1.5.1. Bệnh hại hoa cúc
Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng hình tròn hoặc bất định màu nâu đen hoặc nhạt nằm rải rác ở mép lá, dọc gân lá và ở giữa phiến lá. Khi thời tiết ẩm ướt thì mô lá bị thối nát (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Bệnh phấn trắng: do nấm Odium chysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại lá là chủ yếu. Nếu bệnh nặng thì gây hại cả thân, cành, nụ và hoa (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Bệnh đốm nâu: do nấm Pucinia Chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng ổ màu da cam hoặc nâu gỉ sắt, hình thái bất định, xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh làm cháy lá, vàng lá rụng sớm. Gây hại cả cuống lá, cành non và thân (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Ngoài ra, còn một số bệnh như: bệnh đốm vòng, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo vi khuẩn… (Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000).
1.5.2. Sâu hại hoa cúc
Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): gây hại ở lá non, ngọn, nụ và hoa. Thường đẻ trứng thành từng cụm ở lá non, nụ hoa, đài hoa và hoa (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Sâu khoang (Spodoptera lituna Fabrictus): thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá. Sâu gây hại trên lá non và nụ hoa (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Ngoài ra, còn có một số loài rệp gây hại như rệp xanh đen, rệp nâu đen và rệp xanh lá cây (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
Gibberellin là một nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật có sườn ent- gibberellane, ngày nay có khoảng 136 GA được phát hiện. GA được thương mại hoá sử dụng trong nông nghiệp là Gibberellic acid (GA3), công thức cấu tạo được thể hiện ở Hình 1.1.
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Gibberellic acid
Lal và Mishra (1986) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phun GA3 đến cây vạn thọ và cúc nhận thấy phun GA3 ở nồng độ 200 ppm làm gia tăng chiều cao (46,39; 58,93 cm) và số cành (14,13 và 13,77 cành) so đối chứng không phun (36,90; 37,90 cm và 6,06; 6,80 cành).
Leena và ctv. (1992) cũng nhận thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu trên cây hoa lay ơn, phun GA3 ở nồng độ 100 ppm có chiều cao cây 53,87 cm và số lá trên cây là 6,33 cao hơn so với không phun 44,90 cm và 4,67 lá.
Das và ctv. (1992) quan sát thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về chiều cao và số lá trên cây hoa Lily (hemerocallis aurantiaca) phun giữa phun và không phun GA3, phun GA3 ở nồng độ 200 ppm có chiều cao cây 69,30 cm và số lá trên cây là 26,0 cao hơn so với không phun 45 cm và 18,0 lá.
Cây hoa vạn thọ Phi Châu, khi phun GA3 500 ppm có thể ra hoa sớm hơn 85,36 ngày và số hoa cao hơn 56,0 hoa so với không phun 91,45 ngày; 27,67 hoa (Singh
Goyal và Gupta (1996) cũng nhận thấy phun GA3 ở nồng độ 45 ppm làm tăng số hoa trên cây 18,0 hoa so với không phun 16,0 hoa khi nghiên cứu trên cây hoa hồng.
Năm 2000, Đặng Văn Đông khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N- Grow 1%, Atonik 0,5%, GA3 50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc vàng Đài Loan. Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N- Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Còn 2 loại thuốc Splay- GA3
100 ppm cùng có sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của giống cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỉ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng ( Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu, 1997)
Khi nghiên cứu chất điều dưỡng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát triển của cây và chất lượng 1 số hoa cúc thí nghiệm tác giả Đặng Ngọc Chi (2006) đã thử nghiệm ở các nồng độ 100ppm, 200ppm, 300ppm, 400ppm. Kết quả cho thấy chất lượng mang cành hoa của tất cả các giống cúc Đồng Tiền Trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi Tím và Tua Vàng được nâng cao đặc biệt về chiều cao xử lý GA3 ở nồng độ 200ppm.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1. Địa điểm và thời gian
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại nhà lưới bộ môn Khoa học Cây trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013.
