Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
780,69 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010-2014)
Đề tài:
TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thu Hương
Hồ Hoàng Luận
MSSV: 5105878
Lớp: Luật Thương mại 1 khóa 36
Cần Thơ, tháng 12/2013
LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần bốn năm Đại học học tập tại Khoa Luật - Trường Đại học
Cần Thơ em đã có những kiến thức vô cùng quý báu mà Thầy Cô đã truyền đạt
lại cho em. Đầu tiên, em xin cám ơn quý Thầy Cô trong Ban lãnh đạo khoa
cũng như tất cả Thầy Cô Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ
dạy em qua từng môn học và nhờ đó em có được những chuỗi kiến thức làm
hành trang cho em trong quá trình nghiên cứu, và tương lai sau này, những kiến
thức ấy sẽ làm nền tảng cho em bước vào đời và vững vàng trên con đường sự
nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hương
đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp đại học. Cuối cùng
em xin cám ơn các anh chị, các bạn cùng khóa học đã chia sẽ những kiến thức
học được và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Một lần nữa em
xin cám ơn quý Thầy Cô, anh chị và các bạn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua.
Do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn, luận văn của
người viết không tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và tinh thần nỗ
lực phấn đấu, người viết hoàn thành luận văn với hi vọng góp phần tích cực
cho thực tiễn áp dụng pháp luật. Người viết mong nhận được sự góp ý kiến từ
phía quý Thầy Cô và các bạn để người viết hoàn thành đề tài một cách đầy đủ
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013
Hội đồng phản biện
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN
BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................... 4
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng ................................................................................................. 4
1.1.2. Dấu hiệu pháp lí chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng ...................................................................................... 6
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công
cộng ........................................................................................ 6
1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng.......................................................................................... 7
1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng ............................................................................................. 8
1.1.2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng....................................................................................................... 8
1.2. Khái quát chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................. 9
1.2.1. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy......................... 9
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy ............................................. 9
1.2.1.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ..................... 11
1.2.2. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...................... 11
1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy ................................................................................................... 12
1.2.4. Phân biệt truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với giáo dục giới
tính ......................................................................................................... 13
1.3. Lịch sử pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............... 15
GVHD: Nguyễn Thu Hương
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1.3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trước năm 1985............................................................................... 15
1.3.2. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy khi có Bộ luật hình sự năm 1985.................................................... 16
1.3.3. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 đến nay.......................... 18
1.4. Quy định của một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy............................................................................................ 19
1.4.1. Quy định của BLHS Trung Hoa về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi
trụy ............................................................................................. 19
1.4.1. Quy định của BLHS Liên bang Hoa Kỳ về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 22
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy . 25
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ................. 27
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy ............................................................................................................ 27
2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........ 28
2.2.1. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy ................................................................................................... 30
2.2.2. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy ......................................................................................................... 31
2.2.3. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 32
2.2.3.1. Hành vi khách quan ................................................................ 32
2.2.3.2. Hậu quả của tội phạm............................................................. 35
2.2.3.3. Các dấu hiện khách quan khác của tội phạm........................... 36
2.2.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 37
GVHD: Nguyễn Thu Hương
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.3.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
không có tình tiết định khung hình phạt ............................................... 38
2.3.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 253 BLHS ....................... 38
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 BLHS ....................... 41
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 253 BLHS................. 41
2.4. So sánh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê
tín, dị đoan (Điều 247) .............................................................................. 42
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI
TRỤY, NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN
HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................................. 45
3.1. Thực trạng về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 45
3.1.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 45
3.1.2. Tình hình chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............ 46
3.2. Những bất trong đấu tranh phòng chống, tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy............................................................................................ 50
3.2.1. Những bất cập trong công tác định tội danh và xác định khung
hình phạt của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................... 50
3.2.2. Những bất cập trong công tác khác về đấu tranh phòng, chống tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 58
3.3. Những giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy..................................................................................... 60
3.3.1. Giải pháp về công tác định tội danh và xác định khung hình phạt
của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy................................................ 60
3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh,
phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................ 61
GVHD: Nguyễn Thu Hương
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
3.3.3. Một số giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ...................... 63
KẾT LUẬN................................................................................................... 65
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Nguyễn Thu Hương
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà Nước ta, ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cũng
như trong suốt quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, luôn coi
trọng vai trò của văn hóa, coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu, là động lực, là nguồn nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc và đặc biệt chú
ý đầu tư cho công tác phát triển và quản lý văn hóa.
Những năm qua, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được
nâng cao và đa dạng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt tiêu
cực của quá trình hội nhập đó cũng đã xâm phạm vào đời sống xã hội và để lại
những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực văn hóa thông tin.
Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một cách cực đoan và những
biểu hiện tiêu cực của lối sống, văn hóa phương Tây đã và đang xâm nhập
mạnh vào xã hội bằng nhiều con đường khác nhau như: qua các phương tiện
thông tin (phim ảnh, báo chi, truyền hình, truyện...) hoặc qua các công nghệ
dịch vụ văn hóa hiện đại như (mạng máy tính, internet, viễn thông...). Tất cả
những điều đó đã tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân
chúng, trong đó phần lớn là thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa
truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt, tình trạng truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng tràn lan, khó kiểm soát trong thời gian gần
đây đã gây ra tâm trạng lo lắng, bức xúc cho người dân. Hành vi này vẫn đang
phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực
đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên của đất nước. Không
những làm xuống cấp những giá trị đạo đức, những thuần phong mỹ tục từ bao
đời qua, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm và các
tội phạm liên quan đến tình dục…Nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội
này, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật
hình sự năm 1985. Tiếp dó, tại Bộ luật hình sự năm 1999, tội này tiếp tục được
ghi nhận tại Điều 253. Tuy nhiên, sau gần mười năm áp dụng Bộ luật hình sự
năm 1999, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy Điều luật này vẫn còn
chứa đựng những điểm bất cập, điều này khiến cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm này còn chưa hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
1
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện
lập pháp cũng như áp dụng pháp luật đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả
xử lý tội phạm này là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, người viết lựa chọn đề tài
"Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" để
nghiên cứu làm luận văn hoàn thành khóa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về lý luận và
thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện những qui định của Bộ luật hình sự hiện hành. Đồng thời việc nghiên cứu
đề tài này cũng nhằm tạo cơ sở lý luận cần thiết, giúp mọi người nhần thức
đúng đắn về các hành vi quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành, nâng
cao ý thức cảnh giác cho nhân dân trong việc chủ động phòng ngừa, phối hợp
với cơ quan công an đấu tranh ngăn chặn tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung nghiên cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở
góc độ luật hình sự, cụ thể là quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu những qui định của
pháp luật, người viết cũng tiếp cập những thông tin về thực tiễn đầu tranh và
phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để giúp cho việc nghiên cứu
mang tính đồng bộ và đạt được hiểu quả tốt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu những qui định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người viết chọn nhiều phương
thức để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp
sưu tầm thông tin, nghiên cứu lý luận trên những quy định của Luật, giáo trình,
sách, cập nhật các thông tin trên sách, báo, internet liên quan đến nội dụng đề
tài.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình
luận các quy định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và pháp
luật khác có liên quan đến đề tài mà người viết nghiên cứu.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
2
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Chương 3: Thực trạng tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, những giải
pháp phòng, chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
3
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những
cơ sở lý luận để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp
cho người đọc nắm bắt được những phần cơ bản đầu tiên trong đề tài của mình
là việc làm quan trọng và hết sức ý nghĩa. Và đề tài nghiên cứu về Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng. Từ đó đi đến cơ sở lý luận của Tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm này trong luật hình
sự Việt Nam.
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng
1.1.1. Khái niệm chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kì
Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, tại đại hội lần
thứ VII của Đảng đề ra vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng
được coi là vấn đề hết sức quan trọng gắng liền với quá trình phát triển kinh tế,
xã hội Việt Nam hiện nay đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ
chức và quản lí của nhà nước trong lĩnh vực này, có thề nói an toàn công cộng,
trật tự công cộng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiều lợi ích vật chất,
tinh thần của công dân. Vì vậy vấn đề an toàn công cộng, trật tự công cộng có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Do đó tại
Điều 79 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng đã ghi nhận “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật,
tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc
gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Bên cạnh đó để góp phần
xây dựng một nền trật tự xã hội mới với nếp sống Xã hội chủ nghĩa, Bộ luật
hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1985 ra đời với những quy định tại chương
VIII của mình, bộ luật đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn công
cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay do nước ta trong
quá trình hội nhập bên cạnh những mặt tích cực cũng có nhiều hạn chế, các tội
GVHD: Nguyễn Thu Hương
4
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng cũng trở nên đa dạng hơn
do đó trên cơ sở kinh nghiệm, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ
luật hình sự năm 1999 ra đời với những qui định về các tội xâm phạm đến an
toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với
tình hình đất nước hiện tại.
Để có thể hiểu khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu an toàn công cộng, trật tự công
cộng là gì? Việc tìm hiểu này rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công cộng được hiểu là những nơi thuộc về mọi người hoặc phục vụ
chung cho mọi người trong xã hội. Khu vực công cộng bao gồm: công viên,
khu vui chơi, giải trí, khu nghỉ mát, khu du lịch; chợ, siêu thị, khu thương mại;
bến xe, nhà ga, bến tàu, bến phà, bến cảng, phương tiện vận tải công cộng, các
điểm chờ xe buýt; các điểm dịch vụ điện thoại công cộng; sân chơi của trẻ em,
sân thi đấu thể thao; nơi làm việc, trường học, bệnh viện; các khu di tích lịch
sử, các khu lăng miếu, đền thờ và những địa điểm công cộng khép kín và có
mái che khác…
Còn an toàn công cộng được hiểu là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe,
tài sản của công dân trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong lao động, an toàn
ở những nơi đông người, an toàn trong xây dựng, quản lí vũ khí, phương tiện kĩ
thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trong phòng cháy, chữa
cháy, bảo vệ môi trường, trong các hoạt động về y tế, vệ sinh thực phẩm. Còn
đối với trật tự công cộng thì có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả những gì thuộc
về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự
công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những
nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự
chung, an toàn chung, mỹ quan chung thì cũng xâm phạm đến trật tự công
cộng.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng như sau: các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng là những hành vi vi phạm các qui định và các qui tắc
về bảo đảm an toàn, trật tự chung của xã hội ở các lĩnh vực, hoạt động mang
tính cộng đồng (có mức độ xã hội hóa cao) như giao thong vận tải, khám chữa
bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lí một số mặt
hàng mà Nhà nước cấm hoặc hạng chế kinh doanh,v.v., xâm phạm trật tự và an
GVHD: Nguyễn Thu Hương
5
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
toàn chung của xã hội, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người và tài
sản của Nhà nước, tổ chức và của công dân.1
1.1.2. Dấu hiệu pháp lí chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng
Đặc điểm của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
được thể hiện qua các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng - tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho
tội phạm cụ thể được qui định trong bộ luật hình sự. Mỗi trường hợp nhất định
đều có những nội dung thể hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: khách thể, chủ thể,
mặt khách quan, mặt chủ quan. Nó có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở pháp lý
của trách nhiệm hình sự; là căn cứ pháp lý để định tội và định khung hình phạt.
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành: khách thể của tội phạm là
hệ thống quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước bảo vệ
bằng các qui định của pháp luật hình sự. An toàn công cộng, trật tự công cộng
là một bộ phận của trật tự xã hội, những hành vi vi phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng cũng là vi phạm trật tự xã hội nhưng không vi phạm những
qui tắc xử sự chung trong xã hội mà chỉ vi phạm những quy tắc xử sự về mặt an
toàn xã hội. Như vậy khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng là an toàn, trật tự chung của xã hội được nhà nước bảo
vệ bằng các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam. Căn cứ vào khách thể bị
xâm hại và đặc điểm pháp lý của các tội phạm qui định trong chương XIX,
chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm sau:
Nhóm 1: Các tội xâm phạm đến an toàn công cộng.
Nhóm 2: Các tội xâm phạm đến trật tự công cộng.
Do khách thể này xâm phạm ở những nơi tập trung đông người, nơi sinh
hoạt của cộng động vì vậy ngoài khách thể quan trọng là an toàn trật tự xã hội,
nhiều tội trong chương này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công
dân, tài sản của nhà nước, tổ chức xã hội khác bởi các đối tượng tác động như:
phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn; người không đủ điều kiện điều
1
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2- phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật,
Hà Nội, 2011, trang 524
GVHD: Nguyễn Thu Hương
6
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
khiển phương tiện giao thông vận tải; tàu bay, tàu thủy; chương trình vi rút tin
học; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; vũ khí thô sơ; vật liệu nổ;
chất phóng xạ; chất cháy, chất độc; công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia; văn hóa phẩm đồi trụy…
1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn
tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết bằng các giác quan,
những biểu hiện ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả
nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả đó. Như vậy mặt
khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện và tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan. Có thể nói mặt khách quan của tội phạm là yếu tố
không thể thiếu trong cấu thành tội phạm, không có mặt khách quan thì không
có tội phạm xảy ra cho dù các mặt khác của tội phạm đã hội đủ. Cũng giống
như các tội phạm khác, các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công
cộng cũng phải có các dấu hiệu cơ bản về mặt khách quan.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng là hành vi xâm phạm đến an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản
hoặc trật tự trong lĩnh vực hoạt động sinh hoạt chung, đây là dấu hiệu cơ bản,
bắt buộc để xác định các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể và có thể nói đến các dấu của mặt
khách quan của tội phạm. Hành vi có thể là hành động như các tội: đua xe, điều
khiển phương tiện giao thông, phát tán các chương trình vi-rút… Hoặc không
hành động như các tội: thiếu trách nhiệm trong việc quản lí, giữ vũ khí, vật liệu
nổ…
Tùy thuộc vào tình tiết của mỗi vụ án mà hậu quả gây ra là nghiêm trọng
hay không nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng có thể là thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc đòi hỏi nếu chưa gây hậu quả nghiêm
trọng thì phải có dấu hiệu bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị kết án về
tội đó chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy ở các tội trong chương
này có những tội có cấu thành vật chất (Điều 202 - 205; 207 - 215; 217; 220;
224 - 229; 231; 234; 235; 239 - 245; 247 BLHS).Và cũng có những tội có cấu
thành hình thức (Điều 206; 216; 218; 219; 221; 222, 223; 230; 232; 233; 236;
237; 238; 246; 248 – 256 BLHS).
GVHD: Nguyễn Thu Hương
7
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Mặt khách quan của các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự
công cộng còn thể hiện ở mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả của
hành vi đó gây ra. Đó cũng là yếu tố bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội
xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng có cấu thành vật chất. Việc
xác định đúng mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả do hành vi của
họ gây ra là cơ sở cần thiết để định tội danh, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng
người, đúng pháp luật
1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Với các tội xâm phạm an toàn công cộng thì đa số các tội có hình thức
lỗi vô ý. Người phạm tội tuy không thấy trước được hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước được hành vi
của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước được hậu quả đó.
Ví dụ: Tội vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo Điều 202; tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203; tội
đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn
theo Điều 204; tội vi phạm qui định về duy tu, sửa chữa, quản lí các công trình
giao thông theo Điều 220 Bộ luật hình sự hiện hành.
Đối với các tội xâm phạm đến trật tư công cộng thì được thực hiện với
lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm nhưng mong
muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Tội tài trợ khủng bố theo Điều 230; tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chắc phóng xạ theo Điều
236; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật hình sự hiện
hành.
Động cơ, mục đích của các tội phạm qui định trong chương này rất đa
dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
1.1.2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Chủ thể của tội phạm là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật tại Điều 12, và Điều 13 BLHS
hiện hành. Có một số tội trong chương này còn đòi hỏi người thực hiện tội
GVHD: Nguyễn Thu Hương
8
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
phạm phải có dấu hiệu đặc biệt. Ví dụ như: Tội vi phạm quy định về quản lý vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại Điều 234 BLHS thì chủ thể là những người
có trách nhiệm trong việc quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng,
bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ mới có thể là chủ
thể của tội phạm này.
1.2. Khái quát chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.2.1. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy
Để việc áp dụng luật thể hiện đúng ý chí của nhà làm luật, cần phải tồn
tại một yêu cầu rất quan trọng, đó là điều luật phải được hiểu cho đúng, cho
chính xác. Do đó, khi sử dụng các thuật ngữ phải đảm bảo chuẩn xác về mặt
ngữ nghĩa. Vì vậy, khi nghiên cứu về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, để
có một cái nhìn thật hoàn chỉnh, đúng đắn, chúng ta cần phải hiểu thế nào là
văn hóa phẩm đồi trụy?
Nếu như nói văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần do con
người tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần thì hình thức thể hiện
của văn hóa bằng những vật, dạng cụ thể và được gọi là văn hóa phẩm. Thuật
ngữ "văn hóa phẩm" theo nguyên nghĩa là sản phẩm phục vụ đời sống văn
hóa,2 (hay còn gọi là sản phẩm văn hóa). Những văn hóa phẩm thông dụng nhất
là: báo chí các loại (báo hình, báo viết, báo nói, internet), phim, ảnh, sách, các
tác phẩm văn học, nghệ thuật và các sản phẩm âm nhạc... Cũng như các sự vật
hiện tượng khác trong xã hội, văn hóa phẩm cũng có hai mặt: tích cực và tiêu
cực. Văn hóa phẩm được đánh giá là tích cực khi trong đó chứa đựng những
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc,
quốc gia và nhân loại, góp phần giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, mang ý thức
phục vụ cộng đồng hướng tới sự phát triển chung. Ngược lại văn hóa phẩm
được đánh giá là tiêu cực khi trong nó chứa đựng những nội dung kìm hãm,
chống lại sự phát triển chung của xã hội, từng dân tộc và của cả nhân loại. Một
trong những văn hóa phẩm tiêu cực đó là văn hóa phẩm đồi trụy. Theo Từ điển
Tiếng Việt "đồi trụy" là sự suy đồi, trụy lạc trái với đạo đức, thuần phong mỹ
tục của người Việt Nam.3 Vậy nếu văn hóa đồi trụy là sự suy đồi, trụy lạc thì
văn hóa phẩm đồi trụy có thể được định nghĩa là những vật phẩm văn hóa đó
2
3
Bùi Đức Thịnh, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, trang 914.
Bùi Đức Thịnh, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2002, trang 293
GVHD: Nguyễn Thu Hương
9
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
chứa đựng những nội dung miêu tả sự suy đồi, trụy lạc trái với đạo đức, thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam. Theo qui định của pháp luật thì văn hóa
phẩm có nội dung đồi trụy là:
Theo Thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ 855-TT/LB ngày 12/05/1984 xác
định “Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy:
a) Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và
những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp
sống mới xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta;
b) Tuyên truyền mê tín, dị đoan.”
Đến BLHS năm 1985, thì việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy
định thành một tội riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây
hậu quả nghiêm trọng”, còn việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn,
những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại
Điều 99 Tội truyền bá văn hóa đồi trụy. Đến khi BLHS năm 1999 ra đời đã sửa
thành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu văn
hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm Tuyên truyền cho lối
sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và những hành vi trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa
đang được hình thành ở nước ta.
Tuy nhiên, nếu Thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ 885-TT/LB giải thích
văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm tuyên truyền cho lối
sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tán và những hành vi trái với thuần phong
mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa đang được
hình thành ở nước ta. Thì đến khi Nghị định số 178/2004 của Chính phủ ban
hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm có sự giải thích khác nhau giữa khái niệm “đồi trụy” và “khiêu dâm”.
Theo nghị định thì: đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng
âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ
về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc còn khiêu dâm là hành vi
dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình
dục.4 Mặc dù nghị định có sự giải thích khác nhau giữa hai khái niệm nhưng
trên thực tế khi đề cập đến văn hóa phẩm đồi trụy, lại đi liền với khiêu dâm,
4
Khoản 3,4 Điều 3 nghị định 178/2004/NĐ-CP Ngày 15 tháng 10 năm 2004 của chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm
GVHD: Nguyễn Thu Hương
10
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
kích động bạo lực. Ví dụ: tại khoản 2 Điều 10 Luật báo chí năm 1989, sửa đổi,
bổ sung năm 1999 quy định những hành vi bị cấm trong báo chí: Không được
kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các
dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
1.2.1.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
(BLHS hiện hành) đã đưa ra khái niệm chung về tội phạm: "Tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Đây là cơ
sở khoa học cho việc xác định các tội phạm cụ thể trong BLHS. Tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy quy định tại Điều 253 BLHS hiện hành được hiểu là
“người nào làm ra sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm
phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim hoặc những vật phẩm khác có tính chất
đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một
trong các trường hợp sau đây: vật phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho
nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
Trên cơ sở hai Điều luật này chúng ta có khái niệm của tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của
dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự
quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang
đậm bản sắc dân tộc.
1.2.2. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Bất kì tội nào được qui định trong Bộ luật hình sự đều mang những đặc
điểm riêng biệt để phân biệt với các tội phạm khác. Đó là nét đặc thù của từng
tội trong Bộ luật hình sự và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng mang
một số đặc điểm sau:
GVHD: Nguyễn Thu Hương
11
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Đối tượng tác động của tội phạm này phải là sách, báo, tranh, ảnh,
phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các
vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên
môn thẩm định.
- Khách thể của tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến không phải là tài
sản, sức khỏe, tính mạng của con người mà là truyền thống văn hóa dân tộc,
những giá trị vật chất và tinh thần loài người, sự phát triển của nền văn hóa văn
minh, mang đậm bản sắc dân tộc.
- Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách
quan, hậu quả thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu pháp luật khác mà
thiếu nó thì người có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành
tội phạm, đó là: vật phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.
- Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện với hành vi
phạm tội của mình là do cố ý. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu
quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng
có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Để tổ chức đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm đến an toàn công
cộng, trật tự công cộng có khoa học, để hiểu rõ những quy luật của nó, chúng ta
cần phải hiểu rõ nguyên nhân phát sinh của tội phạm:
Thứ nhất, trong xu hướng phát triển của nên kinh tế đất nước và quá
trình hội nhập thế giới, nhận thức của con người cũng luôn luôn phát triển và
liên tục thay đổi, trước đây, khi nền kinh tế chung của cả nước còn đang khó
khăn và đang trong quá trình xây dựng vấn đề tình dục được coi là chuyện
riêng tư, chuyện kín đáo trong phòng the. Trong hoàn cảnh đó, lợi ích của quốc
gia, dân tộc được đặt lên trên lợi ích, nhu cầu của mỗi cá nhân; nhu cầu được
giải quyết về tinh thần, thỏa mãn về sinh hoạt tình dục chưa phát triển, văn hóa
phẩm đồi trụy và tội phạm “Truyền bán văn hóa phẩm đồi trụy” không có môi
trường và điều kiện để phát sinh nhiều. Khi hòa nhập vào xu thế phát triển
chung, với các thành tựu lớn của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc tiếp
xúc với nền văn hóa của các nước phát triển nơi nơi đã có đầy đủ các loại hình
thông tin, giải trí hiện đại đã làm cho nhận thức của người dân dần dần thay
GVHD: Nguyễn Thu Hương
12
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
đổi, bên cạnh đó sự bùng nổ của công nghệ thông tin hầu như rộng khắp trên
toàn bộ địa bàn, từ các xã – vùng nông thôn cho đến các khu đô thị. Từ đó làm
cho hành vi phạm tội ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi, khó phát hiện, khi
phát hiện được cũng khó khăn trong việc xử lý.
Thứ hai, đối với các cửa hàng, Trung tâm điện thoại di động: Do lợi
nhuận, cạnh tranh và do xu hướng thích khám phá của lực lượng thanh niên (kể
cả thiếu niên và học sinh). Các chủ cửa hàng đã bất chấp quy định của Nhà
nước, tự tiện truy cập các trang web đen để xem, tải và lưu trữ, sao chép các
loại hình văn hóa phẩm độc hại cho khách hàng khi được yêu cầu bằng nhiều
phương tiện: Ổ đĩa cứng máy tính, Usb, thẻ nhớ, máy mp3, mp4 hoặc chép trực
tiếp vào máy điện thoại, laptop, ipad… Có lúc, có nơi lén lút, công khai vào
ban đêm, đóng cửa về khuya nhưng trong phòng chơi game, internet vẫn có
thanh thiếu niên truy cập.
Thứ ba, Đó là việc một số nhà xuất bản, vì lợi nhuận, buông lỏng quản
lý, để cho các xuất bản phẩm là những truyện tranh của Nhật Bản, hoặc mô
phỏng theo nội dung của truyện tranh Nhật Bản, nhưng đi ngược lại với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, không có lợi, thậm chí “đầu độc” tâm hồn trẻ em...
tràn lan trên thị trường
Thứ tư, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, cán bộ thực
hiện kiểm tra còn hạn chế, nhất là cán bộ xã - phường nên khó phát hiện vi
phạm trong những trường hợp dữ liệu được cài đặt ở dạng ẩn, lịch sử truy cập
của máy tính được dọn dẹp kỹ lưỡng... tại các địa điểm kinh doanh internet,
điện thoại di động. Bên cạnh đó công tác quản lí của các địa phương còn nhiều
bất cập. Ở một số nơi, tình trạng kinh doanh không phép, trái phép; kinh doanh
có biểu hiện không lành mạnh, đặc biệt là loại hình mua – bán băng đĩa dạo.
Đây cũng chính là nguồn gốc phát sinh văn hóa phẩm độc hại, gây phức tạp
thêm cho tình hình quản lý các hoạt động văn hóa của cơ sở.
Một nguyên nhân sâu xa nữa đó là sự tò mò chuyện giới tính muốn tìm
hiểu, khám phá ở tuổi dạy nhưng không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của phụ
huynh và nhà trường nên dễ bị ảnh hưởng trước các loại văn hóa phẩm không
lành mạnh.
1.2.4. Phân biệt truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính có thể được miêu tả là "giáo dục tình dục", có nghĩa
nó gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông
GVHD: Nguyễn Thu Hương
13
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai và sự phát
triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ), cộng thêm thông tin về mọi khía
cạnh đời sống tình dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân thể, khuynh hướng
tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các
quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm sao để tránh chúng, và
các biện pháp kiểm soát sinh sản. Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách
không chính thức, như khi một ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò
chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó
cũng có thể được truyền dạy qua các tác giả với các tác phẩm về giới tính,
chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới
tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ thực hiện điều này. Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức
được dạy như một chương trình đầy đủ như một phần của chương trình học tại
các trường trung học hay trung học cơ sở. Ở những trường hợp khác nó chỉ là
một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khoẻ, kinh tế gia
đình, hay giáo dục thể chất.
Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh
lý và tinh thần. Trước sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hóa hiện nay đã ảnh
hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên về vấn đề
giới tính và tình dục. Do đó, việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi này rất cần
thiết để giúp lớp trẻ nắm được một số kiến thức cơ bản như: sự phát triển tâm
sinh lý; giáo dục giới tính; giáo dục sức khoẻ tình dục lành mạnh và an toàn,
các biện pháp tránh thai, phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tạo
cho lớp trẻ có một nhân cách tốt đặc biệt đối với phái nam. Bởi vì, họ đang
trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý nên nhu cầu tình dục cấp bách, dữ dội,
một khi đã có điều kiện nảy sinh ham muốn thì không tùy thuộc vào tình yêu
có sâu sắc và bền vững hay không và ít khi có đủ bình tĩnh, đủ tinh thần trách
nhiệm để sử dụng các biện pháp tránh thai; do vậy, nam dễ có những hoạt động
tình dục không kiềm chế được, dẫn đến những bạo lực về tình dục đối với nữ ít
tuổi hơn bên cạnh đó các bạn Nam thường ít quan tâm đến những biện pháp
tránh thai, ít quan tâm đến trách nhiệm. Nữ thường nể nang, thiếu hiểu biết, nên
dẫn đến có thai ngoài ý muốn rồi nạo phá thai không an toàn. Vì vậy, việc giáo
dục giới tính đặc biệt là cho lớp trẻ là việc rất quan trọng trong giai đoạn hiện
nay.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
14
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trong khi giáo dục giới tính giúp cho các tầng lớp thanh thiếu niên tiếp
xúc và hiểu rõ về hoạt động tình dục, các biện pháp kiểm soát sinh sản, khuynh
hướng tình dục thì đối với văn hóa phẩm đồi trụy như đã tìm hiểu ở phần trên
lại có tính chất dâm ô, đàng điếm, khiêu dâm, kích thích ham muốn của con
người, tạo cho tầng lớp thanh thiếu niên lối sống không lành mạnh, đi trái với
truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các loại văn hóa phẩm
đồi trụy này làm ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của tuổi vị
thành niên làm cho con người dễ sống buông thả, sa ngã vào con đường hư
hỏng đẫn đến tha hóa và dễ bị biến chất từ tốt sang xấu. Đặc biệt nếu lớp trẻ
tiếp xúc sớm với các loại văn hóa phẩm đồi trụy sẽ dễ bị dẫn đến con đường
phạm tội như: hiếp dâm, giết người, giao cấu trẻ em...
1.3. Lịch sử pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trước năm 1985
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giai
đoạn. Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, đặc biệt phải kể đến những quy định về
hình luật trong hai Bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) và
Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) cho thấy những tiến bộ về mặt lập pháp của
triều đình phong kiến Việt Nam. Tiếp đó, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
cho tới năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, pháp luật Việt Nam nói
chung và luật hình sự nói riêng đã có những bước phát triển, các quy định về
tội phạm ngày một được hoàn thiện hơn, chi tiết hơn, đáp ứng phần nào nhu
cầu thực tiễn về đấu tranh, phòng chống tội phạm giai đoạn này. Một điểm mốc
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là:
Trước thực trạng đế quốc Mỹ, bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc
và các bọn phản động tay sai khác đã tăng cường những hoạt động phá hoại
trên mặt trận tư tưởng văn hóa nước ta lén lúc đưa vào nhiều loại văn hóa phẩm
đồi trụy và sao chép lại các loại văn hoá phẩm đồi trụy của chủ nghĩa thực dân
cũ và mới còn rơi rớt lại với mục đích phá hoại nhân sinh quan, thế giới quan,
đạo đức phong cách tốt đẹp của nhân dân ta nhằm làm tê liệt ý chí đấu tranh
cách mạng, chia rẽ nội bộ, giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước, phá hoại nếp
sống mới xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên của ta5,
5
Liên Bộ Văn Hóa-Nội Vụ số 855/TT-LB ngày 12-5-1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các
hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tang trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động đồi trụy.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
15
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nghị quyết số 3 ngày 25/10/1982 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: "Kẻ địch lợi
dụng tình hình kinh tế khó khăn, tiêu cực phát triển, tăng cường phá hoại chính
trị, tư tưởng và văn hoá, ráo riết hoạt động chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, đả
kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động văn hoá
phản động, đồi trụy, gieo rắc lối sống sa đoạ, lạc hậu, nhất là trong thanh
niên". "Cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc xây dựng nền kinh tế mới, nền văn
hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với cuộc đấu tranh
chống chiến tranh tâm lý, chống địch phá hoại tư tưởng, chống văn hóa phẩm
phản động, đồi trụy của địch”.
Trước những tình hình nguy cấp đó, thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ số
855- TT/LB ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt
động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm
phản động, đồi trụy, hành vi “xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành
văn hóa phẩm đồi trụy” với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và
gây hậu quả nghiêm trọng đã được xem xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành
văn hoá và công an cần lập hồ sơ đầy đủ cung cấp cho ngành kiểm sát và toà án
xét xử kịp thời”. Như vậy, trong giai đoạn này, hành vi truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy đã được Nhà nước ta coi nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, và đã
được coi là tội phạm với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên chúng ta thấy với việc chưa có một Bộ luật hoàn chỉnh, thì khó mà
xét xử cũng như dẫn đến tình trạng tội phạm bị bỏ lọt.
1.3.2. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
khi có Bộ luật hình sự năm 1985
Để việc đấu tranh phòng chống tội phạm tốt hơn, chặt chẽ hơn, tạo thuận
lợi cho việc xét xử, một yêu cầu cấp thiết là chúng ta cần phải có một bộ luật
hình sự hoàn chỉnh. Từ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm
ở nước ta trong suốt những năm từ sau Cách mạng tháng Tám cùng với việc
nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, và tham khảo bộ luật hình sự một
số nước trên thế giới, ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII đã
thông qua bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam Tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 BLHS 1985
thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đây có thể dược coi
là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp lý với các quy định tương đối
GVHD: Nguyễn Thu Hương
16
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
đầy đủ về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 99), cấu thành tội phạm
tăng nặng (khoản 2 Điều 99) và hình phạt, ngoài ra còn một số hình phạt bổ
sung được quy định tại Điều 100 BLHS năm 1985.
“Điều 99. Tội truyền bá văn hóa đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ
biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất
đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.”
Tuy nhiên, những quy định tại Điều 99 BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại
một số điểm hạn chế, như:
- Thứ nhất, trong bối cảnh các thế lực thù địch đưa các vật phẩm có tính
chất đồi trụy vào nước ta nhằm phá hoại về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến công
cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc quy định tội truyền bá văn hóa
đồi trụy thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hợp lý.
Tuy nhiên, những năm sau này, khi chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với các nhiều nước cũng như tình hình an ninh quốc gia đã được ổn định,
thì việc truyền bá vật phẩm đồi trụy chỉ mang tính chất là hành động nhằm xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thôi.
- Thứ hai, đó là việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy”. Theo định
nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của
xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, trụy lạc, suy đồi
mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa
thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể là văn hóa
được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác.
- Thứ ba, về sự miêu tả hành vi phạm tội, Điều luật chỉ quy định các
hành vi “làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ”, trong khi đó, thực tế cho thấy
còn nhiều hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khác ví dụ như hành vi vận
chuyển. Chính vì thế việc miêu tả các hành vi theo hướng đóng như tại Điều 99
GVHD: Nguyễn Thu Hương
17
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
BLHS 1985 đã ảnh hưởng đến quá trình xét xử, gây khó khăn cho những người
thi hành pháp luật, giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
1.3.3. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 đến nay
Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong trong
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, qua 4 lần sửa đổi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu
sót, nhất là trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, đổi mới hàng
ngày. Vì thế, việc nghiên cứu và ban hành một bộ luật mới phù hợp với tình
hình thực tiễn là vô cùng cần thiết. Đáp ứng thực tế đó, ngày 21/12/1999 Quốc
hội đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, BLHS 1999 đã được sửa đổi bổ
sung một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới, phù hợp với thực
tiễn của Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung và với tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy nói riêng. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định
một cách khoa học, chính xác và đầy đủ hơn tại Điều 253 BLHS năm 1999. So
với Điều 99 bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 253 Bộ luật hình sự 1999 có
nhiều sửa đổi, bổ sung cơ bản theo hướng phi hình sự hóa, mặc dù có bổ sung
một số tình tiết là yếu tố định khu tăng nặng và mức phạt cao nhất của tội phạm
này là 15 năm (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 là 12 năm).6
- Thứ nhất, về tên tội danh, Điều 253 BLHS năm 1999 sửa đổi thuật ngữ
“văn hóa đồi trụy” thành “văn hóa phẩm đồi trụy”
- Thứ hai, về cơ cấu, Điều luật bao gồm có 4 khoản so với BLHS 1985
thì có thêm 2 khoản, trong đó 1 khoản là cấu thành tội phạm cơ bản, khoản 2 và
khoản 3 là các cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng dần,
khoản 4 quy định hình phạt bổ sung.
