1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun gibberellic acid lên sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ đông xuân 2012 2013

62 685 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT TRẦN THỊ OANH ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN GIBBERELLIC ACID LÊN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA CÂY HOA CÚC TIGER (Chrysanthemum sp.) TRONG NHÀ LƯỚI, VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013 Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành: Nông Nghiệp Sạch Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN GIBBERELLIC ACID LÊN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA CÂY HOA CÚC TIGER (Chrysanthemum sp.) TRONG NHÀ LƯỚI, VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013 Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành: Nông Nghiệp Sạch Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Thị Bích Vân Ths. Lê Bảo Long Sinh viên thực hiện: Trần Thị Oanh MSSV: 3108356 Lớp: Nông Nghiệp Sạch K36 Cần Thơ, 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Trần Thị Oanh ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013”. Do sinh viên Trần Thị Oanh, ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 36 thực hiện Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ... Cán bộ hướng dẫn Trần Thị Bích Vân Lê Bảo Long iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013”. Do sinh viên Trần Thị Oanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Trần Thị Oanh Giới tính: Nữ Sinh ngày: 10/10/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Thạnh Phú - Bến Tre Họ và tên cha: Trần Văn Thạch Sinh năm: 1963 Họ và tên mẹ: Huỳnh Thị Hằng Sinh năm: 1962 Chỗ ở hiện nay: Ấp An Khương – Xã An Thuận – Huyện Thạnh Phú – Tp. Bến Tre Tóm tắt quá trình học tập:  1998 – 2002: Trường Tiểu Học An Thuận  2003 – 2006: Trường Trung Học Cở Sở An Thuận  2007 – 2009: Trường Trung Học Phổ Thông Thạnh Phú  2010 – 2013: Trường Đại Học Cần Thơ Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Người khai ký tên Trần Thị Oanh v LỜI CẢM TẠ Kính dâng, Xin chân thành kính dâng cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con lòng biết ơn sâu sắc. Người đã nuôi tôi lớn khôn với biết bao sự hy sinh khó nhọc. Thành kính ghi ơn, Quý thầy cô bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho tôi trong suốt thời gian học ở trường. Và đó cũng là hành trang giúp tôi vững bước vào cuộc sống. Thầy Lê Bảo Long, cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình chỉ dẫn, dìu dắt, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn, Cô cố vấn học tập Nguyễn Đỗ Châu Giang luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học ở trường. Bạn Hà Thanh Tâm, Phan Thị Xuân Phương, Nguyễn Huỳnh Giao đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Thân gởi đến, Các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 36 lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các bạn vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong cuộc sống. Những người bạn thân Tâm, Phương, Giao, Điền, chúc các bạn luôn đạt được những gì mình mơ ước. Trần Thị Oanh vi MỤC LỤC Chương Nội dung Trang Lời cam đoan ....................................................................... ii Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ......................................... iii Xác nhận của Hội đồng báo cáo ..........................................iv Tiểu sử cá nhân ..................................................................... v Lời cảm tạ ............................................................................vi Mục lục .............................................................................. vii Danh sách bảng ..................................................................... x Danh sách hình.....................................................................xi Tóm lược ............................................................................ xii MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam và trên thế giới .......... 3 1.1.1 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam ...................... 3 1.1.2 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới ...................... 4 1.2 Nguồn gốc và đặc tính thực vật cây hoa cúc ........................... 5 1.2.1 Nguồn gốc thực vật ...................................................... 5 1.2.2 Đặt tính thực vật của cây hoa cúc ................................ 6 1.3 Yêu cầu điều kiện sống của cây hoa cúc .................................. 7 1.3.1 Khí hậu ......................................................................... 7 1.3.2 Đất và dinh dưỡng ....................................................... 8 1.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc .................................. 9 1.4.1 Kỹ thuật trồng .............................................................. 9 1.4.2 Bấm ngọn ................................................................... 10 1.4.3 Tưới nước ................................................................... 10 1.4.4 Vun xới làm cọc giàn ................................................. 11 vii 1.4.5 Tỉa nụ ......................................................................... 11 1.4.6 Dùng phân bón và một số chất kích thích sinh trưởng ......................................................................... 11 1.5 Bệnh và côn trùng thường gặp trên cây hoa cúc ...................... 12 1.5.1 Bệnh hại hoa cúc ........................................................ 12 1.5.1 Sâu hại hoa cúc .......................................................... 12 1.6 Ảnh hưởng của Gibberellic đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc ..................................................................................... 13 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 15 2.1 Phương tiện ............................................................................. 15 2.1.1 Thời gian và địa điểm ................................................ 15 2.1.2 Vật liệu ....................................................................... 15 2.2 Phương pháp ........................................................................... 16 2.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................ 16 2.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ....................................... 17 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................. 19 2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu .......................................... 20 2.3 Tình hình khí tượng trong thời gian thực hiện thí nghiệm .... 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 22 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc tiger ........................................................ 22 3.1.1 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây ..................... 22 3.1.2 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chồi .................... 23 3.1.3 Ảnh hưởng đến sự ra hoa ........................................... 25 3.1.4 Ảnh hưởng lên thời gian hoa nở ................................ 25 3.2 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberelic acid qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger ...................................................... 26 3.2.1 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây ..................... 26 3.2.2 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chồi .................... 28 viii 3.2.3 Ảnh hưởng đến sự ra hoa ........................................... 30 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 34 4.1 Kết luận ................................................................................... 34 4.2 Đề nghị .................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 35 PHỤ CHƯƠNG ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi tháng 8 đầu năm 2008 và 2009 3 1.2 Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003 4 1.3 Giá trị xuất nhập hoa cúc hằng năm của một số nước trên thế giới 5 1.4 Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp giai đoạn cây con đến thời gian sinh trưởng và chất lượng hoa một số giống cúc 7 1.5 Công thức phân bón theo Nguyễn Xuân Linh và ctv (2000) 10 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.2 Ảnh hưởng cuả nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.3 25 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid lên thời gian hoa nở đến nở hoàn toàn và hoa tàn trên cúc Tiger 3.5 24 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của hoa cúc Tiger 3.4 22 26 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính thân, số lóng, chiều dài lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 28 3.6 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính chồi, số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.7 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao và đường kính hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.8 29 31 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến thời gian hoa nở trên cây cúc Tiger 33 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1.1 Công thức cấu tạo của Gibberellic acid 13 2.1 Cây cúc nuôi cấy mô sau khi thuần dưỡng 15 2.2 Kỹ thuật trồng cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng 18 2.3 Số liệu khí tượng tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013 3.1 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.2 27 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.3 29 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.4 21 30 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn xi 32 TRẦN THỊ OANH, 2013. “Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông nghiệp sạch, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân và ThS. Lê Bảo Long. TÓM LƯỢC Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm nồng độ Gibberellic acid và số lần xử lý thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger đạt hiệu quả cao nhất. Đề tài gồm 2 thí nghiệm được thực hiện, mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 cây. Thí nghiệm 1 có 5 nghiệm thức gồm các nồng độ Gibberellic acid phun qua lá khác nhau: 0 ppm; 62,5ppm; 125 ppm; 250 ppm và 500ppm. Thí nghiệm 2 có 4 nghiệm thức gồm 4 lần phun khác nhau: không phun, phun 1 lần, phun 2 lần và phun 3 lần ở nồng độ 62,5 ppm. Khoảng cách giữa 2 lần phun là 7 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gibberellic acid phun qua lá ở các nồng độ (62,5; 125; 250; 500 ppm) làm tăng chiều cao cây lần lượt là (62,3; 61,0; 64,4; 67,3 cm) so với đối chứng không phun (47,9 cm). Với các nồng độ trên chiều cao chồi cũng gia tăng lần lượt là (49,6; 49,5; 53,0; 57,5 cm) so với đối chứng (33,1 cm). Phun GA3 ở nồng độ 62,5 ppm cho số cánh hoa cao nhất là 356,7 cánh/hoa và ở nồng độ này thì thời gian hoa hé nở đến nở hoàn toàn là dài nhất 21,5 ngày. Số lần phun Gibberellic acid qua lá làm tăng chiều dài lóng/chồi. Ở nghiệm thức đối chứng có chiều dài lóng/chồi là 3,3 cm, kế đến là phun 1 lần có chiều dài lóng/chồi 3,9 cm, phun 2 lần 4,4 cm và phun 3 lần 4,6 cm. Sự gia tăng chiều dài lóng/chồi kéo theo sự gia tăng chiều cao chồi và chiều cao cây. Ngược lại, số cánh hoa ở các nghiệm thức phun GA3 qua lá đều thấp hơn so với đối chứng không phun. xii MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam chuyển đổi nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Xu hướng phát triển mạnh trong lĩnh vực hoa và cây cảnh, đặc biệt ở các vùng ven đô thị. Trong đó, cây hoa cúc được phát triển nhanh với nhiều ưu điểm như đa dạng về loài, nhiều màu sắc đẹp, dùng làm trang trí hay dược liệu. Ngày nay, cúc được trồng hầu hết các nước trên thế giới như Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Singapore, Isaren (Trần Lan Hương, 2006). Với đặc tính thích nghi cao, dễ sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Lợi nhuận từ việc trồng hoa cúc đã đem lại nguồn thu nhập cho những người trồng hoa. Để tăng năng suất, có thêm thu nhập thì việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết. Ngoài ra, người ta còn dùng một số chất điều hòa sinh trưởng để tăng phẩm chất của hoa cúc. Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng. Căn cứ vào hoạt tính sinh lý của các chất điều hòa sinh trưởng, các nhà khoa học đã phân ra thành 2 nhóm chất là các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Các chất kích thích sinh trưởng như GA3, IAA, IBA,... có tác dụng kéo dài chiều cao cây, kéo dài chiều dài cành hoa, tăng số cành nhánh, tăng kích thước hoa. Các chất ức chế sinh trưởng như CCC, B9, MH,... có tác dụng làm giảm chiều cao cây nhưng tăng đường kính thân. Vì vậy, chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngày được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất hoa nói riêng. Hiện nay, để gia tăng chất lượng hoa, thúc đẩy cây ra hoa sớm người ta xử lý bằng Gibberellic acid (GA3). Gibberellic acid có tác động mạnh đến sự sinh trưởng của cây qua việc tác động lên sự phân chia và giãn dài tế bào, giãn dài lóng thân,… Khi nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển của cây và chất lượng 1 số hoa cúc thí nghiệm tác giả Đặng Ngọc Chi (2006) đã thử nghiệm ở các nồng độ 100 ppm, 200 ppm, 300 ppm, 400 ppm. Kết quả cho thấy chất lượng mang cành hoa của tất cả các giống cúc Đồng Tiền Trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, 1 CN19, CN20, Cao Bồi Tím và Tua Vàng được nâng cao đặc biệt về chiều cao khi xử lý GA3 ở nồng độ 200 ppm. Do đó, đề tài “ Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 ” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm được nồng độ Gibberellic acid và số lần xử lý thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger đạt hiệu quả nhất. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ. Không những đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức mà còn mang lại cho những người sản xuất hoa một giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Trên thế giới, hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất. Cúc được xem là loài hoa quan trọng thứ hai sau hoa hồng trong ngành sản xuất hoa toàn cầu. Năm 2006, Hà Lan đứng đầu về sản xuất hoa cúc với sản lượng 1,5 tỷ cành, kế đến là Colombia 900 triệu cành, Mexico và Italia đạt 300 triệu cành. Theo Berkun (2007) Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Hằng năm, kinh ngạch giao lưu buôn bán hoa cúc trên thị trường thế giới ước tính đạt tới 1,5 tỷ USD (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc,2003) (Bảng 1.3). Bảng 1.1. Giá trị xuất nhập hoa cúc hàng năm của một số nước trên thế giới (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003) Đơn vị: Triệu USD Tên nước STT Xuất khẩu Nhập khẩu 1 Trung Quốc 300 200 2 Nhật Bản 150 200 3 Hà Lan 250 100 4 Pháp 70 110 5 Đức 80 50 6 Nga - 120 7 Mỹ 50 70 8 Singapo 15 - 9 Israel 12 - 3 Ở khu vực châu Á, Nhật Bản đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ hoa cúc. Hoa cúc ở Nhật Bản chiếm đến 35% tổng sản phẩm hoa cắt cành trong nước. Tiêu thụ gần 4.000 triệu Euro mỗi năm để phục vụ nhu cầu hoa trong nước (Jo Wijnands, 2005). Theo Takahiro Ando (2009) hoa cúc chiếm tới 36% sản phẩm nông nghiệp tại Nhật Bản, mỗi năm sản xuất hơn hai trăm triệu cành hoa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 1.1.2. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha trong đó diện tích trồng hoa chỉ chiếm 0,02% diện tích đất. Gần đây phong trào trồng hoa mới được chú ý và phát triển, không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu khá mạnh. Theo số liệu thống kê của Viện Rau hoa quả Việt Nam thì 8 tháng đầu năm 2008 và 2009, hoa cúc là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu hoa tươi (Bảng 1.1). Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và 2009 (Viện Rau hoa quả Việt Nam, 2009) Chủng loại Năm 2008 Năm 2009 (USD) (USD) Vượt của năm 2009 so với năm 2008 (%) Tổng 5.271.499,9 7.364.320,9 39,7 Cúc các loại 3.026.408,3 4.433.122,3 46,5 Cẩm chướng 1.494.094,1 1.485.962,6 -0,5 Hoa hồng tươi 382.266,3 671.652,9 75,7 Lan Hồ Điệp 116.929,6 354.568,0 203,2 Lan Vũ nữ 0,0 160.213,5 100,0 Cát tường 0,0 19.814,0 100,0 Địa Lan 0,0 13.860,0 100,0 576,8 11.880,0 1.959,6 1.757,1 3.999,0 127,6 Phong Lan Hoa tươi các loại Năm 1998, diện tích hoa cúc chiếm 42%. Đến năm 2003 thì cả nước có 9.430 ha trồng hoa và cây cảnh các loại, sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484 4 ha cho giá trị sản lượng cao nhất là 129,49 tỷ đồng (Đặng Văn Đông, 2005) và được phân bố ở các tỉnh trong nước (Bảng 1.2). Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003 (Đặng Văn Đông, 2005) Địa phương Cả nước Hà Nội Hải Phòng Vĩnh Phúc Hưng Yên Nam Định Lào Cai Hồ Chí Minh Lâm Đồng (Đà Lạt) Bình Thuận 1.2. Diện tích (ha) Tổng số Hoa Cúc 9.430 1.484 1.642 387 814 97 1.029 115 658 90 546 27 52 15 527 160 1.467 360 325 100 Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tổng số Hoa Cúc 482.606 129.490 81.729 30.188 12.210 1.400 38.144 4.200 26.320 3.600 8.585 420 12.764 1142 24.194 6.810 193.500 84.000 6.640 3.100 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY HOA CÚC 1.2.1. Nguồn gốc thực vật Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp. Thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledone), phân lớp cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi Chrysanthemum có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Có tới 200 loài khác nhau, trong đó có 4 loài được trồng để lấy hoa làm cảnh phổ biến hơn cả là Chrysanthemum indicum, C. morifodorum, C. coronarium và C. maximum. Hoa cúc được xem là biểu tượng của sự may mắn, sang trọng và thịnh vượng. Cúc còn là một trong bộ tứ quý “Mai – Lan – Cúc – Trúc” (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Ở Việt Nam, cúc được trồng rất lâu đời và trải dài từ Nam đến Bắc. Hiện nay, cúc ngày càng được ưa chuộng và còn là mặt hàng xuất khẩu khá mạnh với nhiều ưu 5 điểm như hoa lớn, màu sắc phong phú, sinh trưởng khỏe và chịu rét tốt (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). 