Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SHB:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 33 - 37)

- Nâng cao quy mô vốn điều lệ:

Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng mà ít vốn giống như người mở cửa hàng mà không có hàng bày ra bán. Vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Vốn cũng là điều kiện để hút khách hàng, đứng vững trước rủi ro. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời. Vì vậy các ngân hàng đang không ngừng phát triển về quy mô tài sản lần vốn điều lệ. Theo xu hướng đó, SHB cần tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỷ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của NHNN. Dấu hiệu tăng vốn điều lệ cho thấy hệ số an toàn tài chính của SHB đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tài chính lành mạnh hơn và thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và vay tiền). Tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu, trích lập từ Quỹ dự phòng chung, đánh giá lại tài sản cố định, các nguồn huy động vốn vay dài hạn khác từ các tổ chức định chế tài chính.

Là ngân hàng đi sau, cơ hôi tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại của SHB rất cao, nên nắm bắt để tăng cường khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Công nghệ trong nghiệp vụ thanh toán, công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, công nghệ trong giao dịch với khách hàng… sẽ tạo ra sự nhanh chóng, tiện lợi trong các hoạt động, giảm thời gian, tạo sự linh hoạt. Banking 2008 đã giới thiệu các chiến lược bảo mật và quản lí rủi ro, những mô hình ứng dụng và triển khai thành công nghệ bảo mật tiên tiến, nhiều xu hướng công nghệ mới, các sản phẩm công nghệ mới như công nghệ siêu kết nối, dịch vụ SOA, iBoss… Đây là cơ hội lớn SHB cần nắm bắt để nâng cao năng lực công nghệ. Ngân hàng cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng công nghệ mới, bắt kịp với các ngân hàng lớn. Các phần mềm công nghệ thông tin đang sử dụng cần có sự cải tiến, tăng nhân sự có trình độ cao làm việc trong mảng công nghệ thông tin. Các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Sự đầu tư đúng sẽ mang lại thành công cho SHB.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nhân lực chất lượng cao là động lực để bứt phá. Để có thể đáp ứng tốc độ phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi phải gắn với một kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực sát sao, chủ động và có tính đón đầu tốt. Nhân sự cần đảm bảo đủ số lượng, đồng thời có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng. Mục tiêu năm 2010, số lượng nhân sự của toàn hệ thống SHB là 2054 người, con số không lớn so với các NHTM khác nhưng phù hợp với quy mô SHB. Đi kèm đó SHB cần có kế hoạch tuyển dụng cần được nâng cao về tính chuyên nghiệp. Chính sách nhân sự phù hợp, chế độ khen thưởng tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên cũng rất quan trọng. Một đội ngũ nhân viên năng lực, với mong muốn cống hiến hết mình vì sự phát triển của ngân hàng sẽ là sức mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho SHB.

Marketing là hoạt động không thể thiếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM hay bất cứ một tổ chức nào. SHB cũng không là ngoại lệ. Thực hiện tốt công tác quảng bá hình ảnh, tạo dựng và nâng cao vị thế thương hiệu SHB. Thương hiệu là vũ khí cạnh tranh đắc lực. Cần xây dựng chiến lược phù hợp với tôn chỉ “Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”, tầm nhìn và chiến lược hoạt động của SHB. Thương hiệu gắn với chất lượng sản phẩm dịch vụ, văn hoá SHB, thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên SHB.. tất cả cần được chú trọng nâng cao. Tăng cường các hoạt động quảng cáo hình ảnh SHB như tài trợ, khuyến mãi sản phẩm, quảng cáo qua giao dịch khách hàng…

- Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng:

Khách hàng là nhân tố tạo sự thành công cho ngân hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đây là công tác SHB cần đặc biệt chú trọng, xây dựng phòng chăm sóc khách hàng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực, khả năng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn. Ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động ủa ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng. Có các phần thưởng giá trị tri ân những khách hàng gắn bó với SHB trong nhiều năm.

- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tạo sự khác biệt:

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM đều lựa chọn dịch vụ bán lẻ là mục tiêu đầu tư, gây khó khăn cho SHB khi triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đặt ra yêu cầu SHB cần có chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ. Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng, nhu cầu, thị hiếu khách hàng để xây dựng định hướng phát triển dịch vụ phù hợp. Nghiên cứa, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, mang tính khác biệt như: tư vấn về quản trị tiền mặt cho khách hàng, quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Xác định rõ cơ cấu hoạt động dịch vụ, phát triển

các dịch vụ phát huy được lợi ích, thế mạnh mạng lưới, công nghệ… của SHB. Nghiên cứu chính sách phí dịch vụ phù hợp. Tăng cường nghiên cứu, tạo các tiện ích mới cho các sản phẩm dịch vụ hiện có tạo sự thuận lợi và thu hút khách hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ được tin dùng như: Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Giảm bớt những thủ tục rắc rối để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành:

Cần cải cách bộ máy quản trị điều hành theo tư duy kinh doanh mới, quản trị theo nhóm khách hàng và loại hình sản phẩm dịch vụ, không “cầm tay, chỉ việc” mà yêu cầu tính chủ động, sáng tạo. Nâng cao năng lực quản trị điều hàng của các cán bộ quản lý từ Hội sở tới chi nhánh, tạo tính làm việc độc lập, nhưng nhất quán. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi khi kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của ngân hàng là thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. Công tác dự báo cần đặc biệt ưu tiên chú trọng.

- Liên kết hợp tác:

Hiện nay các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài có xu hướng mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình cạnh tranh và hợp tác. Các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài không tốn kém chi phí như mở chi nhánh mới, có sẵn màng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo tại các NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc bỏ tiền mua cổ phần, các ngân hàng và tổ chức tài chính nướcngoài đều có cam kết trợ giúp kỹ thuật, thậm chí cử chuyên gia, cố vấn, trợ lý giúp

các NHTM Việt Nam. SHB cần nắm bắt cơ hội này để liên kết hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, gia nhập đại lý phát hành và thanh toán thẻ với các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa, America Express,... để nâng cao hoạt động thẻ. Chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể trở thành đại lý chuyển tiền của các tổ chức chuyển tiền lớn như Western Union, Moneygram… phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

Mở rộng màng lưới ngân hàng đại lý tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên quy mô SHB cần phát triển hơn nữa để tham gia vào sân chơi lớn với các ngân hàng trên thế giới.

Ngày 28/1/2010, SHB đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức gồm có 98 ngân hàng thuộc 27 quốc gia, cùng hàng ngũ với những ngân hàng tên tuổi của Việt Nam. Đây là một bước tiến thành công, nâng cao vị thế của SHB trong hệ thống NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w