Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

nghe thì tính cả người phạm tội phải có ba người trở lên thì mới coi là phổ biến

cho nhiều người.

2.2.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đồi trụy

Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy

cho người khác với nhiều mục đích khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của

cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu

hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm

phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Ví dụ: Trong vụ án phát tán video sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh, có ý kiến cho rằng Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt đã cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy vì có hành vi làm ra, sao chép vật phẩm đồi trụy (đoạn video). Theo luật sư Hồng Hà thuộc văn phòng luật sư Hồng Hà: Đoạn

video clip về Hoàng Thùy Linh là vật phẩm có tính chất đồi trụy. Theo quy định của điều 253 Bộ luật hình sự (tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy), hành vi "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi trụy sẽ không cấu thành tội phạm nếu

những người làm ra vật phẩm này không nhằm phổ biến những vật phẩm đó cho người khác. Do vậy, với hành vi tự ghi và lưu riêng lại để giữ gìn clip đó như những kỷ niệm riêng, không nhằm phổ biến đến người thứ ba thì hành vi

đó không bị pháp luật coi là phạm tội”. 17

Có thể thấy, do không chứng minh được mục đích là phổ biến cho người

khác nên việc cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt là chính xác.

17

Dân Trí: Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh, http://dantri.com.vn/xa-hoi/phat-tan- clip-sex-vi-nhieu-nguoi-ham-mo-thuy-linh-203048.htm, Hoàng Khuê, [ngày truy cập 31/09/2013]

2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

2.3.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

không có tình tiết định khung hình phạt

Theo qui định tại khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành thì người phạm tội

truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi

triệu động, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định khoản 1 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người

phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật và có nhiều

tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm

nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.

2.3.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 253 BLHS

- Có tổ chức (Điểm a)

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa

những người cùng thực hiện tội phạm (theo khoản 3 Điều 20 BLHS). Phạm tội

truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tổ chức là trường hợp truyền bá văn hóa

phẩm đồi trụy có nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm và có sự câu kết

chặt chẽ giữa những người tham gia. Những người này được phân chia thành các loại người như sau: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người

giúp sức. Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người này được thể hiện ở sự bàn bạc thống nhất ý chí, vạch kế hoạch phạm tội, chuẩn bị chu đáo, phân công vai

trò, vị trí của từng người trong đồng phạm.

- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn (Điểm b)

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 của điều luật và như đã phân tích, việc xác định số lượng văn

hóa phẩm có số lượng rất lớn cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã có trường hợp Tòa án coi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trên 20 đĩa VCD, 20 băng video là vật phạm pháp có số lượng rất lớn, còn các loại vật

lượng lớn thì chưa có thực tiễn xét xử.18Trong khi đó, Tòa án nhân dân tối cao

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc xác định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định:

1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50 cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên;

2. Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ 200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên;

3. Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên;

4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;”

Qua đó, ta thấy pháp luật hình sự Trung Hoa qui định khá chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội như sau pháp luật hình sự Trung Quốc đã có quy định rất chi tiết số lượng cho từng loại vật phẩm cũng như số lần thực hiện hành vi phạm tội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công

tác xét xử, nó giúp cho việc quyết định hình phạt được nhanh chóng, chính xác.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có văn bản giải thích hoặc hướng dẫn

chính thức, giúp cho việc áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng được

thuận lợi hơn.

- Đối với người chưa thành niên (Điểm c)

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp

phạm tội đối với người chưa thành niên, những người chưa thành niên quy định ở đây là người được người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tức là

người phạm tội đã truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi; điều luật quy định đối

với người chưa thành niên chứ không quy định truyền bá văn hóa phẩm đồi

trụy đối với người mà biết là người chưa thành niên nên chỉ cần xác định người

18

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng

phạm tội biết hay không biết người mà mình truyền bá là người chưa thành

niên.19

- Gây hậu quả nghiêm trọng (Điểm d)

Trường hợp phạm tội này cũng giống với trường hợp tại khoản b Điều 2,

hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Thực tế, có thể áp dụng Thông tư

liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12

năm 2001 về việc Hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó các đối tượng

tiếp cận văn hóa phẩm đồi trụy đã: "Làm chết một người"; "Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ"; "Gây thiệt hại về tài sản"; “Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phải vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên có thể thấy, đây không phải là quy

định cho tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, việc áp dụng chỉ là giải pháp tạm

thời, hơn nữa quy định của Thông tư trên cũng rất mơ hồ. Vì vậy, việc xác định

thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tế là tương đối khó khăn, gây

cản trở việc xét xử đúng người đúng tội.

- Tái phạm nguy hiểm (điểm đ)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, những trường hợp sau được coi là tái phạm nguy hiểm:

“A) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

B) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tái

phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt

nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

19

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng

2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 BLHS

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 BLHS năm 1999 thì có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm là tội rất

nghiêm trọng, bao gồm các trường hợp:

- Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn (Điểm a)

Đến nay, cũng như tình tiết vật phạm pháp có số lượng rất lớn,việc xác định thế nào là vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn cho đến nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải thích, hướng dẫn cụ thể.

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điểm b)

Cũng như qui định tại điểm d khoản 2, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Cần phải có qui định cụ thể trong thời gian tới để việc xét

xử, cũng như công tác phòng chống tội phạm được đảm bảo.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc chỉ gây ra hậu quả

rất nghiệm trọng và có nhiều tính tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng

hoặc có nhưng mức tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt dưới

bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù. Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại

khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm

nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ thấp, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm

tù.20

2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong trường hợp phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 253 BLHS

Các hình phạt chính với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bao gồm:

phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc áp dụng các hình phạt này là cơ sở quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Song, một số trường hợp để đảm bảo cho việc xử lý tội

phạm được hiệu quả đồng thời ngăn ngừa tái phạm, cần áp dụng hình phạt bổ

sung.

20

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - tập V, Các tội xâm phạm an toàn công cộng

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi

trụy là phạt tiền, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu tới 10 triệu đồng

nếu thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 253 BLHS hiện hành.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu nếu thuộc các trường

hợp qui định tại khoản 2, 3 Điều 253 BLHS hiện hành.

2.4. So sánh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247)

Hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các

hình thức mê tín, dị đoan khác. Theo Thông tư liên bộ văn hóa nội vụ số 855 TT/LB ngày 12/05/1984 xác định việc tuyên truyền mê tín, dị đoan là một

trong những loại văn hóa phẩm đồi trụy. Tuy nhiên đến khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời, việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy định thành một tội

riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng”. Cho đến Bộ luật hình sự 1999 thì tội hành nghề mê tín, dị đoan được quy định lại tại điều 247.

 Khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh xã hội. Bên cạnh đó cũng

giống như tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tội phạm này trong một số trường hợp còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Ví dụ, qua việc bói toán, người bói toán nhần được tài sản từ người bị hại số

tiền hay người phạm tội dùng bùa chú để đe dọa buộc người khác phải giao cấu

với mình.

So với khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan thì tội truyền bá văn

hóa phẩm đồi trụy còn xâm phạm đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa

Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến mọi đời sống

của công dân, đặc biệt là tác động đến tầng lớp thanh thiếu niên.

 Về mặt khách quan thì hành vi hành nghề mê tín, dị đoan có thể thực

hiện bằng nhiều hình thức như: bói toán, đồng bóng và các hình thức khác như xem tướng số, cầu hồn, bắt ma… Tuy nhiên việc bói toàn chỉ mang tính chất

nhất thời không vì mục đích vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này. Tội phạm

hoàn thành khi hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vi phạm.

Còn đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người phạm tội thực

hiện hành vi truyền bá (phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất đồi trụy bằng những thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác. So với tội hành nghề

mê tín, dị đoan thì tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng mục đích của tội phạm không phải là yếu tố cấu thành tội phạm,

chỉ cần có hành vi phổ biến thì đã có thể cấu thành tội phạm.

 Về mặt chủ quan thì cả hai tội đều thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên với với tội hành nghề mê tín, dị đoan thì người phạm tội vô ý đối với hậu quả. Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vì này. Còn đối

với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì phải có mục đích của người phạm

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)