1.2.2 Đặt tính thực vật cây hoa cúc Thân: cây hoa cúc là thân thảo nhỏ, dạng đứng hoặc bò, có nhiều đốt giòn dễ gẫy. Thân cao hay thấp tùy theo giống và thời vụ trồng. Trong thân có mũ trắng, mùi hăng nồng (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Rễ: thuộc rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang ở tầng đất mặt 10 – 20 cm. Cây trồng từ hạt có bộ rễ lớn và ăn sâu hơn trồng bằng cành giâm hoặc chồi (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Lá: lá đơn, bản lá xẻ thùy hình lông chim, mọc so le trên thân và cành. Phiến lá màu xanh đậm đến xanh nhạt, to nhỏ khác nhau tùy giống. Mặt dưới lá phủ lớp lông tơ mịn. Lá khi vò nát có mùi thơm nồng. Trong một chu kỳ sinh trưởng, tùy vào từng giống canh tác mà trên cây có trung bình từ 30 - 50 lá (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003). Hoa: có hai dạng chính là hoa lưỡng tính (trong hoa có cả nhị đực và nhụy cái) và đơn tính (trong hoa chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái). Ngoài ra, còn có một số hoa vô tính. Hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loài như vàng, trắng, đỏ, tím, hồng, nâu, xanh. Đường kính hoa cũng có nhiều loại, loại nhỏ từ 1 – 2 cm, loại trung bình từ 5 – 7 cm và loại to từ 10 – 12 cm. Trong mỗi hoa có 4 – 5 nhị đực dính vào nhau thành một ống bao quanh vòi nhụy cái. Khi nhị đực chín thì phần lớn nhụy cái lại chưa chín nên không thụ tinh, dẫn đến không có hạt. Vì thế, muốn có nhiều hạt giống phải thụ phấn nhờ côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo. Một đặc điểm đáng lưu ý của hoa cúc là khi hoa tàn cánh hoa vẫn không rụng như các loại hoa khác nên rất thích hợp trang trí trên bàn thờ (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Quả và hạt: dạng quả bế, đóng chặt, hơi dài, có chùm lông ở đầu để phát tán. Trong mỗi quả chứa một hạt. Hạt có phôi thẳng mà không có nội nhủ (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). 6 1.3. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA CÂY HOA CÚC 1.3.1. Khí hậu Nhiệt độ: cây cúc thích hợp với khí hậu mát mẻ và khô ráo. Nhiệt độ thích hợp là từ 15 – 200C. Trong thời kỳ ra hoa thì cần phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho từng giống cúc để hoa phát triển mạnh, kích thước to và có màu sắc đẹp. Ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2005) đã cho thấy việc xử lý lạnh cho cây con đối với cây cúc Đài Loan đã ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa. Bảng 1.4. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp giai đoạn cây con đến thời gian sinh trưởng và chất lượng hoa một số giống cúc (Đặng Văn Đông, 2005). Giống Thời gian Tỷ lệ hoa nở Đường trồng đến nở hữu hiệu (%) kính hoa Điều kiện xử lý hoa (ngày) (cm) Chiều dài cánh hoa (cm) Vàng Đài Loan Không xử lý 98 91 12,2 93,2 Xử lý ở 50C 104 97 13,4 99,4 Tím sen Không xử lý 84 85 8,5 85,5 Xử lý ở 50C 95 85 9,6 89,5 Không xử lý 77 88 5,8 69,0 Xử lý ở 50C 86 96 8,0 73,7 Vàng pha lê Ánh sáng: Cúc thuộc loại cây ngắn ngày, thời gian chiếu sáng thích hợp là khoảng 10 giờ/ngày. Ở Việt Nam, vụ Đông Xuân là thích hợp trồng cúc để cho hoa vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển thì cây cúc có nhu câu về ánh sáng khác nhau:  Thời kỳ cây con: khi mới ra rễ cây cần ít ánh sáng vì lúc này cây non còn sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ.  Thời kỳ chuẩn bị phân cành: cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo các chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. 7 Thời gian chiếu sáng rất quan trọng với cây hoa cúc và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng hoa. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sinh trưởng mạnh, làm cho thân cây cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Nhưng ánh sáng quá mạnh sẽ làm cây chậm lớn (Phạm Văn Duệ, 2005). Độ ẩm: Ẩm độ đất từ 60 – 70%, ẩm độ không khí từ 55 – 65%. Điều chỉnh ẩm độ thích hợp cũng rất cần thiết, nếu quá khô thì cây chậm phát triển, hoa nhỏ. Ngược lại, nếu bị úng nước thì nhiều sâu bệnh, hoa dễ bị thối. Ngoài ra, nhu cầu về nước cũng cao, do cây cúc có bộ rễ phát triển không sâu nên khả năng chịu hạn kém. 1.3.2. Đất và dinh dưỡng Do bộ rễ cúc không ăn sâu nên đất trồng phải tơi xốp, cao ráo và thoáng nước. Đất thích hợp để trồng cúc là đất tốt, đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất sét pha nhiều mùn có tầng canh tác dầy, tưới tiêu nước tốt, pH từ 6- 6,5 (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). Dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng của cúc, cây cúc cần đủ các chất đạm (N), lân (P), kali (K) và các chất trung – vi lượng như canxi (Ca), kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu)… (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). - Đạm (N): có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng đạm nguyên chất sử dụng cho 1 ha trồng cúc là 140 - 160kg (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). - Lân (P): có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng P2O5 nguyên chất cần bón cho 1 ha là 120 - 140kg (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 8 - Kali (K): giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng K2O nguyên chất cho 1 ha là 100 - 120 kg (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 1.4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA CÚC 1.4.1. Kỹ thuật trồng Thời vụ gieo trồng: trong năm có thể chia làm 4 vụ và tùy theo mỗi vụ mà có những giống cúc thích nghi khác nhau.  Vụ Xuân Hè: giâm ngọn vào tháng 2 – 3, trồng tháng 3, 4, 5 và ra hoa vào tháng 6, 7, 8 như các giống CN 93, CN 98, Tím hè, Vàng hè…  Vụ Hè Thu: giâm ngọn vào tháng 4, 5 trồng vào tháng 5, 6 thu hoạch vào tháng 10, 11 có những giống cúc như CN 93, CN 97, CN 98, vàng Đài Loan, Đại đóa, Họa mi.  Vụ Thu Đông: giâm cành vào tháng 7, 8 trồng vào tháng 8, 9 và thu hoạch vào tháng 1, 2 như các giống CN 97, vàng Đài Loan, đỏ Ấn Độ, Mâm xôi… Đây là vụ chính trong năm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cúc khác nhau.  Vụ Đông Xuân: tiến hành giâm ngọn vào tháng 8, 9 và trồng vào tháng 9, 10 cho hoa vào tháng 2, 3, 4 như các giống cúc Tím xoáy, Tím sen Làm đất: do bộ rễ cúc không ăn sâu nên đất thích hợp trồng cúc là đất tơi xốp. Sa cấu thịt nhẹ, đất sét pha nhiều bùn có tầng canh tác dầy, dễ thoát nước, pH từ 6 – 6,5. Cần tiến hành các bước trước khi trồng:  Cày bừa đất thật kỹ, phơi ải trước 10 – 15 ngày. Việc cày sâu sẽ giúp bộ rễ phát triển nhanh. Đồng thời, cũng tăng mật độ cây trên một đơn vị diện tích. Phơi ải đất sẽ giúp tăng hoạt động của sinh vật háo khí, giữ phân giữ nước tốt.  Lên luống cao thấp tùy theo thời vụ.  Cần bón phân lót từ 10 – 12 ngày trước khi trồng. Gồm phân chuồng được ủ hoai mục và một lượng N – P – K thích hợp. 9 Bón phân: Bón phân cho cúc làm tăng năng suất và chất lượng hoa. Dựa theo nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thu của cây, tác dụng của các loại phân mà ta có lượng phân, thời kỳ bón và cách bón thích hợp. Có thể chia làm 2 đợt bón phân: bón lót và bón thúc. Bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, còn phân vô cơ NPK dùng bón thúc. Bón thúc khi cây con còn nhỏ và đang sinh trưởng chủ yếu dùng phân đạm, khi cây có nụ, có hoa thì tăng cường lân và kali (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Theo Nguyễn Xuân Linh và ctv. (2000), lượng phân bón cho 1 ha vườn ươm gồm phân chuồng hoai mục 30 – 40 tấn và bổ sung N – P – K. Việc bón thúc được chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày (Bảng 1.5) Bảng 1.5. Công thức bón phân theo Nguyễn Xuân Linh và ctv. (2000) Đạm (N) Lân (P) Kali (K) Tổng số 140 – 160 kg 120 – 140 kg 100 – 120 kg Bón lót 20 – 30 kg 90 – 100 kg 60 – 70 kg Bón thúc 120 – 130 kg 30 – 40 kg 40 – 50 kg Mật độ và khoảng cách: khoảng cách mật độ trồng tùy thuộc vào giống, mùa vụ và mục đích lấy hoa thương phẩm (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 1.4.2. Bấm ngọn Muốn có hoa nhiều tạo tán to, tròn hay nhiều nhánh cần phải bấm ngọn cho cây: sau trồng 15 – 20 ngày tiến hành bấm ngọn bằng cách ngắt từ 1 – 2 đốt trên ngọn của thân chính làm cho cây phát triển nhiều cành nhánh, tiến hành bấm liên tục 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày. Các giống cúc Mâm Xôi, cúc Hà Lan thường được bấm ngọn như trên. Các giống cúc hoa to trung bình có thể chỉ tiến hành bấm ngọn 1 - 2 lần, để trên cây có 3 - 4 cành hoa (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 1.4.3. Tưới nước Cây cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng nên trồng cúc nơi cao dễ thoát nước tránh nơi trũng thấp và ứ nước. Nên tưới nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây. Tưới nước 10 nhiều sẽ làm cho cây phát triển cành lá, hoa bé và xấu, làm cho cây bị bệnh vàng lá ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa của cây (Nguyễn Xuân Linh, 1998). 