Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó ổn định về mặt bản chất nhưng quan niệm của con người về tội phạm thì thay đổi theo sự phát triển của
xã hội. Cấu thành tội phạm là một ngữ danh từ chỉ những yếu tố cấu thành nên một tội phạm. Như vậy, cấu thành tội phạm là một khái niệm xuất phát từ cơ sở
tội phạm được qui định trong Bộ luật hình sự và trở thành cơ sở pháp lý của
trách nhiệm hình sự. Trong khoa học luật hình sự, có rất nhiều định nghĩa về
hiệu khách quan và chủ quan được qui định trong pháp luật hình sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm".7 Hay "cấu thành tội phạm là sự mô tả tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có tính đặc trưng, phản ánh đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm".8
Dù các quan điểm định nghĩa về cấu thành tội phạm là khác nhau nhưng chúng đều có những đặc điểm chung ở chổ xem cấu thành tội phạm là hệ thống
các dấu hiệu có tính đặc trưng cho hành vi bị coi là tội phạm. Vì vậy, khái niệm
cấu thành tội phạm sau đây là khái niệm phổ biến được nhiều người chấp nhận
nhất hiện nay: "cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình sự".9 Như
vậy, cấu thành tội phạm được xem như sự mô tả khái quát đối với từng loại tội
phạm cụ thể. Mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tội phạm là mối quan hệ
giữa khái niệm pháp lý và hiện tượng thực tế mà khái niệm đó ảnh hưởng đó
phản ánh hay quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tuy
nhiên, không phải mọi tội phạm đều phải thỏa mãn hết tất cả các yếu tố của cấu
thành tội phạm. Có hai loại nhóm cấu thành tội phạm là nhóm dấu hiệu cấu
thành tội phạm bắt buộc và nhóm dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc.
Nhóm các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc bao gồm:
- Dấu hiệu hành vi (mặt khách quan của tội phạm);
- Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại (khách thể của tội phạm); - Dấu hiệu lỗi (mặt chủ quan của tội phạm);
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (chủ thể của
tội phạm).
Nhóm các dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc bao gồm:
- Hậu quả của tội phạm;
- Động cơ, mục đích của tội phạm;
- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
7
Võ Khánh Vinh: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, trang 143.
8
Nguyễn Ngọc Hòa: Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, trang 112.
9
Phạm Văn Beo: Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần 1, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, trang 88.
Những dấu hiệu này chỉ có ở những tội phạm cụ thể được qui định trong
luật hình sự chứ không bắt buộc có ở mọi tội phạm. Đối với tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, ngoài các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc thì yếu tố
mục đích của tội phạm bắt buộc phải có để xác định đã có tội phạm xảy ra. Sau đây, người viết sẽ đi vào xem xét từng bộ phận của cấu thành tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy.