Đền thờ Bác Hồ ( Cù Lao Dung): di tích lịch sử cách mạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)

Từ thành phố Sóc Trăng đến đền thờ Bác, du khách có thể đi bằng hai con đƣờng chính, theo đƣờng tỉnh lộ 933 xuống huyện Long Phú khoảng 18 km thì tới thị trấn Long Phú, tiếp tục theo trục lộ giao thông ra Vàm Cống, ấp I thị trấn Long Phú, qua phà Đại Ân đi khoảng 8km là tới Đền thờ; hoặc theo Quốc lộ 60 đến Đại Ngãi, qua phà An Thạnh Nhất, theo tỉnh lộ 933B đi khoảng 20 km là tới

Trải qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, nhất là trong đợt xây dựng mới vào năm 2009, khu vực Đền thờ Bác đƣợc mở rộng theo quy hoạch gồm nhiều hạng mục nhƣ: Đền thờ chính nơi đặt chân dung Bác, nhà truyền thống trƣng bày các hiện vật lịch sử, sân lễ, cổng chào, công viên cây xanh,… Thế hệ trẻ trong ngoài tỉnh về viếng Đền thờ Bác có dịp nghiên cứu, tìm hiểu và học tập noi theo tấm gƣơng cao cả của Ngƣời để ngày càng đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho công cuộc đổi mới và xây dựng phát triển đất nƣớc.

Qua hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc, vùng đất Sóc Trăng anh hùng đã kiên cƣờng, bất khuất chống trả quân thù, cho đến ngày nay những chiến tích ấy vẫn còn tồn tại và đƣợc ngƣời dân giữ gìn tôn tạo.

2.2.1.2 Nghề và làng nghề truyền thống

Đối với mỗi làng nghề khác nhau thì có một sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch cũng khác nhau, điều đó phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng sản phẩm, thái độ phục vụ và khả năng sáng tạo, tƣ duy, bàn tay khéo léo của ngƣời nghệ nhân khi tạo ra sản phẩm đặc trƣng đó. Không chỉ đơn thuần là một giá trị sản phẩm thông thƣờng, mà sản phẩm của làng nghề truyền thống phải mang một nét đặc trƣng tiêu biểu cho cả một dân tộc, hay

một vùng miền địa phƣơng đó. Sóc Trăng tuy chƣa có nhiều làng nghề truyền thống và sản phẩm đem lại cũng chƣa đƣợc phổ biến, nhƣng những sản phẩm mà làng nghề tại Sóc Trăng mang đến lại đem lại cho du khách một cái nhìn toàn diện về cả con ngƣời, dân tộc, tính cách lẫn nếp sống của đồng bào tại đây.

Tiềm năng phát triển của du lịch làng nghề tại Sóc Trăng thể hiện rõ nét nhất ở những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và khéo léo nhƣ làng nghề bánh Pía, lạp xƣởng, làng nghề đan đát, làm kiếng, làng nghề dệt chiếu, làng nghề bánh cóng, làng nghề làm xá bấu và còn nhiều làng nghề khác nữa.

Sau đây là một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng: a. Làng nghề làm bánh Pía - Sóc Trăng

Đƣợc hình thành từ rất lâu đời với quy mô không ngừng phát triển, từ sản xuất nhỏ lẽ, dần dần phát triển lên với sự đa dạng về mẫu mã cũng nhƣ hình thức sản xuất cải tiến hơn. Đồng thời cũng không ngừng tăng năng suất của làng nghề. Bánh pía Sóc Trăng không những tiêu thụ trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra thế giới nhƣ: Mỹ, c, Hồng Kông, Campuchia....

Bánh Pía Sóc Trăng đƣợc hình thành tại vùng đất Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm - Châu Thành hay trên đoạn quốc lộ I A, từ ngã ba An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành về trung tâm thành phố Sóc Trăng.... Trong những năm gần đây, Sóc Trăng còn đƣợc nhiều du khách biết đến qua các điểm bán các mặt hàng và món ăn chay. Trong đó, có khá đông du khách là Phật tử ở các tỉnh bạn đi theo đoàn về Sóc Trăng theo chƣơng trình tour hay làm công tác từ thiện, xã hội…

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)