1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại docx

11 443 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 147,98 KB

Nội dung

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 1 Bài 7: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM Mục tiêu: Học xong bài này sinh viên hiểu được bức tranh chung về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại, một loại hình tổ chức tín dụng quan trọng nhất trong hệ thống tài chính nước ta hiện nay. Bài này đặt nền móng cho việc học hiểu được tổ chức họat động của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. 1. CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1 Đònh nghóa NHTM Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, đònh nghóa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn đònh nghóa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy đònh của Luật này các qui đònh khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dòch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dòch vụ thanh toán. Luật tổ chức tín dụng không có đònh nghóa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã được đònh nghóa trong Luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước đònh nghóa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ dòch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dòch vụ thanh toán. 1.2 Chức năng của NHTM Vấn đề chức năng của ngân hàng thương mại đã được xem xét kỹ trong môn học Tiền tệ ngân hàng. Trong phạm vi môn học này chỉ nhắc lại các chức năng của ngân hàng thương mại để làm nổi bật thêm vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Nhìn chung, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: • Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. • Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế. • Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” dòch vụ ngân hàng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 2 2. PHÂN LOẠI NHTM 2.1 Dựa vào hình thức sở hữu Dựa theo tiêu thức này, có thể phân loại ngân hàng thương mại thành ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài. Ngoài sự khác biệt về hình thức sở hữu, giữa các loại hình ngân hàng thương mại này còn có sự khác biệt về một số hoạt động do tác động của những quy đònh chi phối bởi Luật tổ chức tín dụng, sẽ đề cập trong phần cuối của bài này. Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Quản trò ngân hàng thương mại nhà nước là Hội đồng quản trò do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thoả thuận với Ban tổ chức-cán bộ của Chính phủ. Điều hành hoạt động của ngân hàng thương mại là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, cá nhân cùng góp vốn theo qui đònh của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập theo các qui đònh liên quan của pháp luật. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vò phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chòu trách nhiệm đối với mọi nghóa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền nghóa vụ do pháp luật Việt Nam qui đònh, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh các qui đònh liên quan của pháp luật Việt Nam. 2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, có thể chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. • Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chỉ giao dòch cung ứng dòch vụ cho đối tượng khách hàng công ty chứ không giao dòch với khách hàng cá nhân. Đại đa số các chinh nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài như ABM- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 3 AMRO Bank, Deustchs Bank, The Chase Manhattan Bank,… hoạt động theo loại hình này. • Ngân hàng bán lẻ là loại ngân hàng giao dòch cung ứng dòch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. • Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ là loại ngân hàng giao dòch cung ứng dòch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này. 2.3 Dựa vào quan hệ tổ chức Dựa vào tiêu thức quan hệ tổ chức, có thể chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 cấp 2) phòng giao dòch. Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất là nơi cung cấp đầy đủ hơn các dòch vụ ngân hàng trong khi ngân hàng chi nhánh phòng giao dòch nhỏ hơn cung cấp không đầy đủ tất các giao dòch mà chỉ tập trung vào các giao dòch cơ bản như huy động vốn, thanh toán cho vay. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT NHTM Tùy theo hình thức sở hữu mà ngân hàng thương mại có cơ cấu tổ chức khác nhau. Ở đây chỉ trình bày cơ cấu tổ chức của hai loại hình ngân hàng tiêu biểu: Ngân hàng thương mại quốc doanh ngân hàng thương mại cổ phần. • Ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam hiện có Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Các ngân hàng này thườngtổ chức thống nhất từ Hội sở trung ương đến chi nhánh ở các tỉnh, thành quận, huyện. • Ngân hàng thương mại cổ phần là loại ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Hiện tại trong tương lai loại hình ngân hàng này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức, một ngân hàng thương mại cổ phần thường có: o Hội sở với đầy đủ các phòng như Phòng giao dòch, Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính – tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin o Chi nhánh, bao gồm chi nhánh cấp một cấp hai, ở các đòa phương o Phòng giao dòch hoặc điểm giao dòch trực thuộc chi nhánh, thường mở ở những nơi đông dân cư có nhu cầu giao dòch với ngân hàng như siêu thò, trường học, khu công nghiệp. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 4 4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM Chương III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại, bao gồm: • Hoạt động huy động vốn • Hoạt động tín dụng • Hoạt động dòch vụ thanh toán • Hoạt động ngân quỹ • Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thò trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dòch vụ bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác đại lý, dòch vụ tư vấn các dòch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 4.