- Thứ ba, về các hành vi, Điều 253 BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm
hành vi vận chuyển, sửa đổi hành vi “buôn bán” thành “mua bán”, bên cạnh đó
còn quy định thêm các hành vi khác, nhằm tránh lọt tội.
- Thứ tư, về yếu tố định tội, khoản 1 Điều 253 BLHS năm 1999 đã quy
định theo hướng phi hình sự hóa, đó là quy định các yếu tố định tội là: vật
phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
6
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, tập 9, Nhà xuất bản tổng
hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 338.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
18
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Thứ sáu, về yếu tố định khung hình phạt, Điều luật đã quy định một số
tình tiết như: vật phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; đối với người
chưa thành niên; gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Thứ bảy, về hình phạt bổ sung với BLHS năm 1985 hình phạt bổ sung
là loại hình phạt tước một số quyền công dân và loại hình phạt quản chế, thì đối
với BLHS năm 1999 thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Như vậy, BLHS năm 1999 ra đời đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc về
thể thức và nội dung của pháp luật hình sự Việt Nam, trở thành công cụ hữu
dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy nói riêng. Vì vậy, có thể nói BLHS năm 1999 đóng vai trò
hết sức quan trọng, góp phần vào việc bảo vệ trật tự xã hội, giữ gìn truyền
thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, tạo lối sống lành mạnh cho tầng lớp thanh
thiếu niên trong công cuộc xây dựng đất nước. So với Bộ luật hình sự năm
1985 thì Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung về tên tội danh,
về cơ cấu, yếu tố định tội, yếu tộ định khung hình phạt và hình phạt bổ sung.
1.4. Quy định của một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy do có khách thể đặc biệt là truyền
thống văn hóa của dân tộc cùng với sự quản lý của Nhà nước về văn hóa, đặc
biệt ở chỗ đây là một lĩnh vực mang tính quốc gia, vì thế việc quy định ở từng
quốc gia có nhiều điểm khác biệt. Hiện nay, pháp luật của các nước trên thế
giới đang tồn tại những quy định khác nhau về những hành vi tuyên truyền, phổ
biến văn hóa phẩm đồi trụy. Những vật phẩm khiêu dâm, kích dục, bạo lực đối
với một số nước như: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc thì việc sở
hữu, sản xuất và phổ biến các vật phẩm khiêu dâm, kích dục là hợp pháp, thậm
chí nó còn là một ngành công nghiệp với giá trị không nhỏ. Trong khi đó,
những vật phẩm khiêu dâm bị cấm, và hành vi truyền bá chúng là tội phạm
trong quy định của pháp luật các nước Ả-rập, các nước Hồi giáo, và đặc biệt là
Trung Hoa và Việt Nam.
1.4.1. Quy định của BLHS Trung Hoa về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy
Trung Hoa là một quốc gia Á Đông với những truyền thống văn hóa có
từ lâu đời, một quốc gia có nền văn hóa, pháp luật có nhiều điểm tương đồng
với Việt Nam, Bộ Luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được quốc hội
GVHD: Nguyễn Thu Hương
19
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
thông qua ngày 01/07/1975, đã được sửa đổi, bổ sung năm 1982, Bộ luật hình
sự bao gồm phần chung và phần các tội phạm, tất cả là 12 chương tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy được qui định cụ thể là tại Chương 9 Bộ luật hình sự
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về tội sản xuất, mua bán, truyền bá vật
phẩm đồi trụy như sau:
“Điều 363:
1. Người nào sản xuất, tái chế, xuất bản, buôn bán, truyền bá vật phẩm
đồi trụy nhằm mục đích kiếm lời sẽ bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc
quản chế, và phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10
năm, phạt tiền; Nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm
trở lên, đồng thời phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
2. Cung cấp, sản xuất vật phẩm đồi truỵ cho người khác sẽ bị tù đến 3
năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền; Cung cấp giấy tờ, tài liệu
mà biết rõ để dùng vào việc xuất bản sách báo đồi trụy cũng sẽ bị xử phạt theo
qui định trên đây.
Điều 364:
1. Người nào truyền bá sách báo, tranh ảnh, tranh vẽ, băng hình đồi
trụy sẽ bị phạt tù đến 2 năm, cải tạo lao động hoặc bị quản chế.
2. Tổ chức chiếu phim hoặc thu băng hình đồi trụy sẽ bị tù đến 3 năm
trở xuống, cưỡng chế lao động hoặc quản chế, và phạt tiền; Nếu có tình tiết
tăng nặng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền.
3. Tổ chức sản xuất, tái chế phim, băng đồi trụy sẽ bị xử nặng hơn qui
định tại khoản 2.
4. Truyền bá những vật phẩm đồi truỵ cho vị thành niên chưa đầy 18
tuổi sẽ bị xử phạt nặng hơn.
Điều 365:
Tổ chức biểu diễn khiêu dâm sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc
quản chế và phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10
năm và phạt tiền.
Điều 366:
GVHD: Nguyễn Thu Hương
20
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Đơn vị (pháp nhân) phạm phải những tội quy định tại Điều 363, 364,
365 của tiết này sẽ bị phạt tiền, người có trách nhiệm trực tiếp sẽ bị xử phạt
theo qui định tại các điều khoản này.
Điều 367:
1. Vật phẩm đồi trụy được nói đến trong luật này là chỉ những sách báo,
phim ảnh, hãng cát sét băng hình tranh ảnh và những vật phẩm đồi trụy khác
có tính khiêu dâm bằng những hành vi miêu tả cụ thể hoặc khiêu dâm một cách
lộ liễu.
2. Những tác phẩm khoa học về y học, sinh lý con người không phải là
vật phẩm đồi trụy.
3. Những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nghệ thuật có nội dung
tình dục không bị coi là vật phẩm đồi trụy.”
Bên cạnh đó, còn có “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về việc
xác định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
quy định chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội
như sau:
Tại khoản 1 Điều 363:
“1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50
cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo
kì, sách tranh từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên;
2. Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái
trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì,
sách tranh từ 200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên;
3. Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên,
hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên;
4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy,
đoạt lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;”
+ Với mục đích mưu lợi, nằm trong các hành vi dưới đây được nhận
định là " tình tiết nghiêm trọng”:
“1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình từ
250 cái trở lên; đĩa tiếng, băng thu âm 500 cái đến 1000 cái; tú, sách xuất bản
GVHD: Nguyễn Thu Hương
21
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
theo kì, sách tranh 500 bức đến 1000 bức; ảnh, tranh từ 2500 bức đến 5000
bức;
2. Bán bản gốc đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 500 cái đến 1000 cái;
đĩa tiếng, băng thu âm 1000 cái đến 2000 cái, tú, sách xuất bản theo kì, sách
tranh 1000 bức đến 2000 bức; ảnh, tranh 5000 bức đến 10000 bức;
3. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 1000 đến
2000 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 50 đến 100 lần trở lên;
4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy,
đoạt lợi 3 đến 5 vạn nhân dân tệ trở lên;”
+ Vì mục đích mưu lợi, thực hiện hành vi thuộc quy định của điều khoản
thứ nhất của Điều 363 Bộ luật hình sự, số lượng gấp 5 lần trở lên của quy định
đầu tiên, được nhận định là hành vi “đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, tội sản xuất, truyền bá vật phẩm đồi trụy được quy định trong
5 điều luật, thể hiện sự chi tiết trong quy định về khách thể, mặt khách quan,
mặt chủ quan, chủ thể, hình phạt cho cá nhân, pháp nhân phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy tương đối đầy đủ và hoàn thiện. So với tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 BLHS Việt Nam hiện hành thì tội sản xuất,
truyền bá vật phẩm đồi trụy của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa có những qui định khoa học hơn, chi tiết hơn về những vật phẩm
đồi trụy, số lượng vật phạm pháp, cách tính số lượng vật phạm pháp, số lần
thực hiện hành vi phạm tội, phạm tội trong trường hợp nào thì nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, số tiền phạt bổ sung cho từng khung
và trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân.
1.4.1. Quy định của BLHS Liên bang Hoa Kỳ về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy
Trong pháp luật của đa số các nước châu Âu như Anh, Rumani, Thụy
Điển, Đan Mạch… cũng như các nước ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ không có tội phổ
biến những vật phẩm đồi trụy nói chung, vì ở những quốc gia này với quan
điểm tự do cá nhân, những người đạt độ tuổi nhất định được phép sở hữu, xem
các sản phẩm khiêu dâm.
Tuy nhiên, pháp luật các nước này có một tội với đối tượng tác động đặc
biệt đó là tội khiêu dâm trẻ em, trong đó những hành vi phổ biến những vật
phẩm khiêu dâm có trẻ em vị thành niên hoặc phổ biến tới đối tượng là trẻ em
GVHD: Nguyễn Thu Hương
22
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
vị thành niên là hành vi phạm tội. Chúng ta hãy cùng xem xét quy định trong
Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ về tội này tại mục 18 - Tội phạm và tố tụng hình sự,
Phần 1 - Tội phạm, Chương 110 - Khai thác tình dục trẻ em và các hình thức và
các hình thức lạm dụng tình dục trẻ em khác:
Điều 2252A: Một số hoạt động liên quan đến vật phẩm khiêu dâm trẻ
em hoặc có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em.
(A) Người nào:
(1) Cố ý gửi thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước
ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ
em nào;
(2) Cố ý nhận hoặc phân phối:
(a) Ảnh khiêu dâm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa
các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy
tính, bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em nào; hoặc (b) bất cứ vật phẩm nào có chứa
ảnh khiêu dâm trẻ em được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang
hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính;
(3) Cố ý:
(a) Tái tạo bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em nào để phân phối thông
qua các thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương
pháp nào, kể cả máy tính; hoặc (b) Quảng cáo, quảng bá, giới thiệu, phân phối
thông qua thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ
phương pháp nào, kể cả máy tính, bất kỳ vật phẩm hoặc vật phẩm có nội dung
nhằm khiến cho người khác tin rằng những vật phẩm ấy có chứa: việc thuật lại
hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động tình dụng hoặc
việc thuật lại việc trẻ vị thành niên thực tế thực hiện hoạt động tình dục;
(4) Hoặc
(a) Trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất kỳ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu,
cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ Hoa Kỳ
hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định nghĩa ở phần
1151) cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính hoặc vật
phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em; hoặc (b) cố ý sở hữu sách, tạp
chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh
GVHD: Nguyễn Thu Hương
23
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang
hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc được
sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển
giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả
máy tính; hoặc
(5) Cố ý phân phối, gửi, cung cấp cho trẻ vị thành niên những vật phẩm
bao gồm bức ảnh, phim ảnh, video, hình ảnh hoặc tranh ảnh được tạo ra bởi
máy vi tính, được làm ra hoặc sản xuất bằng điện tử, cơ khí hay phương tiện
khác. Những vật phẩm này miêu tả việc trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động
tình dục. Những vật phẩm này:
(a) Được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc
ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính;
(b) Được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm đã được gửi qua
thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ
phương pháp nào, kể cả máy tính;
(c) Mà được phân phối, gửi, hoặc cung cấp bằng thư hoặc bằng
cách truyền tải thông tin liên lạc qua điện tín giữa các tiểu bang hay nước
ngoài, bao gồm cả máy tính.
(B)
(1) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, khoản (1), (2), (3),
hoặc (5) của tiểu mục (A) sẽ bị tiêu đề này và chịu trách nhiệm phạt tù từ 5
năm đến 20 năm. Nhưng một người đã từng bị kết án các tội thuộc chương này,
phần 1591, chương 71, chương 109A, hoặc chương 117 hoặc thuộc mục 920
của tiêu đề 10, hoặc theo pháp luật của bang có liên quan đến việc lạm dụng
tình dục, hay lạm dụng tình dục có liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc
sản xuất, sở hữu, nhận, gửi thư bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu
dâm trẻ em, hoặc buôn bán tình dục trẻ em, thì sẽ bị phạt tội này và chịu trách
nhiệm phạt tù từ 15 năm đến 40 năm.
(2) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, khoản (4)của tiểu
mục (A)sẽ bị phạt tội này hoặc chịu trách nhiệm phạt tù không quá 10 năm,
hoặc cả 2 hai. Nhưng nếu một người đã từng bị kết án các tội thuộc chương
này, chương 71, chương 109A, hoặc chương 117, hoặc thuộc mục 920 của tiêu
đề 10, hoặc theo pháp luật của bang có liên quan đến việc lạm dụng tình dục,
GVHD: Nguyễn Thu Hương
24
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
hay lạm dụng tình dục có liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất,
sở hữu, nhận, gửi thư bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em,
hoặc buôn bán tình dục trẻ em, thì sẽ bị phạt tội này và chịu trách nhiệm phạt
tù từ 10 năm đến 20 năm.
Tuy có sự khác biệt về đối tượng tác động so với tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy quy định tại BLHS Việt Nam hiện hành, nhưng khi nghiên cứu
điều luật trên chúng ta thấy rõ kỹ thuật lập pháp cao được thể hiện trong pháp
luật Hoa Kỳ, điều luật (trong phần đoạn trích) đã trình bày rất rõ ràng, khóa
học, chi tiết các hành vi phạm tội, mục đích phạm tội và hình phạt khi phạm
tội. Qua đó chúng ta thấy có nhiều điểm có thể học hỏi, áp dụng, giúp cho công
tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được hiệu quả hơn.
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Bất cứ sự ra đời của nhà nước nào cũng dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Nhà nước.
Cũng chính vì thế mà bất kì một điều luật nào được quy định trong Bộ luật hình
sự đều hướng đến một nghĩa vụ chung của bộ luật hình sự được qui định ở
Điều 1: “Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế,
bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an
toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp
phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Điều 253 tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trong bộ luật hình sự ra đời cũng không nằm ngoài nghĩa vụ đó, bên cạnh
đó nó cũng thể hiện ý nghĩa riêng, cụ thể là điều chỉnh hành vi vi phạm pháp
luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, góp phần trừng trị, răn đe giáo dục
người phạm tội, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, đạo đức con người trong thời kì
hội nhập kinh tế. Đặc biệt là khi nước ta trở thành thành viên chính thức của
WTO đã tạo điều kiện cho nên kinh tế nước ta ngày càng phát triển, bên cạnh
những mặt tích cực cũng dẫn đến những mặt tiêu cực của sự phát triển nền kinh
tế là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Trong đó người phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng có nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi cũng với
GVHD: Nguyễn Thu Hương
25
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
những công cụ phạm tội kỹ thuật cao. Cho nên tìm ra những điểm thiếu sót,
hạn chế của điều luật rồi đưa ra những giải pháp để hoàn thiện trên cả mặt lý
thuyết lẫn thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm hiện nay. Bên cạnh đó cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ
quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh
doanh văn hóa. Tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân để giảm
dần tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng, các tội phạm khác nói
chung, để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, một cộng đồng xã hội biết
lấy kỷ cương pháp luật của xã hội và tập quán, nếp sống văn minh của cộng
động, gia đình, tập thể lao động, trường học làm nền tảng giáo dục và rèn luyện
thế hệ trẽ theo mẫu hình văn hóa dân tộc, nhưng vẫn đảm bảo tính văn minh
của thời đại, thích ứng được nhu cầu phát triển và văn hóa cho thanh niên và
giá trị nhân văn của xã hội, dân tộc.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
26
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
Bộ luật hình sự hiện hành quy định cụ thể từng hành vi cấu thành tội
phạm, mỗi tội có tính chất và mức độ gây thiệt hại cho xã hội khác nhau, trong
đó tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định trong nhóm các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với tính chất nguy hiểm cho xã hội,
xâm phạm đến an toàn, trật tự xã hội, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe của công dân, tài sản Nhà nước, tổ chức xã hội và tài sản của công
dân. Để hiểu rõ và nắm bắt quy định của pháp luật hiện hành về tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy, cần phải phân tích, đánh giá nó một cách đúng đắn dựa
trên cấu thành tội phạm. Bên cạnh đó, cần phải so sánh tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác để phân biệt sự giống nhau và khác
nhau giữa các hành vi quy định trong từng điều luật. Từ đó, có thể xác định
đúng tội danh đối với mỗi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, hỗ trợ cho công
tác xử lý và phòng chống tội phạm.
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy
Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là phổ biến cho người khác biết các
vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khiêu gợi những ý định
thúc đẩy con người thỏa mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô bằng các thủ
đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ
biến hoặc các hành vi khác truyền bá những vật phẩm văn hóa có tính chất đồi
trụy.
Để hiểu rõ và nắm bắt qui định của pháp luật hiện hành về tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy chúng ta cần phải đánh giá, phân tích một cách đúng
đắn dựa trên cấu thành tội phạm. Bên cạnh đó cần so sánh tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác để phân biệt sự giống nhau, khác nhau
giữa các dấu hiệu qui định trong từng điều luật. Từ đó có thể xác định đúng tội
danh đối với mỗi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, hỗ trợ cho công tác xử lí
và phòng chống tội phạm.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo điều 253 Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999(sửa đổi, bổ sung 2009):
GVHD: Nguyễn Thu Hương
27
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ
nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có
tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm:
A) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
B) Phổ biến cho nhiều người;
C) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
A) Có tổ chức;
B) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
C) Đối với người chưa thành niên;
D) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
A) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng.
