Khách hàng Mỹ:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh (Trang 34 - 37)

4.1 Văn hóa kinh doanh của người mỹ:

+ Người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. có chính sách bộ luật phù hợp về cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

+ Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm

phán chính trị cũng như trong kinh doanh..  cần tạo được phong thái hay văn hóa làm việc có kế hoạch, mục tiêu cụ thể để thu hút tốt các doanh nghiệp ở mỹ. Nhanh nhẹn nhạy bén tìm ra con đường có lợi cho công việc kinh doanh của đôi bên.

+ Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm. 

đưa ra đòi hỏi là thông tin đầu tư đưa ra cho các doanh nghiệp nên cụ thể , rõ ràng. + Ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc.  điều này đưa ra yêu cầu cho chính quyền phải có chính sách thông thoáng , thủ tục nhanh chóng tiết kiệm tối đa thời gian cấp phép kinh doanh thu hút tốt các nhà doanh nghiệp mỹ đầu tư vào.

+ Các nhà kinh doanh Hoa Kỳ nổi tiếng là không kiên nhẫn và rất ghét sự im lặng. Họ muốn được thông tin thường xuyên về những diễn biến trong kinh doanh bất kể là tốt hoặc xấu. Do vậy, ngay cả trong các trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu mua hàng của phía Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên trả lời không đáp ứng được nhu cầu để giữ quan hệ và liên hệ lại khi có thể. Nếu cần thời gian để nghiên cứu hoặc thu thập thông tin trước khi trả lời thì cũng nên thông báo cho đối tác biết đã nhận được yêu cầu và sẽ trả lời sau và, nếu có thể, hẹn thời gian trả lời cụ thể. Không nhất thiết phải chờ có đầy đủ thông tin rồi mới trả lời một thể; Những nội dung nào có thể trả lời trước thì trả lời; Những nội dung chưa trả lời được thì hẹn trả lời sau.  phát triển ngành công nghệ thông tin , liên lạc đảm bảo thông tin nhanh nhạy, liên tục có thể được gửi đi một cách nhanh chóng .

4.2. Vốn đầu tư:

Ngày 6/11/2010, đại diện của khoảng 150 doanh nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ 2 nước Việt Nam - Mỹ đã tham dự hội thảo "Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Một giai đoạn phát triển năng động mới" tại Hà Nội. Theo báo cáo tại hội thảo, đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam hiện đạt tới 2,6 tỉ USD, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 là 5 tỉ USD (đứng thứ 6 trong 70 nước đầu tư vào Việt Nam).Quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ qua 6 năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA).  xu hướng nguồn vốn FDI của mỹ đầu tư vào Việt Nam tăng dần qua các năm và đó là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Hứa hẹn nhiều dự án sẽ được triển khai góp phần đưa nền kinh tế nước nhà phát triển.

Các ngành hàng đầu tư của mỹ chủ yếu vào Việt Nam là sản xuất các mặt hàng tiêu dùng , đầu tư công nghệ cao .

Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như: Coca Cola, Procter & Gamble, Unocol, Conoco... thông qua các chi nhánh và công ty con ở nước thứ 3. Các địa điểm mà công ty đóng trụ sở thường là Hồng Kông, Singapore , British Virgin Island ...

Tập đoàn Intel Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam dự án Công ty TNHH Intel Product, có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD để sản xuất các sản phẩm chip mang nhãn hiệu Intel từ màng mạch. Đây là dự án công nghệ cao, tạo động lực mạnh mẽ để các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.

Thu hút vốn FDI những tháng đầu năm 2010 đã đánh dấu một bước chuyển mới về chất mà cụ thể Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao. Điển hình như dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) tại tỉnh quảng Ninh của Tập đoàn năng lượng AES của Mỹ với mức vốn đầu tư lên tới 2,147 tỷ USD. Trong bối cảnh năm nay, các dự án FDI vào Việt Nam chủ yếu có qui mô vốn nhỏ vài chục đến vài trăm triệu USD thì qui mô vốn hơn 2 tỷ như dự án trên đã thành nổi trội. Ngoài ra còn có Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; dự án xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD… Qua những dự án quy mô lớn này, có thể khẳng định các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đã tin tưởng chọn Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực, đưa Việt Nam tham gia vào chu trình sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn lớn.

4.4. Nhóm tham khảo:

• Đại sứ quán mỹ tại việt nam

Chương V/ Đánh giá thực trạng thu hút khách hàng mục tiêu của địa phương hiện nay:

Thực trạng thu hút nhà đầu tư trong ngành dịch vụ (Thương mại, Du lịch và GTVT) của TP Vinh giai đoạn từ 2007- 2010:

Thực hiện quyết định số 197/2007/QĐ-TT ngày 28/12/2007 của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020, xây dựng thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, trong những năm qua TP đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn.

Với mục tiêu đến năm 2015 tỷ trọng ngành dịch vụ trong GTTT đạt 56,4% và đến năm 2020 là 57% (QĐ vv phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Vinh đến năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ AN), TP Vinh đã và đang nỗ lực trong việc thu hút đầu tư và phát triển ngành dịch vụ với ba mũi nhọn là: thương mại, du lịch, vận tải. Ba mũi nhọn này sẽ là ba mũi nhọn trong việc xây dựng hình ảnh một thành phố Vinh năng động, phát triển không ngừng, là trung tâm thương mại bậc nhất Bắc Miền Trung

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w