Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn thích hợp cho sự dừng chân và ngụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các kết quả khai quật và nghiên cứu.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Lời mở đầu . 4 Chương I/ Giới thiệu về thành phố Vinh: .5 1. Lịch sử văn hoá, địa hình tự nhiên: 5 1.1. Địa hình: 5 1.2. Tài nguyên khí hậu: .5 2, Tiềm năng kinh tế: .6 3, Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ: . 8 3.1. Chức năng của thành phố: .8 3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: .8 Chương II/ Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh: 9 1. Chính quyền địa phương: .9 1.1. Chính sách phát triển dịch vụ 9 1.2. Chính sách phát triển mạng lưới giao thông .9 1.3. Chính sách Phát triển nguồn nhân lực 10 1.4. Cải cách hành chính .11 1.5. Chính sách Phát triển vốn & hệ thống ngân hàng 11 1.6. Chương trình, dự án định hướng ưu tiên nghiên cứu đầu tư 11 2. Dung lượng thị trường: .13 2.1. Dân số: 13 2.2. Thu nhập: 13 2.3. Thói quen tiêu dùng: 13 2.4. Đặc điểm về kinh tế vùng: 13 3. Trình độ lành nghề của nhân công: 14 4. Mức độ cạnh tranh/hợp tác của các doanh nghiệp .14 4.1. Phần doanh nghiệp: .14 5. Ngành phụ trợ: 15 6. Cạnh tranh về vị trí: 16 Steam _ Marketing 49B 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương III/ Đối thủ cạnh tranh: .19 1. Thành phố Thanh Hóa: .19 1.1. Điều kiện tự nhiên – Vị trí: .19 1.2. Dân cư: .19 1.3. Kinh tế: 19 1.4. Kiến trúc đô thị: .21 2. Thành phố Hà Tĩnh: 21 2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí: 21 2.2. Dân cư: .22 2.3. Kinh tế: .23 Chương IV/ Phân tích khách hàng mục tiêu: 25 1. Khách hàng trong nước: .25 2. Khách hàng châu Âu: 25 2.1. Nhận thức của nhà đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam: .25 2.2. Vốn đầu tư và khả năng phát triển dài hạn: .26 2.3. Đánh giá của nhà đầu tư Châu Âu về thực trạng nguồn lao động Việt Nam:26 2.4. Đánh giá thực trạng và mong muốn của các nhà đầu tư đối với chính quyền.27 2.5. Nhóm tham khảo: .28 2.6. Các nhà đầu tư Châu Âu với lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch và vận tải.29 3. Khách hàng châu Á gồm Nhật Bản, Singapore: .31 3.1. Nhật Bản 31 3.2. Singapore .32 4. Khách hàng Mỹ: 34 4.1 Văn hóa kinh doanh của người mỹ: .34 4.2. Vốn đầu tư: 35 4.3. Mục đích đầu tư: .35 4.4. Nhóm tham khảo: 36 Chương V/ Đánh giá thực trạng thu hút khách hàng mục tiêu của địa phương hiện nay: 37 1. Các hoạt động thu hút đầu tư của địa phương: 37 Steam _ Marketing 49B 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Những kết quả đạt được: 40 Chương VI/ Chiến lược Marketing Mix: .42 1. Định vị : .42 2. Mục tiêu: 42 3. Chiến lược Marketing Mix: 6 Ps 43 Phụ lục 58 Steam _ Marketing 49B 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn thích hợp cho sự dừng chân và ngụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các kết quả khai quật và nghiên cứu. Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí của Vinh ngày càng quan trọng hơn, vì nó nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên ta. Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp đã sớm nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và cho xây dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả nước. Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng . nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều . Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Không chỉ nổi tiếng là thành phố giàu truyền thống lịch sử và cách mạng, Thành phố Đỏ anh hùng mà Vinh còn được biết đến là một thành phố công nghiệp và thương mại, hơn nữa cũng là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá xứ Nghệ và sớm hình thành những giá trị của văn hoá đô thị. Ngày nay, Vinh được biết đến là một thành phố được quy hoạch tốt. " . Một không gian thông thoáng, đường phố rộng với nhiều toà nhà cao tầng, là những ấn tượng đầu tiên khi về với Vinh. Cốt cách của Vinh đã có từ xưa, một thành phố đẹp với nhiều trường học, nhà máy, bến tàu ." Đó là nhận xét của giáo sư, nhà văn Hà Minh Đức về thành phố Đỏ hôm nay. Trong công cuộc đổi mới Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, xây dựng hạ tầng và quản lý đô thị. Vinh không những là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, mà còn là một đô thị loại I, một trung tâm của khu vực Bắc - Trung bộ. Tuy vậy, so với tiềm năng và lợi thế, Vinh vẫn chưa phát triển đúng tầm, hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng, Vinh luôn như một lời chào, một lời mời mọc, không chỉ là điểm dừng chân, Vinh còn là nơi lập nghiệp. Thành phố bên dòng sông Lam, thành phố bình minh, lộng gió và ánh sáng luôn hướng mọi người nghĩ về phía trước, nghĩ tới tương lai. Trước thực trạng của thành phố Vinh hiện nay, nhóm Steam xin mạnh dạn phân tích và đưa ra một số chiến lược Marketing dưới góc nhìn Marketing địa phương với tham vọng có thể cùng chính quyền, doanh nghiệp cũng như nhân dân thành phố xây dựng thành Vinh ngày một phồn thịnh. Steam _ Marketing 49B 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I/ Giới thiệu về thành phố Vinh: 1. Lịch sử văn hoá, địa hình tự nhiên: 1.1. Địa hình: Diện tích 104,96km². Dân số: 435.208 người (2010). Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt.Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ.Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt. Ngày 1 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt. Là vùng đất có núi sông bao bọc lại nằm kề cạnh biển đông, Vinh có một vị trí đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới.Vinh cũng là nơi hội tụ tiềm lực nhân văn, thiên nhiên cũng như tinh hoa xứ Nghệ. Vinh là trung tâm chính trị- kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và du lịch của Nghệ An. Vinh là trung tâm vùng đất giàu truyền thống lịch sử - cách mạng và là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Nghệ. Quê hương của các danh nhân văn hoá, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong đó nổi bật là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại thi hào Nguyễn Du; con người Vinh vốn cần cù trong lao động, chịu khó trong học tập và kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm; về an ninh – chính trị, an toàn trật tự xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững. 1.2. Tài nguyên khí hậu: Diện tích đất tự nhiên 6.751 km 2 trong đó đất ở 13.4%,;đất nông nghiệp 49%; đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Mật độ dân số 3.590 người / km 2 . Dự kiến sẽ sát nhập thêm 6 xã của huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc diện tích sẽ tăng lên 135 km 2 . Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. •Nhiệt độ trung bình 24 o C •Nhiệt độ cao tuyệt đối 42,1 o C •Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 o C Steam _ Marketing 49B 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 •Độ ẩm trung bình 85-90% Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal / ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển. Gió: có hai mùa gió đặc trưng: •Gió tây nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 •Gió đông bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau 2, Tiềm năng kinh tế: Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An). Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208 người, gồm 16 phường và 9 xã. Trong lịch sử phát triển, trải qua nhiều triều đại trị vì đất nước, nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, Vinh luôn được xác định là một thành phố trung tâm không những đối với tỉnh Nghệ An, mà cả khu vực Bắc Trung bộ và có tầm quốc gia trên nhiều lĩnh vực Vinh là trung tâm đô thị hoá vùng Bắc Trung bộ trong Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, được quy hoạch tương đối bài bản và khoa học, có thể tiếp cận một thành phố hiện đại, là đầu mối giao thông Quốc gia với đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không; Vinh có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và vành đai kinh tế ven biển, nằm giữa hai trung tâm công nghiệp lớn: Nam Thanh -Bắc Nghệ và Thạch Khê - Vũng áng, nằm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam - Nghệ An, có nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dịch vụ và cung ứng hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực . Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Vinh diễn ra nhanh chóng: địa giới hành chính được mở mang, từ 13 phường nay tăng lên đến 16 phường, 5 xã tăng lên thành 9 xã; diện tích tự nhiên toàn thành phố từ 67.53 km2 tăng lên đến 104,96 km2 (tăng 1,6 lần) trong đó diện tích đô thị đạt gần 36 km2 . Quỹ đất cho phát triển đô thị Vinh đã được định hướng theo Quyết định 239 của Thủ tướng Chính phủ: đến năm 2020, quy mô diện tích toàn thành phố sẽ lên trên 250 km2, theo đó thành phố và tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh xây dựng thành Steam _ Marketing 49B 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phố đến năm 2025. Như vậy quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng, khu vực đô thị sẽ bao gồm: đô thị Vinh hiện có, thị xã cửa lò, thị trấn Quán Hành (thuộc huyện Nghi Lộc hiện nay) và các khu vực đô thị mới theo quy hoạch. Vinh vừa được công nhận đô thị loại 1 tại Quyết định số 1210 ngày 5/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đánh giá sự vượt trội trong phát triển đô thị, đạt cơ bản các chỉ tiêu theo Nghị định 72 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Việc mở rộng quy mô thành phố Vinh không phải chỉ dựa vào các khu vực “đất dự phòng” phát triển bình thường, mà vùng mở rộng phát triển ở đây là các khu vực đã có các đô thị trung tâm: thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò, nên tiến trình đô thị hóa được “cộng hưởng”, liên kết các đô thị hiện có tạo thành các “trục phố” trung tâm lớn, các khu vực đô thị hóa được phân bổ hợp lý, không bị dồn nén. Mặt khác việc mở rộng thành phố với đường biên phía đông giáp biển sẽ tạo cho Vinh một diện mạo mới, phát huy thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, một khu vực giàu tiềm năng. Trong những năm qua, Vinh đã có bước phát triển nổi bật, thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá: tổng đầu tư toàn xã hội tăng đáng kể theo thời gian, năm 2006: 3.065 tỷ đồng, năm 2008: trên 4.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Năm 2007 trên địa bàn: 1.355 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 1.264 USD (20,2 triệu đồng), tăng trưởng kinh tế 16,4%, nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm: 2003-2007: 13,7 %, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6 %, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao 97,3% . Đến nay, cơ sở hạ tầng đô thị Vinh đã được cải thiện rõ nét, hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tương đối tốt, cơ cấu đất đai đô thị phân bổ hợp lý theo quy chuẩn xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được hoàn chỉnh, nhiều mặt chưa đồng bộ nhưng được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ – du lịch và hỗ trợ tích cực cho kinh tế nông – ngư; một số lĩnh vực phát triển mạnh, đã khẳng định vị trí trung tâm vùng như: giáo dục - đào tạo, quốc phòng – an ninh, khoa học công nghệ, thương mại – du lịch – dịch vụ . Đặc biệt, trong nền kinh tế của tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế năm 2007 cho thấy Vinh là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh: GDP thành phố chiếm 22%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 27,4%, du lịch dịch vụ chiếm 36,3%, thu ngân sách trên địa bàn chiếm 44,8%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33,8%. Trong khu vực Bắc Trung bộ, Kinh tế Vinh có sự đóng góp với tỷ trọng đáng kể.Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng so với cùng kỳ năm 2008 tăng 16,7%, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 18,5%, dịch vụ tăng 15,6%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất so với cùng kỳ tăng 19%. Về cơ cấu kinh tế, hiện nay ngành dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 55% lao động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và nông lâm nghiệp chiếm phần còn lại (5%) Steam _ Marketing 49B 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3, Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ: 3.1. Chức năng của thành phố: - Chức năng đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. - Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng. - Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệp chung của vùng Bắc Trung Bộ. - Chức năng Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ. - Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế. 3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: Quan điểm chung là: phát triển thành phố Vinh văn minh, hiện đại, có tầm nhìn xa. Giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ. Phát triển nhanh, dựa vào lợi thế của thành phố gắn với yêu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế và vùng. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Khai thác nội lực với việc tập trung đầu tư của tỉnh, Trung ương để xây dựng các công trình quy mô vùng và thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố lớn và nước ngoài. Gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển cac lĩnh vực xã hội và đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển phải trên quan điểm đổi mới mạnh mẽ để trong thời gian ngắn có thể tạo ra các bứt phá đi lên về kinh tế, đồng thời vẫn giữ được giá trị độc đáo về “thành phố văn hóa” có bản sắc riêng. Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất. Steam _ Marketing 49B 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương II/ Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh: 1. Chính quyền địa phương: Đây là nhân tố chủ yếu quyết định lợi thế cạnh tranh của địa phương thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển thị trường địa phương, chính sách đối xử với các lực lượng kinh tế và các lực lượng xã hội khác 1.1. Chính sách phát triển dịch vụ. 1.1.1. Thương mại Xây dựng Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung Bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất Nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Là nơi đặt các trung tâm giao dịch, Xúc tiến thương mại, là đầu mối thực hiện các hoạt động phục vụ cho thương mại của vùng Bắc Trung Bộ (cùng với thành phố Huế). Xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quy mô vùng; trung tâm thương mại lớn ở ngã tư chợ Vinh và tại Cửa Lò; các siêu thị, các siêu thị mini ở các trung tâm và ở gần các đầu mối giao thông; xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ, các đường phố chuyên doanh; xây dựng hệ thống kho bãi. 1.1.2. Du lịch Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn du lịch Vinh - Cửa Lò và Kim Liên với du lịch vùng Bắc miền Trung, du lịch cả nước.Xây dựng Vinh trở thành trung tâm lưu trú và trung tâm phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Nâng cao chất lượng các Sản phẩm du lịch. Mở rộng nhiều hình thức du lịch nhằm thu hút ngày càng đa dạng hơn khách du lịch đến thành phố. Tổ chức các tuyến du lịch được lồng trong cơ cấu không gian của thành phố, gắn với cả tỉnh và khu vực Bắc Miền Trung và cả nước, các tuyến du lịch quốc tế. Hình thành và phát triển các cụm du lịch: cụm du lịch trung tâm thành phố Vinh; cụm du lịch núi Quyết - Bến Thủy; cụm du lịch Tây Nam Vinh; cụm du lịch phía Nam; cụm du lịch Cửa Lò; cụm du lịch sông Cấm. + Các lĩnh vực dịch vụ khác Dự kiến phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về các loại hình dịch vụ: vận tải, kho bãi, bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, tư vấn - thông tin, dịch vụ lao động chất lượng cao . 1.2. Chính sách phát triển mạng lưới giao thông . 1.2.1. Giao thông đối ngoại • Đường bộ: Steam _ Marketing 49B 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Triển khai sớm đường cao tốc Hà Nội - Vinh (đoạn Ninh Bình - Vinh).Hoàn thiện xây dựng đường quốc lộ I đoạn tránh ở phía Tây thành phố.Mở rộng, nâng cấp tuyến đường 46 từ Vinh lên phía Tây. Xây dựng đường ven sông Lam từ Cửa Hội - Vinh - Nam Đàn dài 55 km. Xây dựng cầu Bến Thủy (2) ở phía Nam cầu Bến Thủy hiện nay, nối đường tránh Vinh quốc lộ 1A sang Hà Tĩnh. Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải (Cửa Lò) sang Nghi Xuân (Hà Tĩnh). • Đường sắt: Nâng cấp ga Vinh thành ga loại I. Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện nay.Khôi phục Tuyến đường sắt Quán Hành - Cửa Lò phục vụ vận chuyển hàng hoá qua cảng Cửa Lò và khách du lịch. • Đường hàng không: Nâng cấp sân bay Vinh và mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viên Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan, sau đó mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn và mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và các nước khác. • Đường Thủy: Tiếp tục nâng cấp cảng Cửa Lò đạt công suất 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010, cho phép tầu trọng tải đến 30.000 tấn cập bến. Xây dựng cảng cá Cửa Hội thành cảng cá khu vực Bắc miền Trung, cho tầu đánh cá các loại 23 - 800 CV cập bến.Chuyển cảng Bến Thủy thành cảng du lịch. 1.2.2. Giao thông nội thị • Nâng cấp các tuyến đường trục nối Vinh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò: mở rộng tuyến đường Quán Bánh - Cửa Lò, đường Vinh - Cửa Hội. Xây dựng đường trung tâm Vinh - Cửa Lò. Nâng cấp tuyến đường Nam Cấm - Cửa Lò lên 2 làn đường. Xây dựng mạng đường ngang từ đường tránh Vinh vào trung tâm thành phố có hệ thống cầu vượt đường sắt hiện đại tại khu vực Quán Bánh, Cửa Nam, đường Nguyễn Trường Tộ. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (ô tô điện, tầu điện) nối Vinh - Cửa Lò phục vụ du lịch. Xây dựng thêm một cầu vượt sông Lam ở hạ lưu cầu Bến Thủy nối thành phố Vinh với thị trấn Gia Lách Nam sông Lam. • Khu vực nội thành thành phố Vinh hiện nay: Mạng đường phố trong khu đô thị cũ được tổ chức trên cơ sở hạ tầng hiện có được cải tạo mở rộng phù hợp với các Quy hoạch chi tiết. • Khu vực phát triển mở rộng: Các khu đô thị mới: mạng lưới giao thông được thiết kế hiện đại theo các Quy chuẩn xây dựng. Khu vực Cửa Lò: hoàn chỉnh các đường trục dọc và trục ngang ở khu trung tâm, các tuyến đường nối với đường Quán Bánh - Cửa Lò, các đường phục vụ du lịch. 1.3. Chính sách Phát triển nguồn nhân lực . Tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút lao động có trình độ cao ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu, mở rộng các ưu đãi đối với các chuyên gia có trình độ cao về làm việc tại thành phố Vinh như: bác sĩ, giáo viên đại học, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lao động tay nghề cao . Steam _ Marketing 49B 10 [...]