2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó ổn định về mặt bản chất
nhưng quan niệm của con người về tội phạm thì thay đổi theo sự phát triển của
xã hội. Cấu thành tội phạm là một ngữ danh từ chỉ những yếu tố cấu thành nên
một tội phạm. Như vậy, cấu thành tội phạm là một khái niệm xuất phát từ cơ sở
tội phạm được qui định trong Bộ luật hình sự và trở thành cơ sở pháp lý của
trách nhiệm hình sự. Trong khoa học luật hình sự, có rất nhiều định nghĩa về
cấu thành tội phạm. Chẳng hạn như, "cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu
GVHD: Nguyễn Thu Hương
28
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
hiệu khách quan và chủ quan được qui định trong pháp luật hình sự đặc trưng
cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm".7 Hay "cấu thành tội phạm là sự
mô tả tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có tính đặc trưng,
phản ánh đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm".8
Dù các quan điểm định nghĩa về cấu thành tội phạm là khác nhau nhưng
chúng đều có những đặc điểm chung ở chổ xem cấu thành tội phạm là hệ thống
các dấu hiệu có tính đặc trưng cho hành vi bị coi là tội phạm. Vì vậy, khái niệm
cấu thành tội phạm sau đây là khái niệm phổ biến được nhiều người chấp nhận
nhất hiện nay: "cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu có tính đặc
trưng cho một loại tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình sự".9 Như
vậy, cấu thành tội phạm được xem như sự mô tả khái quát đối với từng loại tội
phạm cụ thể. Mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tội phạm là mối quan hệ
giữa khái niệm pháp lý và hiện tượng thực tế mà khái niệm đó ảnh hưởng đó
phản ánh hay quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tuy
nhiên, không phải mọi tội phạm đều phải thỏa mãn hết tất cả các yếu tố của cấu
thành tội phạm. Có hai loại nhóm cấu thành tội phạm là nhóm dấu hiệu cấu
thành tội phạm bắt buộc và nhóm dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc.
Nhóm các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc bao gồm:
- Dấu hiệu hành vi (mặt khách quan của tội phạm);
- Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại (khách thể của tội phạm);
- Dấu hiệu lỗi (mặt chủ quan của tội phạm);
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (chủ thể của
tội phạm).
Nhóm các dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc bao gồm:
- Hậu quả của tội phạm;
- Động cơ, mục đích của tội phạm;
- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
7
Võ Khánh Vinh: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, 2005, trang 143.
8
Nguyễn Ngọc Hòa: Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, trang
112.
9
Phạm Văn Beo: Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần 1, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009,
trang 88.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
29
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Những dấu hiệu này chỉ có ở những tội phạm cụ thể được qui định trong
luật hình sự chứ không bắt buộc có ở mọi tội phạm. Đối với tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, ngoài các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc thì yếu tố
mục đích của tội phạm bắt buộc phải có để xác định đã có tội phạm xảy ra. Sau
đây, người viết sẽ đi vào xem xét từng bộ phận của cấu thành tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy.
2.2.1. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy
Do tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại chương các
tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nên nó xâm phạm đến
truyền thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài
người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp
văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc.10
Văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trinh xây dựng và phát
triển đất nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có những chính
sách, chiến lược về văn hóa Những chính sách này được thể hiện một cách rõ
nét trong một loạt những văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành theo trình
tự thời gian, gắn liền với công cuộc đổi mới trong thời gian qua.
- Nghị quyết Trung ương IV (khóa VII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao của xã hội và chiều sâu về trình độ
phát triển của một dân tộc”.
- Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) tiếp tục khẳng định vị trí, tầm
quan trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn
hóa phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống,
tình cảm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”.
- Điều 30, chương III trong Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước
và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân
văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam,
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất
10
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng
trật tự công cộng, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2012, trang 498;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
30
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản
động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục...”
- Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong tình hình đất nước
phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của cơ chế thị tường, Đảng ta vẫn giữ
vững quan điểm: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa
là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt
động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về
chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan
hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc
đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của
dân tộc, phát huy ý chí tự cường xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, ta đã có thể thấy được những giá trị to lớn cũng như vai trò
quan trọng của văn hóa thể hiện trong đường lối của Đảng, Nhà nước trong
những năm qua. Hiện nay có ý kiến cho rằng việc qui định tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy là vi phạm nhân quyền của con người vì khi con người đạt
một độ tuổi nhất định thì có quyền sở hữu cũng như có quyền lưu hành các vật
phẩm khiêu dâm, ý kiến này là không phù hợp với những đường lối, quan điểm
của Đảng và Nhà nước đã được trình bày ở trên. Hơn thế nữa, trong thời gian
gần đây số lượng các vụ án về tội phạm liên quan đến tình dục cũng như các tội
phạm hình sự khác có nguyên nhân từ việc xem băng đĩa đồi trụy đang có xu
hướng gia tăng. Vì thế, việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhằm
bảo vệ nền văn hóa, thuần phong mỹ tục cũng như ngăn chặn các tội phạm
khác là cần thiết.
Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim,
nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật
phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn
(cơ quan văn hóa) thẩm định.
2.2.2. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt đủ
độ tuổi theo Bộ luật hình sự qui định và thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý
bắt buộc của chủ thể của tội phạm.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
31
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy
định tại khoản nào của điều luật.
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến
một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là
chủ thể của tội phạm.
Nếu vật phạm pháp chưa có số lượng lớn và chỉ phổ biến cho một người, thì
người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể
của tội phạm này.
2.2.3. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan.
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
+ Các dấu hiệu khách quan khác (công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội, hoàn cảnh phạm tội);
2.2.3.1. Hành vi khách quan
Theo Điều 253 BLHS, người phạm tội thực hiện các hành vi: làm ra, sao
chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến vật phẩm đồi
trụy hoặc có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy.
- Hành vi làm ra vật phẩm có tính chất đồi trụy được hiểu là hành vi tạo
ra các vật phẩm có tính chất ăn chơi, đàng điếm, dâm ô hoặc khiêu gợi những ý
định thúc đẩy con người thõa mãn lối sống ăn chơi, đàng điếm, dâm ô nhất thời
như: vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sáng tác nhạc, viết truyện, làm thơ,
viết kịch…
Ví dụ: Ví dụ: TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên xử Lê Minh Hùng 8
năm tù và vợ là Vũ Kim Thương 3 năm tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
GVHD: Nguyễn Thu Hương
32
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
trụy. Đây là hình phạt cho việc Hùng thủ vai dàn cảnh khiêu dâm để vợ quay
phim kinh doanh. Tháng 4/2000, Thương về quê Sóc Trăng dụ dỗ được một số
cô gái đến nơi ở của vợ chồng Thương cùng thực hiện các cảnh khiêu dâm với
Hùng, Thương trực tiếp bấm máy quay phim. Ngày 6/8/2000, khi đang tiếp tục
“đóng phim” cùng hai cô gái khác tại chỗ ở của mình Hùng đã bị bắt.11
Ở ví dụ trên, ta có thể thấy, người phạm tội đã có hành vi làm ra vật
phẩm đồi trụy. Tuy nhiên, để cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
chúng ta phải lưu ý đến chi tiết là việc họ làm ra là nhằm phổ biến vật phẩm đồi
trụy cho nhiều người khác.
- Hành vi sao chép vật phẩm có tính chất đồi trụy là từ một vật phẩm có
tính chất đồi trụy đầu tiên (bản gốc, bản chính) tạo ra nhiều vật phẩm khác
giống như vật phẩm ban đầu có tính chất đồi trụy. Việc sao chép có thể sao
chép toàn bộ hoặc một phần. Hình thức sao chép cũng đa dạng như: chụp lại,
viết lại, ghi âm lại, ghi hình lại hoặc các hình thức sao chép khác.
Ví dụ: Phan Lê Hồng Phúc là chủ cửa hàng điện thoại di động Hồng
Phúc (quận Tân Phú). Trưa 22/12/2005, Phúc đi vắng, Đoàn Văn Quốc (thợ
học nghề) thay “thầy” sao chép năm phim sex từ ổ cứng của máy tính vào điện
thoại di động của khách thì bị Công an quận Tân Phú bắt quả tang. Công an
Thành phố xác định rằng Phúc đã sao chép phim, ảnh sex cho khách từ ngày
27/10/2005 . Giá mỗi lần sao chép là từ 10.000 đến 30.000 đồng tùy vào dung
lượng. Tổng cộng Phúc đã thu lợi bất chính hơn một triệu đồng. Kiểm tra máy
tính, công an thu được gần 1.000 file (tập tin) phim, ảnh sex... Viện Kiểm sát
Nhân dân Thành phố truy tố Quốc, Phúc ra tòa về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy theo khoản 1 Điều 253 BLHS với tình tiết định tội là vật phạm pháp có
số lượng lớn.12
Có thể thấy Phan Lê Hồng Phúc đã sao chép phim sex từ ổ cứng của
máy tính vào điện thoại di động cho nhiều khách hàng của mình, với gần 1.000
tập tin phim, ảnh sex...Vì vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố đã truy tố
với tình tiết định tội là vật phạm pháp có số lượng lượng lớn.
- Hành vi lưu hành vật phẩm có tính chất đồi trụy là cho người khác
xem, mượn, thuê các vật phẩm có tính chất đồi trụy.
11
Tuổi trẻ: Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy, http://vnexpress.net/tin-tuc/phapluat/phat-tu-cap-vo-quay-phim-chong-dien-canh-doi-truy-1980344.html, [ngày truy cập 30/09/2013]
12
VN Media: Khó xét xử sao chép phim, ảnh sex, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Kho-xet-xu-saochep-phim-anh-sex/65136584/218, [ngày truy cập 30/09/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
33
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Ví dụ: Trưa 9/5/2004, Nguyễn Đình Thụ đem một bộ phim sex đến nhà
Võ Đức Khoa để cùng xem. Lúc này, Võ Anh Bằng một số thanh niên xung
quanh đến xem. Được một lúc, Bằng bảo Thụ đi thuê đĩa mới về cho nhiều
người cùng xem. Lúc 15h30, công an bắt quả tang việc chiếu phim sex của
Bằng. Hội đồng giám định Văn hóa nghệ thuật tỉnh giám định kết luận 3 bộ
phim gồm 6 đĩa đều có hình ảnh kích động tình dục, khiêu dâm. Viện Kiểm sát
Nhân dân Thành phố truy tố các đối tượng ra tòa về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy theo khoản 1 Điều 253. 13
Với mục đích cho nhiều người cùng xem, cả ba đối tượng trên đã thực
hiện hành vi lưu hành vật phẩm đồi trụy.
- Hành vi vận chuyển vật phẩm có tính chất đồi trụy là là chuyên chở các
vật phẩm có tính chất đồi trụy từ nơi này đến nơi khác, vị trí này sang vị trí
khác (có sự dịch chuyển vị trí của các vật phẩm).
- Hành vi mua bán vật phẩm có tính chất đồi trụy là dùng tiền hoặc tài
sản để đổi lấy vật phẩm có tính chất đồi trụy hoặc dùng vật phẩm có tính chất
đồi trụy để trao đổi lấy tiền hoặc tài sản.
Ví dụ: Qua kiểm tra cửa hàng số 9 ngõ 339 (phường Phố
Huế) do Nguyễn Xuân Biển làm chủ, cơ quan an ninh văn hóa đã phát hiện
khối lượng lớn băng đĩa lậu, băng đĩa trong danh mục cấm. Ngoài việc kinh
doanh mua bán băng đĩa đồi trụy, cơ sở này còn tổ chức in sao băng đĩa tại tầng
3 của cửa hàng. Ngay trong sáng nay, cơ quan công an đã bắt khẩn cấp Nguyễn
Xuân Biển, thu giữ 3 dàn máy vi tính, 9 đầu in sao đĩa và khoảng một chục bao
tải đĩa hình có nội dung đồi trụy, ngoài luồng. Nguồn tin ban đầu cho biết,
trong các ngày 27, 28/3/2006, cơ quan công an đã phát hiện, bắt giữ và thi hành
lệnh khám xét nơi tạm trú của Nguyễn Thái Sơn, Quản Trọng Mạnh, Nguyễn
Văn Kiên, tại khu vực đường tàu phố Phùng Hưng. Tại đây cơ quan công an đã
thu 155 đĩa VCD, CD ngoài luồng, trong đó có 12 đĩa hình có nội dụng đồi
trụy. Ngay trong sáng 29/3/2006, cơ quan công an cũng đã bắt giữ được 2 đối
tượng đến liên hệ mua đĩa đồi trụy của Biển đem đi bán là Trịnh Thị Liên và
Phạm Thị Huy, tang vật thu giữ gồm 18 đĩa hình có nội dung đồi trụy.14
13
Việt Báo: Xem phim sex bị khởi tố, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Xem-phim-sex-bi-khoito/10937601/218/, Bình Định, [ngày truy cập 30/09/2013].
14
Dân Trí: "Đột kích" bắt ổ sản xuất đồi trụy", http://dantri.com.vn/xa-hoi/dot-kich-bat-o-san-xuat-diadoi-truy-108855.htm, Mạnh Hùng - Trần Đức, [ngày truy cập 30/09/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
34
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Ở ví dụ trên, các đối tượng trên đã có hành vi mua bán vật phẩm đồi
trụy, đối tượng Nguyễn Xuân Biển còn thực hiện hành vi sản xuất, sao chép vật
phẩm đồi trụy.
- Hành vi tàng trữ vật phẩm có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật phẩm
có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhất định như: ở cơ quan, phòng làm việc,
nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông…
Ví dụ: Ngày 26/12/2008, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), bắt quả
tang Trần Quang Đoàn tại khu vực Bến xe Trung tâm Đà Nẵng khi đối tượng
này đang vận chuyển một bao tải chứa đựng đĩa DVD trên đường đi bỏ cho các
đại lý tiêu thụ. Qua kiểm tra, lực lượng an ninh phát hiện toàn bộ hơn 600 đĩa
DVD trong bao tải này đều chứa các nội dụng đồi trụy, cấm lưu hành. Bước
đầu, Trần Quang Đoàn khai nhận là đầu nậu chính trong việc tàng trữ, buôn
bán băng đĩa đồi trụy trên địa bàn quận Liên Chiểu và nhiều nơi khác ở Đà
Nẵng.15
- Ngoài các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán,
tàng trữ nhằm phổ biến, để tránh việc bỏ lọt tội phạm, Điều 253 bộ luật hình sự
hiện hành còn quy định “hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”. Đây
là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm
này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có văn bản hướng dẫn hành vi khác là
hành vi nào? hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể.
2.2.3.2. Hậu quả của tội phạm
Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, hậu quả không phải là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, dựa vào đặc điểm cấu trúc của
các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, cấu thành tội phạm được chia thành hình
thức và vật chất. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc cấu thành tội phạm
hình thức. Vì theo Điều 253 BLHS hiện hành chỉ miêu tả hành vi nguy hiểm
cho xã hội là các hành vi đã trình bày mà không qui định về dấu hiệu hậu quả.
Do đó, chỉ cần người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Tuy nhiên việc
nghiên cứu hậu quả của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có ý nghĩa trong
việc quyết định hình phạt. Hơn thế nữa, mặc dù hậu quả không phải là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm, song nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất
15
CAND: Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng, http://phapluattp.vn/238493p1015c1074/tom-dau-naudia-sex-tai-da-nang.htm, [ngày truy cập 30/09/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
35
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp người phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
2.2.3.3. Các dấu hiện khách quan khác của tội phạm
Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan,
hậu quả thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu khách quan mà nếu thiếu nó
đi thì người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành tội
phạm, đó là: vật phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.
- Về tính tiết phạm tội có vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc
biệt lớn:
Theo qui định tại Điều 99 của Bộ luật hình sự năm 1985 về “Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy” thì vật phạm pháp có số lượng lớn là yếu tố định
khung hình phạt. Còn theo qui định tại khoản 2 Điều 253 Bộ luật hình sự năm
1999 thì vật phạm pháp có số lượng lớn là yếu tố định tội. Cho đến nay, các cơ
quan có thẩm quyền chưa giải thích hoặc hướng dẫn vật phạm pháp (vật phẩm
văn hóa đồi trụy) có số lượng bao nhiêu là lớn, nên thực tiễn điều tra, truy tố,
xét xử đối với người phạm tội này trong một số trường hợp gặp khó khăn. Điều
này dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và không thống nhất khi xác định số lượng
văn hóa phẩm đồi trụy trong các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc qui định vật phạm pháp có số
lượng lớn bao nhiêu là lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn đối với tội phạm nói chung
và đối với tội phạm này nói riêng không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ: một bộ
bài tú-lơ-khơ có 54 quân bài, mỗi quân bài có in một hình có tính chất kích dục
với một đĩa VCD với thời lượng 120 phút có nội dung kích dục thì cái nào
nguy hiểm hơn cái nào. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng thì một bộ bài tú-lơ-khơ
với 54 bức hình phải coi là có vật phạm pháp có số lượng rất lớn, thậm chí đặc
biệt lớn nhưng tính chất nguy hiểm không bằng một đĩa VCD, vì không ai gọi
một đĩa VCD là vật phẩm pháp có số lượng lớn cả. Do đó có ý kiến cho rằng
nhà làm luật không nên quy định số lượng vật phạm pháp đối với tội phạm này
là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt.16
- Về tình tiết phổ biến cho nhiều người:
Đối với tình tiết phổ biến cho nhiều người việc xác định tương đối dễ.
Phổ biến cho nhiều người là phổ biến cho từ hai người trở lên. Tuy nhiên, khi
16
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng
trật tự công cộng, Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội, 2012, trang 501;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
36
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
xác định tình tiết cũng cần phải chú ý: phổ biến cho từ hai người trở lên là
ngoài người phạm tội còn có hai người trở lên được người phạm tội cho xem,
cho nghe vật phẩm có tính chất đồi trụy. Nếu người phạm tội cùng xem, cùng
nghe thì tính cả người phạm tội phải có ba người trở lên thì mới coi là phổ biến
cho nhiều người.