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn 1 dưới các hình thức sau: • Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác. • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước ngoài nước. • Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài. • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. • Các hình thức huy động vốn khác theo quy đònh của Ngân hàng Nhà nước. 4.2 Hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng 2 cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính các hình thức khác theo quy đònh của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: • Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dòch vụ đời sống. 1 Nghò đònh số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của NHTM 2 Nghò đònh số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của NHTM Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 5 • Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dòch vụ đời sống. Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân có thể tái chiết khấu các thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghò đònh của Chính phủ về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 4.3 Hoạt động dòch vụ thanh toán ngân quỹ Để thực hiện được các dòch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui đònh. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dòch vụ thanh toán ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: • Cung cấp các phương tiện thanh toán • Thực hiện các dòch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng • Thực hiện dòch vụ thu hộ chi hộ • Thực hiện các dòch vụ thanh toán khác theo qui đònh của Ngân hàng Nhà nước • Thực hiện dòch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép • Thực hiện dòch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàngTổ chức hệ thống thanh toán nội bộ tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước • Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 6 4.4 Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng cung cấp dòch vụ thanh toán ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: Góp vốn mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy đònh của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. Tham gia thò trường tiền tệ – Ngân hàng thương mại được tham gia thò trường tiền tệ, theo quy đònh của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thò trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối vàng trên thò trường trong nước thò trường quốc tế. Ủy thác nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lónh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Cung ứng dòch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dòch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo qui đònh của pháp luật. Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dòch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dòch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ các dòch vụ khác có liên quan theo qui đònh của pháp luật. 5. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM Mục 4 trên đây vừa trình bày các hoạt động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện. Ngân hàng thương mại cụ thể Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 7 hoá các hoạt động trên thông qua các nghiệp vụ của mình tùy theo nhu cầu của khách hàng. Mục 5 này sẽ hệ thống hoá các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại nhằm đưa ra một bức tranh chung về các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. 5.1 Dựa vào bảng cân đối tài sản Có một cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng thương mại thường được sử dụng là dựa vào bảng cân đối tài sản. Bảng cân đối tài sản là bảng báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, nhìn vào bảng cân đối tài sản chúng ta có thể hệ thống hoá được một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Dựa vào bảng cân đối tài sản, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại có thể chia thành nghiệp vụ nội bảng nghiệp vụ ngoại bảng. Nghiệp vụ nội bảng tức là những nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh trên bảng cân đối tài sản. Các nghiệp vụ nội bảng có thể chia thành nghiệp vụ tài sản nợ, hay nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tài sản có, hay nghiệp vụ sử dụng vốn. • Các nghiệp vụ tài sản Nợ bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là tiền gửi khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm), tiền gửi các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi Ngân hàng nhà nước Kho bạc nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay Ngân hàng nhà nước, vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. • Các nghiệp vụ tài sản Có bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là cho vay đối với khách hàng, đầu tư chứng khoán, cho vay các tổ chức tín dụng khác. Nghiệp vụ ngoại bảng là các nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chủ yếu là các hoạt động dòch vụ bảo lãnh ngân hàng. Cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng bằng cách dựa vào bảng cân đối tài sản là kiểu phân loại truyền thống phù hợp với mô hình ngân hàng cổ điển. Đối với một ngân hàng hiện đại, các nghiệp vụ ngân hàng ngoại bảng thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản. Do vậy, cần có một cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng theo kiểu khác, không dựa vào bảng cân đối tài sản. 5.2 Dựa vào đối tượng khách hàng Các ngân hàng thương mại hiện đại thường phân loại nghiệp vụ của mình dựa vào đối tượng khách hàng để từ đó dễ dàng có chiến lược tiếp cận phục vụ khách hàng tốt hơn. Dựa vào đối tượng khách hàng có thể chia thành nghiệp vụ đối với khách hàng công ty nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 8 5.2.1 Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp So với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng thường tỷ trọng nhỏ hơn về mặt số lượng nhưng chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dòch. Do vậy giao dòch với khách hàng doanh nghiệp ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dòch dựa vào lợi thế về quy mô giao dòch. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có thể thực hiện các nghiệp vụ sau đây: • Tiền gửi thanh toán • Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp • Thanh toán quốc tế • Mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp • Cho vay đối với doanh nghiệp • Bảo lãnh đối với doanh nghiệp • Môi giới chứng khoán • Tư vấn tài chính 5.2.2 Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân Ngược với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ về doanh số giao dòch. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dòch với ngân hàng của khách hàng cá nhân ngày càng tăng thì nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân ngày càng trở nên đáng chú ý hơn. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng thương mại có thể thực hiện các nghiệp vụ sau đây: • Tiền gửi cá nhân • Tiền gửi tiết kiệm • Thẻ thanh toán • Thanh toán qua ngân hàng • Cho vay tiêu dùng • Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà • Cho vay trả góp • Cho vay kinh tế hộ gia đình 6. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6.1 Các quy đònh về vốn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 9 Ngân hàng thương mại khi được cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảo đủ mức vốn pháp đònh 3 do Chính phủ qui đònh như sau: • Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam: 2.200 tỷ đồng • Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác: 1.100 tỷ đồngNgân hàng thương mại cổ phần đô thò: 70 tỷ đồng ở Hà Nội TP. HCM, 50 tỷ đồng nếu ở các tỉnh thành khác • Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn: 5 tỷ đồng. 6.2 Các quy đònh về dự trữ bảo đảm an toàn Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước qui đònh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng từng loại tiền gửi với mức độ từ 0 đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. Là một loại hình tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại phải tạo lập dự trữ bắt buộc theo qui đònh trên. Điều này khiến cho ngân hàng thương mại không thể sử dụng được 100% vốn huy động được để cho vay. Ngoài dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại còn phải lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động. Để bảo đảm an toàn, ngân hàng thương mại phải duy trì các tỷ lệ an toàn theo qui đònh, bao gồm: Khả năng chi trả – Xác đònh bằng tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản Nợ phải thanh toán tại một thời điểm nhất đònh: điểm thời một tại toán thanh phảiNợ sản tài tròGiá ngay toánthanhthểcó Có sảntàitròGiá toán thanh năngKhả = Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – Xác đònh bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản Có, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro: Có sản tài tròGiá cótự vốntròGiá thiểu tối vốntoàn an lệTỷ = Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn (T n ) – Xác đònh bằng cách lấy giá trò nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay dài hạn chia cho dư nợ cho vay trung dài hạn: hạn dài trung vaychonợ Dư hạndàivà trungvaychểdùnghạn ngắn vốnnguồn tròGiá T n = 3 Nghò đònh 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp đònh của các tổ chức tín dụng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khố 2004-2005 Tài chính phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại Nguyễn Minh Kiều 10 Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi (T d ) – Xác đònh bằng cách lấy dư nợ cho vay chia cho số dư tiền gửi: gửi tiền dư Số vaychonợ Dư T d = 6.3 Các quy đònh về cho vay Nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, Luật còn qui đònh một số hạn chế đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: • Ngân hàng thương mại không được cho vay đối với những người sau đây: (1) thành viên Hội đồng quản trò, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; (2) người thẩm đònh xét duyệt cho vay; (3) bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trò, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc. • Ngân hàng thương mại không được chấp nhận bảo lãnh cho các đối tượng vừa nêu trên. • Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: (1) tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, kế toán trưởng và thanh tra viên; (2) các cổ đông lớn của ngân hàng; (3) doanh nghiệp có một trong những đối tượng, bao gồm thành viên Hội đồng quản trò, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; người thẩm đònh xét duyệt cho vay; bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trò, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, chiếm trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. • Ngân hàng thương mại khi cho vay phải tuân thủ theo giới hạn cho vay đối với một khách hàng qui đònh như sau: o Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng không được vượt 15% vốn tự có của ngân hàng o Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vược quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng thương mại được cho vay hợp vốn theo qui đònh của Ngân hàng Nhà nước. • Mức bảo lãnh đối với một khách hàng tổng mức bảo lãnh của ngân hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui đònh theo từng thời kỳ. [...]... phát triển Bài đọc Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại 7 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở bài 1 bài 2 khi bàn về vai trò của tài chính đối với phát triển kinh tế, chúng ta đã thấy sự phát triển hệ thống tài chính, trong đó có phát triển hệ thống ngân hàng, có quan hệ đến sự phát triển kinh tế Ngòai ra, nếu đọc thêm bài cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam (Nguyễn... sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế đến nay Xa hơn nữa, chúng ta có thể trở về với những năm đầu của thế kỹ 20 để thấy được hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển từ không đến có ngày càng hòan thiện hơn cho đến ngày nay như thế nào Lòch sử đã chứng minh song song với sự phát triển của hệ thống ngân hàng là sự phát triển của nền kinh... dù chưa có các nghiên cứu chính thức để minh chứng rằng phát triển hệ thống ngân hàng sẽ dẫn đến phát triển kinh tế hay là phát triển kinh tế đưa đến phát triển hệ thống ngân hàng, nhưng tương quan giữa phát triển hệ thống ngân hàng phát triển kinh tế thì đã rõ ràng Thử so sánh hệ thống ngân hàng ngày nay hệ thống ngân hàng thập niên 1980 rồi liên hệ với kinh tế Việt Nam bay giờ với kinh tế Việt... Nam ở thập niên 1980 bạn sẽ dễ dàng nhận thấy quan hệ tương quan này Tuy nhiên, đây chỉ là cảm nhận của chúng ta với tư cách là nhân chứng lòch sử đã sống qua thời kỳ này Với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học, chúng ta cần có bằng chứng bằng số liệu về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống ngân hàng phát triển nền kinh tế Đây mới thật sự là vấn đề đặt ra cho bạn khi học môn Tài chính phát triển . trong hoạt động của ngân hàng thương mại, Luật còn qui đònh một số hạn chế đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: • Ngân hàng thương mại. thương mại thành ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài.

Ngày đăng: 22/03/2014, 22:20

w