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm
- Giống hoa cúc: cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng cao 4-5 cm, từ 6 – 8 lá. (Hình 2.1)
Hình 2.1 Cây cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng
- Môi trường trồng với tỷ lệ: đất: xơ dừa: trấu: tro trấu là 1: 1: 1: 1 - Phân N – P – K (20 – 20– 15; công ty Thành Đạt sản xuất)
- Thuốc trừ sâu:
+ FOTON ( Hoạt tính: Emamectin benzoate, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI sản xuất)
+ MIDAN 3G (Carbofuran 3%, Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam sản xuất)
- Thuốc trừ bệnh:
+ CUPRI MICIN 500, 81 WP (Streptomycin 2,194% + Oxytetracyline 0,253% + Tribasic Copper Sulfate 78,52%, Danh nghiệp tư nhân Tân Quy sản xuất).
+ NORSHIELD 86,2WG (Cuprous Oxide 86,2%, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa Nông Hợp Trí sản xuất).
- Phân bón lá:
+ HVP 401N Super Siêu Sắc Màu (công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP.HCM)
- Các hoá chất cần thiết: Gibberellic acid (GA3 2,5%, Công ty sản xuất Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp Thành phố HCM sản xuất).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức là 5 nồng độ GA3 phun qua lá khác nhau, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Gibberellic acid được phun đều lên tán lá khi cây nhú nụ với liều lượng đủ để ướt đều tán cây (khoảng 100 ml/cây), năm nghiệm thức gồm:
Nghiệm thức 3: GA3 125 ppm
Nghiệm thức 4: GA3 250 ppm
Nghiệm thức 5: GA3 500 ppm
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần phun Gibberellic acid qua lá đến sự sinh trưởng và ra hoa cây cúc Tiger
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm thức là 4 lần phun khác nhau, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Hoá chất được phun đều lên tán lá khi cây nhú nụ với liều lượng đủ để ướt đều tán cây (nồng độ 62,5 ppm), khoảng cách giữa 2 lần phun là 7 ngày. Bốn nghiệm thức gồm:
- Nghiệm thức 1: không phun - Nghiệm thức 2: phun 1 lần - Nghiệm thức 3: phun 2 lần - Nghiệm thức 4: phun 3 lần
2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng
Cây cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng trong bầu (cao 4-5 cm hay 6-8 lá) thì tiến hành trồng trong chậu có kích thước 20 cm x 25 cm, môi trường trồng với tỷ lệ đất: xơ dừa: trấu: tro trấu là 1: 1: 1: 1. Tưới đẫm nước cho giá thể trước khi trồng. Các cây được chọn bố trí thí nghiệm thì có kích thước tương đối giống nhau. Tiến hành trồng cây vào buổi chiều mát để hạn chế mất nước, kỹ thuật trồng được thể hiện ở Hình 2.2.
A B C
Hình 2.2 Kỹ thuật trồng cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng (A: cây sau khi thuần dưỡng; B: bỏ lá quấn quanh bầu; C: cây sau khi trồng)
Chăm sóc
- Tưới nước: sau khi trồng cần tưới nước hằng ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, tùy theo điều kiện thời tiết.
- Làm cỏ: tiến hành làm cỏ xung quanh khu vực trồng cúc trước khi bố trí thí nghiệm. Việc làm cỏ thật sạch giúp hạn chế được côn trùng, sâu, bệnh hại cúc. Tạo sự thoáng khí cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Bón phân:
N: P: K (20: 20: 15) được bón định kỳ cho cây 1 tuần/lần. Khi cây được 1 tuần thì cho khoảng 5g NPK vào thùng 8 lít nước, khoáy đều và tưới khoảng 200 ml/cây dung dịch nước phân. Bắt đầu tuần thứ 2 thì tăng lượng NPK lên là 10g và tưới tương tự như trên. Phân được bón đến khi hoa bắt đầu nở hoàn toàn sẽ ngưng bón.