2.2.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi
phạm tội với lỗi cố ý.
Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy
cho người khác với nhiều mục đích khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục
đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu
hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm
phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.
Ví dụ: Trong vụ án phát tán video sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh,
có ý kiến cho rằng Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt đã cấu thành tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy vì có hành vi làm ra, sao chép vật phẩm đồi trụy
(đoạn video). Theo luật sư Hồng Hà thuộc văn phòng luật sư Hồng Hà: Đoạn
video clip về Hoàng Thùy Linh là vật phẩm có tính chất đồi trụy. Theo quy
định của điều 253 Bộ luật hình sự (tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy), hành
vi "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi trụy sẽ không cấu thành tội phạm nếu
những người làm ra vật phẩm này không nhằm phổ biến những vật phẩm đó
cho người khác. Do vậy, với hành vi tự ghi và lưu riêng lại để giữ gìn clip đó
như những kỷ niệm riêng, không nhằm phổ biến đến người thứ ba thì hành vi
đó không bị pháp luật coi là phạm tội”. 17
Có thể thấy, do không chứng minh được mục đích là phổ biến cho người
khác nên việc cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt là chính xác.
17
Dân Trí: Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh, http://dantri.com.vn/xa-hoi/phat-tanclip-sex-vi-nhieu-nguoi-ham-mo-thuy-linh-203048.htm, Hoàng Khuê, [ngày truy cập 31/09/2013]
GVHD: Nguyễn Thu Hương
37
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
2.3.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
không có tình tiết định khung hình phạt
Theo qui định tại khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành thì người phạm tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu động, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp
quy định khoản 1 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình
tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể
được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người
phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật và có nhiều
tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm
nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.
2.3.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 253 BLHS
- Có tổ chức (Điểm a)
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm (theo khoản 3 Điều 20 BLHS). Phạm tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tổ chức là trường hợp truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy có nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm và có sự câu kết
chặt chẽ giữa những người tham gia. Những người này được phân chia thành
các loại người như sau: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức. Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người này được thể hiện ở sự bàn
bạc thống nhất ý chí, vạch kế hoạch phạm tội, chuẩn bị chu đáo, phân công vai
trò, vị trí của từng người trong đồng phạm.
- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn (Điểm b)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại
điểm a khoản 1 của điều luật và như đã phân tích, việc xác định số lượng văn
hóa phẩm có số lượng rất lớn cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử
đã có trường hợp Tòa án coi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trên 20 đĩa
VCD, 20 băng video là vật phạm pháp có số lượng rất lớn, còn các loại vật
phẩm văn hóa khác như tranh, ảnh, sách, báo thì việc xác định thế nào là số
GVHD: Nguyễn Thu Hương
38
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
lượng lớn thì chưa có thực tiễn xét xử.18 Trong khi đó, Tòa án nhân dân tối cao
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc xác định tội danh theo Bộ luật hình sự
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định:
“1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50
cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo
kì, sách tranh từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên;
2. Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái
trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì,
sách tranh từ 200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên;
3. Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên,
hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên;
4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy,
đoạt lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;”
Qua đó, ta thấy pháp luật hình sự Trung Hoa qui định khá chi tiết về số
lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội như sau pháp luật hình
sự Trung Quốc đã có quy định rất chi tiết số lượng cho từng loại vật phẩm cũng
như số lần thực hiện hành vi phạm tội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công
tác xét xử, nó giúp cho việc quyết định hình phạt được nhanh chóng, chính xác.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có văn bản giải thích hoặc hướng dẫn
chính thức, giúp cho việc áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng được
thuận lợi hơn.
- Đối với người chưa thành niên (Điểm c)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp
phạm tội đối với người chưa thành niên, những người chưa thành niên quy định
ở đây là người được người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tức là
người phạm tội đã truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa thành niên.
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi; điều luật quy định đối
với người chưa thành niên chứ không quy định truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy đối với người mà biết là người chưa thành niên nên chỉ cần xác định người
18
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng
trật tự công cộng, Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội, 2012, trang 503;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
39
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
phạm tội biết hay không biết người mà mình truyền bá là người chưa thành
niên.19
- Gây hậu quả nghiêm trọng (Điểm d)
Trường hợp phạm tội này cũng giống với trường hợp tại khoản b Điều 2,
hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Thực tế, có thể áp dụng Thông tư
liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12
năm 2001 về việc Hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chương XIV "Các
tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó các đối tượng
tiếp cận văn hóa phẩm đồi trụy đã: "Làm chết một người"; "Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ"; "Gây thiệt hại về tài sản"; “Ngoài các thiệt
hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu
quả phải vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá
mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên có thể thấy, đây không phải là quy
định cho tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, việc áp dụng chỉ là giải pháp tạm
thời, hơn nữa quy định của Thông tư trên cũng rất mơ hồ. Vì vậy, việc xác định
thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tế là tương đối khó khăn, gây
cản trở việc xét xử đúng người đúng tội.
- Tái phạm nguy hiểm (điểm đ)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, những trường hợp
sau được coi là tái phạm nguy hiểm:
“A) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý;
B) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tái
phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp
quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm,
chưa được xóa án tích mà lại phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
19
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng
trật tự công cộng, Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội, 2012, trang 503;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
40
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 BLHS
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253
BLHS năm 1999 thì có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm là tội rất
nghiêm trọng, bao gồm các trường hợp:
- Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn (Điểm a)
Đến nay, cũng như tình tiết vật phạm pháp có số lượng rất lớn,việc xác
định thế nào là vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn cho đến nay vẫn chưa
được các cơ quan chức năng giải thích, hướng dẫn cụ thể.
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điểm b)
Cũng như qui định tại điểm d khoản 2, hiện nay vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể. Cần phải có qui định cụ thể trong thời gian tới để việc xét
xử, cũng như công tác phòng chống tội phạm được đảm bảo.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một
trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc chỉ gây ra hậu quả
rất nghiệm trọng và có nhiều tính tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng
hoặc có nhưng mức tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt dưới
bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù. Nếu thuộc cả hai trường hợp
quy định tại khoản 3 điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại
khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm
nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ thấp, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm
tù.20
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 253 BLHS
Các hình phạt chính với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bao gồm:
phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc áp dụng các hình phạt
này là cơ sở quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy. Song, một số trường hợp để đảm bảo cho việc xử lý tội
phạm được hiệu quả đồng thời ngăn ngừa tái phạm, cần áp dụng hình phạt bổ
sung.
20
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng
trật tự công cộng, nhà xuất bản Lao Động Hà Nội, 2012, trang 506;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
41
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy là phạt tiền, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu tới 10 triệu đồng
nếu thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu nếu thuộc các trường
hợp qui định tại khoản 2, 3 Điều 253 BLHS hiện hành.
2.4. So sánh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê tín,
dị đoan (Điều 247)
Hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các
hình thức mê tín, dị đoan khác. Theo Thông tư liên bộ văn hóa nội vụ số 855
TT/LB ngày 12/05/1984 xác định việc tuyên truyền mê tín, dị đoan là một
trong những loại văn hóa phẩm đồi trụy. Tuy nhiên đến khi Bộ luật hình sự
1985 ra đời, việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy định thành một tội
riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm
trọng”. Cho đến Bộ luật hình sự 1999 thì tội hành nghề mê tín, dị đoan được
quy định lại tại điều 247.
Khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm này xâm
phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh xã hội. Bên cạnh đó cũng
giống như tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tội phạm này trong một số
trường hợp còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Ví dụ, qua việc bói toán, người bói toán nhần được tài sản từ người bị hại số
tiền hay người phạm tội dùng bùa chú để đe dọa buộc người khác phải giao cấu
với mình.
So với khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan thì tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy còn xâm phạm đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa
Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến mọi đời sống
của công dân, đặc biệt là tác động đến tầng lớp thanh thiếu niên.
Về mặt khách quan thì hành vi hành nghề mê tín, dị đoan có thể thực
hiện bằng nhiều hình thức như: bói toán, đồng bóng và các hình thức khác như
xem tướng số, cầu hồn, bắt ma… Tuy nhiên việc bói toàn chỉ mang tính chất
nhất thời không vì mục đích vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này. Tội phạm
hoàn thành khi hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi
này mà còn vi phạm.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
42
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Còn đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người phạm tội thực
hiện hành vi truyền bá (phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất
đồi trụy bằng những thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển,
mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác. So với tội hành nghề
mê tín, dị đoan thì tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mục đích phạm tội rất
đa dạng nhưng mục đích của tội phạm không phải là yếu tố cấu thành tội phạm,
chỉ cần có hành vi phổ biến thì đã có thể cấu thành tội phạm.
Về mặt chủ quan thì cả hai tội đều thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên
với với tội hành nghề mê tín, dị đoan thì người phạm tội vô ý đối với hậu quả.
Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vì này. Còn đối
với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì phải có mục đích của người phạm
tội khi thực hiện hành vi là phổ biến.
Về chủ thể đối với cả hai tội đều giống nhau nghĩa là bất kỳ ai có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự qui định. Người đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các khung có
tình tiết tăng nặng; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
không phân biệt trường hợp qui định nào tại khoản nào của điều luật.
Về khung hình phạt thì tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được chia
thành ba khung khung:
- Khung 1: Phạm tội thuộc các khung cơ bản, người phạm tội có thể bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến đến 3 năm.
- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức, vật
phạm pháp có số lượng lớn, đối với người chưa thành niên, người phạm tội có
thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Khung 3: Phạm tội một trong các trường hợp vật phạm pháp có số
lượng đặc biết lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
So với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì tội hành nghề mê tín dị
đoan chỉ có hai khung hình phạt:
- Khung 1: Hành nghề mê tín, dị đoan thỏa mãn khung 1. Người phạm
tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
43
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Khung 2: Hành nghề mê tín, dị đoan gây ra chết người hoặc gây ra hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba
năm đến 10 năm.
Về hình phạt bổ sung cả hai tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và hành
nghề mê tín, dị đoan đều là hình phạt tiền với mức phạt tiền từ ba triệu đến ba
mươi triệu đồng.
So với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì mức hình phạt của tội
hành nghề mê tín, dị đoan thấp hơn, vì vậy tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
có tính chất nguy hiểm hơn so với tội hành nghề mê tín, dị đoan.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
44
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY,
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA
PHẨM ĐỒI TRỤY
Nền kinh tế nước nhà phát triển là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta
luôn hướng tới. Tuy nhiên, đi kèm những mặt tích cực mà nền kinh tế mang lại
thì đồng thời cũng mang theo những khó khăn và thách thức đó là tình hình tội
phạm nói chung sẽ gia tăng và diễn biến theo hướng phức tạp hơn. Tại chương
ba này người viết sẽ tập trung thể hiện diễn biến của tội phạm truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy hiện nay, đồng thời phân tích những điểm chưa hợp lí của
pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy. Thông qua đó người viết xin kiến nghị một vài giải pháp nhằm hoàn
thiện những qui định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có thể đạt hiệu quả cao hơn.
3.1. Thực trạng về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
3.1.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Thứ nhất, Trong xu hướng phát triển hiện nay của nền kinh tế đất nước
và quá trính hội nhập với thế giới, nhận thức của con người cũng luôn luôn
phát triển và liên tục thay đổi. Trước đây, khi nền kinh tế chung của cả nước
còn đang khó khăn và đang trong quá trình xây dựng, vấn đề tình dục được coi
là riêng tư, chuyện kín đáo phòng the. Trong hoàn cảnh đó lợi ích của quốc gia,
của dân tộc được đặt lên nhu cầu của mỗi cá nhân. Nhu cầu được giải trí về tinh
thần, thỏa mãn về sinh hoạt tình dục của con người chưa được phát triển, văn
hóa phẩm đồi trụy và tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” không có môi
trường và điều kiện phát sinh nhiều. Trong điều kiện hiện nay khi hòa nhập với
xu thế phát triển chung, với các thành tựu lớn của nền khoa học kỷ thuật và
công nghệ, việc tiếp xúc với nền văn hóa của các nước phát triển nơi đã có đầy
đủ các loại hình thông tin, giải trí hiện đại đã làm cho nhận thức của người dân
dần dần thay đổi. Từ đó, nhận thức của người trong xã hội về vấn đề tình dục
tự nhiên hơn, không còn ngại ngùng như trước, trong những điều kiện như vậy,
văn hóa phẩm đồi trụy dần dần không còn lạ lẫm gì trong xã hội. Nhiều người
lưu giữ những tranh ảnh, đĩa phim, ca nhạc có những hình ảnh khỏa thân, sách,
GVHD: Nguyễn Thu Hương
45
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
truyện mang nội dung kích thích, hứng thú chỉ nhằm trợ giúp họ trong sinh hoạt
vợ chồng, nhưng lại có những người lại cố ý sử dụng những hình ảnh, băng
hình, sách truyện để tuyên truyền, truyền bá với mục đích tuyên truyền lối sống
trụy lạc, trái với phong tục truyền thống dân tộc; vì mục đích lợi nhuận, thương
mại hoặc có ý đồ lợi dụng những văn hóa phẩm đó để lừa gạt, gây hại cho
người khác. Chính vì vậy văn hóa phẩm đồi trụy cũng như tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy ngày càng gia tăng và phức tạp hơn.
Thứ hai, Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỷ thuật, công nghệ
thông tin cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá các loại văn hóa phẩm
đồi trụy một cách dễ dàng, sự xuất hiện của những chiếc điện thoại di động đời
mới có chức năng quay phim, chụp ảnh; sự phổ biến thông tin trên các trang
mạng thông tin và điện tử, công nghệ chụp ảnh, quay phim, chụp ảnh, in, sao
chép… Sử dụng kỹ thuật số đã hỗ trợ tích cực cho người phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy sản xuất, nhân bản số lượng lớn các loại hình văn hóa
phẩm trong cùng một khoảng thời gian, sau đó đem phát tán, truyền bá với tốc
độ nhanh chống tới rất nhiều người xem trên một phạm vi lớn.
Thứ ba, cho đến này cơ quan tiến hành tố tụng hình sự vẫn chưa đưa ra
được quan điểm, khái niệm đối với văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy, sự thỏa
thân, hở hang như thế nào thì bị coi là trái đạo đức, thuần phong mỹ tục?
Những loại hình ảnh, những nội dung bài hát, phim, sách báo, tạp chí, truyện
như thế nào và đến mức độ nào thì bị coi là có nội dung đồi trụy và bị xử lý về
mặt hình sự?
3.1.2. Tình hình chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, đạt
được nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế cũng kéo theo nhiều hậu quả, làm ảnh hưởng đến trật tự, kỷ
cương và an toàn xã hội của nước ta. Thời gian qua, mặc dù công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm của cơ quan chức năng đạt được nhiều kết quả tích cực ,
tuy nhiên tình hình tội phạm nói chung và tội không tố giác tội phạm nói riêng
vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Cụ thể theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân
dân tối cao qua các năm từ 2010-2012 cho thấy tình hình tội phạm hình sự vẫn
tăng cao. Năm 2010 trên cả nước Tòa án đã thụ lý 55,221 vụ; 88,508 bị cáo;
trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 45,200 vụ; 78,305 bị cáo. Năm 2011 Tòa
án đã thụ lý 60,925 vụ; 95,213 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm
GVHD: Nguyễn Thu Hương
46
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
56,320 vụ; 81,651 bị cáo. Đến năm 2012 Tòa án thụ lý 67,369 vụ; 97,517 bị
cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 62,170 vụ; 90,691 bị cáo. Cụ thể:
- Trong năm 2010 tổng số 55,221 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong
đó có 124 vụ với 132 bị cáo, Tóa án đã xét xử sơ thẩm 119 vụ, 122 bị cáo.So
với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2010 là 55,221 vụ với
88,508 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm
0.22% tổng số vụ và 0.15% tổng số bị cáo.
- Trong năm 2011 tổng số 60,925 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong
đó có 186 vụ với 203 bị cáo, Tóa án đã xét xử sơ thẩm 181 vụ, 192 bị cáo.So
với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2011 là 60,925 vụ với
95,213 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm
0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.
- Trong năm 2012 tổng số 67,369 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong
đó có 237 vụ với 262 bị cáo, Tóa án đã xét xử sơ thẩm 231 vụ, 251 bị cáo.So
với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2012 là 67,369 vụ với
97,517 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm
0.35% tổng số vụ và 0.27% tổng số bị cáo.21
Như vậy, theo Báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm
2010 đến 2012, Tòa án trong cả nước đã xét xử 547 với 597 bị cáo phạm tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Trong đó, có 458 bị cáo bị áp dụng hình phạt
tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 76,7%; 80 bị cáo bị phạt tù nhưng hưởng án treo,
chiếm 13,4%; 37 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 6,2%; 22 bị cáo
bị phạt cảnh cáo, chiếm 3,7%. Không có trường hợp nào được miễn trách
nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Qua những số liệu cụ thể này ta thấy rằng
số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua các năm luôn tăng, các
năm sau luôn cao hơn những năm trước, ví dụ như năm 2010 là 124 vụ với 132
bị cáo, đến năm 2011 tăng lên là 186 vụ với 203 bị cáo, đến năm 2012 là 237
vụ với 262 bị cáo.
Bên cạnh những số liệu cả nước thì diễn biến tình hình tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy ở một số tỉnh, thành cụ thể cũng thể hiện sự phức tạp đó.Tại
Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế, thay mặt Tòa án nhân dân tỉnh, đồng chí Đặng Quang-Chánh án đã trình
21
Tóa án Nhân dân tối cao: Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm
2010, 2011, 2012, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc, [ngày truy cập 30/09/2013]
GVHD: Nguyễn Thu Hương
47
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
bày báo cáo tổng kết công tác năm 2010 như sau: Năm 2010, nghành Tòa án
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý 1.863 vụ án các loại, đã giải quyết 1.977
vụ, đạt tỷ lệ 96,6% , án hình sự chiếm 584 vụ với 992 bị cáo, đã giải quyết 582
vụ với 972 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,7% về số vụ và 98% về số bị cáo, trong đó có 10
vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với 16 bị cáo. So với năm 2009,
số vụ án các loại thụ lý tăng 50 vụ và tỷ lệ giải quyết cao hơn 4,3%, số vụ án về
tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng lên 03 vụ và tăng 5 bị cáo. Đến năm
2012 thì số vụ án các loại tăng thêm 355 vụ án so với năm 2011, chiếm 18,6%
án hình sự chiếm 812 vụ với 1402 bị cáo, chiếm 35,4%. Trong đó có 21 vụ án
về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với 38 bị cáo. So với năm 2011 số vụ án
về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng 4 vụ và tăng 7 bị cáo.22
Hoặc theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 của Tòa án nhân dân
tỉnh Bắc Ninh trong năm, ngành Tòa án tỉnh đã thụ lý 3,109 vụ việc các loại và
giải quyết được 3.058 vụ, đạt tỷ lệ 98,35% án hình sự chiếm 627 vụ, với 656 bị
cáo. Trong đó số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 17 vụ với
25 bị cáo. So với năm 2011 số vụ án các loại thụ lý tăng 397 vụ, số vụ án hình
sự tăng 20 vụ, số vụ về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng 2 vụ so với
năm 2011 và số bị cáo tăng 4 bị cáo.23
Để thấy rõ hơn về thực trạng tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện
nay, người viết xin đơn cử một số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trên thực tế như sau:
Ví dụ 1: Theo cáo trạng công bố tại tòa, để "kiếm tiền", từ tháng
10/2010, Đặng Quang Vinh đầu tư xuống Thành phố Hồ Chí Minh tìm mua hai
dàn máy in sang đĩa cùng một số đĩa gốc có nội dung đồi trụy, đĩa trắng đưa về
xã Tân Hội, huyện Đức Trọng tiến hành in sang đĩa. Ngoài việc in sang đĩa
mang đi bỏ mối với giá từ 3 đến 4 ngàn đồng 1 đĩa, Vinh còn tiếp thị và bán
một số thuốc kích dục. Tiến hành khám xét nơi ở của Vinh, cơ quan điều tra
thu thêm 1.745 đĩa phim có nội dung đồi trụy, 1 đầu thu, 1 ổ cứng, 2 dàn máy
in sang đĩa với 21 ổ ghi cùng nhiều đĩa trắng, tem nhãn, thuốc kích dục các
loại. Ngày 1/9/2011, Tòa án Nhân dân Thành phố Đà Lạt đã tuyên phạt Đặng
22
Cao Hữu Dũng: Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế,
http://www.qhhdthuathienhue.gov.vn/?mod=view&cid=1&pid=26&id=2296.html, [ ngày truy cập
5/10/2013].
23
Tòa án Nhân dân: Báo cáo tổng kết hoạt động của nghành tòa án tỉnh Bắc Ninh năm 2012, Báo Bắc
Ninh, http://baobacninh.com.vn/news_detail/77121/nganh-toa-an-nhan-dan-tinh-giai-quyet-xong-9835so-vu-viec.html, [ngày truy cập 5/10/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
48
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Quang Vinh 7 năm tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Ngoài hình phạt
tù giam, Vinh còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền với mức tiền là 10
triệu đồng, Nguyễn Văn Chinh bị phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và
hình phạt bổ sung là 3 triệu đồng.
Ví dụ 2: Ngày 21/8/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã
tuyên phạt Mã Vĩ Hùng 15 năm tù về tội “sản xuất, buôn bán hàng cấm,”
“truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”; Đặng Quang Hùng 15 năm tù về tội “buôn
bán hàng cấm,” “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,” “kinh doanh trái phép.”
Theo cáo trạng, Mã Vĩ Hùng mua máy chép đĩa về nhà để in, sao chép đĩa
DVD có nội dung đồi trụy theo đơn đặt hàng của các mối phân phối đĩa lậu tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi đĩa bán ra, Hùng thu lợi từ 200-300 đồng. Tổng
cộng Hùng hưởng lợi 12 triệu đồng. Trong hơn 26.000 đĩa DVD thu giữ được
của Hùng, cơ quan chức năng xác định có gần 5.000 đĩa có nội dung khiêu
dâm, đồi trụy và hơn 1.000 đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm, phản động.
Còn Đặng Quang Hùng đã tham gia mua bán đĩa có nội dung được nhân bản
lậu, không dán nhãn kiểm soát. Ngày 11/9/2009, Đặng Quang Hùng mua 2.700
đĩa DVD của Mã Vĩ Hùng nhưng chưa thanh toán tiền thì bị công an phát hiện.
Tổng cộng, Quang Hùng đã hưởng lợi bất chính 15 triệu đồng.24
Ví dụ 3: Chiều 28-9-2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Lê
Chân, Thành phố Hải Phòng cho biết đã bắt giữ khẩn cấp Hoàng Tiến Hợi, về
hành vi tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy. Theo kết quả điều tra bước đầu, Hoàng
Tiến Hợi đã mở lớp dạy khiêu vũ, qua đó tuyển chọn những chị em độ tuổi từ
30 đến 40 và mời đến nhà riêng để "phụ đạo" theo kiểu một thầy, một trò.
Trước đó, Hợi lấy số điện thoại bàn nhà riêng để tìm ra địa chỉ cư trú, qua đó
nắm tình hình gia cảnh của các học viên đặc biệt này. Những học viên được
chọn để bồi dưỡng đều là phụ nữ có nhan sắc, bản thân hoặc chồng, con có địa
vị kinh tế, xã hội. Có người làm nghề tự do, tiềm lực kinh tế không cao nhưng
có ngoại hình đẹp cũng được thầy "tuyển chọn". Trong quá trình "phụ đạo",
Hợi đã dùng thuốc kích thích, băng hình khiêu dâm và những lời tán tỉnh chinh
phục các chị, em theo học. Trong khi sinh hoạt tình dục, hắn bí mật ghi hình,
sao ra nhiều đĩa VCD và khống chế chị em. Trong đó, yêu sách thứ nhất phải
cung phụng tiền của, ăn uống cho hắn, thứ hai phải phục vụ tình dục khi hắn
cần. Nếu không hắn sẽ dùng đĩa video đe dọa gửi cho chồng hoặc tung lên
24
Luật học: Lĩnh án vì sản xuất, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/206538-Linh-an-vi-san-xuat-truyen-ba-van-hoa-pham-doitruy, [ngày truy cập 10/10/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
49
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
mạng. Có nạn nhân trình báo: Suốt 5 năm theo học khiêu vũ của vũ sư Hợi, thì
đã 4 năm quan hệ tình dục với hắn. Thời gian đầu do nhẹ dạ sa ngã, nhưng sau
đó hoàn toàn phụ thuộc, bởi kẻ bạo dâm này đã sử dụng mưu mô bỉ ổi để
khống chế. Thậm chí, nạn nhân sợ chồng biết, đã cố tình trốn tránh "thầy",
song Hợi cho người đến tận nhà gọi đi...
Ngày 2-10-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân đã ra
quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Tiến Hợi – vũ sư có hành vi quay clip
sex để tống tình, tống tiền học viên về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo
quy định tại điều 253 BLHS.25
Trên là tình hình của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở nước ta hiện
nay. Qua những con số cụ thể và những vụ án thực tế điển hình mà người viết
tìm hiểu được đã cho thấy tình hình tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện
nay có xu hướng tăng nhanh và diễn biến rất phức tạp, diễn biến tình hình tội
phạm còn phức tạp. Để ngăn chặn và hạn chế được tình trạng này đòi hỏi phải
có sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như nâng cao được ý thức tự
giác trong mỗi công dân.
3.2. Những bất trong đấu tranh phòng chống, tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Qua thực trạng về tình hình tội phạm cũng như tội truyền bá phẩm đồi
trụy như trên cho thấy tình trạng tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay
vẫn tăng và còn diễn biến phức tạp, diễn biến tình hình tội phạm còn phức tạp
như trên là do rất nhiều nguyên nhân, cả về mặt pháp lý và thực tiễn áp dụng.
3.2.1. Những bất cập trong công tác định tội danh và xác định khung
hình phạt của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Về việc định tội: Định tội là hoạt động là hoạt động thực tiễn của các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác có thẩm
quyền theo qui định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay
không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật của BLHS hay nói cách khác
đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện.26 Trong
trường hợp định tội danh không đúng sẽ dẫn đến kết quả sai, không phù hợp
với sự thật khách quan của vụ án, xử lý oan cho người vô tội, để lọt tội phạm,
25
Công lý: Vũ sư quay “clip” nóng tống tiền học viên nữ, http://congly.com.vn/phap-luat/vu-viec/vusu-quay-clip-nong-tong-tien-hoc-vien-nu-12913.html, Minh Huệ, [ngày truy cập 10/10/2013].
26
Dương Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, trang 63
GVHD: Nguyễn Thu Hương
50
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
hay xử nặng hoặc nhẹ hơn so với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Việc xử lý hình sự thiếu chính xác như thế sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm
pháp chế, ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm . Chính vì
vậy việc định tội đúng sẽ là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo quá trình xét xử
được đúng đắn, đảm bảo cho các qui định của BLHS thực thi đi vào thực tiễn,
góp phần hiểu quả cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.
Trong những năm qua, dù có sự cố gắng, nổ lực từ phía những người
tiến hành tố tụng hình sự, cũng như công tác tổng kết rút kinh nghiệm của
ngành tòa án, nhưng do những qui định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy còn thiếu, nhất là những văn bản hướng dẫn cụ thể một số tình
tiết định tội, nên công tác định tội còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là:
Thứ nhất, Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm
riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Tiêu
chuẩn là những qui tắc mà mong đợi mà qua đó xã hội định hướng các hành vi
của các thành viên. Những tiêu chuẩn văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn
mực đạo đức và những tiêu chuẩn văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục
truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên chuẩn mực đạo đức thường được
pháp luật hỗ trợ để định hướng hành vi của cá nhân. Những tập tục truyền
thống như những qui tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông..., thường thay đổi
trong từng tính huống và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít
mạnh mẽ.27 Cho nên rất khó xác định thế nào là văn hóa phẩm có nội dung đồi
trụy và văn hóa phẩm không có nội dung đồi trụy. Đặc biệt là các văn hóa
phẩm là tranh ảnh nude nghệ thuật, phim ảnh có chứa một số nội dung về tình
dục hay những cuốn sách viết về tình dục một cách khoa học.
Ví dụ: Trong thời gian gần đây trên cộng đồng mạng xã hội một nhân
vật có biệt danh "Bà Tưng" tên thật là Lê Thị Huyền Anh, Cô đã đưa lên mạng
xã hội những video khiêu dâm do chính mình làm ra như: "Giáo dục sinh lý của
em Tưng", "Tưng nhảy Getleman không mặc áo ngực". Ngoài ra, cô còn đưa
lên mạng xã hội những tấm những bức ảnh chụp cùng sexytoy, ngậm bao cao
su... Bên cạnh đó, cô còn phát biểu những câu nói phản cảm kích dục. Ngày
7/8/2013 Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thông tin - Du
27
Đặng Quang Phương: Chuyên đề khoa học xét xử - số 02-2009, Tòa án nhân dân tối cao, trang 22.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
51
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
lịch đã ký công văn về việc cấm Lê Thị Huyền Anh (bà Tưng) tham gia biểu
diễn nghệ thuật trên toàn quốc.
Theo luật sư Vũ Minh Tiến khẳng định Lê Thị Huyền Anh ăn mặc hở
hang, phản cảm, đưa cả hình ảnh đồ chơi là bộ phận của người nam giới, hay
bao caosu lên trên mặt với vẻ mặt rất nhởn nhơ, khiêu khích. Hình ảnh đó sẽ
ảnh hưởng rất xấu đến giới trẻ và đã đủ để cấu thành “tội truyền bá văn hoá
phẩm đồi trụy” theo Điều 253 Bộ luật Hình sự.
Từ ví dụ cho thấy nhân vật có tên là Lê Thị Huyền Anh đã có hành vi
làm ra những clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp
với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và phổ biến nó trên các trang mạng
xã hội trực tuyến. Nhiều ý kiến cho rằng Lê Thị Huyền Anh phải chịu trách
nhiêm hình sự hành vì hành vi của Lê Thị Huyền Anh đã đủ để cấu thành tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 BLHS hiện hành. Tuy nhiên
những clip ghi âm thanh, hình ảnh hay của Lê Thị Huyền Anh có được coi là
một văn hóa phẩm đồi trụy? như thế nào thì mới được coi là văn hóa phẩm đồi
trụy? sự khỏa thân, hở hang như thế nào thì được coi là trái đạo đức xã hội, trái
thuần phong mỹ tục và bị xử lý theo pháp luật hình sự? thế nào bị coi là đồ
trụy? Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa chính xác về khái niệm
này.
Thực tế cho thấy khi điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy” để xác định văn hóa phẩm có nội dung đồ trụy hay không
phải dựa vào kết luận của ngành văn hóa-thông tin. Nhưng để đánh giá một văn
hóa phẩm có mang tính chất đồi trụy hay không, không phải là điều đởn giản
bởi vì ngay từ phía cơ quan chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật cũng chưa có
văn bản qui định chính xác cụ thể.
Vì vậy, trong hoạt động xét xử không tránh khỏi lúng túng trước các
thuật ngữ “khiêu dâm”, “kích dục” và “đồi trụy”. Liệu tính chất khiêu dâm,
kích dục có khác với tính chất đồi trụy hay không? Hay trong nội dung đồi trụy
đã bao hàm cả nội dung khiêu dâm, kích dục? Liệu các hành vi truyền bá vật
phẩm mang nội dung khiêu dâm, kích dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hay chưa? Trong các văn hoá phẩm có các hình ảnh nam, nữ hở han, khoả
thân, thì hở han và khoả thân như thế nào, đến mức độ nào thì bị coi là vi phạm
pháp luật hình sự.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
52
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
hiều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm có giải thích:
- "Đồi trụy" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là
sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi,
tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần
phong, mỹ tục của dân tộc.
- "Khiêu dâm" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là
hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn
tình dục.
Nhưng những giải thích trên đây không phải là dành cho việc giải quyết
tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vì thế để có thể hoàn thiện công tác định
tội danh trong thời gian tới, cần phải có một văn bản quy định cụ thể. Không
chỉ góp phần nâng cao công tác xét xử, quy định rõ ràng giúp mọi người nhận
thức được đâu là đồi trụy, đâu không phải đồi trụy.
Thứ hai, Bên cạnh đó việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy”
vẫn chưa chính xác bởi vì theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp
thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là
những điều không tốt đẹp, trụy lạc, suy đồi mang tính chất dâm ô. Nếu định
nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc
ngược lại đồi trụy thì không thể là văn hóa được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ
“văn hóa đồi trụy” là không chính xác. Thêm vào đó nểu chỉ sử dụng thuật ngữ
“văn hóa phẩm” thì nó chỉ bao gồm : tranh ảnh, báo, tạp chí, băng, đĩa,
truyện… Khi xuất hiện những loại sản phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa
phim ảnh mà là những vật dụng khác như bật lửa, dụng cụ kích dục, đồ chơi
kích dục..., có tính chất đồi trụy mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở nước
ta thì sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, và cũng ảnh hưởng đến
quan hệ xã hội mà điều luật bảo vệ. Vì vậy, nhà làm luật nên sử dụng thuật ngữ
“vật phẩm đồi trụy”. Bởi lẽ, vật phẩm đồi trụy là những sản phẩm mang tính
chất suy đồi, trụy lạc, nó bao gồm cả văn hóa phẩm và cả những sản phẩm khác
có thể phát sinh sau này.
Về việc định khung hình phạt: Định tội danh là điều kiện cần trong
việc truy cứu trách chính xác nhiệm hình sự của người phạm tội. Tuy nhiên, để
có biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội. Tòa án cần phải xem xét các hành vi khách quan, các tính tiết tăng
GVHD: Nguyễn Thu Hương
53
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nặng, giảm nhẹ, cùng với các yếu tố khác để đưa ra hình phạt chính xác. Do đó
sao khi định tội danh cần phải xem xét, nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể
hơn hành vi khách quan, các tính tiết tăng nặng, giảm nhẹ, và các yếu tố khác
để có một bản án hoàn thiện, xét xử đúng người, đúng tội. Quyết định hình phạt
là việc Tòa án xem xét các tình tiết để đưa ra biện pháp xử lý tương ứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Với vai trò quan trọng đó
của việc quyết định hình phạt, cơ quan Tòa án có thẩm quyền phải xem xét một
cách toàn diện, khách quan và khoa học tất cả các yếu tố, tình tiết liên quan đến
vụ án, để đưa ra quyết định đúng đắn. Quyết định này phải đảm bảo mục đích
của hình phạt là trừng trị, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm.
