Chiến lược Marketing Mix: 6 Ps

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh (Trang 43 - 58)

3.1. Place: vị trí , địa điểm: A, Điểm khác biệt:

Ngày 30-9-2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc Trung Bộ. Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ"[đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên . Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.Theo đó, thành phố Vinh sẽ có vị trí chiến lược không chỉ trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc miền trung mà còn cả trong tương quan phát triển đất nước. Do đó , để làm tăng giá trị vủa vị trí địa lý, Nghệ An cần thực hiên đồng thời chiến lược thu hút bằng lợi thế nổi trội và chiến lược mạng.

3.1.1. Các lợi thế nổi trội cần được khuyết trương:

a, Vị trí địa lý: Nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền trung hơn nữa Thành phố Vinh còn nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An). Từ đó ta cũng có thể hình dung về tiềm năng, nhu cầu to lớn về dịch vụ vận tải, kho tàng bến bãi, ăn nghỉ và thương mại của thành phố.

b,Về cơ sở hạ tầng:

Một trong những điểm mà các nhà đầu tư quan tâm nhất khi quyết định đầu tư tại một địa phương chính là hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống cơ sở hạ tầng mà các nhà đầu tư trong nhóm ngành dịch vụ thương mại, vận tải và du lịch có thể cụ thể hóa thành 1lĩnh vực nổi trội như : giao thông ( đường, cảng, sân ba) , về thông tin liên lạc.

• Về hệ thống giao thông vận tải:

- Thành phố Vinh là điểm hội tụ của các tuyến giao thông quan trọng nối 2 đầu đất nước và các nước trong khu vực. Mạng lưới giao thông đã và ngày càng được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu của đô thị loại 1 và là trung tâm vùng. Các dự án đang được đưa vào thực hiện như: - - Triển khai đường cao tốc Hà nội – Vinh. Mở rộng, nâng cấp tuyến đường 46 từ Vinh lên phía tây;

- Xây dựng đường ven sông Lam từ Cửa Hội – Vinh – Nam Đàn. Xây dựng tuyến đường 72m; 160m khởi điểm từ Quán Bàu đến đường xô-Viết Nghệ –Tĩnh, sẽ là đường trung tâm của thành phố trong tương lai khi Thành phố mở rộng nối với Cửa Lò.

- Trục đường 3-2 và đường Xô viết Nghệ-Tĩnh là trục phân tải trung tâm Thành phố hướng tới việc nhất thể hoá Vinh – Cửa Lò, thành một đô thị thống nhất vào năm 2020.

- Các tuyến đường nội thị sẽ được nâng cấp xây dựng mạng đường ngang từ đường tránh Vinh vào trung tâm thành phố có cầu vượt đường sắt hiện đại tại khu vực Quán Bánh, Cửa Nam, đường Nguyễn trường Tộ.

- Xây dựng thêm cầu vượt sông Lam ở hạ lưu cầu Bến thuỷ nối thành phố với thị trấn Gia Lách. Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải sang Nghi Xuân.

- Sân bay Vinh sẽ được nâng cấp trở thành sân bay Quốc tế với quy mô lớn và mở thêm một số tuyến bay mới như: Vinh – Viêng Chăn; Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.

- Ga Vinh sẽ được nâng cấp trở thành ga loại 1, đáp ứng nhu cầu của hành khách trong nước và Quốc tế.

Thành phố Vinh nối liền với 3 cảng lớn: Cửa Lò, Vũng áng, Xuân Hội...đưa đón tàu thuyền trong nước và quốc tế. Tại cảng Cửa lò có 4 bến cảng, trong cùng một thời điểm có thể đón được 5-6 tàu có trọng tải 5.000 tấn trở lên. Hàng năm đã đưa đón trên 500 lượt tàu vào cảng, với lượng hàng hoá thông qua cảng đạt trên 1 triệu tấn/năm. Cùng với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, Cảng Cửa Lò cũng sẽ được nâng cấp và xây dựng cảng cửa Hội thành Cảng khu vực Bắc miền Trung.

Về thông tin liên lạc:

Mạng lưới bưu chính viễn thông của Vinh xếp thứ 4 toàn quốc, đảm bảo cho sự thông suốt thông tin, làm gần về mặt địa lý cho các địa phương.

Về thương mại: Tỉnh đã có các đề án hình thành các cụm trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ lớn theo quy hoạch với mục tiêu biến Vinh thành trung tâm mua sắm, hóa lớn của đầu mối hàng hóa lứn của Bắc miền trung.

c,Về tiềm năng du lịch:

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước.

Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, giáp ranh các vùng kinh tế trọng điểm, là điểm giao nhau của nhiều tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam, ngoài ra xung quang Vinh còn có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp, nối tiếng như Phong nha Kẻ bàng, các bãi biển nổi tiếng… Vinh cần phải thực hiện chiến lược mạng để biến những điều kiện đó thành thế mạnh trong thu hút nhà đầu tư.

• Về du lịch:

+ Phối hợp với các tỉnh khác hình thành “ Con đường di sản miền trung” nhằm khai thác hết lợi thế các vùng, cho du khách có thể có cái nhìn toàn diện, sâu sắc nhất về các văn hóa, di sản, con người miền trung. Trên cơ sở đã được hình thành sẵn và quảng bá rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch mở các tour riêng.

+ Phối hợp các huyện, thị xã xung quanh hình thành, quảng bá một Nghệ An đầy tiềm năng du lịch:

- Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát: Resort Bãi Lữ, bãi tắm Cửa Lò, Khu du lịch biển diễn Thành….

- Du lịch văn hóa: Các lễ hội, các nét văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn, văn hóa ẩm thực đa dạng , phong phú, hứa hẹn cho sự phát triển của loại hình du lịch này.

- Du lịch di tích lịch sử : Với truyền thông lịch sử hào hùng, sôi nổi, Nghệ An đã lưu giữ được hệ thống các di tích lịch sử có giá trị lớn như khu di tích Kim Liên, Phượng Hoàng trung đô…

- Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là nơi có những loài động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn nghiêm ngặt.

- Kết hợp du lịch với thương mại tạo nên loại hình du lịch mua sắm. c. Về thương mại:

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại không chỉ xác định thị trương mục tiêu chỉ là trong tỉnh mà còn dùng Nghệ An như một bàn đạp để tiến vào thị trường Miền trung.Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thương mại và giao thông vận tải để thực hiện mục tiêu trên một cách có hiệu quả nhất.

Sự phối hợp giữa thương mại và hệ thống ngân hàng, tài chính cũng phải hết sức được chú trọng để đảm bảo cho sự thanh toán, lưu chuyển dòng tài chính được nhanh và thuận tiện nhất.

• Về vận tải:

Phối hợp với tác tỉnh khách cũng nằm trên các tuyến đường huyết mạch để mở các kho tàng bến bãi, các trạm trung chuyển phù hợp với nhu cầu đa dạng về vận chuyển người cũng như là hàng hóa.

Phát triển hệ thống sửa chữa, bảo dưỡng xe, các hệ thống cửa hàng, nhà nghỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại trên trục đường quốc lộ 1 cũng như đường mòn Hồ Chí Minh, biến Nghệ An thành một nơi nghỉ chân đầy đủ, tiện lợi cho các xe khách, xe tải Bắc Nam.

B, Cải thiện địa phương

 Các biến số không đổi

Tài nguyên, khí hậu và vị trí địa lý là những yếu tố khó có thể thay đổi. Nhưng rất may thành phố Vinh lại có những điểm mạnh đối với những biến số này. Nằm ở khu vực trung tâm, là đầu mối giao thông của cả nước, vai trò và tiềm năng của TP Vinh trong ngành vận tải là rất lớn.Mặt khác, lại là thành phố gần bờ biển nên việc giao lưu di chuyển trên đường biển cũng rất thuận lợi.Khí hậu ở đây cũng rất ôn hòa, thích hợp với việc phát triển nghành du lịch.

Tuy nhiên với xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, thiên tai bão lũ xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn. Thành Vinh cần có những biện pháp để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới khí hậu nơi đây.Ví dụ như quản lý việc đảm bảo bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, giáo dục hành vi cho người dân nằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường. Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng đó là việc bảo vệ tài nguyên của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Cần có những biện pháp khai thác hợp lý, tránh tình trạng “quan tâm đến cái lợi ước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài”.

 Các biến số thay đổi trong dài hạn

Có 2 vấn đề cần được quan tâm và cải cách để thu thút đầu tư ở Vinh hiện nay, đó là thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng.

Thứ nhất là thủ tục hành chính (TTHC). Thời gian qua, Nghệ An đã có những nỗ lực, làm thông thoáng rất nhiều các TTHC. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn dè dặt, e ngại về các TTHC khi về Nghệ An. CCHC trong thu hút đầu tư của Nghệ An đã có một cửa, nhưng nhà đầu tư phải làm thủ tục qua nhiều cấp, nhiều ngành. Với TTHC như hiện nay, cấp nào cũng có quyền và không thể hiện rõ người có trách nhiệm chính.Quãng đường nhà đầu tư phải làm TTHC vẫn còn quá dài nên mất nhiều thời gian.

Cần tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch.Bao gồm cả quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng, nhất là ở những vùng trọng điểm.Với vùng là động lực phát triển cần phải phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng.