1.4.4. Vun xới làm cọc giàn Xới đất vun gốc kết hợp với làm cỏ. Khi cây còn nhỏ bấm ngọn lần thứ 1 xới đất quanh gốc, khi cây đã lớn sau khi bấm lần 2, cây phân cành nhánh mạnh thì hạn chế xới đất. Có thể thêm vào giá thể cát, trấu, mụn dừa để giúp cho việc thoát nước và thông khí (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 1.4.5. Tỉa nụ Đối với loại cúc chỉ lấy 1 bông to phải tỉa bỏ hết cành nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để 1 nụ chính trên thân và thêm 1 nụ phụ đề phòng nụ chính bị gãy, hỏng. Thường áp dụng 1 số giống như CN 93, CN97, CN98, vàng Đài Loan, Tím hè (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 1.4.6. Dùng phân bón và một số chất kích thích sinh trưởng Cần bổ sung phân hóa học cho từng thời kỳ phát triển của cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Theo Nguyễn Xuân Linh và ctv. (2000), một số chất kích thích sinh trưởng có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng hoa cúc. Một số loại thuốc kích thích sinh trưởng hiện nay như: Atonik, Spray – N – Grow, GA3, kích phát tố hoa trái Thiên Nông…. Để điều khiển sự sinh trưởng cũng như việc ra hoa trái vụ, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. Gibberellic acid có tác dụng làm tăng chiều cao cây, do tăng trưởng các tế bào theo chiều dọc của thân và lá, nên có tác dụng ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2012). Spray – N – Grow và kích phát tố hoa trái Thiên Nông có tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực làm cho hoa to, trổ sớm, chất lượng hoa tốt, kéo dài tuổi thọ của hoa (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2012). 11 1.5. BỆNH VÀ CÔN TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA CÚC 1.5.1. Bệnh hại hoa cúc Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng hình tròn hoặc bất định màu nâu đen hoặc nhạt nằm rải rác ở mép lá, dọc gân lá và ở giữa phiến lá. Khi thời tiết ẩm ướt thì mô lá bị thối nát (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). Bệnh phấn trắng: do nấm Odium chysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại lá là chủ yếu. Nếu bệnh nặng thì gây hại cả thân, cành, nụ và hoa (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). Bệnh đốm nâu: do nấm Pucinia Chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng ổ màu da cam hoặc nâu gỉ sắt, hình thái bất định, xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh làm cháy lá, vàng lá rụng sớm. Gây hại cả cuống lá, cành non và thân (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). Ngoài ra, còn một số bệnh như: bệnh đốm vòng, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo vi khuẩn… (Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000). 1.5.2. Sâu hại hoa cúc Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): gây hại ở lá non, ngọn, nụ và hoa. Thường đẻ trứng thành từng cụm ở lá non, nụ hoa, đài hoa và hoa (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Sâu khoang (Spodoptera lituna Fabrictus): thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá. Sâu gây hại trên lá non và nụ hoa (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008). Ngoài ra, còn có một số loài rệp gây hại như rệp xanh đen, rệp nâu đen và rệp xanh lá cây (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007). 12 1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA Gibberellin là một nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật có sườn entgibberellane, ngày nay có khoảng 136 GA được phát hiện. GA được thương mại hoá sử dụng trong nông nghiệp là Gibberellic acid (GA3), công thức cấu tạo được thể hiện ở Hình 1.1. Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Gibberellic acid Lal và Mishra (1986) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phun GA3 đến cây vạn thọ và cúc nhận thấy phun GA3 ở nồng độ 200 ppm làm gia tăng chiều cao (46,39; 58,93 cm) và số cành (14,13 và 13,77 cành) so đối chứng không phun (36,90; 37,90 cm và 6,06; 6,80 cành). Leena và ctv. (1992) cũng nhận thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu trên cây hoa lay ơn, phun GA3 ở nồng độ 100 ppm có chiều cao cây 53,87 cm và số lá trên cây là 6,33 cao hơn so với không phun 44,90 cm và 4,67 lá. Das và ctv. (1992) quan sát thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về chiều cao và số lá trên cây hoa Lily (hemerocallis aurantiaca) phun giữa phun và không phun GA3, phun GA3 ở nồng độ 200 ppm có chiều cao cây 69,30 cm và số lá trên cây là 26,0 cao hơn so với không phun 45 cm và 18,0 lá. Cây hoa vạn thọ Phi Châu, khi phun GA3 500 ppm có thể ra hoa sớm hơn 85,36 ngày và số hoa cao hơn 56,0 hoa so với không phun 91,45 ngày; 27,67 hoa (Singh và ctv.,1991). 13 Goyal và Gupta (1996) cũng nhận thấy phun GA3 ở nồng độ 45 ppm làm tăng số hoa trên cây 18,0 hoa so với không phun 16,0 hoa khi nghiên cứu trên cây hoa hồng. Năm 2000, Đặng Văn Đông khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N- Grow 1%, Atonik 0,5%, GA3 50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc vàng Đài Loan. Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N- Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Còn 2 loại thuốc Splay- GA3 100 ppm cùng có sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của giống cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỉ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng ( Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu, 1997) Khi nghiên cứu chất điều dưỡng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển của cây và chất lượng 1 số hoa cúc thí nghiệm tác giả Đặng Ngọc Chi (2006) đã thử nghiệm ở các nồng độ 100ppm, 200ppm, 300ppm, 400ppm. Kết quả cho thấy chất lượng mang cành hoa của tất cả các giống cúc Đồng Tiền Trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi Tím và Tua Vàng được nâng cao đặc biệt về chiều cao xử lý GA3 ở nồng độ 200ppm. 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 2.1.1. Địa điểm và thời gian Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại nhà lưới bộ môn Khoa học Cây trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - trường Đại học Cần Thơ. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013. 2.1.2. Vật liệu thí nghiệm - Giống hoa cúc: cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng cao 4-5 cm, từ 6 – 8 lá. (Hình 2.1) Hình 2.1 Cây cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng - Môi trường trồng với tỷ lệ: đất: xơ dừa: trấu: tro trấu là 1: 1: 1: 1 - Phân N – P – K (20 – 20– 15; công ty Thành Đạt sản xuất) 15 - Thuốc trừ sâu: + FOTON ( Hoạt tính: Emamectin benzoate, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI sản xuất) + MIDAN 3G (Carbofuran 3%, Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam sản xuất) - Thuốc trừ bệnh: + CUPRI MICIN 500, 81 WP (Streptomycin 2,194% + Oxytetracyline 0,253% + Tribasic Copper Sulfate 78,52%, Danh nghiệp tư nhân Tân Quy sản xuất). + NORSHIELD 86,2WG (Cuprous Oxide 86,2%, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa Nông Hợp Trí sản xuất). - Phân bón lá: + HVP 401N Super Siêu Sắc Màu (công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP.HCM) - Các hoá chất cần thiết: Gibberellic acid (GA3 2,5%, Công ty sản xuất Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp Thành phố HCM sản xuất). 