Năng lực phát triển sản phẩm:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 26 - 27)

I. Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:

2.2.3. Năng lực phát triển sản phẩm:

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là sản phẩm có tính vô danh, không có khả năng đăng kí bản quyền, sản phẩm ra đời dễ bị bắt chước. Do đó Phát triển sản phẩm là yếu tố quan trọng tạo tính khác biệt cho Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. SHB đầu tư thành lập Phòng phát triển sản phẩm, với các nhóm nghiên cứu khách hàng và thị trường; thiết kế cung ứng sản phẩm; hỗ trợ và kiểm soát cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhờ đó đã xây dựng được các chính sách sản phẩm đa dạng, hiện đại, phù hợp nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng cũng như kế hoạch phát triển ngân hàng qua từng thời kì. Phòng Phát triển sản phẩm đã phối hợp với các phòng ban đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình huy động, cho vay thuận tiện, hấp dẫn với khách hàng và phù hợp với từng địa bàn có chi nhánh SHB hoạt động như: Tiết kiệm siêu hấp dẫn , Tri ân khách hàng, Gửi tiền có tiền nhận liền niềm vui… Ngoài các sản phẩm huy động, cho vay thông thường, SHB thiết kế các sản phẩm khác biệt như internet banking, mobile banking, dịch vụ ngân quỹ, thu chi hộ tiền bán hàng, hỗ trợ du học… Phòng phát triển sản phẩm phối hợp với phòng PR quảng bá thương hiệu SHB và các sản phẩm đặc trưng của SHB, tạo niềm tin cho khách hàng.

Hệ thống sản phẩm dịch vụ của SHB chưa đa dạng, chỉ mang tính thời vụ, tính canh tranh không cao, khó thu hút được khách hàng. Đa phần là còn nặng về dịch vụ truyền

thống, huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chưa đa dạng hoá được các sản phẩm dịch vụ nên lãi suất là công cụ chủ yếu SHB sử dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng. Các chương trình khuyến mãi tuy thu hút được khách hàng, tăng nguồn vốn huy động nhưng chưa khác biệt với các ngân hàng bạn, thủ tục dài dòng. Chưa có các sản phẩm mang tính đột phá như ACB với tiết kiệm với lãi suất thả nổi hay BIDV với BIDV-Directbanking, các sản phẩm bảo hiểm, tiết kiệm tích luỹ bảo an. Cán bộ nhân viên chưa ý thức việc bán chéo sản phẩm. Tín dụng chỉ cho vay mà không chú trọng huy động vốn và phát triển dịch vụ sản phẩm ngân hàng, cũng như giao dịch viên không chủ động trong phát triển khách hàng huy động vốn, khách hàng vay và khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w