Như vậy, chỉ khi quyết định hình phạt đúng thì việc truy cứu TNHS,
định tội danh mới thực sự mang lại ý nghĩa. Quyết định hình phạt đúng không
chỉ là cở sở để đạt được mục đích của hình phạt, nâng cao hiệu quả của hình
phạt mà còn nâng cao pháp chế và trật tự xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được vai
trò của việc quyết định hình phạt, nên trong những năm vừa qua các cơ quan
tiến hành tố tụng khi xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy luôn có sự cận
trọng, xem xét kỷ các tình tiết phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội, đặc điểm nhân thân và các yếu tố khác để đảm bảo việc quyết định hình
phạt luôn đúng đắn, dựa trên cơ sở khách quan và khoa học. Hình phạt được áp
dụng luôn đạt được mục đich là trừng trị, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua các cơ quan tiến hành tố tụng cũng
gặp nhiều khó khăn khi xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong việc
quyết định hình phạt. Nguyên nhân là tại Điều 253 BLHS hiện hành có một số
điều khoản không rõ và không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó các
cơ quan tiến hành tố tụng xét xử, việc quyết định hình phạt đối với tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy vẫn chưa có sự thống nhất.
Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định tình tiết vật phạm pháp có số
lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn qui định tại Điều 253 BLHS hiện hành về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Trong các vụ án về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy thì trong quá trình xét xử không có sự thống nhất trong việc xem
xét về số lượng văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy để xác định tội danh
“Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo qui định “Vật phạm pháp có số lượng
lớn” tại điểm a khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành và xác định tình tiết tăng
nặng định khung “Vật phạm pháp có số lượng rất lớn” qui định tại điểm b
khoản 2 điều này; “Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn” qui định tại điểm
GVHD: Nguyễn Thu Hương
54
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
a khoản 3 Điều 253 BLHS hiện hành. Cụ thể là vật phạm pháp có nội dung đồi
trụy bao nhiêu thì được cho là lớn? Bao nhiều thì có số lượng lớn? Bao nhiêu
thì được gọi là đặc biệt lớn để truy tố xét xử theo luật hình sự.
Thực tế, giữa các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án ở một vài
tỉnh, thành phố đã áp dụng công văn 988 ngày 10-05-2002 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hướng dẫn định lượng vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn,
đặc biệt lớn. Theo đó, nếu vật phạm pháp có số lượng từ 10 đến 100 băng đĩa
thì áp dụng khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành, từ 101 đến 300 là khoản 2, từ
301 trở lên là khoản 3. Tuy nhiên, tòa không thể lấy công văn 988 làm căn cứ
xét xử bởi nó chỉ mang tính tham khảo trong ngành kiểm sát. Mặt khác đối với
các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy có nội dung khác như tranh vẽ, ảnh chụp,
bật lửa; đeo chìa khóa có in hình ảnh khỏa thân, đồi trụy; các trang web
internet, diễn đàn điện tử hay điện thoại di động có nội dung đồi trụy thì các cơ
quan tiến hành tố tụng rất khó xác định số lượng cụ thể của vật phạm pháp vì
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn để xác định số lượng của
những loại hình vật phẩm đó. 28 Nhiều vụ án chưa có hướng dẫn cụ thể nên
việc áp dụng mức hình phạt không phù hợp và thỏa đáng so với tính chất, mức
độ của hành vi phạm tội.
Ví dụ: Theo như vụ án Phan Lê Hồng Phúc đã trình bày thì Công an
Thành phố đã gửi công văn đề nghị Sở Văn hóa thông tin Thành phố xác định
với các file chứa trong máy tính của Phúc thì tính số lượng như thế nào. Sở
Văn hóa thông tin trả lời rằng hiện chưa có quy định để quy đổi hoặc hướng
dẫn cách tính. Tuy nhiên sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố vẫn truy
tố Quốc, Phúc ra tòa về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo khoản 1 Điều
253 BLHS với tình tiết định tội là vật phạm pháp có số lượng lớn. Thụ lý, Viện
Kiểm sát Nhân dân Thành phố đã nhiều lần hoãn xử để nghiên cứu hồ sơ. Ở lần
xử gần đây nhất (cuối năm 2007), tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ
thế nào là vật phạm pháp có số lượng lớn.
Theo thẩm phán giải quyết vụ án, đến nay chưa có văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thế nào là vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt
lớn trong tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong khi đây là những tình tiết
định tội, định khung hình phạt. Trong vụ này, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành
28
Đặng Quang Phương, Chuyên đề khoa học xét xử - số 02-2009, Tòa án nhân dân tối cao, trang 24.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
55
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
phố từng có văn bản hỏi ý kiến của Tòa án Nhân dân tối cao nhưng vẫn chưa có
hồi âm.
Cũng theo thẩm phán này, trong ngành kiểm sát có công văn 988 ngày
10-5-2002 của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao hướng dẫn định lượng vật
phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặt biệt lớn. Theo đó, nếu vật phạm pháp
có số lượng từ 10 đến 100 băng đĩa thì áp dụng khoản 1 Điều 253 BLHS, từ
101 đến 300 là khoản 2, từ 301 trở lên là khoản 3.
Tuy nhiên, Tòa không thể lấy công văn 988 làm căn cứ xét xử bởi nó chỉ
mang tính tham khảo trong ngành kiểm sát. Mặt khác, nếu tòa áp dụng công
văn 988 thì vô hình trung sẽ xử theo “ý muốn chủ quan” của ngành kiểm sát,
làm mất tính khách quan của tòa. Trên thực tế, các cơ quan tố tụng đã gặp lấn
cấn ở nhiều vụ sao chép phim, ảnh sex khác:
Hai năm trước, Ngô Văn Toàn bị bắt khi đang chép ảnh sex vào điện
thoại di động của khách tại quận Bình Thạnh. Khám xét, công an phát hiện 468
file phim, ảnh sex trong máy tính của Toàn. Sau đó, Toàn đã bị VKSND quận
Bình Thạnh truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo khoản 2 Điều
253 BLHS. Tại phiên sơ thẩm, luật sư và công tố viên đã tranh cãi nảy lửa.
Công tố viên viện dẫn công văn 988, quy đổi một file phim, ảnh sex tương
đương với một vật phạm pháp để chứng minh rằng truy tố Toàn là đúng.
Ngược lại, luật sư bảo công văn 988 không phải là văn bản quy phạm pháp luật
nên không thể là căn cứ kết tội Toàn. Mặt khác, nghị định của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực này không nói rõ tàng trữ bao nhiêu thì
bị phạt. Vì thế, theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo thì chỉ nên xử phạt hành
chính. Cuối cùng, Tòa án Nhân dân Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh đã
đồng ý với Viện Kiểm sát và phạt Toàn ba năm tù.
Từ hai vụ án của Phúc và Toàn nêu trên, rất nhiều lấn cấn đã được đặt
ra. Thứ nhất, nếu như Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh chấp nhận áp dụng
công văn 988 của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao thì Tòa án Nhân dân Thành
phố lại cho rằng công văn đó chỉ để tham khảo. Thứ hai, nếu áp dụng công văn
988 thì thay vì truy tố, xét xử Toàn theo khoản 2, Viện Kiểm sát Nhân dân và
Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh phải truy tố, xét xử theo khoản 3 mới đúng
vì máy tính của Toàn chứa 468 file phim, ảnh sex. Thứ ba, Toàn chứa 468 file
phim, ảnh sex thì bị Viện Kiểm sát Nhân dân quận Bình Thạnh truy tố theo
GVHD: Nguyễn Thu Hương
56
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
khoản 2 trong khi Phúc chứa đến gần 1.000 file lại chỉ bị Viện Kiểm sát Nhân
dân Thành phố truy tố theo khoản 1.
Thực tế lộn xộn khi xác định số lượng vật phạm pháp trong tội này còn
thể hiện rõ ở vụ Nguyễn Ngọc Thương sao chép phim, ảnh sex ở quận 6 năm
2004. Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố, máy tính của Thương chứa
3.600 file phim, ảnh sex. Không rõ số lượng trên tương ứng với 3.600 vật phẩm
đồi trụy hay chỉ là một (vì nằm trong một ổ đĩa) nên Viện Kiểm sát Nhân dân
Thành phố phải hỏi ý kiến của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Trả lời, Viện
Kiểm sát Nhân dân tối cao nói giữa viện và liên ngành công an, tòa án, tư pháp
chưa có văn bản hướng dẫn định lượng trong Điều 253 BLHS. Tuy nhiên, điều
luật không quy định số lượng vật phạm pháp tối thiểu là bao nhiêu nên dù vật
phạm pháp là một hoặc hai thì vẫn có thể xử lý hình sự nếu việc sao chép nhằm
phổ biến rộng rãi. Còn về xác định khung hình phạt, Viện Kiểm sát Nhân dân
tối cao gợi ý có thể áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật hình sự là từ hai
trở lên là số nhiều.29
Từ hai vụ án của Phúc và Toàn nêu trên, có nhiều vấn đề đặt ra là: Nếu
như Tòa án chấp nhận quận Bình Thạnh chấp nhận công văn số 988 của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân thành phố lại cho rằng công văn
chỉ để tham khảo. Bên cạnh đó nếu áp dụng công văn số 988 thì thay vì truy tố,
xét xử theo khoản 2, Viện kiểm sát nhân dân t và Tòa án quận Bình Thạnh phải
truy tố, xét xử theo khoản 3 mới đúng vì máy tính của Toán chứa 468 file
phim, ảnh sex và nếu Toàn chứa 468 file phim, ảnh sex thì bị Viện kiểm sát
nhân dân quận Bình Thạnh truy tố theo khoản 2 thì Phúc chứa đến 1000 file lại
bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố truy tố theo khoản 1.
Thứ hai, rất khó xác định thế nào là tình tiết gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng qui định tại Điều 253 BLHS về
tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Trên thực tế có vụ án, người phạm tội chỉ truyền bá một lần với một
đoạn phim hay một tấm ảnh có nội dung đồi trụy nhưng thông qua các phương
tiện thông tin hiên đại như mạng internet, mạng di động. Đây là những phương
tiện có sức phổ biến và có sức ảnh hưởng rất rộng ra ngoài xã hội cho một số
lượng rất lớn người xem, thậm chí phạm vi còn rộng khắp thế giới; hoặc sự phổ
biến của đoạn phim hay tấm ảnh đó ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự, sự
29
Pháp luật tư pháp: Khó xử sao chép phim, ảnh sex, http://phapluattp.vn/218785p1015c1074/kho-xusao-chep-phim-anh-sex.htm, Hoàng Yến, [ngày truy cập 10/10/2013].
GVHD: Nguyễn Thu Hương
57
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nghiệp, cuộc sống của người có mặt trong đoạn phim hay ảnh. Hoặc có những
trường hợp người phạm tội truyền bá những văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy
cho trẻ em, người chưa thành niên, chính những người được phổ biến đã bị ảnh
hưởng nặng nề từ những hình ảnh đồi trụy đó, học theo, bắt trước theo và ngay
từ rất sớm đã hình thành lối sống buông thả, trụy lạc, tồi bại và thẩm chí dẫn
đến những hành vi phạm tội như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em…
Trên thực tế, phần lớn những người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên hoặc mới
trưởng thành những loại tội đó thường bị ảnh hưởng xấu từ việc xem và tuyên
truyền cho nhau những bộ phim, tranh ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Những hậu quả
phi vật chất như vậy chưa được xem xét, đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc
trong các vụ án tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả nghiêm
trọng trong loại tội phạm này được căn cứ vào những yếu tố nào? Dựa vào vật
phạm pháp có số lượng lớn, vào mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục hay dựa trên phạm vi mà văn hóa phẩm đó ảnh hưởng đến?
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc có một văn bản hướng dẫn cụ
thể về tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn và đặc biệt lớn và tình
tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là
vô cùng cần thiết trong công tác xét xử Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
3.2.2. Những bất cập trong công tác khác về đấu tranh phòng, chống tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Trước sự phát triển của nền kình tế trong quá trình hội hội nhập hiện nay
bên cạnh những mặt tích cực, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì tình
hình tội phạm truyền bá phẩm đồi trụy ngày càng tinh vi và phức tạp dẫn đến
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này gặp nhiều khó khăn.
Một là, trong công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ và khoa học công nghệ đặc biệt là những chương trình đào tạo về tin học,
công nghệ thông tin, cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức về khoa học kỹ
thuật hiện đại dành cho cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa được bồi
dưỡng, quan tâm, đầu tư nhiều trong tình hình hiện nay. Dưới sự phát triển
nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc truyền bá các loại văn hóa phẩm đồi trụy một cách dễ dàng, nhanh
chóng, sự xuất hiện của những chiếc điện thoại di động đời mới có chức năng
quay phim, chụp ảnh; sự phổ biến thông tin trên các trang mạng thông tin và
điện tử, công nghệ chụp ảnh, quay phim, chụp ảnh, in, sao chép… Sử dụng kỹ
GVHD: Nguyễn Thu Hương
58
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
thuật số đã hỗ trợ tích cực cho người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
sản xuất, nhân bản số lượng lớn các loại hình văn hóa phẩm trong cùng một
khoảng thời gian, sau đó đem phát tán, truyền bá với tốc độ nhanh chống tới rất
nhiều người xem trên một phạm vi lớn.
Hai là, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, dịch vụ
kinh doanh văn hóa chưa được kiểm tra thường xuyên, mang tính hình thức
làm cho các chủ của các cửa hàng kinh doanh và dịch vụ văn hóa coi thường
pháp luật. Bên cạnh đó trong công tác đấu tranh phòng chóng tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, việc quản lí hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nói và
dịch vụ văn hóa thông tin trên mạng nói riêng trong bối cảnh hiện nay còn
nhiều lỏng lẽo,chưa được quan tâm nhiều lắm nên tạo điều kiện cho bọn tội
phạm dễ dàng tuyên truyền các loại văn hóa phẩm đồi trụy qua các trang mạng
thông tin điện tử, các trang mạng chia sẻ, mạng di động… Ngoài ra còn có
nhiều trang web “đen” từ nước ngoài nhập khẩu vào mà không hề có sự quản
lý, giám sát của cơ quan chức năng.
Ba là, hiện tại các cơ quan nhà nước vẫn chưa thống nhất một chuẩn
mực văn hóa và giá trị văn hóa, văn minh của toàn xã hội, của gia đình và cộng
đồng hiện nay làm cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ chưa phân biệt, lựa chọn
những giá trị văn hóa đích thực cho cuộc sống phong phú nhưng cũng đầy phức
tạp như hiện nay.
Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là công cụ mang lại
hiệu quả cao trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân. Tuy nhiên
đối với việc tuyên truyền, phổ phiến về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trên thực tế chưa đạt được hiểu quả cao. Cụ thể như nội dung tuyên truyền chưa
được sâu sắc, phản ánh chưa đầy đủ thông tin về những qui định pháp luật có
liên quan đến tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và những thông tin về tình
hình tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, hậu quả gây ra cũng như thông tin về
tình hình xử lý hành chính và xử lý hình sự những hành vi phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy. Do hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
không quá phổ biến vì thế trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đề cập
nhiều đến cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vì vậy trên thực tế
công dân cũng chưa có sự hiểu biết và cũng chưa nắm một cách rõ ràng về qui
định của pháp luật.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
59
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Năm là, bên cạnh những bất cập trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy của cơ quan chức năng nhà nước.
Các bậc phụ huynh, nhà trường còn do còn ngại ngụng trong việc cung cấp
kiến thức cần thiết trong lĩnh vực và trong công tác giáo dục giới tính cho con
em, học sinh cũng dẫn đến việc các em tò mò, dễ dàng tiếp xúc với các loại văn
hóa phẩm đồi trụy dẫn đến hành vi phạm tội.
3.3. Những giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy
3.3.1. Giải pháp về công tác định tội danh và xác định khung hình phạt
của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Trước xu thế mở cửa hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, diễn biến tình
hình tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng trở nên phức tạp và
đa dạng, hành vi phạm tội ngày càng trở nên tinh vi khó phát hiện. Trong các
giải pháp phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì việc hoàn
thành hệ thống pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng và đặt lên hàng đầu.
Một là, các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ phải chính xác và thống
nhất về nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích dục và khỏa thân phi nghệ thuật, xác
định ranh giới giữa khỏa thân mang tính nghệ thuật và khỏa thân mang tính tục
tĩu mà phải bị pháp luật xử lý; phân định cụ thể mức độ khỏa thân, khiêu dâm,
đồi trụy như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, như thế nào thì bị xử lý
hình sự.
Hai là, việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” như đã trình
bày là chưa chính xác. Bởi lẽ, về mặt ngữ nghĩa “văn hóa phẩm đồi trụy” chưa
bao quát được hết các loại đối tượng tác động của tội phạm.
Vì vậy, theo quan điểm của người viết, chúng ta cần sửa đổi thuật ngữ
thành “vật phẩm đồi trụy”. Thuật ngữ này khắc phục được những nhược điểm
của “văn hóa phẩm đồi trụy” về mặt ngữ nghĩa khi đã bao hàm được hết các
sản phẩm, tác phẩm, kể cả văn hóa phẩm cùng những đối tượng tác động khác
nữa của tội phạm.
Ba là, việc giám định vật phẩm đồi trụy là một phần bắt buộc, có ý
nghĩa quan trọng trong việc định tội tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Với
đặc thù như vậy, nhưng hiện nay vẫn còn thiếu những văn bản quy định cụ thể
thế nào là vật phẩm đồi trụy.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
60
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trong BLHS Trung Quốc hiện hành, có hẳn một điều luật quy định vấn
đề này (Điều 376), ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn từ cơ quan văn hóa.
Như thế, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc quy định thế nào là vật phẩm
đồi trụy. Văn bản này, nếu có, không chỉ giúp các vụ án được xét xử nhanh
chóng, mà việc chỉ rõ đâu là những vật phẩm phạm pháp còn có ý nghĩa trong
việc đấu tranh tố giác tội phạm cũng như ngăn ngừa tội phạm. Chính vì lý do
đó, trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chuyên môn cần có quy định cụ thể
về vấn đề này.
Bốn là, thực tiễn xét xử, cũng như công tác tổng kết của ngành tòa án
gần đây đã cho thấy công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tuy có
những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại một vướng mắc lớn. Đó chính là
việc chưa có văn bản hướng dẫn và giải thích chính xác về các tình tiết gây hậu
quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng cũng như các tình
tiết về số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặt biệt lớn. Như đã trình bày, điều
này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác xét xử, các tình tiết lại được
mỗi tòa nhìn nhận đánh giá một các khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng không
thống nhất, và quan trọng là việc xác định đúng người, đúng tội, đúng hình phạt
không được đảm bảo.
Vì vậy, kiến nghị các ngành công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp nên thống
nhất cách tính số lượng vật phạm pháp và ra thông tư liên tịch hướng dẫn để
các ngành có căn cứ áp dụng.
3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh,
phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Thứ nhất, về công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
đối với đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cần thường xuyên có những
chương trình đào tạo về tin học, công nghệ thông tin, cập nhật thông tin và phổ
biến kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại dành cho các cán bộ, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân. Những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại không chỉ
có ích riêng đối với công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mà còn
rất có giá trị đối với việc xét xử mọi loại tội phạm khác có liên quan đến công
nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa trong xu thế toàn cầu hóa không ngừng tăng cao
những hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy không chỉ bó hẹp trong phạm
vi nội địa mà trải rộng ra phạm vi thế giới. Rất nhiều văn hóa phẩm đồi trụy
dưới dạng ca nhạc, truyện, thơ được thể hiện chủ yếu bằng tiếng Anh đã được
GVHD: Nguyễn Thu Hương
61
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nhập khẩu trái phép vào Việt Nam; phần lớn các trang web “đen” nước ngoài
củng chủ yếu dung ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, sử dụng được tiếng Anh cũng
là một yếu tố cần thiết cho giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hiểu rõ
hơn tính chất, độ nguy hiểm của hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy. Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ ngành Tòa án cũng là một
chương trình mang tính chiến lược và hữu ích đối với công tác xét xử tội phạm
trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế xã hội của thế
giới.
Thứ hai, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa
và kinh doanh văn hóa. Phối hợp chặc chẽ với các cơ quan liên quan như Công
an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thương mại, Tài chính, Du lịch, Hải
quan, Bộ đội biên giới để ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy nhập lậu vào nước
ta. Tập trung kiểm tra truy quét các tệ nạn xã hội trong các cơ sở dịch vụ văn
hóa và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở dịch vụ văn hóa vi
phạm nhiều lần… Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành
thường xuyên, không mang tình hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của
các cửa hàng kinh doanh và dịch vụ văn hóa. Bên cạnh đó tăng cường quản lý
hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa thông tin trên
mạng nói riêng trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, nhất là trong cơ chế thị
trường, trong cơ chế giao lưu hội nhập chúng ta phải phối hợp một cách chặt
chẽ.
Thứ ba, Tuy đã có sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về tội truyền bá văn hóa phâm đồi trụy. Nhưng thực tế công tác này
không đạt hiệu quả cao lắm. Theo người viết nội dung tuyên truyền phải sâu
hơn, có nghĩa phải thường xuyên đề cập đến cấu thành tội phạm của tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài
phát thành, truyền hình, trên các trang báo điện tử… Nội dung tuyên truyền
phải đề cập đến tình hình và diễn biến cũng như những vụ án thực tế về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để mọi công dân có thể hiểu và nắm rõ về cấu
thành tội phạm. Bên cạnh đó phải tăng cường thời lượng phát song, phát thanh
đề cập đến tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bằng các phóng sự hoặc chuyên
đề thông tin hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khán giả, độc giả nhiều hơn.
Thứ tư, thống nhất xác lập được chuẩn mực văn hóa và giá trị văn hóa,
văn minh của toàn xã hội, của gia đình và của cộng đồng hiện nay, giúp cho
mọi người đặc biệt là lớp trẻ biết phân biệt, lựa trọn những giá trị văn hóa đích
GVHD: Nguyễn Thu Hương
62
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
thực và thích hợp cho mình trong cuộc sống phong phú nhưng cũng đầy phức
tạp hiện nay. Tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Môi trường văn
hóa cộng đồng, xã hội, biết lấy kỷ cương pháp luật của xã hội và tập quán, nếp
sống văn minh của cộng đồng, gia đình tập thể lao động, làng, xã, cơ qua,
trường học làm nền tảng để giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ theo mẫu hình văn
hóa dân tộc, nhưng vẫn đảm bảo tính văn minh của thời đại, thích ứng được
nhu cầu phát triển và văn hóa cho thanh niên.
Thứ năm, Gia đình cần phải có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc
hình thành nếp thói quen, lối sống văn hóa đầu tiên cho lớp trẻ. Sự gắn bó
huyết thống với mối quan hệ gần gũi, yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau,
có trách nhiệm với nhau trong mặt đời sống sẽ tạo ra một môi trường sống an
toàn cho trẻ cả về chất, tinh thần, tâm lý. Đây sẽ là cái noi văn hóa đầu tiên của
một con người xã hội tương lai. Bên cạnh việc hỗ trợ nỗ lực phấn đấu cho sự
nghiệp chung của cơ quan, của cộng đồng, của xã hội, vừa để tạo dựng cho gia
đình mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hãy biết cân đối thời gian và sức
lực cho cuộc sống tình cảm và tinh thần của gia đình bằng những việc làm cụ
thể, thiết thực nhất: quan tâm đến tâm tư tìh cảm của những người than trong
gia đình, con cái. Đón bắt được những diễn biến tâm lý, nhu cầu văn hóa của
con trẻ để đáp ứng được hoặc uốn nắn, xây dựng những quan niệm và nhận
thức đầu tiên về vẻ đẹp, hình thành khiếu thẩm mỹ cho trẻ… Giành thời gian
kiểm tra giám sát con trẻ trong việc vui chơi giải trí, nhất là trong việc chúng
tiếp cận với máy vi tính có nối mạng, tham gia chò trơi điện tử, đọc sách,
hướng dẫn định hướng cho con trong việc khai thác những chương trình bổ ích
trên mạng và phòng ngừa mặt tiêu cực của chúng. Đó chính là biện pháp phòng
ngừa đầu tiên nhưng lại rất lâu bền trong việc chống lại sự thâm nhập luồng
văn hóa độc hại đối với lớp trẻ của chúng ta.
3.3.3. Một số giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong công tác đấu tranh, phòng chống
tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Đối với công an:
Phải thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, phát tờ rơi
hoặc phát thành bằng xe máy về các biện pháp phòng ngừa tội phạm, những
qui định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thường xuyên
kiểm tra, khám xét các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, các cửa hàng điện
GVHD: Nguyễn Thu Hương
63
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
thoại, các quán internet... để các cơ sở này thể dùng văn hóa phẩm đồi trụy lối
kéo khách hàng cũng như kiếm lợi nhuận mà thực hiện hành vi phạm tội. Bên
cạnh đó tăng cường cơ cở vật chất, thiết bị khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin để có thể nhanh chóng phát hiện tội phạm và ngăn chặn kịp thời.
Đối với Viện kiểm sát:
Viện kiểm sát cần trang bị các thiết bị kỷ thuật, công nghê thông tin để
làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin về tội không tố giác tội phạm. Bên
cạnh đó, Viện kiểm sát nên phối hợp với lực lượng Công an, Tòa án để tiến
hành đưa một số vụ án có bị cáo phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy xét
xử lưu động tại các trường học, cụm dân cư, trung tâm thương mại… Để nâng
cao tác dụng giáo dục cho nhân dân, giúp cho người dân hiểu rõ thêm về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Đối với Tòa án:
Tòa án nhân dân sau khi xét xử các vụ án có bị cáo phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy nên thường xuyên công bố kết quả xét xử trên các
phương tiện truyền thông đại chúng để tác động, răn de, giáo dục cũng như hỗ
trợ quần chúng hiểu them về cầu thành tội phạm truyền bà văn hóa phẩm đồi
trụy. Đồng thời cần nghiên cứu xử lưu động một số vụ án trọng điểm có bị cáo
phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có liên quan đến tội hiếp dâm, giao
cấu với trẻ em và những tội do tác động của văn hóa phầm đồi trụy mà sinh ra
để giáo dục, phòng ngừa chung.
Tóm lại, từ những bất cập về mặt pháp lý và thực tiễn trong đấu tranh
phòng, chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người viết đã đề ra một số
giải pháp nhằm hoàn thiện những vướng mắc trên, tuy nhiên để đạt được hiểu
quả cao thì đòi hỏi phải có phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan khác nhau và
cả ý thức tuân thủ pháp luật của mọi công dân trong xã hội.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
64
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Nền kinh tế phát triển là điều mà mọi công dân trong xã hội luôn mong
muốn thế nhưng một khi nền kinh tế phát triển cũng kéo theo những mặt tiêu
cực của nó đó chính là tình hình tội phạm sẽ diễn biến phức tạp hơn. Qua quá
trình nghiên cứu của mình, người viết đã tìm hiểu và phân tích diễn biến,
nguyên nhân và điều kiện những bất cập của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy; đồng thời từ đó cũng đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những bất
cập đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm của cơ quan tư pháp. Tóm lại, trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu
đề tài "Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý, người viết đã đúc kết được
những nội dung sau:
- Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội phạm có cấu thành hình
thức, nghĩa là chỉ cần có hành vi mà không cần có hậu quả xảy ra. Việc sử lý
người phạm tội căn cứ vào cấu thành tội phạm, chủ yếu xem xét hành vi trong
mặt khách quan và mục đích phạm tội mà xử lý một người phạm tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy hay tội khác.
- Hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy do nhiều nguyên
nhân gây ra, đó là hệ quả của quá trình hội nhập quốc tế với việc tiếp xúc với
nền văn hóa của các nước phát triển; sự phát triển của nền khoa học kỷ thuật và
công nghệ; hạn chế trong công tác quản lý của nhà nước...
- Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành còn bộc lộ một số
bất cập chẳng hạn như chưa đưa ra được khái niệm như thế nào là đồi trụy, sự
khỏa thân, hở hang như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự? việc sử dụng
thuật ngữ "văn hóa phẩm đồi trụy" vẫn chưa được chính xác, thiếu văn bản
pháp luật quy định chi tiết về các tình tiết số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn,
đặc biệt lớn và gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng.
Xuất phát từ những bài học trong lịch sử và yêu cầu của thời đại ngày
nay, việc đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện những hạn chế
trong quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chỉ khi nào qui định của pháp
luật phù hợp với thực tiễn xã hội thì nó mới có thể phát huy tối đa tác dụng là
công cụ để Nhà nước quản lí xã hội. Đặc biệt trong pháp luật hình sự, quy định
GVHD: Nguyễn Thu Hương
65
SVTH: Hồ Hoàng Luận
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn
chặt chẽ và đồng bộ sẽ góp phần to lớn trong việc đấu tranh, phòng chống các
loại tội phạm nói chung và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng.
Người viết tin tưởng rằng với những sửa đổi theo hướng trên, quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
sẽ trở thành cơ sở pháp lý phù hợp cho việc xử lý tội phạm này trong thực tiễn,
nâng cao hơn hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
66
SVTH: Hồ Hoàng Luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa
đổi bổ sung năm 2001, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001.
2. Bộ luật Hình sự năm 1985, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm
1990.
3. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung nam 2009, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, năm 2010.
4. Nghị định 178/2004/NĐ-CP Ngày 15/10/2004 của chính phủ qui định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
5. Thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ 855-TT/LB ngày 12/05/1984 hướng
dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng
trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.
6. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCABTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp đụng một số quy định
tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999.
* Danh mục sách, tạp chí và giáo trình
1. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự 1, Tủ sách Đại học Cần Thơ,
Cần Thơ, 2009.
2. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2-phần các tội phạm,
Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2011.
3. Lê Cảm, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
4. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 1991.
5. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.
6. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2006.
8. Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Lao Động,
Hà Nội, 2004.
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần
các tội phạm, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1997.
10. Đào Trí Úc (chủ biên): Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
11. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005
12. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội
xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2012.
13. Đặng Quang Phương: Chuyên đề khoa học xét xử - số 02-2009, Tòa
án nhân dân tối cao, 2009.
14. Bùi Đức Thịnh, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Hà Nội, 2002.
* Danh mục trang thông tin điện tử
1. Tuổi trẻ: Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy,
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tu-cap-vo-quay-phim-chong-diencanh-doi-truy-1980344.html, [ngày truy cập 30/09/2013
2. VN Media:
Khó xét xử sao chép phim, ảnh sex, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Khoxet-xu-sao-chep-phim-anh-sex/65136584/218, [ngày truy cập 30/09/2013].
3. Việt Báo: Xem phim sex bị khởi tố, http://vietbao.vn/An-ninh-Phapluat/Xem-phim-sex-bi-khoi-to/10937601/218/, Bình Định, [ngày truy cập
30/09/2013].
4. Dân Trí: "Đột kích" bắt ổ sản xuất đồi trụy", http://dantri.com.vn/xahoi/dot-kich-bat-o-san-xuat-dia-doi-truy-108855.htm, Mạnh Hùng - Trần Đức,
[ngày truy cập 30/09/2013].
5. CAND: Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng,
http://phapluattp.vn/238493p1015c1074/tom-dau-nau-dia-sex-tai-da-nang.htm,
[ngày truy cập 30/09/2013].
6. Dân Trí: Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh,
http://dantri.com.vn/xa-hoi/phat-tan-clip-sex-vi-nhieu-nguoi-ham-mo-thuylinh-203048.htm, Hoàng Khuê, [ngày truy cập 31/09/2013]
7. Cao Hữu Dũng: Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Toà án
nhân
dân
tỉnh
Thừa
Thiên
Huế,
http://www.qhhdthuathienhue.gov.vn/?mod=view&cid=1&pid=26&id=2296.ht
ml, [ ngày truy cập 5/10/2013].
Bắc
8. Tòa án Nhân dân: Báo cáo tổng kết hoạt động của nghành tòa án tỉnh
Ninh
năm
2012,
Báo
Bắc
Ninh,
http://baobacninh.com.vn/news_detail/77121/nganh-toa-an-nhan-dan-tinh-giaiquyet-xong-9835-so-vu-viec.html, [ngày truy cập 5/10/2013].
9. Luật học: Lĩnh án vì sản xuất, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/206538-Linh-an-vi-san-xuattruyen-ba-van-hoa-pham-doi-truy, [ngày truy cập 10/10/2013].
10. Công lý: Vũ sư quay “clip” nóng tống tiền học viên nữ,
http://congly.com.vn/phap-luat/vu-viec/vu-su-quay-clip-nong-tong-tien-hocvien-nu-12913.html, Minh Huệ, [ngày truy cập 10/10/2013].
11. Pháp luật tư pháp: Khó xử sao chép phim, ảnh sex,
http://phapluattp.vn/218785p1015c1074/kho-xu-sao-chep-phim-anh-sex.htm,
Hoàng Yến, [ngày truy cập 10/10/2013].
12. Tóa án Nhân dân tối cao: Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án
nhân
dân
tối
cao
qua
các
năm
2010,
2011,
2012,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc, [ngày truy cập 30/09/2013]
[...].. .Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn 5 Kết cấu đề tài Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Chương 3: Thực trạng tội truyền bá văn hóa phẩm. .. bá văn hóa phẩm đồi trụy, những giải pháp phòng, chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Hồ Hoàng Luận Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những cơ sở lý luận để thấy được những vấn đề chung nhất,... đúng tội danh đối với mỗi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, hỗ trợ cho công tác xử lí và phòng chống tội phạm Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo điều 253 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999(sửa đổi, bổ sung 2009): GVHD: Nguyễn Thu Hương 27 SVTH: Hồ Hoàng Luận Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1 Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng... Cộng Hòa XHCN Việt Nam Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 BLHS 1985 thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia Đây có thể dược coi là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp lý với các quy định tương đối GVHD: Nguyễn Thu Hương 16 SVTH: Hồ Hoàng Luận Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn đầy đủ về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản... nhân phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tương đối đầy đủ và hoàn thiện So với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 BLHS Việt Nam hiện hành thì tội sản xuất, truyền bá vật phẩm đồi trụy của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có những qui định khoa học hơn, chi tiết hơn về những vật phẩm đồi trụy, số lượng vật phạm pháp, cách tính số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện... đó người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng có nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi cũng với GVHD: Nguyễn Thu Hương 25 SVTH: Hồ Hoàng Luận Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn những công cụ phạm tội kỹ thuật cao Cho nên tìm ra những điểm thiếu sót, hạn chế của điều luật rồi đưa ra những giải pháp để hoàn thiện trên cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn góp phần... lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc các hành vi khác truyền bá những vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy Để hiểu rõ và nắm bắt qui định của pháp luật hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chúng ta cần phải đánh giá, phân tích một cách đúng đắn dựa trên cấu thành tội phạm Bên cạnh đó cần so sánh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác để phân biệt... việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại Điều 99 Tội truyền bá văn hóa đồi trụy Đến khi BLHS năm 1999 ra đời đã sửa thành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Vì vậy, chúng ta có thể hiểu văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và những... Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2002, trang 293 GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Hồ Hoàng Luận Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn chứa đựng những nội dung miêu tả sự suy đồi, trụy lạc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam Theo qui định của pháp luật thì văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy là: Theo Thông tư liên bộ văn hóa- nội vụ 855-TT/LB ngày... đầu tiên trong đề tài của mình là việc làm quan trọng và hết sức ý nghĩa Và đề tài nghiên cứu về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Từ đó đi đến cơ sở lý luận của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm này trong