Làm được vậy sẽ có ý nghĩa rất lớn vì quy hoạch được công khai, tranh thủ được góp ý và sự đồng thuận của người dân. Trên cơ sở ấy mà phân công, phân cấp, phân

ngành trong công tác đầu tư trên từng địa bàn một cách hợp lý sẽ giảm được TTHC, rút ngắn được quãng đường và giảm được thời gian cho Nhà đầu tư.

Thứ 2 là giải phóng mặt bằng (GPMB) phải trên quan điểm vì lợi ích chung của mọi người dân. Một dự án đầu tư tác động đến tất cả mọi người trong vùng dự án. Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi đất nông nghiệp được thu hồi tính ra cao hơn cả đất ở vì có thêm nguồn hỗ trợ chuyển nghề, đào tạo nghề.

Nhưng chuyển nghề lúng túng, những người có đất thu hồi nhận tiền hỗ trợ chuyển nghề mà không có nghề mới, một thời gian sau trở thành “gánh nặng” cho địa phương. Giải quyết “gánh nặng” này, chính quyền lại phải điều chỉnh đất sản xuất cho họ theo giá rẻ. Đây là cội nguồn mâu thuẫn, vì như thế là không công bằng.

GPMB phải vì lợi ích chung bằng cách điều hoà đất ngay. Đất điều hoà phải tính tương đương giá đất thu hồi mà dự án đền bù. Cũng có thể một phần đất thu hồi trở thành cổ đông góp vốn vào dự án của địa phương hoặc của từng người dân.

Cải cách TTHC và GPMB là hai yếu tố quan trọng làm thông thoáng và hấp dẫn môi trường đầu tư. Mỗi khi những rào cản này được dỡ bỏ hoàn toàn, thu hút đầu tư sẽ hấp dẫn rất nhiều, góp phần cho “con tàu” kinh tế cất cánh bay cao.

Ngoài ra, khi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì trình độ ngoại ngữ của người dân cũng phải được cải thiện. Chính quyền thành phố Vinh cần có những chương trình nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân sở tại, ít nhất là tiếng Anh.Ngoài ra đối với nhà đâu tư Nhật, họ không thích sử dụng tiếng Anh thì còn có thể phải xem xét cả vấn đề tiếng Nhật nữa.

Một vấn đề nữa cần cải thiện ở Nghệ An nói chung và Vinh nói riêng, đó là văn hóa kinh doanh cục bộ. Các doanh nghiệp trong tỉnh dường như chưa thực sự nhận thức được tầm qua trọng của việc hợp tác cùng phát triển với các tổ chức, cá doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây khó dễ đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, TP Vinh cần có những chương trình, những biện pháp nhằm thay đổi cách nhìn của các doanh nghiệp trong thành phố, tạo sự cở mở, hợp tác đối với cả 2 bên.

 Các biến số thay đổi ngắn hạn

Bên cạnh các biện pháp trong dài hạn nói trên, thành phố Vinh cần có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo mọi điều kiện cho họ trong việc thực hiện các dự án.Ví dụ như giảm các chi phí không cần thiết, các thủ tục rườm rà.

 Các biến số thay đổi theo yêu cầu

Thành phố Vinh nên tổ chức các chương trình tư vấn đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư có được các thông tin một cách đầy đủ, từ đó hoạch định chiến lược phù hợp.Xây

dựng cổng thông tin minh bạch, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Cung ứng các dịch vụ hỗ trợ như trắc địa, điều tra thị trường cho các nhà đầu tư .

3.2. P2: Product: Cung địa phương:

1. Điểm khác biệt về ngành và dịch vụ hỗ trợ :

1.1 Bưu chính viễn thông: (xếp thứ 4 sau thành phố Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.)

Cơ sở hạ tầng viễn thông được hiện đại hoá đồng bộ với: Tổng đài NEAX.20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang truyền dẫn trên 14km cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao. Hệ thống bưu chính được cải tiến, trung tâm bưu chính ở ngã 5 (trung tâm thành phố) rất thuận lợi và đảm bảo chuyển phát thư báo, bưu kiện kịp thời đến khách hàng trong ngày.

Với hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông đứng thứ 4 toàn quốc .thành phố Vinh đủ khả năng cung cấp những dịch vụ liên lạc phù đắp ứng cho nhu cầu thông tin liên lạc và trao đổi thư từ hang hóa của các nhà đầu tư thương mại cũng như khách hàng khi đến với thành phố Vinh.

- Xây dựng hệ thống cáp quang - Cải thiện hệ thống bưu chính

- Tăng khả năng cung cấp các dịch vụ liên lạc, đáp ứng nhu cầu thông tin của các

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w