... bán từ xa xưa như Thành phố Vinh Đặc biệt Singapore hiện nay trở thành nhà phân phối độc quyền của rất nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ mà các nước phương Tây muốn nhắm vào Châu Á Với tham vọng xây dựng thành phố Vinh trở thành một Singapore của Việt Nam, việc thu hút và hợp tác với các doanh nghiệp Singapore là thực sự cần thiết và tiềm năng 4 Khách hàng Mỹ: 4.1 Văn hóa kinh doanh của người mỹ: + Người... phường Hồng Sơn) Công an Thành phố Vinh (038) 844133 65 - Nguyễn Thị Minh Khai phường Lê Mao 6 Cạnh tranh về vị trí: Ngoài những lợi thế trên, thành phố Vinh có vị trí rất thuận lợi: nằm trên trục đường quốc lộ nối liền Bắc Nam, nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) • Khu kinh tế Nghi Sơn: được thành lập vào giữa năm... Công nghiệp Thành phố Thanh Hóa không phải là một thành phố công nghiệp Tỉ trọng ngành công nghiệp đóng góp chung vào GDP của toàn thành phố không cao • Thương mại và dịch vụ Với sự tồn tại song song của các chợ theo mô hình cũ và các siêu thị mua sắm hiện đại, hàng hóa trở nên rất đa dạng, phong phú và người dân thành phố có thêm nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng hưởng lợi về giá cả từ sự cạnh tranh lành... trường, các đặc điểm của các tỉnh, tư vấn về sự phù hợp của gói đầu tư với tỉnh nào, môi trường đầu tư của tỉnh, phân tích về năng lực cạnh tranh B, Các doanh nghiệp Châu Âu đã đầu tư tại Việt Nam: Các doanh nghiệp Châu Âu đã đầu tư ở Việt Nam hầu hết đều là thành viên của EuroCham EuroCham đã thành lập các forum chia sẻ các kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam, hình thành nên các đánh giá của doanh nghiệp... nghiệm trong lĩnh này của người dân là khá cao Đồng thời, người dân Vinh có đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và thật thà, vì thế tạo rất nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp Bên cạnh đó, ngành thương mại và vận tại không yêu cầu cao về trình độ học vấn nên nguồn nhân lực của thành phố Vinh hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp 4 Mức độ cạnh tranh/ hợp tác của các doanh nghiệp... 0918.775.368 Chương III/ Đối thủ cạnh tranh: 1 Thành phố Thanh Hóa: Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, 1.1 Điều kiện tự nhiên – Vị trí: Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km², 18 phường, xã Là đô thị trẻ, nằm bên bờsông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, cảng Lễ Môn,... lịch Ngành du lịch của thành phố Thanh Hóa vẫn còn ở dạng tiềm năng Trong tương lai với việc khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng hoàn thiện, cùng với những sự đầu tư có hiệu quả vào thị xã biển Sầm Sơn,hứa hẹn ngành du lịch - dịch vụ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu GDP của thành phố • Vận tải: Lĩnh vực vận tải rất phát triển ở Thành phố Thanh Hóa với 6 bến xe liên tỉnh nằm trong thành phố, phục vụ tối... điện tử của thành phố Hà Tĩnh: Tính đến ngày 1/4/2009, Thành phố hà tĩnh có số dân là 87,168 người Trong đó số người khu vực nội thị là 61,940 người, chiếm 71%; dân số ở vùng ngoại ô là 25,228 nghìn người, chiếm tỷ lệ 29% Dân số nam là 41,647 nghìn người, chiếm tỷ lệ 47.8% dân số toàn thành phố; nữ có 45,513 nghìn người, chiếm 52.2% Dân số thành phố Hà Tĩnh đến ngày 01/04/2009 Tổng số Khu vực Thành thị... trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ - Nâng cấp 03 trường cao đẳng thành trường đại học - Thành lập 01 trường đại học tư thục 2 Dung lượng thị trường: Dung lượng thị trường đề cập đến mức độ cầu của thị trường trong vùng Những nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường bao gồm: 2.1 Dân số: + Thành phố Vinh là thành phố cấp 1 và đang dần tiến tới thành phố trực thuộc TW + Dân số: 435.208 người và mức độ gia tăng... sử, và trở thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng • Nghệ thuật và giải trí Với việc nhà hát Lam Sơn vốn rất gắn bó với người dân thành phố bị phá bỏ để xây dựng quảng trường Lam Sơn, hiện nay thành phố Thanh Hóa đã không còn rạp chiếu phim nào nữa Rạp hát Hội An vẫn còn tồn tại nhưng hoạt động không đúng chức năng của nó Chính vì thế, những đoàn nghệ thuật rất ít khi chọn thành phố Thanh