2. Khách hàng châu Âu:
2.6. Các nhà đầu tư Châu Âu với lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch và vận tải
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Nhóm ngành thương mại, du lịch, vận tải là 1 trong những nhóm ngành có mức độ thu hút đầu tư nhiều nhất.
Có thể kể tên các nước tiêu biểu có sự ưu tiên đầu tư trong nhóm ngành này như là Pháp, Đức, Hà Lan.
A, Pháp:
Pháp đã có 305 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng mức đầu tư khoảng ba tỷ USD. Tuy nhiên, so với tiềm năng thương mại hai nước, mức đầu tư này còn khiêm tốn, tiềm năng mở rộng đầu tư 2 nước là rất lớn.Với vị trí là một trong những nền kinh tế đầu tàu của EU, Pháp luôn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Pháp có 177 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 2,2 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt trên 1,1 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đăng ký, cao hơn so với mức giải ngân trung bình
của các dự án FDI tại Việt Nam (trung bình đạt 40%). Pháp hiện đứng thứ 9/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ hai trong EU, chỉ sau Hà Lan.
Các dự đầu tư của Pháp hiện có tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, dịch vụ có 71 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 1,1 tỷ USD, chiếm 40% về số dự án và 25% về vốn; công nghiệp có 81 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 830 triệu USD, chiếm 45% về dự án và 39% tổng vốn đầu tư; số còn lại đầu tư trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Các dự án đầu tư của Pháp vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức BOT, BT, BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối với lĩnh vựa thương mại và du lịch, Pháp đã có những dự án lớn như hệ thống siêu thị Big C bao gồm 13 trụ sở trên khắp cả nước, Tổ hợp khách sạn 5 sao Pullman tại Vũng Tàu do Tập đoàn Accor đầu tư….
B. Đức:
Hiện tại có 210 DN và văn phòng đại diện của các công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam. Đức có 139 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 778 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 89 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trên 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức vào Việt Nam tập trung vào các ngành có thế mạnh và có khả năng cạnh tranh cao như ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm và thông tin truyền thông, dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại, khách sạn, bảo hiểm... Hiện 22 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã tiếp nhận các dự án đầu tư của Đức nhưng các dự án chủ yếu vẫn được thực hiện tại TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai. Một số tập đoàn lớn của Đức đã có dự án đầu tư tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Siemens, Bosch, Deutsche Bank, Allianz… Các DN Đức ngày càng quan tâm đến Việt Nam và mong muốn phát triển các mối quan hệ đầu tư và thương mại.
. Ngoài ra Chính phủ Đức cũng đã thiết lập những công cụ, thể chế để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.
Các dự án đầu tư của Đức trong nhóm ngành thương mại, du lịch và vận tải : Chuỗi siêu thị Metro có mặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hố Chí Minh…
C. Hà Lan:
Hiện nay Hà Lan có 52 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,726 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số 10 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hà Lan đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh chiếm 69% vốn đầu tư. Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18% vốn đầu tư. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp thực phẩm (chiếm 26%), thăm dò và khai thác dầu khí, hoá dầu, hoá chất, mỹ phẩm, kinh doanh khách sạn, văn phòng, xây dựng, nạo vét…
Việt Nam và Hà Lan đã có quan hệ hợp tác khá chặt chẽ, Từ tháng 06/1999, Hà Lan đã xếp Việt Nam vào danh sách 17 nước ưu tiên nhận viện trợ phát triển (hiện nay là 21 nước). Tổ công tác giữa Đại sứ quán Hà Lan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hợp tác
phát triển tổ chức họp định kỳ hàng năm. Năm 2003, trong khi cắt giảm ODA cho các nước thì Hà Lan vẫn dành cho Việt Nam 37 triệu USD, so với 27 triệu USD năm 2002. Theo thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư, cục đầu tư nước ngoài thì trong 6 tháng đầu năm 2010, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đầu tư lên tới 2,2 tỷ USD. . Hà Lan viện trợ cho Việt Nam theo phương pháp tiếp cận ngành với định hướng chính là chuyển trọng tâm từ các dự án đơn lẻ vào các ngành rộng lớn hơn.
Các công ty đã đầu tư của Hà Lan trong nhóm ngành thương mại, du lịch, vận tải có thể kể đến là P&O Nedlloyd (vận chuyển container), Royal Dutch Shell (dầu khí – cả khai thác và phân phối,…
3. Khách hàng châu Á gồm Nhật Bản, Singapore: 3.1. Nhật Bản
Văn hóa
Người Nhật có những nét tính cách sau đây:
• Tính hiếu kì và nhạy cảm với VH nước ngoài => dễ thích nghi với VH Việt Nam
• Ý thức tập thể => kinh doanh theo nhóm, chỉ thực sự chấp nhận hợp tác với đối tác uy tín
• Tôn trọng thức bậc và địa vị
• Có óc thẩm mỹ => sẽ có lợi trong việc thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành du lịch
• Tính kiên trì, nhẫn nại => yêu cầu các DN VN khi làm việc cũng phải kiên trì và phải tìm hiểu rõ về văn hóa của người Nhật để ứng xử cho hợp lý
• Coi trọng lễ nghi => • Tôn trọng giờ giấc
Vốn đầu tư
Là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới, và là nước đứng thứ 3/39 nước có vốn đầu tư lớn nhất lại VN Trong 6 tháng đầu năm 2010, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng tăng đáng kể. Tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,22 tỷ USD (6 tháng đầu năm 2010), gấp 4 lần tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2009. Như vậy vốn đầu tư mà các nhà đầu tư Nhật Bản rót vào thị trường VN là khá lớn (20,67 tỷ), từ đây chính quyền TP và các DN Vinh có thể căn cứ lựa chọn dự án tầm lớn để kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản.
Mục đích đầu tư
Ngoài đầu tư vào công nghiệp nhẹ, lắp ráp, gia công đã có thêm các dự án của DN Nhật Bản vào công nghiệp nặng như lọc dầu, cán thép. Bên cạnh đầu tư nhà máy sản
xuất, DN Nhật Bản cũng đang thành lập các công ty thương mại, phân phối bán lẻ để khai thác thị trường nội địa của Việt Nam.
Theo dự báo của JETRO, sắp tới, các DN Nhật Bản sẽ có mặt ở tất cả các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam.
Nhật Bản đánh giá VN là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư do có nhiều chính sách ưu đãi, giá thuê đất, nhân công thấp... Song bên cạnh đó vẫn có những bất cấp như trình độ lao động, thủ tục hành chính rườm rà và khả năng cung ứng của các ngành phụ trợ
Nhóm tham khảo
Để tiếp cận các nhà đầu tư Nhật Bản không phải là dễ, phải thực sự uy tín họ mới chịu hợp tác. Vì vậy các VN nói chung và Vinh nói riêng nên tạo mối quan hệ với cơ quan công quyền để được hỗ trợ.
Có khá nhiều công ty của Nhật Bản đến văn phòng của JETRO để tìm hiểu và mong nhận được sự tư vấn về việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam
Hiện nay các nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng phát triển về thương mại và vận tải khi đầu tư vào các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo các phân tích về đặc điểm của nhà đầu tư Nhật bản như trên có thể thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất tiềm năng để Thành phố Vinh kêu gọi và thu hút cùng hợp tác trong sự phát triển thành phố.
3.2. Singapore
Văn hóa
Trong văn hoá kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường được coi trọng hơn công ty mà bạn đại diện.Người Singapore thường có niềm tin cố hữu về những người cùng dân tộc.Văn hoá kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao và có đạo đức kinh doanh mạnh mẽ khác thường. Năng lực chuyên môn, những thành tích và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao.Người Singapore không thích những thông tin "ngoài lề".Doanh nhân Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy nghĩ.Nhân viên người Singapore rất trung thành với công ty.Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore.Bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy
nhiên lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore.Giống như Việt Nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự, song nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể kém đi.Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore.Nếu bạn là thành viên của một đoàn đại biểu, thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. Danh thiếp được trao đổi vào lúc bắt đầu cuộc gặp gỡ, ngay sau khi giới thiệu. Trao nhận danh thiếp nên bằng hai tay. Xem danh thiếp của đối tác một cách cẩn thận và cung kính. Không bao giờ được dùng tay trái khi trao đổi danh thiếp. Vì người Hoa chiếm tỷ lệ dân số cao nên bạn cần có danh thiếp một mặt in bằng tiếng Trung Quốc.Khi ngồi nói chuyện với đối tác không nên ngồi chéo chân. Ra hiệu vẫy tay nên vẫy bằng tay phải với lòng bàn tay hướng xuống đất, các ngón tay hướng ra và vẫy lại.Danh thiếp nên được in (in nổi là tốt nhất) bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung Quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung Quốc. Màu vàng là màu ưa chuộng trên danh thiếp đối với người Hoa.Người Singapore rất nhiệt tình khi trao đổi danh thiếp.
