Bất cứ sự ra đời của nhà nước nào cũng dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Nhà nước.
Cũng chính vì thế mà bất kì một điều luật nào được quy định trong Bộ luật hình sự đều hướng đến một nghĩa vụ chung của bộ luật hình sự được qui định ở Điều 1: “Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Điều 253 tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trong bộ luật hình sự ra đời cũng không nằm ngoài nghĩa vụ đó, bên cạnh đó nó cũng thể hiện ý nghĩa riêng, cụ thể là điều chỉnh hành vi vi phạm pháp
luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, góp phần trừng trị, răn đe giáo dục người phạm tội, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, đạo đức con người trong thời kì hội nhập kinh tế. Đặc biệt là khi nước ta trở thành thành viên chính thức của
WTO đã tạo điều kiện cho nên kinh tế nước ta ngày càng phát triển, bên cạnh
những mặt tích cực cũng dẫn đến những mặt tiêu cực của sự phát triển nền kinh
tế là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Trong đó người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng có nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi cũng với
những công cụ phạm tội kỹ thuật cao. Cho nên tìm ra những điểm thiếu sót,
hạn chế của điều luật rồi đưa ra những giải pháp để hoàn thiện trên cả mặt lý
thuyết lẫn thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm hiện nay. Bên cạnh đó cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ
quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh
doanh văn hóa. Tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân để giảm
dần tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng, các tội phạm khác nói
chung, để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, một cộng đồng xã hội biết
lấy kỷ cương pháp luật của xã hội và tập quán, nếp sống văn minh của cộng động, gia đình, tập thể lao động, trường học làm nền tảng giáo dục và rèn luyện
thế hệ trẽ theo mẫu hình văn hóa dân tộc, nhưng vẫn đảm bảo tính văn minh
của thời đại, thích ứng được nhu cầu phát triển và văn hóa cho thanh niên và
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
Bộ luật hình sự hiện hành quy định cụ thể từng hành vi cấu thành tội
phạm, mỗi tội có tính chất và mức độ gây thiệt hại cho xã hội khác nhau, trong
đó tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định trong nhóm các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với tính chất nguy hiểm cho xã hội,
xâm phạm đến an toàn, trật tự xã hội, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe của công dân, tài sản Nhà nước, tổ chức xã hội và tài sản của công dân. Để hiểu rõ và nắm bắt quy định của pháp luật hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, cần phải phân tích, đánh giá nó một cách đúng đắn dựa
trên cấu thành tội phạm. Bên cạnh đó, cần phải so sánh tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hành vi quy định trong từng điều luật. Từ đó, có thể xác định đúng tội danh đối với mỗi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, hỗ trợ cho công tác xử lý và phòng chống tội phạm.