1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

21 3,2K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB,được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080.

Trang 1

I – Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB,được thành lập theo cácQuyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006 Giấy phép ĐKKD số0103026080

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồmhuy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cánhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên

cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịchngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu

và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nướccho phép

Sau 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực khôngngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốtnhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất Với quyết tâm trở thành mộtNgân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tàichính năm 2015

Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng (tương đương 125 triệu USD)

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc

Trụ sở: Ngân hàng SHB có trụ sở đặt tại 77 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vàothười điểm 30 tháng 6 năm 2010, Ngân hàng có 01 Trụ sở chính, 01 công ty con và

16 chi nhánh cấp một và 73 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cảnước

Mạng lưới hoạt động: Hiện tại SHB có hơn 90 chi nhánh và phòng giao dịchtrên các tỉnh thành trong cả nước

Tổng tài sản hiện có :21,050 tỷ đồng (tương đương 1.315,6 triệu USD)

Trang 2

1.2 Hoạt động kinh doanh chính

Lĩnh vực kinh doanh:

 Kinh doanh tiền tệ

 Kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối

 Kinh doanh vàng

 Thanh toán quốc tế

Các sản phẩm hiện có của ngân hàng

Dành cho khách hàng cá nhân:

Tài khoản tiền gửi

- Tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường

- Tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn

- Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ

Tiền gửi tiết kiệm

- SHB – tưng bừng mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

- Tiết kiệm rộn ràng, hàng ngàn quà tặng

- Kỳ phiếu ghi danh

- Tiết kiệm rút gốc linh hoạt – VNĐ; Tiết kiệm bậc thang theo số tiền –VNĐ/USD; Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn – USD; Tiết kiệm trả lãi trước –VNĐ/ USD; Tiết kiệm trả lãi hàng tháng – VNĐ/USD

- Kỳ hạn duy nhất lãi suất cao ngất

Dịch vụ ngân quỹ

- Thu đổi ngoại tệ; Kiểm đếm tiền mặt

- Thu chị tại hộ tại chỗ; Két sắt an toàn

Dịch vụ khác

- Dịch vụ thu tiền điện tại SHB – Thành phố Hồ Chí Minh;Thu hộ cước cho

Trang 3

- Thẻ ghi nợ Solid

Sản phẩm cho vay

- Ô tô Trường Hải; Ô tô năng động; Ô tô doanh nhân

- Cho vay mua nhà trả góp; Hỗ trợ du học trọn gói

- Cho vay tín chấp tiêu dùng; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

- Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán; Cho vay hỗ trợ sản xuất kinhdoanh

- Thấu chi TK cổ đông SHB; Thấu chi TK CBCNV;Thấu chi TK chủ doanhnghiệp và cán bộ quản lý

- Thấu chi TK có TSĐB phục vụ tiêu dùng;Thấu chi TK có tài sản phục vụsản xuất kinh doanh

Dịch vụ chuyển tiền

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước;

- Dịch vụ chuyển tiền kiều hối

Dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Tài khoản tiền gửi

- Tài khoản tiền gửi thanh toán

- Kỳ phiếu ghi danh

- Tiền gửi có kỳ hạn

Sản phẩm cho vay

- Cho vay bổ sung vốn lưu động

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Trang 4

- Chiết khấu bộ chứng từ có giá

- Cho vay đầu tư tài sản cố định

- Cho vay theo dự án

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu lãi ưu đãi

Thanh toán quốc tế

- Dịch vụ trả lương qua tài khoản cho Doanh nghiệp

- Dịch vụ ngoại hối cho Doanh nghiệp

- Ưu đãi khách hàng thân thiết

Hỗ trợ lãi suất

Trang 5

- Hỗ trợ khu vực nông thôn

tế toàn cầu Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụngân hàng nói chung và SHB nói riêng

Thêm vào đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trườngkinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, khuyến khích tính tự chủ cao hơn củadoanh nghiệp Cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nhằm tạo điều kiệncho các NHTM đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tếbằng việc tăng cường nội lực phát huy tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo hoạt động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc thị trường

