Di tích lịch sử văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 33 - 35)

TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG

2.2.1.1Di tích lịch sử văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc

Theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 31 di tích đƣợc công nhận và xếp hạng. Trong đó có 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và hơn 10 di tích cấp tỉnh.

Di tích cấp quốc gia:

- Chùa Kleang: di tích kiến trúc nghệ thuật

- Chùa Mahatup ( chùa Dơi): di tích danh lam thắng cảnh

- Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phƣớc: di tich lịch sử cách mạng - Đình Hòa Tú: di tích lịch sử cách mạng

- Trƣờng LaSan, nơi đón từ chính trị từ Côn Đảo: di tích lịch sử cách mạng - Miếu Bà Chúa Xứ (ấp Mỹ Đông, huyện Ngã Năm): di tích lịch sử cách mạng - Đền thờ Bác Hồ ( Cù Lao Dung): di tich lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh tiêu biểu:

- Đình thờ Nguyễn Trung Trực: ấp 1, thị trấn Ngã Năm - Di tích lƣu niệm danh nhân Lƣơng Định Của

- Di tích lịch sử văn hóa: xã Đại Ngãi, huyện Long Phú - Bia truyền thống chi bộ Cù Lao Dung: thị trấn Long Phú

- Khu tƣởng niệm liệt sĩ cách mạng Thiều Văn Chõi: xã Ba Trinh, huyện Kế Sách - Chùa Bà Đốt: xã Kế Sách, huyện Kế Sách

- Chùa Trà Tim: phƣờng 10, thành phố Sóc Trăng - Thánh thất Cao Đài: xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên

- Thanh Minh cổ Miếu: thị trấn Vĩnh Châu - Thiên hậu cổ Miếu: thị trấn Vĩnh Châu

- Chùa Sê-ray-Ca- săng: xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu

Sau đây là một số nét sơ lƣợc về các di tích quan trọng của tỉnh: a. Chùa Kleang: di tích kiến trúc nghệ thuật

Tọa lạc tại đƣờng Tôn Đức Thắng, khóm 5, phƣờng 6, TP. Sóc Trăng, cách Trung tâm chợ TP. Sóc Trăng khoảng 1 km. Ngôi chánh điện đƣợc dựng bằng 07 hàng cột ngang ở phía trƣớc, mỗi hàng có 10 cây cột trụ kéo dài ra phía sau. Ngôi chánh điện đƣợc xây trên mặt bằng cao hơn mặt đất, đƣợc tráng xi măng, có bậc tam cấp để đi lên. Bên trong chánh điện đƣợc trang trí các hình ảnh, hoa văn rất tinh xảo. Các bức tƣờng thấp đƣợc xây dựng theo hành lang theo hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những đƣờng viền cách vách chánh điện 1.5 m. Gần với các bức tƣờng thấp, các vị sƣ trồng nhiều loại cây nhƣ: cây thốt nốt, cây hoa sứ,...

Trên các khung cửa ngôi chánh điện đƣợc khắc chạm các nhân vật trong phục trang của ngƣời Khmer cổ. Trên hai cánh cửa gỗ đƣợc chạm khắc thể hiện cuộc giao đấu giữa Tiên nữ và Chằn (Yeak), ngƣời thì đứng trên Reach cha sei, kẻ thì đứng trên chim thần Krud trong cuộc giao đấu ngang tài ngang sức. Chung quanh chánh điện còn có các tƣợng Phật, các tƣợng chằn trong tƣ thế bảo vệ chánh điện. Trong chánh điện còn có tƣợng Phật cao tới 6.8m, phần thân tƣợng cao 2.7m đƣợc đúc vào năm 1916. Bên cạnh đó, còn có những hình tƣợng khác nhƣ: hình chim muông hoa lá, hình tiên nữ đang múa trên bầu trời. Trên 12 thân cột trong chánh điện đƣợc trang trí hoa văn thể hiện sự giao thoa nghệ thuật của 3 dân tộc Kinh – Khmer - Hoa. Trong chùa có tủ lƣu giữ một số sách cổ. Đặt biệt, chùa còn lƣu trữ một bản sao tài liệu ghi chép từ thƣ tịch gốc tìm hiểu về địa danh Sóc Trăng, sự kiện xây dựng chùa đầu tiên và các nhân vật có liên quan trực tiếp đến nhà chùa, vật cổ và hơn 50 tƣợng Phật làm bằng đồng do Phật tử cúng chùa.

Chùa Kh’leang còn có một số công trình xây dựng khác nhƣ: Sa –la (nhà hội của sƣ sãi và tín đồ), nhà tụng của sƣ sãi, nhà của vị đại đức trụ trì và các vị sƣ, lò thiêu và các tháp để tro cốt ngƣời chết... Trong khuôn viên chùa còn có khu vực dành riêng cho Trƣờng Trung cấp Pali Nam Bộ đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp xây dựng mới, để đào tạo những vị sƣ cho các chùa cũng nhƣ để giảng dạy văn hóa và dạy chữ Khmer. Ngoài ra, chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống của dân tộc Khmer: Tết Chôl – Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc – Om – Boc và đua ghe Ngo, ...

Với những đặc điểm nêu trên, ngày 27 tháng 4 năm 1990 Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 84/QĐ - BVHTT đã công nhận chùa Kh’leang là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 33 - 35)