1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB

41 1,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB tiền thân là Ngân hàng CP Nông Thôn Nhơn ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/11/1993. Vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 400 triệu đồng.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu: 1

Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 3

I Quá trình hình thành và phát triển: 3

II Bộ máy cơ cấu tổ chức : 4

III Các hoạt động kinh doanh cơ bản: 5

1 Huy động vốn: 5

2 Hoạt động tín dụng : 6

3 Các hoạt động khác: 8

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 10

I Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: 10

1 Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM: 10

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: 11

2.1 Các nhân tố bên ngoài: 11

2.1.1 Môi trường vĩ mô: 11

2.1.1.1 Môi trường kinh tế: 11

2.1.1.2 Môi trường văn hoá – xã hội – dân số: 12

2.1.1.3 Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước: 12

2.1.2 Môi trường vi mô: 14

2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn: 14

2.1.2.2 Khách hàng: 15

2.1.2.3 Các dịch vụ mới thay thế: 17

2.2 Các nhân tố bên trong: 18

2.2.1 Năng lực tài chính: 18

2.2.2 Năng lực nhân lực: 21

2.2.3 Năng lực phát triển sản phẩm: 22

2.2.4 Năng lực công nghệ: 23

2.2.5 Năng lực quản lý: 24

Trang 2

2.2.6 Hệ thống mạng lưới phân phối: 24

II Đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB qua Ma trận SWOT: 25

1 Điểm mạnh của SHB: 25

2 Điểm yếu (Weaknesses): 26

3 Cơ hội (Opportinities): 26

4 Thách thức (Threats): 27

Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB 29

I Định hướng phát triển, phương hướng hoạt động của SHB năm 2010: 29

II Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SHB: 30

III Một số kiến nghị: 34

1 Kiến nghị với NHNN: 34

2 Kiến nghị với chính phủ: 35

Kết Luận 37

Trang 3

Một số kí hiệu viết tắt

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Incombank : Ngân hàng công thương Việt Nam

Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Techcombank : Ngân hàng kĩ thương Việt Nam

TCTD : Tổ chức tín dụng

Trang 4

Lời Mở Đầu:

Trong xu thế toàn cầu hóa nói chung và kinh tế VN nói riêng đang trong giai đoạn

mở cửa, hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, ngành NH giữ vai trò rất quan trọng, làmột trong những kênh huy động và điều hòa nguồn vốn của nền kinh tế, đồng thời làcông cụ quan trọng ổn định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của Nhà nước Sự tăngtrưởng và phát triển của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởngcủa toàn nền kinh tế Dưới sức ép mở cửa tự do tài chính, để không tụt hậu với thế giới,đảm bảo là tổ chức trung gian tài chính mang tính huyết mạch của nền kinh tế, nâng caonăng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, gắn kết với chiến lượchoạt động của mỗi ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng vừa chuyển đổi hình thức từ cổphần nông thôn lên cổ phần đô thị, còn đang trong quá trình chiếm lĩnh thị trường về cácdịch vụ ngân hàng hiện đại, các điều kiện cơ bản về vốn, công nghệ, nhân lực, kinhnghiệm quản lý…còn hạn chế Do đó nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh là thực sựcấp thiết giúp SHB tồn tại, phát triển, tạo vị thế trong hệ thống NHTM đang ngày càngtăng về số lượng của Việt Nam và sự thâm nhập ngày càng rộng của các ngân hàng quốctế

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB “ làm đề tài cho Chuyên đề tốt

nghiệp Chuyên đề gồm ba Chương lớn:

Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội

Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP Sài Gòn Hà Nội

Trang 5

Chuyên đề chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong phạm vi nhỏ là ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướngdẫn PGS.TS Cô Cao Thuý Xiêm và sự giúp đỡ từ Ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn Hà Nội SHB đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Trang 6

20/1/2006: Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 93/QĐ - NHNN về việcchấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông Thôn sangNHTMCP đô thị, tạo thụân lợi cho SHB nâng cao tiềm lực về tài chính, mở rộng mạnglưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn pháttriển mới của SHB Với mục tiêu trở thành một ngân hàng TMCP bán lẻ đa năng hàngđầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015, Ngân hàng hoạt động vững mạnh

và an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trải qua 16 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2000 tỉ đồng tươngđương 125 triệu USD, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại hầu hết thành phốlớn trên toàn quốc, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích Đối tượng khách hàng đadạng từ cá nhân đến tổ chức, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngànhnghề kinh doanh khác nhau Hoạt động kinh doanh những năm qua SHB luôn giữ được tỉ

lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảochất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan

SHB đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng,đối tác… mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giớichuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý: TOP 20Ngân hàng lớn nhất Việt Nam; Top 30 sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tin và dùng;

Trang 7

Thương hiệu mạnh Việt Nam 3 năm liên tiếp 2007,2008,2009; Sao vàng Đất Việt 2 năm;Top 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất Thị trường chứng khoán Hà Nội; Ngân hàng

có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc 2009 (Ngân hàng Wachovia B NewYork traotặng); NH tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2010 (Tạp chí Global finance bình chọn) Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộtrình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam cùng tiềm lực tài chính mạnh của các cổđông tiềm năng, với quyết tâm của các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên sẽ là nhữngnhân tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bềnvững, thực hiện được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam vàTập đoàn tài chính lớn mạnh năm 2015

II Bộ máy cơ cấu tổ chức :

Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội bao gồm Đại hội đồng cổ

đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Các Uỷ ban, Tổng giám đốc và các phòng bannghiệp vụ Trong đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ngânhàng Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị ngân hàng, giữ

vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng Ban kiểm sát do Đại hội

đồng cổ đông bầu ra, kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hànhchế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngânhàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trungthực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng Các Uỷ ban do hội đồng quản trịthành lậplàm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược,

kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.Tổng giám đốc, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị , trước pháp luật vềhoạt động hằng ngày của ngân hàng Các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho Tổng giámđốc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Tổnggiám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của NHNN

Trang 8

ơ đồ : Bộ máy tô chức hoạt động của SHB

III Các hoạt động kinh doanh cơ bản:

1 Huy động vốn:

Huy động vốn là một hoạt động được SHB chú trọng để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn,

sử dụng vốn tuân thủ các qui định về an toàn vốn và thanh khoản trong kinh doanh NH.Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mởrộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu

Trang 9

đồng Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm 2006 tăng 290 % so vớinăm 2005; mức tăng lần lượt là 1055% năm 2007; 186,76% năm 2008 Tổng số dư huyđộng vốn đến 31/12/2009 đạt 24.514,6 tỉ đồng, tăng 12.871,4 tỉ, tương đương 109,6% sovới 2008, đạt 133% kế hoạch 2009 Trong đó huy động từ thị trường I (Tổ chức kinh tế

và dân cư) đạt 14.486,9 tỉ đồng, tăng 4.978,8 tỉ đồng, tương đương 52.4% so với cuối

2008

Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2006-2009 của SHB

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(Nguồn : Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ SHB)

Trong năm 2009, SHB đã thực hiện chiến lược đấy mạnh huy động vớn thị trường Ibằng nhiều chương trình huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn: Tiết kiệm siêu hấp dẫn; gửitiền có tiền nhận liền niềm vui… Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn thị trường Ichưa cao, kém so với các NHTM khác: ACB tính đến tháng 14/5/2009 đạt 101000 tỷ;Sacombank tính đến tháng 4/2009 đạt 63000 tỷ đồng; Habubank đạt 19961 tỷ đồng năm

2009 Nguồn vốn huy động không kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và

cá nhân rất thấp do các đơn vị không chủ động yêu cầu khách hàng giao dịch qua tàikhoản SHB khi cho vay

2 Hoạt động tín dụng :

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong

nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạtđộng, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từngvùng miền, ngành nghề kinh doanh Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt

Trang 10

đến nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tậptrung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đãđạt được sự tăng trưởng và bền vững Năm 2006 tổng dư nợ đạt 492,984 triệu đồng, tăng114,5% Năm 2007, 2008 tăng mạnh. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 6.576,1 tỉ đồng,

tương đương tăng 105 % so với 2008, đạt 116% kế hoạch 2009

Trang 11

Bảng 2: C ơ cấu d ư nợ tín dụng năm 2006-2009 của SHB

Chỉ tiêu

Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Dư nợ (Tỷ đồng )