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức là 5 nồng độ GA3 phun qua lá khác nhau, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Gibberellic acid được phun đều lên tán lá khi cây nhú nụ với liều lượng đủ để ướt đều tán cây (khoảng 100 ml/cây), năm nghiệm thức gồm:  Nghiệm thức 1: Đối chứng (phun nước)  Nghiệm thức 2: GA3 62,5 ppm 16  Nghiệm thức 3: GA3 125 ppm  Nghiệm thức 4: GA3 250 ppm  Nghiệm thức 5: GA3 500 ppm Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm thức là 4 lần phun khác nhau, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Hoá chất được phun đều lên tán lá khi cây nhú nụ với liều lượng đủ để ướt đều tán cây (nồng độ 62,5 ppm), khoảng cách giữa 2 lần phun là 7 ngày. Bốn nghiệm thức gồm: - Nghiệm thức 1: không phun - Nghiệm thức 2: phun 1 lần - Nghiệm thức 3: phun 2 lần - Nghiệm thức 4: phun 3 lần 2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc  Kỹ thuật trồng Cây cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng trong bầu (cao 4-5 cm hay 6-8 lá) thì tiến hành trồng trong chậu có kích thước 20 cm x 25 cm, môi trường trồng với tỷ lệ đất: xơ dừa: trấu: tro trấu là 1: 1: 1: 1. Tưới đẫm nước cho giá thể trước khi trồng. Các cây được chọn bố trí thí nghiệm thì có kích thước tương đối giống nhau. Tiến hành trồng cây vào buổi chiều mát để hạn chế mất nước, kỹ thuật trồng được thể hiện ở Hình 2.2. 17 A B C Hình 2.2 Kỹ thuật trồng cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng (A: cây sau khi thuần dưỡng; B: bỏ lá quấn quanh bầu; C: cây sau khi trồng)  Chăm sóc - Tưới nước: sau khi trồng cần tưới nước hằng ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, tùy theo điều kiện thời tiết. - Làm cỏ: tiến hành làm cỏ xung quanh khu vực trồng cúc trước khi bố trí thí nghiệm. Việc làm cỏ thật sạch giúp hạn chế được côn trùng, sâu, bệnh hại cúc. Tạo sự thoáng khí cho cây sinh trưởng và phát triển. - Bón phân:  N: P: K (20: 20: 15) được bón định kỳ cho cây 1 tuần/lần. Khi cây được 1 tuần thì cho khoảng 5g NPK vào thùng 8 lít nước, khoáy đều và tưới khoảng 200 ml/cây dung dịch nước phân. Bắt đầu tuần thứ 2 thì tăng lượng NPK lên là 10g và tưới tương tự như trên. Phân được bón đến khi hoa bắt đầu nở hoàn toàn sẽ ngưng bón.  Phân bón lá siêu sắc màu được phun cho cây ngay sau khi trồng. Liều phun được sử dụng như trên nhản thuốc, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. - Phòng ngừa sâu bệnh: Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh định kỳ 1 tuần/lần. Theo dõi sự xuất hiện của sâu, bệnh và tiến hành phun thuốc kịp thời. Nồng độ phun cũng dựa theo hướng dẫn trên nhản thuốc. 18 - Bấm ngọn và tỉa nụ hoa: Sau khi trồng 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để lại 6 – 8 cành/cây. Đến khi cây ra nụ sẽ tiến hành tỉa nụ hoa, chỉ chừa lại 1 nụ chính/cành. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi  Cây: được đo ngay trước khi phun hóa chất và lúc hoa nở hoàn toàn. + Chiều cao cây và đường kính thân (cm): chiều cao được đo từ dưới mặt đất tới đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Đường kính thân được đo bằng thước kẹp tại vị trí to nhất của gốc thân, sau đó dùng bút lông đánh dấu để theo dõi ở những lần sau. + Số lóng và chiều dài lóng (cm): đếm tổng số lóng trên thân cây, chiều dài lóng được đo ở lóng trên cùng của thân sau khi đã tiến hành bấm ngọn.  Chồi: được đo ngay trước khi phun hóa chất và lúc hoa nở hoàn toàn. + Chiều cao và đường kính chồi (cm); chiều cao được đo từ điểm tiếp xúc của thân với chồi tới đỉnh sinh trưởng cao nhất của chồi. Đường kính chồi được đo bằng thước kẹp tại vị trí to nhất của thân chồi. + Số lóng và chiều dài lóng (cm): đếm tổng số lóng trên chồi lấy chỉ tiêu, chiều dài lóng được đo ở lóng thứ 3 từ đế hoa xuống.  Hoa: đánh dấu 2 nụ ở mỗi chậu để theo dõi ghi nhận suốt quá trình trồng. Nụ hoa được đánh dấu là nụ hoa chính của chồi được chọn để lấy chỉ tiêu theo dõi. + Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hé nở (ngày). + Thời gian từ khi hé nở đến khi nở hoàn toàn (ngày). + Thời gian từ khi hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn (ngày) + Chiều cao và đường kính hoa (cm) đo lúc hoa khi nở hoàn toàn, chiều cao được tính từ đế hoa đến đỉnh cao nhất của hoa; đường kính được tính bằng chiều ngang rộng nhất của hoa. 19 + Số cánh hoa (khi nở hoàn toàn): đếm tổng số cánh hoa/1hoa 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và thống kê Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu và vẽ đồ thị, tính thống kê bằng chương trình SPSS 20.0. Số liệu thô nằm trong khoảng 0 - 30% và 70 - 100% được rút căn bậc hai trước khi đưa vào thống kê và số liệu có độ biến động quá lớn được chuyển đổi bằng hàm arsin căn bậc hai của x trước khi thống kê. 2.3. TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM Số liệu khí tượng được thu thập tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ bao gồm nhiệt độ (oC), tổng số giờ nắng (giờ), lượng mưa (mm) và độ ẩm tương đối (%) trung bình hàng tháng từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013. Tình hình khí tượng được trình bày ở Hình 2.6 cho thấy thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm khá thuận lợi cho cây hoa cúc Tiger sinh trưởng và phát triển tốt. Do cây cúc thích hợp với khí hậu mát mẽ khô ráo nên lượng mưa, ẩm độ trung bình hàng tháng thấp và giảm dần từ tháng 09 đến tháng 02 tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển, riêng tháng 09 và tháng 10 có lượng mưa trung bình hàng tháng tương đối cao (299,7 và 200,6 mm) so với các tháng còn lại, tuy nhiên trong thời gian này cây ở giai đoạn còn nhỏ nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ thích nghi của cây cúc nhưng thực tế không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và số giờ nắng thấp rất thuận lợi cho sự hình thành nụ hoa. 20 (b) (a) (b) Hình 2.3 Số liệu khí tượng tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013 Lượng mưa trung bình (mm) và ẩm độ tương đối (%) hàng tháng (b) Tổng số giờ nắng (giờ) và nhiệt độ trung bình (0C) hàng tháng (a) 21 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CÂY CÚC TIGER 3.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của cây  Chiều cao cây Kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy ảnh hưởng của nồng độ GA3 phun qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger ở thời điểm hoa nở hoàn toàn có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở nghiệm thức đối chứng so với các nghiệm thức có phun GA3 qua lá. Các nghiệm thức có phun GA3 qua lá ở các nồng độ (62,5; 125; 250; 500 ppm) có chiều cao cây lần lượt (62,3; 61,0; 64,4; 67,3 cm) đều cao hơn so với chiều cao cây của nghiệm thức đối chứng (47,9 cm), nhưng không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức có phun GA3 với nhau. Kết qua nghiên cứu của Lal và Mishra (1986) cũng nhận thấy khi phun GA3 ở nồng độ 200 ppm làm gia tăng chiều cao cây trên cây vạn thọ và cúc. Ở nồng độ này thì Das và ctv. (1992) cũng nhận thấy có sự gia tăng chiều cao cây hoa Lily giữa nghiệm thức phun và không phun GA3. Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Số lóng/cây Chiều dài lóng/cây (cm) 0 ppm 47,9b 0,7 5,8 1,7 62,5 ppm 62,3a 0,7 6,0 1,8 125 ppm 61,0a 0,7 6,8 1,9 250 ppm 64,4a 0,7 6,3 1,9 500 ppm 67,3a 0,7 5,7 1,2 - 0,7 6,1 1,8 ** Ns ns Ns 10,5 9,7 13,6 19,0 TB F CV(%) Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không khác biệt 22  Đường kính thân Nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến đường kính thân. Kết quả phân tích ở Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác nhau về đường kính thân ở nghiệm thức không phun GA3 qua lá so với các nghiệm thức có phun. Đường kính thân ở nghiệm thức không phun là 0,7 cm, ở các nghiệm thức có phun là 0,77; 0,73; 0,72 và 0,72 cm, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.  Số lóng/cây Tương tự như đường kính thân, nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến số lóng/cây, không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức không phun GA3 qua lá và các nghiệm thức có phun. Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy ở nghiệm thức không phun có số lóng/cây là 5,8 lóng, ở các nghiệm thức có phun là 6,0; 6,8; 6,3 và 5,7 lóng, nhưng không có sự khác biệt trong thống kê giữa các nghiệm thức với nhau.  Chiều dài lóng Qua kết quả Bảng 3.1 cho thấy nồng độ GA3 phun qua lá cũng không làm ảnh hưởng đến chiều dài lóng cây tại thời điểm hoa nở hoàn toàn. Chiều dài lóng ở nghiệm thức không phun GA3 qua lá là 1,7 cm, ở các nghiệm thức có phun là 1,8; 1,9; 1,9 và 1,2 cm. Không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về chiều dài lóng giữa các nghiệm thức với nhau. 3.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của chồi  Chiều cao chồi Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy ảnh hưởng của nồng độ GA3 phun qua lá đến sự sinh trưởng của chồi trên cây cúc Tiger. Nồng độ GA3 phun qua lá có ảnh hưởng đến chiều cao chồi tại thời điểm hoa nở hoàn toàn, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Các nghiệm thức có phun GA3 qua lá có chiều cao chồi ( 49,6 cm; 49,5 cm; 53,0 cm; 57,5 cm) cao hơn so với chiều cao chồi của nghiệm thức đối chứng (33,1 cm), nhưng không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức có phun GA3 với nhau. Do chiều cao chồi ở các nghiệm thức có xử lý GA3 cao hơn nghiệm thức đối chứng dẫn đến chiều cao cây cũng gia tăng. Kết quả cũng phù hợp 23 với Leena và ctv. (1992) khi nghiên cứu trên cây hoa lay ơn, phun GA3 ở nồng độ 100 ppm có chiều cao cây 53,87 cm cao hơn so với không phun 44,90 cm. Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sinh trưởng chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nghiệm thức Chiều cao chồi (cm) Đường kính chồi (cm) Số lóng/chồi Chiều dài lóng/chồi (cm) 0 ppm 33,1b 0,4 12,4 3,3 62,5 ppm 49,6a 0,4 13,2 3,9 125 ppm 49,5a 0,4 11,8 3,8 250 ppm 53,0a 0,4 12,3 3,9 500 ppm 57,5a 0,4 14,5 3,8 - 0,4 12,7 3,7 ** ns ns Ns 10,2 7,7 22,3 11,9 TB F CV(%) Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không khác biệt  Đường kính chồi Ở Bảng 3.2 cho thấy nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến đường kính chồi. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác nhau về đường kính chồi ở các nghiệm thức không phun GA3 qua lá so với các nghiệm thức có phun. Đường kính chồi ở nghiệm thức không phun là 0,44 cm, ở các nghiệm thức có phun là 0,42; 0,41; 0,41 và 0,40 cm, nhưng không có sự khác biệt thống kê về đường kính chồi giữa các nghiệm thức với nhau.  Số lóng/chồi Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy nồng độ GA3 phun qua lá cũng không làm ảnh hưởng đến số lóng/chồi. Số lóng/chồi ở nghiệm thức không phun GA3 qua lá là 12,4 lóng, ở các nghiệm thức có phun là 13,2; 11,8; 12,3 và 14,5 lóng.  Chiều dài lóng/chồi Tương tự như đường kính và số lóng/chồi, nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến chiều dài lóng/chồi. Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy chiều dài lóng/chồi ở 24 nghiệm thức không phun là 3,3 cm, ở các nghiệm thức có phun là 3,9; 3,8; 3,9 và 3,8 cm. 3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự ra hoa Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy sự ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến sự sinh trưởng của hoa cúc Tiger. Có sự ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến số cánh hoa, có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có phun GA3 nồng độ 250 và 500 ppm với nghiệm thức đối chứng (không phun). Tùy theo nồng độ GA3 mà có sự ảnh hưởng đến số cánh hoa, nhưng không có ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính hoa. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của hoa cúc Tiger Nghiệm thức Chiều cao hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Số cánh hoa 0 ppm 2,0 6,5 355,5a 62,5 ppm 1,9 6,8 356,7a 125 ppm 1,9 6,4 313,0ab 250 ppm 2,3 6,8 296,9b 500 ppm 2,3 6,9 293,5b TB 2,1 6,6 - F ns ns * CV(%) 12,0 7,5 9,0 Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns: không khác biệt 3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid lên thời gian hoa nở Kết quả phân tích ở Bảng 3.4 cho thấy có sự ảnh hưởng của nồng độ GA3 lên thời gian hoa nở trên cây cúc Tiger. Có sự khác biệt về số ngày từ thời điểm hoa bắt đầu nhú nụ đến hoa hé nở ở các nghiệm thức có phun GA3 qua lá so nghiệm thức đối chứng (không phun), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Số ngày từ khi hoa nhú nụ đến hoa nở hoàn toàn và hoa tàn cũng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có phun GA3 qua lá so với đối chứng (không phun). Ngoài ra, việc phun GA3 qua lá cũng có ảnh hưởng đến hoa trong giai đoạn hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn, kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng 25 (không phun) với các nghiệm thức có phun GA3 qua lá ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Không có sự khác biệt về các giai đoạn nở hoa giữa các nghiệm thức có phun GA3 qua lá. Tùy theo nồng độ mà có sự ảnh hưởng đến hoa trong các giai đoạn nhú nụ đến hé nở, nhú nụ đến nở hoàn toàn, nhú nụ đến hoa tàn và giai đoạn hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn nhưng không ảnh hưởng đến các giai đoạn hé nở đến nở hoàn toàn và hé nở đến hoa tàn. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid lên thời gian hoa nở đến nở hoàn toàn và hoa tàn trên cúc Tiger Nghiệm thức Nhú nụ đến hé nở Nhú nụ đến nở hoàn toàn Nhú nụ đến hoa tàn Hé nở đến nở hoàn toàn Hé nở đến hoa tàn Nở hoàn toàn đến hoa tàn 0 ppm 22,6a 41,6ab 66,9a 19,0 44,3 25,3a 62,5 ppm 22,1a 43,8a 58,3ab 21,5 36,0 14,5b 125 ppm 18,0b 38,0b 53,3b 20,0 35,3 15,3b 250 ppm 18,3b 36,0b 53,0b 17,8 34,8 17,0b 500 ppm 19,3b 36,0b 52,0b 17,0 33,0 16,0b - - - 19,0 36,9 - F ** * * ns ns * CV(%) 8,4 8,6 10,4 14,9 14,9 21,4 TB Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không khác biệt Vậy chọn phun GA3 qua lá ở nồng độ 62,5 ppm là tốt nhất cho sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân. 3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LẦN PHUN GIBBERELLIC ACID QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CÂY CÚC TIGER 3.2.1 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cúc Tiger  Chiều cao cây Kết quả ở Hình 3.1 cho thấy ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn, có sự khác biệt thống kê ở mức ý 26 nghĩa 5%. Số lần phun có ảnh hưởng đến chiều cao cây. Kết quả cho thấy chiều cao cây tăng khi số lần phun tăng, ở nghiệm thức đối chứng không phun có chiều cao cây là thấp nhất 47,9 cm, kế đến là phun 1 lần cây có chiều cao (61,5 cm), phun 2 lần (63,8 cm) và phun 3 lần có chiều cao cây cao nhất là (70,1 cm). 80 70,1a Chiều cao cây (cm) 70 61,5b 63,8ab Phun 1 lần Phun 2 lần 60 50 47,9c 40 30 20 10 0 Không phun Phun 3 lần Số lần phun Hình 3.1 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn.  Đường kính thân, số lóng và chiều dài lóng Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy sự ảnh hưởng của số lần phun GA 3 qua lá đến đường kính thân, số lóng và chiều dài lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Số lần phun GA3 qua lá không ảnh hưởng đến đường kính thân, số lóng và chiều dài lóng. 27 Bảng 3.5: Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính thân, số lóng, chiều dài lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nghiệm thức Đường kính thân (cm) Số lóng/cây Không phun 0,7 5,8 Chiều dài lóng/cây (cm) 1,7 Phun 1 lần 0,7 6,4 1,9 Phun 2 lần Phun 3 lấn 0,7 0,7 6,7 6,3 1,9 2,1 TB F CV(%) 0,7 ns 9,04 6,5 ns 17,68 2,0 ns 17,82 ns: không khác biệt 3.2.2 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng chồi trên cây cúc Tiger  Chiều cao chồi Hình 3.2 cho thấy sự ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Kết quả cho thấy chiều cao chồi tăng theo số lần phun, nghiệm thức đối chứng không phun GA3 qua lá có chiều cao chồi thấp nhất (33,1 cm), phun 1 lần có chiều cao chồi (49,4 cm), phun 2 lần (50,8 cm) và phun 3 lần (53,9 cm). Qua đó, cho thấy số lần phun Gibberellic acid qua lá có ảnh hưởng đến chiều cao chồi tại thời điểm hoa nở hoàn toàn, có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Sự khác biệt về chiều cao chồi chủ yếu là do sự khác biệt về chiều dài lóng trên chồi. 28 60 49,4b Chiều cao chồi (cm) 50 40 53,9a 50,8ab 33,1c 30 20 10 0 Không phun Phun 1 lần Phun 2 lần Phun 3 lần Số lần phun Hình 3.2 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn.  Đường kính chồi và số lóng/chồi Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.6 cho thấy số lần phun Gibberellic acid qua lá không ảnh hưởng đến đường kính chồi và số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Bảng 3.6: Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính chồi, số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nghiệm thức Đường kính chồi (cm) Số lóng/chồi Không phun Phun 1 lần Phun 2 lần Phun 3 lấn 0,4 0,4 0,4 0,4 12,4 12,4 11,0 11,3 TB F CV(%) 0,4 Ns 7,9 11,6 ns 20,4 ns: không khác biệt 29  Chiều dài lóng/chồi Kết quả Hình 3.3 cho thấy sự ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Số lần phun Gibberellic có làm ảnh hưởng đến chiều dài lóng/chồi, có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% trong thống kê. Có sự gia tăng về chiều dài lóng/chồi theo sự gia tăng số lần phun. Ở nghiệm thức đối chứng không phun có chiều dài lóng/chồi là 3,3 cm, kế đến phun 1 lần có chiều dài lóng/chồi là 3,9 cm, phun 2 lần là 4,4 cm và phun 3 lần có chiều dài lóng/chồi dài nhất là 4,6 cm. 5 4,4a Chiều dài lóng/chồi (cm) 4.5 4,6a 3,9b 4 3.5 3,3c 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Không phun Phun 1 lần Phun 2 lần Phun 3 lần Số lần phun Hình 3.3 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. 