Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 30)

TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH SÓC TRĂNG

2.1.3.3Đặc điểm địa hình

Sóc Trăng có địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối từ 0.4 – 1.5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tƣơng đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bƣng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0.5 m, mùa mƣa thƣờng bị ngập úng làm ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thƣờng bị ngập khi triều cƣờng, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

2.1.3.4 Sông ngòi

Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hƣờng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0.4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt thƣờng ngày. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng nhƣ phát triển kinh tế biển tổng hợp.

2.1.3.5 Sinh vật

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha Trong đó rừng tự nhiên chiếm 66.5% với các cây nhƣ mắm, bần, giá, sú. Diện tích rừng trồng là 33.5% với

các loại cây nhƣ tràm, đƣớc, mắm, dừa nƣớc,… Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Với hệ sinh thái ngập mặn có đƣờng bờ biển dài 72km và diện tích đồng bằng rộng lớn, Sóc Trăng có hệ động vật khá phong phú, bao gồm sinh vật nƣớc mặn nhƣ tôm, cua, còn có những sinh vật nƣớc lợ và nƣớc ngọt bao gồm các loại cá đồng, cá biển, cá da trơn,… Trên mặt nƣớc nhiều sinh vật cũng đang phát triển mạnh nhƣ rái cá, khỉ, heo rừng, chim, dơi,… Chính điều này càng làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Sóc Trăng thêm phong phú về thực vật và động vật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 30)