Tỷ trọng

- Nhóm 2: 56,4 tỉ đồng, tương đương 0,44% tổng dư nợ

- Nhóm 3: 28,1 tỉ đồng, tương đương 0,22% tổng dư nợ

- Nhóm 4: 148,9 tỉ đồng, tương đương 1,16% tổng dư nợ

- Nhóm 5: 145,7 tỉ đồng, tương đương 1,14% tổng dư nợ

Nợ quá hạn (từ nhóm 2 -> nhóm 5): 379 tỉ đồng, chiếm 2,96% tổng dư nợ Nợ xấu (từnhóm 3 -> nhóm 5): 322,6 tỉ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ Trong đó Nhóm 1 là nợ đủtiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn;Nhóm 2 là nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc vàlãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ; Nhóm 3 là nợ dưới tiêuchuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn;Nhóm 4 là nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; Nhóm 5

là nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi,mất vốn

Trong hoạt động tín dụng SHB chủ động được nguồn vốn , đảm bảo thanh khoản ,thẩm định kiểm tra kiểm soát trước và sau khi vay , thu hồi nợ quá hạn Đẩy mạnh cho

Trang 12

vay các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định : than , cao su … Bên cạnh đó nợ quá

hạn, nợ xấu tại một số đơn vị có xu hướng gia tăng SHB chưa xây dựng được chính sáchphát triển khách hàng tín dụng phù hợp, hạn chế sự cạnh tranh và tính chủ động của cácđơn vị kinh doanh Việc đánh giá tài sản đảm bảo còn sai lệch với quy chế, quy định.

3 Các hoạt động khác:

- Hoạt động thanh toán quốc tế : Bắt đầu phát sinh năm 2006 và bước đầu mang lạithu nhập, hoạt động TTQT của SHB luôn được ưu tiên Năm 2007, SHB vẫn chưa đượcthanh toán quốc tế trực tiếp (theo quy định NHNN), do đó doanh thu chưa đạt cao Tínhđến năm 2009, SHB đã lập quan hệ đại lý với 154 ngân hàng trên thế giới Doanh sốTTQT đạt 373,4 triệu USD, tăng 143,6% so với 2008 Tổng giao dịch đạt 2.337 giaodịch, tăng hơn 10 lần so với 2008 Thu nhập thường từ TTQT đạt 13.245 triệu đồng Hoạtđộng thanh toán quốc tế cũng khá thành công với một số sản phẩm đặc biệt như: chuyểntiền No Deduct, chuyển tiền đa tệ … Năm 2009, SHB được trao tặng danh hiệu “NH códịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc” từ phía Ngân hàng uy tín Wachovia, NewYork

- Hoạt động kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng (thị trường II) và kinh doanh ngoại tệ:Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuậncủa ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng Thu nhập thuần từ kinhdoanh ngoại tệ 2007 đạt 2467 triệu đồng, đến 2008 vượt bậc đạt 26023 triệu đồng Năm

2009 đạt doanh số 1,1 tỉ USD, thu nhập thuần đạt 60,5 tỉ đồng Năm 2009 đầy biến động,SHB vẫn kịp thời nắm bắt được cơ hội đầu tư và tích cực kinh doanh nguồn vốn trên thịtrường II với doanh số giao dịch đạt gần 80.000 tỉ đồng Thu nhập thuần từ hoạt động nàyđạt 29,2 tỉ đồng

- Hoạt động thẻ : Sản phẩm thẻ hiện tại của SHB là thẻ Solid - thẻ ghi nợ nội địa cóthấu chi Phát hành từ năm 2007 , đến nay đã có 14538 thẻ được phát hành , tăng 45,13%

so với 2008 , với số dư tiền gửi bình quân 1,9 triệu đồng/1 tài khoản thẻ và 185.429 giaodịch Trong năm 2008 SHB đã liên kết với Vietcombank triển khai thực hiện khai thácdịch vụ thẻ ATM Tuy nhiên hoạt động thẻ của SHB chưa thật sự phổ biến để cạnh tranh

Trang 13

với các ngân hàng Từ nay đến 2010 , SHB sẽ triển khai dịch vụ thẻ Visa, Master, và thẻtín dụng với 800 điểm chấp nhận thẻ, 50.000 thẻ ghi nợ, 20.000 thẻ quốc tế và 950 thẻATM.

Trải qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB đã cónhững chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó khăn và khẳng địnhđược vị thế của mình trên thương trường , vững bước phát triển

Trang 14

Chương II:

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP

Sài Gòn - Hà Nội

I Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:

1 Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM:

Cạnh tranh là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế Thuật ngữ năng lựccạnh tranh được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, trong mọi ngành và mọi lĩnh vực Hộiđồng chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lựckinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thịtrường thế giới… Theo OECD, năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đốicao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, cácngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnhtranh quốc tế Ngân hàng là một ngành, một tổ chức sản xuất kinh doanh quan trọng trongnền kinh tế Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là khả năng ngân hàng

đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt đượcmức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục phát triển đồng thời đảmbảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến

động bất lợi của môi trường kinh doanh.

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi

trường bên ngoài như môi trường vĩ mô gồm kinh tế, văn hoá - xã hội, pháp luật; môitrường vi mô gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, khách hàng, các dịch vụ mớithay thế và các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng như năng lực tài chính, nhânlực, phát triển sản phẩm, quản lý tổ chức, công nghệ Đánh giá năng lực cạnh tranh củamột ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng

Trang 15

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:

2.1 Các nhân tố bên ngoài:

2.1.1 Môi trường vĩ mô:

2.1.1.1 Môi trường kinh tế:

Năm 2009 nền kinh tế thế giới khá khả quan Chính phủ nhiều nước thực hiện các góigiải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng với tổng trị giá hơn 10.000 tỉ USD, tương đương20% GDP 2008 Kinh tế Mỹ trên đà phục hồi Các ngân hàng lớn tại Mỹ bắt đầu cải thiệnhoạt động

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới, nhưng cũng nhanh chóng vượt lên khó khăn để có những bước đột phá trongnhững tháng cuối năm và là một trong số ít quốc gia châu Á có tăng trưởng dương vớimức tăng trưởng GDP 2,5%, trên mức trung bình khu vực Các chương trình kích cầu dựatrên gói cứu trợ 14.000 tỷ đồng của chính phủ cũng được triển khai mạnh mẽ như: hỗ trợ4% lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp trả lương0% qua VDB; cho vay tín chấp các DNVN qua bảo lãnh VDB… Những yếu tố này đã tácđộng mạnh tới ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB SHB đã triển khai có hiệu quảcác chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, nhờ đó tăng thêm khách hàng, tăng dư nợ tíndụng, cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng phù hợp, chọn lọc thêm nhiều khách hàng tiềmnăng, tăng uy tín về quan hệ giao dịch tại SHB Bên cạnh đó thị trường chứng khoán đầu

2009 giảm, bất động sản đóng băng, vàng biến động liên tục, không hấp dẫn nhà đầu tư

Do đó ngân hàng thương mại thu hút được nguồn vốn huy động trong dân Nhờ đó SHBtạo được mức tăng trưởng huy động vốn khá cao

Tuy nhiên năm vừa qua SHB cũng gặp không ít khó khăn Do lãi suất cơ bản khôngtăng trong 1 thời gian khá dài từ tháng 2 đến tháng 11, trong khi lãi suất huy động thịtrường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) của các NHTM tăng mạnh, có lúc lên tới 20-30%gây ra chênh lệch đầu ra so với đầu vào thấp Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng củaSHB giảm khoảng 1,51%/năm (không đủ bù đắp chi phí kinh doanh) Thị trường ngoại tệ

Trang 16

liên tục xảy ra tình trạng khan hiếm USD, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanhngoại tệ Nền kinh tế chưa thật sự phát triển, các doanh nghiệp còn khó khăn, do đó nguy

cơ nợ xấu rất cao và các khoản vay mới khó thực hiện trong bối cảnh này

2.1.1.2 Môi trường văn hoá – xã hội – dân số:

Dân số Việt Nam tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85,789 triệu người, tập trung chủ

yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội là 6,4 triệu người; TP Hồ Chí Minh là 7,1 triệungười… những nơi hầu hết các Ngân hàng đóng trụ sở chính và các chi nhánh quantrọng

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, tăng dân số ở những khu đô thị, khu công nghiệp dẫnđến số lượng cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng nhanh Các chi nhánh,phòng giao dịch của SHB đều được thiết lập trong những khu kinh tế trọng điểm đó và rất

có tiềm năng phát triển

Nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh diễn ra cũng làm tăng nhu cầu cần dịch vụ ngânhàng Kèm theo liên kết, hợp tác với nước ngoài đòi hỏi thông qua hoạt động thanh toánquốc tế, số lượng người sống và làm việc ở ngước ngoài tăng lên nên dịch vụ ngân hàngnày đang ngày càng gia tăng Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, mức sốngngười dân tăng lên và quá trình toàn cầu hoá sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sửdụng những nhu cầu dịch vụ ngân hàng khác nhau, giúp SHB có nhiều cơ hội kinh doanh Kinh tế càng phát triển, văn hoá tiêu dùng của người dân sẽ thay đổi phù hợp Hiệnnay tốc độ cuộc sống được đẩy nhanh, sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn được ngườitiêu dùng ưa thích hơn cả Hoạt động với khẩu hiệu ˝Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp˝,các dịch vụ ngân hàng của SHB đều đáp ứng được các tiêu chí đó Xét trong nền kinh tếhiện nay, gửi tiết kiệm cũng là kênh an toàn cho người dân, và đối với các doanh nghiệpcũng cần vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh

2.1.1.3 Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước:

Trang 17

Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về tính ổn định Là thành viêncủa Tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã đượcnâng cao, đặc biệt hơn khi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo anLiên Hợp Quốc năm 2007 Bộ máy điều hành của chính phủ trong những chính sách kinh

tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng được đánh giá cao Tuy nhiên, xét về hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam tuy đã được Chính phủ cảicách nhiều lần theo hướng thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thủ tụchành chính phức tạp Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh trực tiếpcủa Luật các tổ chức tín dụng 2004 Trong khi văn bản luật này còn thể hiện nhiều bất

cập Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản

hướng dẫn dưới Luật Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới Luật lại gặp nhiều khókhăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật doanh nghiệp, Luật chứngkhoán, Luật đầu tư, Luật phá sản… Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫnLuật các tổ chức tín dụng vẫn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trongLuật chưa thực hiện được Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa rõ ràng,

minh bạch, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện cho ngân hàng nói

chung và SHB nói riêng như Luật không quy định rõ những nghiệp vụ nào tổ chức tíndụng đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, nghiệp vụ nào phảithành lập công ty; việc góp vốn đầu tư thành lập công ty con và các loại hình công tykhác để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán

và các lĩnh vực khác chưa được quy định rõ ràng, nhất là quan hệ tín dụng giữa ngânhàng mẹ và công ty con; một số vấn đề như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độcquyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng

khoán…chưa được quy định cụ thể… Hiện nay Nhà nước đang đưa ra các phương án sửa

đổi Luật các TCTD cho phù hợp với hoạt động ngành tài chính nước ta Bên cạnh đócũng có một số cải cách của Chính phủ nhằm giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn như Quyđịnh 13/2008/QD-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại đã

xử lý một số bất cập, đối xử bình đẳng giữa NHNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh và

Trang 18

100% nước ngoài Do đó tạo được sự bình đẳng trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiệncho SHB mở rộng hoạt động, cạnh tranh lành mạnh

Chính sách kinh tế của Chính phủ trong những năm qua, đặc biệt là năm 2009 đượcđánh giá là linh hoạt và kịp thời 6 tháng đầu năm 2009, NHNN đã chuyển hướng điềuhành từ ưu tiên kiểm soát lạm phát sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế Và 6tháng cuối năm 2009, trước tình hình suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, giá cả có xuhướng tăng lên, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng,rất linh hoạt và chủ động Với những chính sách đúng đắn như: giảm lãi suất cơ bảnxuống còn 7%/năm; tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm; ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận đốivới việc cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; điều chỉnh nới rộng tỷ giá giữa VNĐ vàUSD từ ±3 - ±5, thị trường tài chính ổn định Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn và năng lực tàichính của hệ thống ngân hàng được nâng cao, tạo môi trường cho SHB phát triển Dựavào điều chỉnh của NHNN, SHB tăng giảm lãi suất huy động, cho vay phù hợp, điều tiếtlượng vốn theo hướng nới lỏng thận trọng, linh hoạt Năm 2010, mức tăng trưởng tíndụng NHNN giới hạn chỉ ở mức 25%, đây là một bài toán khó đối với các ngân hàng nóichung và SHB nói riêng: Tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

2.1.2 Môi trường vi mô:

2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn:

Áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng

nhiều ngân hàng nước ngoài, mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với

nhau Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể Từ chỗ

9 ngân hàng (1991), đến tháng 10.2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3NHTM quốc doanh, 40 NHTMCP) Những NHTM lớn như Ngân hàng công thương ViệtNam Incombank, Ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á ChâuACB, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương… có thời gian hoạt động khá lâu, tiềm lực tài chínhmạnh, trong khi SHB là một ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phầnnông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, bắt đầu hoạt động như 1 ngân hàng

Trang 19

bán lẻ từ năm 2006, khó để bắt kịp các ngân hàng lớn Vốn điều lệ của SHB so với một

số ngân hàng lớn còn rất nhỏ

Khối các TCTD nước ngoài tại Việt Nam gồm 45 chi nhánh của 33 ngân hàng nướcngoài, 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc; 5 ngân hàng 100% vốnnước ngoài; 8 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; ngoài ra còn có 56 vănphòng đại diện của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam Dù thị phần của khối ngân hàngnày còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ,nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm

Bên cạnh đó là 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, gần 1000 quỹ tíndụng nhân dân cơ sở

Các ngân hàng đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ.Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng Và cácngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đếncuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Với đà tăng này, chỉ riêng việccạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng

đã rất khốc liệt Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay cácngân hàng quốc doanh Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánhdành cho SHB sẽ càng bị thu nhỏ

Cùng với rất nhiều công ty tài chính, ngân hàng kế hoạch sắp được thành lập và đivào hoạt động với lợi thế đi sau, học hỏi từ những ngân hàng lớn đi trước, công nghệ hiệnđại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang ngày càng đa dạng, tiếp cận trực tiếp đến mọitầng lớp dân cư, làm cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt Đòihỏi SHB phải tạo được sự khác biệt, xây dựng được lối đi riêng, cải tiến công nghệ hiệnđại, nâng cao chất lượng sản phẩm… để trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệtđó

2.1.2.2 Khách hàng:

Trang 20

Khách hàng là người cung cấp đồng thời là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ Kháchhàng với vai trò người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giaodịch… mong nhận lãi sất cao Trong khi với vai trò là người vay vốn, mong trả chi phívốn nhỏ hơn thực tế Điều này gây ra mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận và giữ chânkhách hàng, gây áp lực đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách lãi suất phù hợp làm vừalòng khách hàng Lãi suất huy động của SHB hiện tại là 10,49%, khá cao so với các ngânhàng, nhưng chưa có sự linh hoạt lãi suất với các kì hạn khác nhau và lượng tiền gửi khácnhau Lãi suất cho vay là 12%, tương đương mức lãi suất cho vay trên thị trường

Bảng 3: Lãi suất của một số NHTM ( Tính đến 10/12/2009)

Ngân hàng Lãi suất tiết kiệm Lãi suất cho vay

12 tháng 24 tháng 36 tháng

Ngắnhạn

Trung,dàihạn

10,33-10,31-10,38-10,36-10,33-10,23

10,43-10,41-10,43-10,41-10,38-10,28 12 12

( Nguồn: Tổng hợp từ các Ngân hàng thương mại )

sự đảm bảo an toàn như các NHTM quốc doanh và các ngân hàng TMCP danh tiếng như

NH Á Châu, Techcombank, NH Sài Gòn Thường Tín… SHB là thương hiệu mới, danhmục dịch vụ còn hạn chế, sản phẩm chưa có sự khác biệt, do đó lượng khách hàng tìmđến ngân hàng chưa cao Tuy nhiên khách hàng Việt Nam có mức độ trung thành chưacao, một phần do họ quá nhạy cảm với lãi suất và các mức phí của ngân hàng Đặc biệttrong thời kì bùng nổ lãi suất huy động, thường xuyên có sự di chuyển vốn từ ngân hàng

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ : Bộ máy tô chức hoạt động của SHB - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB
m áy tô chức hoạt động của SHB (Trang 8)
Bảng 4: Tình hình hoạt động tài chính của SHB từ năm 2006-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB
Bảng 4 Tình hình hoạt động tài chính của SHB từ năm 2006-2009 (Trang 23)
Bảng 6: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số NHTM( Tỷ đồng ): - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB
Bảng 6 Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số NHTM( Tỷ đồng ): (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w