3.2.3 Ảnh hưởng đến sự ra hoa trên cây cúc Tiger  Chiều cao và đường kính hoa Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy số lần phun GA3 không làm ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính hoa tại thời điểm hoa nở hoàn toàn. 30 Bảng 3.7 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao và đường kính hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nghiệm thức Chiều cao hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Không phun Phun 1 lần Phun 2 lần Phun 3 lấn 2,0 1,9 1,8 1,9 6,5 6,6 6,5 7,4 TB F CV(%) 1,9 ns 12,5 6,8 ns 11,9 ns: không khác biệt  Số cánh hoa Kết quả trình bày Hình 3.4 cho thấy sự ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Số lần phun Gibberellic có làm ảnh hưởng đến số cánh hoa, có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong thống kê. Có sự giảm dần số cánh hoa của mỗi hoa theo sự gia tăng số lần phun. Ở nghiệm thức đối chứng không phun có số cánh hoa cao nhất (355,5 cánh) Phun 1 lần có số cánh hoa (350,2 cánh), phun 2 lần (333,4 cánh) và phun 3 lần có số cánh hoa ít nhất là (318,0 cánh). 31 360 355,5a 350,2a Số cánh hoa (cánh/hoa) 350 340 333,4ab 330 318,0b 320 310 300 290 Không phun Phun 1 lần Phun 2 lần Số lần phun Phun 3 lần Hình 3.4 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn.  Thời gian hoa nở Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cho thấy sự ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến thời gian nở hoa trên cây cúc Tiger. Kết quả cho thấy số lần phun chỉ ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của cây, không làm ảnh hưởng đến thời gian hoa nở. 32 Bảng 3.8 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến thời gian hoa nở trên cây cúc Tiger. Nghiệm thức Nhú nụ đến hé nở 22,6 Nhú nụ đến nở hoàn toàn 41,6 Nhú nụ đến hoa tàn 66,9 Hé nở đến nở hoàn toàn 19,0 Hé nở đến hoa tàn 44,3 Nở hoàn toàn đến hoa tàn 25,3 Phun 1 lần 20,1 40,7 55,5 20,7 35,5 14,8 Phun 2 lần 17,4 35,3 51,0 18,3 33,9 15,7 Phun 3 lần 18,8 37,6 56,2 18,8 37,4 18,6 TB 18,8 37,9 54,2 19,3 35,6 16,4 ns ns ns ns ns ns 14,3 14,0 17,9 17,3 21,8 33,3 Không phun F CV(%) ns: không khác biệt 33 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Nồng độ Gibberellic acid phun qua lá tại thời điểm cây nhú nụ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa đối với cây cúc Tiger. Phun GA3 ở các nồng độ 62,5; 125; 250 và 500 ppm có chiều cao cây, chiều cao chồi cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không phun. Phun GA3 ở nồng độ 62,5 ppm cho số cánh hoa cao nhất là 356,7 cánh/hoa và ở nồng độ này thì thời gian hoa hé nở đến nở hoàn toàn là dài nhất 21,5 ngày. Số lần phun GA3 qua lá có ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa trên cây cúc Tiger: - Phun 1 lần có chiều cao cây thấp nhất (61,5 cm), chiều cao chồi thấp nhất (49,4 cm), chiều dài lóng/chồi (3,9 cm) và có số cánh hoa nhiều nhất (350,2 cánh/hoa). - Phun 2 lần có chiều cao cây cao hơn (63,8 cm), chiều cao chồi (50,8 cm), chiều dài lóng/chồi (4,4 cm) và số cánh hoa ít hơn (333,4 cánh/hoa). - Phun 3 lần có chiều cao cây cao nhất (70,1 cm), chiều cao chồi (53,9 cm), chiều dài lóng/chồi (4,6 cm) và số cánh hoa ít nhất (318,0 cánh/hoa). 4.2 ĐỀ NGHỊ Khi trồng cúc Tiger vụ Đông Xuân có thể sử dụng GA3 ở nồng độ 62,5 ppm, phun 3 lần lúc hoa vừa nhú nụ, mỗi lần cách nhau 7 ngày để cây sinh trưởng và ra hoa tốt nhất. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶNG NGỌC CHI. 2006. Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng của một số giống cúc chi nhập nội. Luận án Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp. Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam. ĐẶNG PHƯƠNG TRÂM. 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ. 89 trang. ĐẶNG VĂN ĐÔNG VÀ ĐINH THẾ LỘC. 2003. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao. Quyển 1: Cây hoa Cúc. Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội Hà Nội. 84 trang. ĐẶNG VĂN ĐÔNG. 2005. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ở Đồng bằng Bắc Bộ. Luận án Tiến sỹ Nông Nghiệp. Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. ĐÀO THANH VÂN VÀ ĐẶNG THỊ TỐ NGA. 2007. Giáo trình cây hoa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 110 trang. DAS, S. N., B. K. JANA AND B. C. DAS. 1992. Effect of growth regulators on growth and flowering of Hemerocallis aurantiaca. South Indian Horticulture. 40(1) : 336 – 339. ERIK VAN BERKUM. 2007. World Chrysanthemum Production. Http://blog.maripositas.org, 17/07/2007. JO WIJNANDS. 2005. “Sustainable International Networks in the flower Industry Bridging Empirical Findings and Theoretical Approaches”, ISHS. pp. 2669. LAL, H AND S. P. MISHRA. 1986. Effect of gibberellic acid and maleic hydrazide on growth and flowering of marigold and aster. Progressive Horticulture. 18(1 – 2): 151 – 152. 35 LEENA, R., P. K. RAJEEVAN AND P. K. VALASALAKUMARI. 1992. Effect of foliar application of growth regulators on the growth, flowering and corn yield of gladiolus cv. Friendship. South Indian Horticulture. 40: 329 – 335. NGUYỄN MINH CHƠN. 2005. Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. NGUYỄN THỊ KIM LÝ, LÊ ĐỨC THẢO và NGUYỄN XUÂN LINH. 2012. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. NGUYỄN XUÂN LINH. 1998. Hoa và kỹ thuật trồng hoa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 226 trang. NGUYỄN XUÂN LINH. 2000. Kỹ thuật trồng hoa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 139 trang. NGUYỄN XUÂN LINH và NGUYỄN THỊ KIM LÝ. 2005. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa. Nhà xuất bản Lao động. 198 trang. PHẠM ANH CƯỜNG và NGUYỄN MẠNH CHINH. 2008. Bác sĩ cây trồng. Quyển 40: Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây hoa cúc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. PHẠM VĂN DUỆ. 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội. 152 trang. RAUHOAQUAVIETNAM.VN. 2009. Năm 2009 xuất khẩu hoa có thể đạt 14,2 triệu USD. http://www.rauhoaquavietnam.vn. 11/09/2009 SINGH, M. P., R. P. SINGH AND G. N. SINGH. 1991. Effect of GA3 and ethrel on the growth and flowering of Agrican marigold ( Tagetes erecta L.). Haryana Journal of Horticultural Sciences. 20: 81 – 84. TAKAHIRO ANDO. 2009. Asia flower market. http://www.apsaseed.org, 10/11/2009. 36 TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 2013. Số liệu khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ từ tháng 10/2012 đến tháng 02/2013. Cần Thơ. 37 PHỤ CHƯƠNG BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA PHỤ CHƯƠNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CÂY CÚC TIGER Phụ bảng 1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 843,776 210,944 Sai số 13 514,964 39,613 Tổng cộng 17 1358,740 F Sig. 5,325** 0,009 CV(%) = 10,47 Phụ bảng 2 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính thân cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 0,008 0,002 Sai số 13 0,061 0,005 Tổng cộng 17 0,069 CV(%) = 9,69 F Sig. 0,418ns 0,793 Phụ bảng 3 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến số lóng cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 2,861 0,715 Sai số 13 8,917 0,686 Tổng cộng 17 11,778 F Sig. 1,043ns 0,423 CV(%) = 13,58 Phụ bảng 4 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến chiều dài lóng cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 1,069 0,267 Sai số 13 1,516 0,117 Tổng cộng 17 2,585 F Sig. 2,292ns 0,115 CV(%) = 19,0 Phụ bảng 5 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 1278,769 319,692 Sai số 13 310,261 23,866 Tổng cộng 17 1589,030 CV(%) = 10,18 F Sig. 13,395** 0,000 Phụ bảng 6 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 0,003 0,001 Sai số 13 0,010 0,001 Tổng cộng 17 0,013 F Sig. 0,821ns 0,534 CV(%) = 7,71 Phụ bảng 7 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 15,215 3,804 Sai số 13 103,854 7,989 Tổng cộng 17 119,069 F Sig. 0,476ns 0,753 CV(%) = 22,26 Phụ bảng 8 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 0,976 0,244 Sai số 13 2,540 0,195 Tổng cộng 17 3,516 CV(%) = 11,93 F Sig. 1,249ns 0,339 Phụ bảng 9 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 0,672 0,168 Sai số 13 0,813 0,063 Tổng cộng 17 1,485 F Sig. 2,685ns 0,079 CV(%) = 11,95 Phụ bảng 10 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 0,570 0,142 Sai số 13 3,146 0,242 Tổng cộng 17 3,715 F Sig. 0,589ns 0,677 CV(%) = 7,45 Phụ bảng 11 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 13371,804 3342,951 Sai số 13 10957,361 842,874 Tổng cộng 17 24329,165 CV(%) = 8,99 F Sig. 3,966* 0,026 Phụ bảng 12 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hé nở trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 76,075 19,019 Sai số 15 42,875 2,858 Tổng cộng 19 118,950 F Sig. 6,654** 0,003 CV(%) = 8,41 Phụ bảng 13 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hoa nở hoàn toàn trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 164,646 41,161 Sai số 13 146,354 11,258 Tổng cộng 17 311,000 F Sig. 3,656* 0,033 CV(%) = 8,60 Phụ bảng 14 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hoa tàn trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 590,299 147,575 Sai số 13 455,604 35,046 Tổng cộng 17 1045,903 CV(%) = 10,40 F Sig. 4,211* 0,021 Phụ bảng 15 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa hé nở đến hoa nở hoàn toàn trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 40,986 10,247 Sai số 13 104,250 8,019 Tổng cộng 17 145,236 F Sig. 1,278ns 0,328 CV(%) = 14,90 Phụ bảng 16 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa hé nở đến hoa tàn trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 293,528 73,382 Sai số 13 393,250 30,250 Tổng cộng 17 686,778 F Sig. 2,426ns 0,101 CV(%) = 14,91 Phụ bảng 17 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn trên cây cúc Tiger. Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 4 292,903 73,226 Sai số 13 191,000 14,692 Tổng cộng 17 483,903 CV(%) = 21,41 F Sig. 4,984* 0,012 PHỤ CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LẦN PHUN GIBBERELLIC QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CÂY CÚC TIGER Phụ bảng 18 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 297,314 148,657 Sai số 17 695,550 40,915 Tổng cộng 20 999,671 F Sig. 3,633* 0,049 CV(%) = 18,72 Phụ bảng 19 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính thân cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến động Nghiệm thức Độ tự Tổng bình Trung bình do phương bình phương 0,008 0,004 0,004 3 Sai số 17 0,065 Tổng cộng 20 0,078 F 1,051ns Sig. 0,37 1 CV(%) = 8,80 Phụ bảng 20 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến số lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến động Nghiệm thức Độ tự Tổng bình Trung bình do phương bình phương 0,596 0,298 1,321 3 Sai số 17 22,450 Tổng cộng 20 23,143 CV(%) = 8,46 F 0,226ns Sig. 0,80 0 Phụ bảng 21 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến chiều dài lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến động Nghiệm thức Độ tự Tổng bình Trung bình do phương bình phương 3 0,147 0,073 0,127 Sai số 17 2,155 Tổng cộng 20 2,430 F 0,579ns Sig. 0,57 1 CV(%) = 13,85 Phụ bảng 22 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 78,301 39,151 Sai số 17 132,965 7,821 Tổng cộng 20 218,582 F Sig. 5,006* 0,020 CV(%) = 12,18 Phụ bảng 23 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến động Nghiệm thức Độ tự Tổng bình Trung bình do phương bình phương 3 0,001 0,000 0,001 Sai số 17 0,024 Tổng cộng 20 0,025 CV(%) = 0,0 F 0,245ns Sig. 0,78 5 Phụ bảng 24 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến động Nghiệm thức Độ tự Tổng bình Trung bình do phương bình phương 7,042 3,521 5,576 3 Sai số 17 94,786 Tổng cộng 20 102,143 F 0,631ns Sig. 0,54 4 CV(%) = 16,23 Phụ bảng 25 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 1,996 0,998 Sai số 17 2,460 0,145 Tổng cộng 20 4,457 F Sig. 6,895** 0,006 CV(%) = 23,39 Phụ bảng 26 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến chiều cao hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 0,069 0,035 Sai số 17 0,955 0,056 Tổng cộng 20 1,024 CV(%) = 10,0 F Sig. 0,618ns 0,551 Phụ bảng 27 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến đường kính hoa cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 3,799 1,900 Sai số 17 11,147 0,656 Tổng cộng 20 15,012 F Sig. 2,897ns 0,083 CV(%) = 20,15 Phụ bảng 28 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 3864,271 1932,136 Sai số 17 6626,311 389,783 Tổng cộng 20 10548,571 F Sig. 4,957* 0,020 CV(%) = 13,17 Phụ bảng 29 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hoa hé nở Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 28,937 14,469 Sai số 20 144,021 7,201 Tổng cộng 23 199,000 CV(%) = 20,29 F Sig. 2,009ns 0,160 Phụ bảng 30 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 93,392 46,696 Sai số 17 477,743 28,103 Tổng cộng 20 595,143 F 1,662ns Sig. 0,219 CV(%) = 18,04 Phụ bảng 31 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nhú nụ đến hoa tàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 102,688 51,344 Sai số 17 1596,518 93,913 Tổng cộng 20 1699,952 F Sig. 0,547ns 0,589 CV(%) = 13,22 Phụ bảng 32 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa hé nở đến hoa nở hoàn toàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 21,567 10,784 Sai số 17 190,378 11,199 Tổng cộng 20 212,310 CV(%) = 17,06 F Sig. 0,963ns 0,402 Phụ bảng 33 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa hé nở đến hoa tàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 41,867 20,934 Sai số 17 1026,133 60,361 Tổng cộng 20 1079,786 F Sig. 0,347ns 0,712 CV(%) = 12,86 Phụ bảng 34 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid phun qua lá đến thời gian hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn Nguồn biến Độ tự Tổng bình Trung bình động do phương bình phương Nghiệm thức 3 58,494 29,247 Sai số 17 507,951 29,879 Tổng cộng 20 582,738 CV(%) = 33,10 F Sig. 0,979ns 0,396 [...]... đề tài “ Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 ” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm được nồng độ Gibberellic acid và số lần xử lý thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger đạt hiệu quả nhất 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN... dẫn: ThS Trần Thị Bích Vân và ThS Lê Bảo Long TÓM LƯỢC Đề tài: Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 được thực hiện nhằm mục tiêu tìm nồng độ Gibberellic acid và số lần xử lý thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger đạt hiệu quả cao nhất... 09 /2012 đến tháng 02 /2013 3.1 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.2 27 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.3 29 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều dài lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.4 21 30 Ảnh hưởng số lần phun Gibberellic. .. hưởng số lần phun Gibberellic acid qua lá đến số cánh hoa trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn xi 32 TRẦN THỊ OANH, 2013 Ảnh hưởng của liều lượng và số lần phun Gibberellic acid lên sinh trưởng và ra hoa của cây cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trong nhà lưới, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông nghiệp sạch, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học... 10 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.2 Ảnh hưởng cuả nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.3 25 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid lên thời gian hoa nở đến nở hoàn toàn và hoa tàn trên cúc Tiger 3.5 24 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến... đến sự sinh trưởng của hoa cúc Tiger 3.4 22 26 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính thân, số lóng, chiều dài lóng trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 28 3.6 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến đường kính chồi, số lóng/chồi trên cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn 3.7 Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến chiều cao và đường... nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm thức là 4 lần phun khác nhau, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây Hoá chất được phun đều lên tán lá khi cây nhú nụ với liều lượng đủ để ướt đều tán cây (nồng độ 62,5 ppm), khoảng cách giữa 2 lần phun là... không phun 44,90 cm và 4,67 lá Das và ctv (1992) quan sát thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về chiều cao và số lá trên cây hoa Lily (hemerocallis aurantiaca) phun giữa phun và không phun GA3, phun GA3 ở nồng độ 200 ppm có chiều cao cây 69,30 cm và số lá trên cây là 26,0 cao hơn so với không phun 45 cm và 18,0 lá Cây hoa vạn thọ Phi Châu, khi phun GA3 500 ppm có thể ra hoa sớm hơn 85,36 ngày và số hoa cao... rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc vàng Đài Loan Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N- Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa cắt Còn 2 loại thuốc Splay- GA3 100 ppm cùng có sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của giống cúc CN93 trong vụ Đông làm... chiều dọc của thân và lá, nên có tác dụng ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2012) Spray – N – Grow và kích phát tố hoa trái Thiên Nông có tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực làm cho hoa to, trổ sớm, chất lượng hoa tốt, kéo dài tuổi thọ của hoa (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv., 2012) 11 1.5 BỆNH VÀ CÔN TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA CÚC 1.5.1 Bệnh hại hoa cúc Bệnh đốm

Ngày đăng: 04/10/2015, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN