƣa hình ảnh du lịch bằng nhiều hình thức quảng bá và cung cấp đầu đủ những
thông tin thông qua các cấp lãnh đạo và cơ quan ban ngành của tỉnh Sóc Trăng.
- Quảng bá hình ảnh du lịch Sóc Trăng qua những phƣơng tiện thông tin đại chúng
nhƣ quảng bá trên webside, báo, đài.
- Hình ảnh du lịch đƣợc giới thiệu một cách khéo léo và hiệu quả qua những dịp lễ
hội, sự kiện trong và ngoài tỉnh. Từ những sự kiện, hội thảo về du lịch đƣợc diễn ra,
góp phần đƣa hình ảnh, con ngƣời vùng đất Sóc Trăng đến với du khách.
- Kết hợp với các công ty lữ hành, thiết kế tour tuyến du lịch trong tỉnh và liên tỉnh,
đa dạng hóa các loại hình du lịch tham quan, kết hợp giữa các nhóm tài nguyên du
lịch.
- Thƣờng xuyên tố chức các cuộc thi tìm hiểu về cùng đất, con ngƣời Sóc Trăng
nhằm đem lại cho bản thân cộng đồng dân cƣ tỉnh Sóc Trăng sự tự hào cùng ý thức
giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc. Qua đó có dịp giới thiệu hình ảnh du lịch của
tỉnh đến với du khách du lịch gần xa.
4.2.6 Bảo tồn tài nguyên và môi trƣờng du lịch
Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch luôn phải đối mặt với những
tác động tiêu cực, tất yếu xảy ra nên vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên và môi trƣờng du
lịch. Do đó, song song với quá trình khai thác cần có những giải pháp nhằm duy trì cũng
nhƣ giảm thiểu đến mức tối đa nhƣng tác động, nguy hại của các hoạt động du lịch đến
nguồn tài nguyên và môi trƣờng du lịch.
Thƣờng xuyên có công tác kiểm tra để có những biện pháp xử lí kịp thời đối với
việc xâm hại, cũng nhƣ gây ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên và môi trƣờng du lịch. Bên
cạnh đó, phải có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với nguồn tài nguyên du lịch
hiện có.
Nghiêm chỉnh chấp hành tốt các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn
tài nguyên du lịch.
Phải có nguồn ngân sách hợp lý cho mục tiêu bảo vệ tài nguyên du lịch, từ đó kêu
gọi sự ủng hộ và đồng tình của du khách và ngƣời dân địa phƣơng.
Đối với du lịch văn hóa thì yếu tố dân cƣ, dân tộc là hết sức quan trọng nên việc
bảo tồn văn hóa đặc trƣng, vì đây chính là những nguồn tài nguyên đáng giá, duy trì dự
tồn tại và phát triển của du lịch Sóc Trăng. Do đó, việc bảo tồn kiến trúc chùa chiềng, các
loại hình sân khấu, lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer cũng nhƣ sự độc đáo, cầu kì
của các làng nghề truyền thống hay các món ăn đặc sản cũng cần đƣợc duy trì, đƣa vào
khai thác du lịch với những hình thức hợp lí, không thƣơng mại hóa, không bình thƣờng
hóa. Phải tôn trọng và giữ gìn các tài nguyên du lịch nhân văn này giúp đƣa ngành du lịch
tỉnh Sóc Trăng phát triển và ngày càng bền vững.
KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Du lịch Sóc Trăng đang trên đà phát triển và hứa hẹn sẽ có những thành tựu đáng
kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó du lịch văn hóa đóng vai trò
hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển này.