Thách thức

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các NHTM cổ phần cócùng đối tượng khách hàng, các Ngân hàng TMCP này đang hoạt động có hiệu quả

và tích cực tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh

Trong lĩnh vực huy động vốn, SHB còn đang phải cạnh tranh với các công tykhác như công ty bảo hiểm, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứngkhoán về nguồn vốn trung và dài hạn Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng cóthể cung cấp các sản phẩm riêng lẻ hoặc hỗn hợp cạnh tranh với các NHTM

1.3.2 Lợi thế của SHB

Với định hướng xây dựng SHB trở thành một trong mười ngân hàng bán lẻ đanăng hiện đại hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng

Trang 6

cách về quy mô với các NHTM nhà nước, SHB đã xây dựng kế hoạch phát triểnvới các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng sovới tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăngtrong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại.Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, SHB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn vàhiệu quả trong hoạt động

Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩnmực quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động quản trị vàkinh doanh Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của SHBhoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳhội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Trong thời gian qua, SHB đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diệnvới Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn công nghiệpCao su Việt Nam Theo thỏa thuận hợp tác này, TKV và VRG sẽ chuyển phần lớngiao dịch, thanh toán và các nguồn vốn qua hệ thống SHB SHB sẽ trở thành Ngânhàng đầu mối hỗ trợ TKV và VRG nguồn tài chính trong nước và quốc tế, tham giatài trợ và đồng tài trợ các dự án lớn TKV, VRG và SHB cam kết cùng góp vốnthành lập Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công tycho thuê tài chính

Trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế và thế mạnh của các bên, hình thành liênminh Tập đoàn kinh tế lớn đa năng đáp ứng sự phát triển của các bên và nhu cầucủa nền kinh tế SHB với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độnghiệp vụ chuyên môn, được đào tạo bàn bản, có đạo đức nghề nghiệp, ban điềuhành là những người có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Trang 7

II – Cơ cấu tổ chức và hoạt động của SHB

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ

Trang 8

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

2.2.1 Khối Khách hàng Doanh nghiệp

a Chức năng của Khối Khách hàng Doanh nghiệp

Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị trong các lĩnhvực:

- Xây dựng chính sách Sản phẩm dịch vụ và phát triển sản phầm cho cáckhách hàng doanh nghiệp; Lập kế hoạch kinh doanh lĩnh vực sản phẩm dịch vụkhách hàng doanh nghiệp

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bán sản phẩm dịch vụ kháchhàng doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống SHB

- Phát triển kinh doanh thông qua việc phát triển sản phẩm theo ngành nghề,theo phân khúc khách hàng

b Nhiệm vụ của Khối Khách hàng Doanh nghiệp

- Quản trị toàn bộ sản phẩm tín dụng doanh nghiệp

- Xây dựng chính sách liên quan đến khách hàng doanh nghiệp bao gồm cảchính sách giá theo sản phẩm, khách hàng

- Thúc đẩy kinh doanh của hệ thống thông qua việc trực tiếp tiếp thị kháchhàng theo chủ trương của SHB nhằm tìm cơ hội bán sản phẩm, dịch vụ hiện cóhoặc tìm cơ hội phát triển sản phẩm mới cho SHB Các khách hàng tiếp thị được sẽchuyển giao lại cho các đơn vị kinh doanh để các đơn vị này trực tiếp phục vụkhách hàng

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ

a Chức năng:

- Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ là bộ phận nghiệp vụ của Hội sởchính, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị để

Trang 9

quản lý, điều hành Hệ thống trong lĩnh vực nguồn vốn, ngoại hối và kinh doanh cáccông cụ lãi suất cố định.

- Trực tiếp điều hành và quản lý nguồn vốn, ngoại hối theo các mục tiêu và hạnmức quy định của Ngân hàng nhà nước và của SHB, nhằm gia tăng giá trị và hạn chếrủi ro trong phạm vi cho phép trong lĩnh vực quản lý

- Cân đối vốn và ngoại tệ trên toàn hệ thống nhằm đáp ứng các yêu cầu vềnguồn vốn và ngoại tệ của toàn hệ thống

- Xây dựng và tổ chức triển khai các sản phẩm, dịch vụ về nguồn vốn, ngoạihối và các công cụ lãi suất cố định để tăng doanh thu và lợi nhuận của Phòng vàSHB

- Điều hành, quản lý và đề xuất phân bổ trạng thái ngoại hối trên toàn hệthống SHB để nâng cao hiệu quả hoạt động

