ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 61 - 64)

f. Nhà trƣng bày văn hóa Khmer

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG

HÓA TỈNH SÓC TRĂNG

3.3.1 Thuận lợi:

- Vùng đất Sóc Trăng có nhiều điều thú vị với những phong tục, tập quán, truyền thống, nhiều văn hóa, lễ hội độc đáo của ba dân tộc anh em.

- Tài nguyên du lịch văn hóa tại Sóc Trăng mang tính tập trung cao, chủ yếu phân bố trên địa bàn thành phố và các huyện nhƣ Châu Thành, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên. Điều nay giúp cho du khách dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan trong suốt hành trình của mình.

- Có nhiều đặc sản địa phƣơng nổi tiếng nhƣ: bánh pía, lạp xƣởng Vũng Thơm, mè láo, cốm dẹp, bún nƣớc lèo, xá bấu chua ngọt, mắm bhóc.

- Hệ thống pháp luật về du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch đang càng ngày đƣợc hoàn chỉnh tạo môi trƣờng pháp lý cho du lịch cả nƣớc nói chung và du lịch Sóc Trăng phát triển thuận lợi.

- Chế độ chính trị ổn định, tình hình an ninh trật tự trong xã hội luôn đƣợc đảm bảo, tạo môi trƣờng vừa an toàn vừa thân thiện.

3.3.2 Khó khăn

- Sản phẩm văn hóa bị trùng lắp với các tỉnh lân cận, gây ra sự nhàm chán cho du khách đến với sản phẩm du lịch của tỉnh.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách, nhất là một số điểm tham quan ở xa trung tâm thành phố Sóc Trăng. Các hạng mục công trình phục vụ cho du lịch vẫn còn thiếu nên gây trở ngại cho khách tham quan.

- Tiềm năng du lịch văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đang đƣợc khai thác, nhƣng số lƣợng điểm du lịch đƣợc đi vào khai thác du lịch còn chƣa đƣợc đầu tƣ hợp lí, hiện vẫn còn là những dự án, do đó hiệu quả khai thác chƣa cao, chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của mình.

- Nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch còn hạn chế, đặc biệt là vốn dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu sản phẩm du lịch độc quyền.

- Giống nhƣ thực trạng của hầu hết các điểm du lịch của cả nƣớc, các điểm tham quan du lịch tại Sóc Trăng đang đứng trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cũng góp phần ảnh hƣởng đến môi trƣờng du lịch, điển hình là tình trạng giảm số lƣợng dơi ở chùa Mahatup, mất cảnh quan mỹ quan của những điểm du lịch văn hóa nhƣ tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ở khu văn hóa Hồ Nƣớc Ngọt.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu của du khách. Tỉnh Sóc Trăng chƣa thật sự quan tâm đúng mức đến thu nhập của lao động trong ngành.

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ban ngành với ngƣời dân địa phƣơng, nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

- Tệ nạn buôn bán hàng rong, ăn xin, bán vé số, hiện tƣợng chèo kéo khách đang dần làm cho hình ảnh du lịch của tỉnh mất đi tính thân thiện và tốt đẹp trong lòng du khách.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 61 - 64)