Phân bón lá siêu sắc màu được phun cho cây ngay sau khi trồng. Liều phun được sử dụng như trên nhản thuốc, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. - Phòng ngừa sâu bệnh: Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh định kỳ 1 tuần/lần. Theo dõi sự xuất hiện của sâu, bệnh và tiến hành phun thuốc kịp thời. Nồng độ phun cũng dựa theo hướng dẫn trên nhản thuốc.
- Bấm ngọn và tỉa nụ hoa: Sau khi trồng 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để lại 6 – 8 cành/cây. Đến khi cây ra nụ sẽ tiến hành tỉa nụ hoa, chỉ chừa lại 1 nụ chính/cành.
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Cây: được đo ngay trước khi phun hóa chất và lúc hoa nở hoàn toàn.
+ Chiều cao cây và đường kính thân (cm): chiều cao được đo từ dưới mặt đất tới đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Đường kính thân được đo bằng thước kẹp tại vị trí to nhất của gốc thân, sau đó dùng bút lông đánh dấu để theo dõi ở những lần sau.
+ Số lóng và chiều dài lóng (cm): đếm tổng số lóng trên thân cây, chiều dài lóng được đo ở lóng trên cùng của thân sau khi đã tiến hành bấm ngọn.
Chồi: được đo ngay trước khi phun hóa chất và lúc hoa nở hoàn toàn.
+ Chiều cao và đường kính chồi (cm); chiều cao được đo từ điểm tiếp xúc của thân với chồi tới đỉnh sinh trưởng cao nhất của chồi. Đường kính chồi được đo bằng thước kẹp tại vị trí to nhất của thân chồi.
+ Số lóng và chiều dài lóng (cm): đếm tổng số lóng trên chồi lấy chỉ tiêu, chiều dài lóng được đo ở lóng thứ 3 từ đế hoa xuống.
Hoa: đánh dấu 2 nụ ở mỗi chậu để theo dõi ghi nhận suốt quá trình trồng. Nụ hoa được đánh dấu là nụ hoa chính của chồi được chọn để lấy chỉ tiêu theo dõi.
+ Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hé nở (ngày). + Thời gian từ khi hé nở đến khi nở hoàn toàn (ngày). + Thời gian từ khi hoa nở hoàn toàn đến hoa tàn (ngày)
+ Chiều cao và đường kính hoa (cm) đo lúc hoa khi nở hoàn toàn, chiều cao được tính từ đế hoa đến đỉnh cao nhất của hoa; đường kính được tính bằng chiều ngang rộng nhất của hoa.
+ Số cánh hoa (khi nở hoàn toàn): đếm tổng số cánh hoa/1hoa
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và thống kê
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu và vẽ đồ thị, tính thống kê bằng chương trình SPSS 20.0. Số liệu thô nằm trong khoảng 0 - 30% và 70 - 100% được rút căn bậc hai trước khi đưa vào thống kê và số liệu có độ biến động quá lớn được chuyển đổi bằng hàm arsin căn bậc hai của x trước khi thống kê.
2.3. TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
Số liệu khí tượng được thu thập tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ bao gồm nhiệt độ (oC), tổng số giờ nắng (giờ), lượng mưa (mm) và độ ẩm tương đối (%) trung bình hàng tháng từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013.
Tình hình khí tượng được trình bày ở Hình 2.6 cho thấy thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm khá thuận lợi cho cây hoa cúc Tiger sinh trưởng và phát triển tốt. Do cây cúc thích hợp với khí hậu mát mẽ khô ráo nên lượng mưa, ẩm độ trung bình hàng tháng thấp và giảm dần từ tháng 09 đến tháng 02 tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển, riêng tháng 09 và tháng 10 có lượng mưa trung bình hàng tháng tương đối cao (299,7 và 200,6 mm) so với các tháng còn lại, tuy nhiên trong thời gian này cây ở giai đoạn còn nhỏ nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ thích nghi của cây cúc nhưng thực tế không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và số giờ nắng thấp rất thuận lợi cho sự hình thành nụ hoa.