- Theo dõi, đề xuất và thực hiện các biện pháp để kiểm soát rủi ro thanh khoản,rủi ro thị trường, rủi ro đối tác trong lĩnh vực phụ trách

2.2.3 Phòng Hỗ trợ tín dụng

a Thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng

Là bộ phận hỗ trợ cho công tác tín dụng trong các khâu:

Trang 10

- Phối hợp thẩm định tài sản

- Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

- Thực hiện hạch toán giải ngân

- Phối hợp đôn đốc nợ đến hạn

- Phối hợp kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ và đột xuất

- Tất toán khoản vay

- Hỗ trợ về mặt nghiệp vụ cho các Phòng Ban cùng chức năng tại các Chinhánh

b Thực hiện chức năng kiểm soát

- Kiểm soát hồ sơ tín dụng theo danh mục hồ sơ được ban hành

- Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt

- Kiểm soát tính pháp lý, chính xác, chặt chẽ và đầy đủ của hồ sơ trước khigiải ngân

- Kiểm soát tính chính xác của các báo cáo của Phòng trước khi chuyển choBan Lãnh đạo và các Phòng chức năng

c Thực hiện chức năng quản lý

- Quản lý khoản vay: Phối hợp với các cán bộ tín dụng thực hiện theo dõi

khoản vay từ lúc phát sinh đến khi thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi để hạn chế rủi ro vàđảm bảo lợi ích của SHB

- Quản lý hồ sơ tín dụng: Thực hiện quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng bao

gồm hồ sơ vay vốn, tài chính, tài sản đảm bảo, giải ngân và các hồ sơ liên nhằmđảm bảo tuân thủ qui định hiện tại của SHB và pháp luật

2.2.4 Phòng Tái thẩm định

a Chứcnăng:

Trang 11

Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Hội đồng tíndụng trong việc quản lý toàn bộ công tác tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, các

hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHBtheo đúng quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và SHB

b Nhiệm vụ:

- Quản lý công tác tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, các hồ sơ, dự án và

cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB

- Phân tích, thẩm định và đề xuất ý kiến tham mưu đối với các hồ sơ đề xuấtcấp tín dụng và các sự vụ liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc thẩm quyền củaTổng Giám đốc, Hội đồng quản trị

- Tái thẩm định độc lập đối với các khoản cấp tín dụng và các sự vụ liênquan đến hoạt động tín dụng vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB

- Đột xuất kiểm tra khoản vay hoặc tái thẩm định trực tiếp khách hàng khinhận thấy rủi ro cho SHB

- Hướng dẫn, hỗ trợ chi nhánh trong việc đánh giá, thẩm định các khoản vaytrên toàn hệ thống SHB

- Phối hợp với Phòng Chính sách và Giám sát tín dụng trong việc theo dõi,kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các khoản cấp tíndụng, các hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ được thực hiện thông qua phòng Tái Thẩmđịnh

- Tham gia tư vấn, phối hợp với Phòng chính sách và Giám sát tín dụngtrong việc xây dựng các chính sách tín dụng trong toàn hệ thống SHB; với PhòngQuản lý rủi ro trong việc xây dựng các chính sách rủi ro tín dụng

2.2.5 Phòng chính sách và giám sát tín dụng

a Chức năng

Trang 12

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụngphù hợp với chiến lược kinh doanh của SHB trong từng thời kỳ

- Giám sát danh mục tín dụng, định kỳ rà soát, đánh giá chất lượng cáckhoản tín dụng, khách hàng của các Chi nhánh thuộc phạm vi quản lý

- Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụngtrong việc tổ chức quản lý các hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống theo đúngquy định của pháp luật, NHNN và SHB

b Nhiệm vụ:

Xây dựng chính sách tín dụng và nghiên cứu kinh tế ngành hàng

- Đề xuất hoàn thiện quy trình tác nghiệp, hỗ trợ các đơn vị phòng ban liênquan để đàm phán, dự thảo hợp đồng tín dụng( uỷ thác, đồng tài trợ), hợp đồng bảođảm với các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước và nước ngoài trình cấp có thẩmquyền ký

- Thường xuyên cập nhật về thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụngtrong toàn hệ thống để ban hành kịp thời mới và sửa đổi, bổ sung các Quy trình,Quy chế, Quy định đã ban hành cho phù hợp với thực trạng hoạt động, định hướngphát triển trong dài hạn