Thông qua đề tài nghiên cứu của mình em hi vọng có thể giới thiệu đến độc giả sự
đa dạng, và thú vị của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc của tỉnh Sóc
Trăng với những lễ hội truyền thống nhƣ lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Chol Chnam Thmay,
Dolta; kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đời nhƣ chùa Dơi,
chùa Khleang, chùa Khánh Sơn, chùa Ông Bổn; và trãi nghiệm thú vị với những làng
nghề truyền thống nhƣ làng nghề vẽ tranh trên kiếng, làng nghề làng bánh pía, làng nghề
đan đát; và tìm hiểu về những tấm gƣơng anh hùng, vĩ nhân nhƣ Thiều Văn Chỏi, Lƣơng
Định Của,…Bên cạnh đó, khi đến với Sóc Trăng, du khách còn có thể thƣởng thức những
món ăn đặc sản của vùng đất giàu bản sắc văn hóa này nhƣ bánh pía, bánh cống, bún
nƣớc lèo, lạp xƣởng, bò nƣớng ngói,… Tất cả những yếu tố trên góp phần rất lớn vào sự
thu hút du khách thập phƣơng đến tham quan và tìm hiểu.
Với những tiềm năng vốn có, Sóc Trăng không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật
chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Song thực trạng
cho thấy một số vấn đề bất cập hiện nay là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn chƣa đƣợc
đầu tƣ đúng mức, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách chính vì thế cũng chƣa thỏa
mãn. Phần lớn du khách đến với Sóc Trăng chỉ thật sự đông đúc vào những dịp lễ hội
truyền thống, hay sự kết hợp tham quan theo những sự kiện văn hóa thể thao, hội nghị,
hội thảo chuyên đề và đối tƣợng du khách quan tâm nhất có lẽ là kiến trúc chùa chiềng và
tại Sóc Trăng. Trong khi đó, những dự án phát triển du lịch văn hóa lại nhằm vào các đối
tƣợng khác nhau, không chỉ là chùa, lễ hội mà còn có những di tích lịch sử hay làng nghề
truyền thống. Chính từ thực trạng trên cho thấy việc đầu tƣ đồng bộ và có sự kết hợp giữa
các tuyến điểm du lịch hay sự quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa cũng rất quan trọng đối
với vấn đề phát triển du lịch một cách có hiệu quả.
Bên cạnh những vấn đề về thực trạng phát triển du lịch nói trên, chúng ta cần quan
tâm đến một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó chính là nguồn nhân lực phục vụ
du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Sóc Trăng cần quan tâm hơn nữa chất
lƣợng phục vụ du khách, đảm bảo cơ chế quản lý hiệu quả, đội ngũ hƣớng dẫn viên, nhân
viên kinh doanh du lịch có trình độ chuyên môn cao và vững chắc, hơn thế nữa việc liên
kết giữa các cơ sở kinh doanh du lịch cũng cần đƣợc phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.
Với những tiềm năng về nguồn văn hóa đa dạng, độc đáo của mình, Sóc Trăng hi
vọng sẽ đem đến cho du khách những trãi nghiệm thú vị sau những chuyến tham quan,
tiến tới là một điểm đến lý tƣởng cho du khách trong nƣớc và quốc tế, góp phần thúc đẩy
mạnh nền kinh tế của tỉnh và mang hình ảnh du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói
riêng giới thiệu rộng rãi với tỉnh bạn và các nƣớc trong khu vực.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Một số ý kiến gửi đến ban chỉ đạo, các cấp lãnh đạo cùng sở Văn Hóa Thể Thao
và Du Lịch tỉnh Sóc Trăng
- UBND tỉnh tạo nguồn vốn đầu tƣ từ quỹ ngành cho công tác tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến, đầu tƣ phát triển cho du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung của
tỉnh.
- Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách ƣu đãi, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tƣ vào việc phát triển các hoạt động du lịch.
- Ban lãnh đạo tỉnh cần nhanh chóng xem xét, phê duyệt những dự án quy hoạch phát
triển du lịch văn hóa nói riêng và các dự án quy hoạch để phát triển du lịch nói
chung.
- Cần quan tâm hơn nữa về chỉ thị bảo vệ môi trƣờng du lịch, bảo vệ nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Kiến nghị tổng cục du lịch cấp vốn ngân sách hỗ trợ trong việc đầu tƣ vào kết cấu
hạ tầng ở các khu, điểm du lịch trọng điểm.
- Ban hành chỉ đạo của nhà nƣơc về việc trùng tu, bảo vệ và nâng cấp các di tích lịch
sử văn hóa, một số làng nghề truyền thống của tỉnh Sóc Trăng.
- Kiến nghị các sở ban ngành thành lập các ban quản lý khu, điểm du lịch để tăng
cƣờng công tác bảo vệ, và có phƣơng án sắp xếp, phù hợp với tình hình phát triển
thực tế cho từng giai đoạn phát triển.
- Liên kết với các tỉnh bạn để nhằm quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa của tỉnh, phối
hợp liên tuyến với những tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL.
- Tích cực kêu gọi đầu tƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho các dự án du lịch
tại Sóc Trăng.
- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan đến việc xúc tiến, đầu
tƣ cho du lịch, nhằm rút kinh nghiệm và đƣa ra hƣớng giải quyết cho những vấn đề
kinh doanh phát triển du lịch.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, và nhân lực kinh doanh du lịch có trình độ
chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
- Quy hoạch bố trí các bến bãi phục vụ quá trình hoạt động du lịch một cách hợp lý,
sắp xếp trật tự giao thông, trật tự an toàn xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh ở
các địa phƣơng.
3. HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Vì lí do hạn hẹp về thời gian cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên việc nghiên cứu
của em còn rất nhiều hạn chế, mang lại hiệu quả không cao cho vấn đề nghiên cứu.
Chính vì lẽ đó, với hi vọng đƣợc nghiên cứu sâu hơn vấn đề du lịch văn hóa, nhân
văn của tỉnh Sóc Trăng, nhằm đƣa ra những giải pháp đầu tƣ và khai thác hợp lí hơn
nguồn tài nguyên du lịch cho sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung và du lịch văn hóa
nói riêng.
Trên cơ sở những đề xuất và kiến nghị gửi đến các cấp ban ngành, các sở có thẩm
quyền về du lịch, em hi vọng trong thời gian tới tỉnh Sóc Trăng sẽ có những thành tựu và
bƣớc phát triển đáng kể trong du lịch, góp phần đƣa kinh tế tỉnh nhà ngày càng phát triển,
đồng thời mang hình ảnh du lịch văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đến với bạn bè trong nƣớc
và quốc tế.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng
Chùa Dơi ( Mahatup)
(Nguồn: tác giả)
Hồ Nƣớc Ngọt
(Nguồn: http://www.ubndtp.soctrang.gov.vn)
Chùa Khleang
(Nguồn: http://www.giadinh.net.vn)
Đua Ghe Ngo
( Nguồn: tác giả)
Đền Thờ Bác
Khu căn cứ tỉnh ủy Mỹ Phƣớc
(Nguồn:http://www.dulichsoctrang.org.vn) (Nguồn: http://www.dulichsoctrang.org.vn)
Làng chiếu Viên Bình – Trần Đề
Làng nghề đan đát Phú Tâm – Châu Thành
(Nguồn: tác giả)
Lễ Hội Nghinh Ông
(Nguồn: tác giả)
Vẽ Tranh Kiếng
(Nguồn: http://ditichlichsuvanhoa.com.vn) (Nguồn: http://dulich.chudu24.com.vn)
Bánh Cống – Đại Tâm
Bánh Pía
(Nguồn: tác giả )
Bún Nƣớc Lèo
(Nguồn: http://www.soctrang.gov.vn)
Cốm Dẹp
(Nguồn: http://www.tanhuevien.com.vn)
(Nguồn: http://www.soctrang.gov.vn)
Lạp Xƣởng
(Nguồn: http://www.tanhuevien.com.vn)
Mè Láo
(Nguồn: http://www.dulichsoctrang.org.vn)
[...]... hình du lịch văn hóa đƣợc nhiều quốc gia khai thác: Nhóm 1: Du lịch văn hóa vùng di sản Nhóm 2: Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn Nhóm 3: Du lịch văn hóa những điểm đen Nhóm 4: Du lịch văn hóa công viên chuyên đề Từ 4 nhóm cơ bản trên ta có các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau: Thứ nhất: Du lịch văn hóa cảm xúc Thứ hai: Du lịch văn hóa sự kiện, lễ hội Thứ ba: Du lịch văn hóa. .. trị văn hóa của khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) Ý thức và tố chất văn hóa của ngƣời môi giới phục vụ du lịch (hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên) Nếu thiếu đi một trong ba yếu tố này đều không thể tạo ra văn hóa du lịch Văn hóa du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du lịch Văn hóa du lịch tức là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện ra, bao gồm văn hóa. .. Thứ tƣ: Du lịch “ con đƣờng văn hóa Thứ năm: Du lịch văn hóa hiện đại Thứ sáu: Du lịch văn hóa nông thôn Thứ bảy: Du lịch văn hóa nghệ thuật ăn ngon Thứ tám: Du lịch văn hóa ngôn ngữ Thứ chín: Du lịch làng nghề truyền thống Chính sự đa dạng các loại hình du lịch văn hóa mà từ đó tạo ra sự thu hút đối với du khách Hình thức du lịch văn hóa làm thỏa mãn sở thích khám phá, nghiên cứu đối với... du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo… 2.2 ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG 2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc Theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 31 di tích đƣợc công nhận và xếp hạng Trong đó có 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và hơn 10 di tích cấp tỉnh. .. HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 1.3.1 Mối tƣơng quan giữa văn hóa và du lịch 1.3.1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch Du lịch và văn hóa là hai thực thể gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch Để phân biệt khái niệm Văn hóa du lịch và Du lịch văn hóa, chúng ta tạm chất nhận cách lí giải nhƣ sau: Du lịch văn hóa: là loại hình mà điểm đến là các địa chỉ văn. .. bản chất văn hóa bản địa, môi trƣờng du lịch nhân văn tạo điều kiện cho du lịch văn hóa phát triển Góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tồn tại chính trong môi trƣờng du lịch 1.3.4.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển của Du lịch văn hóa a Sản phẩm du lịch Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong... lịch văn hóa a Văn hóa du lịch Văn hóa là du lịch là một khoa học nghiên cứu về những phƣơng thức khai thác các giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch Có thể hiểu rằng, văn hóa du lịch chuyên nghiên cứu về những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, ẩm thực từ góc độ du lịch Nhằm biến những giá trị này thành những phƣơng thức khai thác vào kinh doanh du lịch. .. các loại hình du lịch Tuy nhiên mỗi tài nguyên du lịch không phải chỉ phát triển đƣợc một loại hình du lịch, mà trên thực tế ta thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò là tiền đề để phát triển du lịch, còn việc phát triển loại hình du lịch nào lại thuộc về tính chiến lƣợc và nghệ thuật kinh doanh du lịch Ví dụ, tài nguyên du lịch biển đảo có thể phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch nghĩ dƣỡng,... tƣợng du khách quan tâm đến văn hóa, phong tục tập quán của các nƣớc bản địa nơi họ tham quan, nghiên cứu 1.3.4 Tài nguyên và môi trƣờng du lịch để phát triển du lịch văn hóa 1.3.4.1 Tài nguyên du lịch nhân văn Nếu xét theo một khía cạnh nào đó, có thể xem tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ là tài nguyên du lịch văn hóa Tuy nhiên không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn. .. Nhoãn: Văn hóa du lịch là một khoa học nhằm nghiên cứu mọi giá trị từ các loại hình văn hóa khác nhau, đồng thời tìm công nghệ khai thác tối ƣu để phát triển du lịch Văn hóa du lịch là sự kết hợp giữa hai yếu tố là văn hóa và du lịch, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tƣơng hỗ lẫn nhau giữa ba loại: Nhu cầu văn hóa và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (khách du lịch) Nội dung và ... phẩm du lịch nói chung du lịch văn hóa nói riêng Sóc Trăng đến với du khách Chƣơng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUNG TỈNH SÓC TRĂNG... cầu du khách 1.3.1.2Khái niệm văn hóa du lịch du lịch văn hóa a Văn hóa du lịch Văn hóa du lịch khoa học nghiên cứu phƣơng thức khai thác giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch Có thể hiểu rằng, văn. .. hóa tiêu biểu nhƣ sau: Thứ nhất: Du lịch văn hóa cảm xúc Thứ hai: Du lịch văn hóa kiện, lễ hội Thứ ba: Du lịch văn hóa di sản Thứ tƣ: Du lịch “ đƣờng văn hóa Thứ năm: Du lịch văn hóa