Hình 2.3 Số liệu khí tượng tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013
(a) Lượng mưa trung bình (mm) và ẩm độ tương đối (%) hàng tháng
(b) Tổng số giờ nắng (giờ) và nhiệt độ trung bình (0C) hàng tháng
(b)
(a)
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CÂY CÚC TIGER
3.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của cây
Chiều cao cây
Kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy ảnh hưởng của nồng độ GA3 phun qua lá đến chiều cao cây cúc Tiger ở thời điểm hoa nở hoàn toàn có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở nghiệm thức đối chứng so với các nghiệm thức có phun GA3 qua lá. Các nghiệm thức có phun GA3 qua lá ở các nồng độ (62,5; 125; 250; 500 ppm) có chiều cao cây lần lượt (62,3; 61,0; 64,4; 67,3 cm) đều cao hơn so với chiều cao cây của nghiệm thức đối chứng (47,9 cm), nhưng không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức có phun GA3 với nhau. Kết qua nghiên cứu của Lal và Mishra (1986) cũng nhận thấy khi phun GA3 ở nồng độ 200 ppm làm gia tăng chiều cao cây trên cây vạn thọ và cúc. Ở nồng độ này thì Das và ctv. (1992) cũng nhận thấy có sự gia tăng chiều cao cây hoa Lily giữa nghiệm thức phun và không phun GA3.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến sinh trưởng của cây cúc Tiger khi hoa nở hoàn toàn.
Nghiệm
thức Chiều cao cây (cm)
Đường kính thân (cm)
Số lóng/cây Chiều dài
lóng/cây (cm) 0 ppm 47,9b 0,7 5,8 1,7 62,5 ppm 62,3a 0,7 6,0 1,8 125 ppm 61,0a 0,7 6,8 1,9 250 ppm 64,4a 0,7 6,3 1,9 500 ppm 67,3a 0,7 5,7 1,2 TB - 0,7 6,1 1,8 F ** Ns ns Ns CV(%) 10,5 9,7 13,6 19,0
Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Đường kính thân
Nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến đường kính thân. Kết quả phân tích ở Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác nhau về đường kính thân ở nghiệm thức không phun GA3 qua lá so với các nghiệm thức có phun. Đường kính thân ở nghiệm thức không phun là 0,7 cm, ở các nghiệm thức có phun là 0,77; 0,73; 0,72 và 0,72 cm, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.
Số lóng/cây
Tương tự như đường kính thân, nồng độ GA3 phun qua lá không làm ảnh hưởng đến số lóng/cây, không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức không phun GA3 qua lá và các nghiệm thức có phun. Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy ở nghiệm thức không phun có số lóng/cây là 5,8 lóng, ở các nghiệm thức có phun là 6,0; 6,8; 6,3 và 5,7 lóng, nhưng không có sự khác biệt trong thống kê giữa các nghiệm thức với nhau.
Chiều dài lóng
Qua kết quả Bảng 3.1 cho thấy nồng độ GA3 phun qua lá cũng không làm ảnh hưởng đến chiều dài lóng cây tại thời điểm hoa nở hoàn toàn. Chiều dài lóng ở nghiệm thức không phun GA3 qua lá là 1,7 cm, ở các nghiệm thức có phun là 1,8; 1,9; 1,9 và 1,2 cm. Không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về chiều dài lóng giữa các nghiệm thức với nhau.
3.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid đến sự sinh trưởng của chồi
Chiều cao chồi
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy ảnh hưởng của nồng độ GA3 phun qua lá đến sự sinh trưởng của chồi trên cây cúc Tiger. Nồng độ GA3 phun qua lá có ảnh hưởng