Đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB qua Ma trận SWOT:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 29 - 32)

Ma trận SWOT là phương pháp phân tích dựa trên điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của một tổ chức được chọn để đánh giá năng lực cạnh tranh của tổ chức đó. Sử dụng ma trận SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB, trên cơ sở đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp bằng cách kết hợp các yếu tố.

1. Điểm mạnh của SHB:

- Nguồn nhân lực với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đày nhiệt huyết có thể đóng góp cho sự phát triển của SHB.

- Khả năng sáng tạo SHB: Có rất nhiều sáng kiến của cán bộ nhân viên ngân hàng được áp dụng vào thực tiễn ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Văn hoá SHB: SHB đã xây dựng được văn hoá riêng có của ngân hàng, cũng là một nét khác biệt, tạo thu hút cho thương hiệu SHB.

- Quan hệ cộng đồng, danh tiếng: Nhiều giải thưởng cao quý được Nhà nước, người tiêu dùng, các tổ chức trao tặng đã khẳng định danh tiếng của SHB và sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

- Định hướng phát triển rõ ràng, phù hợp với định hướng phát triển của ngành: Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, SHB đã xây dựng chiến lược kinh doanh tạo tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng. Với chiến lược rõ ràng và hiệu quả như vậy, SHB sẽ còn tiến xa.

2. Điểm yếu (Weaknesses):

- Năng lực tài chính còn yếu, thể hiện ở quy mô vốn điều lệ nhỏ; khả năng sinh lời mới chỉ đạt mức trung bình trong số các ngân hàng; Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 318,5 tỷ đồng còn khá nhỏ so với con số 2.838 tỷ đồng của ACB; 893,86 tỷ đồng của Sacombank. Quy mô tổng tài sản nhỏ: 27.439,4 tỷ đồng.

- Công nghệ ngân hàng còn yếu, nhiều bất cập, làm giảm chất lượng dịch vụ. Trong khi công nghệ là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Bộ máy tổ chức chưa khoa học: 1 chi nhánh quản lý trên 20 phòng giao dịch, trong khi đội ngũ cán bộ quản lý chưa thật sự giỏi.

- Mạng lưới phân phối còn hạn hẹp, Thị phần hoạt động nhỏ.

3. Cơ hội (Opportinities):

- Việt Nam gia nhập WTO, phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng cũng như tạo sân chơi lớn hơn, công bằng hơn cho toàn ngân hàng nói chung và SHB nói riêng.

- Cơ chế thông thoáng, nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính Việt nam, góp vốn vào các ngân hàng nội địa, tạo cơ hội tăng cường năng lực về vốn, học hỏi kinh nghiệm quản trị điều hành, quản trị rủi ro, hỗ trợ công nghệ.

- Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư.

- Chính phủ ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận khi cho vay bằng VNĐ theo thông tư 12/2010/TT-NHNN tạo ổn định trong thị trường tài chính, tạo điều kiện cho SHB thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng.

4. Thách thức (Threats):

- Hôi nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội đi kèm với thách thức: Dễ bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới như cuộc suy thoái vừa qua, môi trường cạnh tranh khốc liệt

hơn do có sự tham gia của nhiều ngân hàng nước ngoài trong khi không còn hỗ trợ nhà nước…

- Thách thức khi phải thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng dịch vụ của SHB khi có quá nhiều ngân hàng lớn với thương hiệu mạnh, dịch vụ đa dạng.

- Các sản phẩm dịch vụ thay thế ngày càng gia tăng: Sự phát triển của thị trường vốn, các công ty bảo hiểm… đe dọa đến thị trường dịch vụ ngân hàng.

- Các chính sách của Chính phủ như giới hạn tăng trưởng tín dụng không vượt quá 25% VCSH, diễn biến tỷ giá khó dự đoán kéo theo các điều chỉnh của Ngân hàng nhà nước chưa biết trước gây khó khăn cho SHB.

Phương pháp đánh giá bằng ma trận SWOT còn đưa ra 4 chiến lược cơ bản để SHB có thế tham khảo và ứng dụng : (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Chương II đã đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB từ môi trường bên ngoài đến các nhân tố bên trong ngân hàng. Có thể thấy được năng lực cạnh tranh của SHB chưa cao, tiềm lực còn yếu, số lượng khách hàng khiêm tốn trong khi số lượng các NHTM, các TCTD ngày càng gia tăng. Để duy trì được vị thế trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, SHB cần thực hiện những giải pháp tổng thể nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chương III:

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w