- Lập các báo cáo dự báo kinh tế, ngành hàng cho Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc để xây dựng kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận của SHB

- Nghiên cứu, thu thập và xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, cácngành then chốt và đề xuất các giới hạn tín dụng định hướng để quản lý và pháttriển khách hàng then chốt

Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng

- Giám sát các hạn mức tín dụng của ngân hàng; thiết lập hạn mức tín dụngtrần và riêng lẻ theo từng khách hàng, nhóm khách hàng và loại giao dịch; đề xuất

Trang 13

- Hợp nhất báo cáo nợ quá hạn hàng tháng của các Chi nhánh và các báo cáotài khoản tín dụng bất thường như quá hạn, dư nợ vượt mức phán quyết và hạnmức tín dụng hoặc tổng hạn mức trên khách hàng… thực hiện việc phân tích và đềxuất những biện pháp phù hợp.

- Kiểm soát chất lượng và tính đầy đủ của Báo cáo phân loại nợ theo yêu cầucủa NHNN do Chi nhánh thực hiện và đề xuất việc trích lập dự phòng rủi ro đốivới nợ dưới tiêu chuẩn và dư nợ có khả năng mất vốn

- Giám sát chất lượng danh mục đầu tư tín dụng, báo cáo về mức độ nhạycảm, khả năng không trả được nợ của một số hoạt động và của đối tác

2.2.6 Mô tả công việc phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ

- Tính toán, lập bảng tỷ giá giao dịch ngoại tệ vào đầu giờ làm việc buổisáng hàng ngày dựa trên tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá thế giớiqua hệ thống Reuters, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, trên thịtrường tự do

- Trong ngày chủ động nắm bắt tình hình biến động trên thị trường ngoại tệ

để cập nhật kịp thời bảng tỷ giá, trình ký và ban hành trên toàn hệ thống SHBnhằm đảm bảo quản lý rủi ro và phục vụ việc kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng

- Thực hiện các giao dịch ngoại tệ: chào mua, chào bán, xác nhận giao dịchmua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn với các tổ chức kinh tế và trên thị trường liênngân hàng qua hệ thống Reuters Dealing, Reuters Messaging, điện thoại, email

- Hướng dẫn và phối hợp với các chi nhánh, phòng giao dịch SHB và cácphòng Thanh Toán Quốc tế, Khách hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ khách hàng,Trung tâm thanh toán và Kế toán tài chính

- Lập báo cáo trạng thái ngoại tệ nội bảng, ngoại bảng, trạng thái tổng hợptrên hệ thống Smartbank và đối chiếu với bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ, lãi lỗkinh doanh ngoại tệ tự lập để nắm được trạng thái ngoại tệ của ngân hàng

Trang 14

III – Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây

(%)Tăng giảm

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009)

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút vốnnhàn rỗi trong khu vực khách hàng cá nhân diễn ra khá quyết liệt, thông qua dịch

vụ chăm sóc khác hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giátrị lớn để thu hút khách hàng Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng là mộtkênh huy động vốn thuận lợi cho các ngân hàng Nguồn vốn huy động của ngânhàng SHB qua các năm từ 2007 đến 2009 đều tăng cao, do ngân hàng không ngừng

mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch nên nguồn vốn từ mọi thànhphần kinh tế đều được huy động triệt để hơn

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu Năm 2010

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Các khoản nợ

Tiền gửi và vay TCTD 6969 71.3 2235 19 9943 40.4 4890 18.7

Từ gửi của khách hàng 2805 28.7 9508 81 14672 59.6 19613 74.8 Nguồn vốn huy động 9774 100 11743 100 24615 100 26220 100

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009 (Trang 14)
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 - 2009 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3.1 Nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 - 2009 (Trang 14)
Bảng 3.4: Dư nợ tín dụng của SHB năm 2007 – 2009 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3.4 Dư nợ tín dụng của SHB năm 2007 – 2009 (Trang 16)
Bảng 3.5: Doanh số hoạt động đầu tư của SHB năm 2007 – 2009 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3.5 Doanh số hoạt động đầu tư của SHB năm 2007 – 2009 (Trang 17)
Bảng 3.6: Doanh thu của SHB năm 2007 – 2009 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3.6 Doanh thu của SHB năm 2007 – 2009 (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w