Vốn đầu tư
Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, từ đầu năm 2010 đến nay, Singapore có 45 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 217,5 triệu USD (ngoài ra còn có 14,7 triệu USD vốn tăng). Như vậy, tính đến tháng 7/2010, Singapore giữ vị trí thứ 5 trong tổng số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 832 dự án (tổng vốn 17,8 tỉ USD). Các tập đoàn kinh tế đầu tư vào Việt Nam như CapitalLand, Sembcorp với dự án Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Bình Dương.Ngoài hai nhà đầu tư này, còn có thể kể tới Mapletree, hay Banyan Tree, Centurion, Keppel Land,... Trong đó, Keppel Land là nhà đầu tư bất động sản, Mapletree chuyên đầu tư các khu kho vận, còn Banyan Tree đang đầu tư xây dựng một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam ở Huế (đã khởi công tháng 9/2009 và dự kiến hoàn thành năm 2012). Trong khi đó, Centurion có dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Đà Lạt. Hầu hết các nhà đầu tư của Singapore đến với Việt Nam đều có số vốn lớn, tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản; nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ với hơn 5,5 tỷ USD. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Singapore đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở, văn phòng, khách sạn. Đại diện Tổng cục du lịch Singapore sau chuyến khảo sát thực tế tại Việt Nam đã cho rằng, Singapore là một trong những tâm điểm của các tàu biển du lịch quốc tế, còn Việt Nam lại sở hữu nhiều di tích thắng cảnh được Unesco công nhận và các danh thắng này đều gần các vị trí cảng nước sâu, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
Tuy đánh giá cao thị trường Việt Nam với nguồn lao động trẻ nhưng điều khiến các doanh nghiệp Singapore lo ngại là tính kết nối về hạ tầng giao thông và viễn thông vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) của lao động cũng là hạn chế của thị trường Việt Nam.
Nhóm tham khảo
• Cục Phát triển Doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore) có bộ phận chuyên trách khu vực Đông Dương.
• Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam
Các nhà đầu tư Singapore cực kì tiềm năng đối với ngành thương mại và du lịch. Họ là những người có kinh nghiệm từ lâu đời trong lĩnh vực này. Đặc biệt đất nước Singapore cũng có rất nhiều đặc điểm về vị trí chiến lược cũng như truyền thống buôn bán từ xa xưa như Thành phố Vinh. Đặc biệt Singapore hiện nay trở thành nhà phân phối độc quyền của rất nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ mà các nước phương Tây muốn nhắm vào Châu Á. Với tham vọng xây dựng thành phố Vinh trở thành một Singapore của Việt Nam, việc thu hút và hợp tác với các doanh nghiệp Singapore là thực sự cần thiết và tiềm năng.
4. Khách hàng Mỹ:
4.1 Văn hóa kinh doanh của người mỹ:
+ Người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. có chính sách bộ luật phù hợp về cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
+ Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm
phán chính trị cũng như trong kinh doanh.. cần tạo được phong thái hay văn hóa làm việc có kế hoạch, mục tiêu cụ thể để thu hút tốt các doanh nghiệp ở mỹ. Nhanh nhẹn nhạy bén tìm ra con đường có lợi cho công việc kinh doanh của đôi bên.
+ Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.
đưa ra đòi hỏi là thông tin đầu tư đưa ra cho các doanh nghiệp nên cụ thể , rõ ràng. + Ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa