1. Kiến nghị với NHNN:
- Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ hoạt động các ngân hàng, NHNN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn hệ thống ngân hàng nói chung, tạo môi trường phát triển cho SHB nói riêng.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động bán hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỉ giá theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, loại bỏ dần những hạn chế về mua bán ngoại tệ, mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nước ngoài hay sử dụng ngoai tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa. Tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ ngoại hối ngân hàng.
- Phối hợp cùng Bộ tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn mà NHTM đang phải gánh vác.
- NHNN cần xây dựng kế hoạch phát triển Ngân hàng dài hạn với những lộ trình thích hợp nhằm nâng cao dần năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo bàn về các vấn đề ngân hàng, giải quyết những khó khăn các ngân hàng gặp phải, nâng cao các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại như Hội thảo Banking diễn ra hàng năm…
- Là cơ quan thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần tăng cường sử dụng công cụ gián tiếp như …, hạn chế các công cụ hành chính trực tiếp, tạo tính tự chủ cho các NHTM.
2. Kiến nghị với chính phủ:
- Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý tạo cơ sở vững vàng cho các ngân hàng phát triển. Đây là bước đi hết sức quan trọng. Điểm yếu … - Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích và phát triển dịch vụ ngân hàng như các quy định pháp lý về chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, bảo mật, an toàn, xác nhận chữ kí điện tử…
- Chính phủ cần quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng làm ăn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, trong khi doanh nghiệp không bị kiểm toán báo cáo tài chính, gây ảnh hưởng tới các ngân hàng, tăng dư nợ quá hạn, nợ xấu…
- Thống nhất quan điểm, xác định rõ về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện được cải cách cơ cấu và thực hiện tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng hội nhập, tăng năng lực cnahj tranh mà không bị vướng vào các cuộc khủng hoảng.
- Chính phủ cùng NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, các chính sách kinh tế khác phù hợp đảm bảo môi trường hoạt động cho các NHTM nói chung và SHB nói riêng.
Kết Luận
Dưới góc nhìn của nền kinh tế, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Xét về ích lợi, cạnh tranh là động lực buộc SHB phải nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng, cải tiến công nghệ tạo sự linh hoạt trong hoạt động, nâng cao tiềm lực tài chính,đua tranh để tiến đến vị trí của người giỏi nhất. Xét về thách thức, cạnh tranh là một áp lực mà SHB, nếu không có đủ sức mạnh vượt qua, thì sẽ phải gánh chịu các hậu quả như mất chỗ đứng trên thương trường, sản phẩm dịch vụ không được khách hàng tin dùng, thua lỗ, mất vốn, thậm chí có thể phá sản. Trong thời đại thương mại tự do, vị thế cạnh tranh chính là điều kiện đầu tiên để ngân hàng tồn tại và phát triển.
Chuyên đề chỉ là một đóng góp nhỏ, mang tính tham khảo trên bước đường phát triển của SHB nói riêng và NHTM nói chung. Bằng nỗ lực từ chính bản thân, đồng thời với sự hỗ trợ của chính phủ và NHNN, hi vọng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội sẽ duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh , tạo chỗ đứng trong hệ th ống NHTM Việt Nam và quốc tế.