1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

62 731 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

từ bao đời qua, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm vàcác tội phạm liên quan đến tình dục

Trang 1

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cùng tập thể các thầy cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Đặc biệt, xin được cảm ơn cô giáo - tiến sĩ Cao Thị Oanh giảng viên trường đại học Luật Hà Nội là người hướng dẫn khoa học

-đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG

luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

2.3 Phạm vi nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Cơ cấu khóa luận

Trang 3

2.2.2 Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

2.2.3 Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

2.2.4 Hình phạt bổ sung.

Chương 3:

3.1 Thực tiễn xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

3.1.1 Về việc định tội

3.1.2 Về việc quyết định hình phạt

3.2 Một số kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật

KẾT LUẬN

MỤC LỤC

Tran g

LỜI NÓI ĐẦU……… 4

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 4

2 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu……… 5

2.1 Mục đích nghiên cứu………. 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu………. 5

2.3 Phạm vi nghiên cứu……… 6

3 Phương pháp nghiên cứu……….……… 6

4 Cơ cấu của khóa luận……… 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG LỊCH SỬ LẬP PHÁP CỦA NƯỚC TA VÀ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI……… 7

1.1 Lịch sử lập pháp……… 7

1.1.1 Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời kỳ trước khi B ộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hàn h……….…… 7

1.1.2 Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong B ộ luật hình sự năm 1999………… 11

1.2 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới……… 12

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999……… 19

Trang 4

2.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm

đồi trụy theo Bộ Luật Hình sự năm 1999……… 19

2.1.1 Khái niệm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy………. 19

2.1.2 Các dấu hiệu pháp lý……… 20

2.2 Đường lối xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy……… 30

Trang 5

CHƯƠNG BA THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA

PHẨM ĐỒI TRỤY VÀ KIẾN NGHỊ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT……… 34

3.1 Thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy……… 34

3.1.1 Về việc định tội……… 35

3.1.2 Về việc quyết định hình phạt……… 38

3.2 Một số kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật……… 42

KẾT LUẬN……… 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………. 48

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩaNXB Nhà xuất bản

TAND Toà án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà Nước ta, ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cũng nhưtrong suốt quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, luôn coi trọng vaitrò của văn hóa, coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, làđộng lực, là nguồn nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, thể hiện tầmcao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc và đặc biệt chú ý đầu tưcho công tác phát triển và quản lý văn hóa

Những năm qua, khi bộ mặt của đời sống đang dần dần được đổi mới mộtcách toàn diện, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa

xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao Nhucầu văn hóa của người dân đã được chú ý, coi trọng và đáp ứng tốt hơn Đặcbiệt, trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đời sống tinh thần củachúng ta đã được phong phú hơn nhờ được tiếp cận, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, quá trình hội nhập vănhóa cũng có những mặt tiêu cực, chúng đã và đang từng ngày xâm nhập vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội, để lại những hậu quả khiến chúng ta nhiều khi phảigiật mình Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một cách cực đoan…

là những biểu hiện của lối sống phương Tây, cùng với những giá trị khác củavăn hóa phương Tây đã và vẫn đang thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội bằng nhiềucon đường khác nhau, hoặc công khai qua các phương tiện thông thường nhưphim ảnh, báo chí, truyền hình, truyện, băng hình… hoặc qua các công nghệdịch vụ văn hóa hiện đại ngày nay như máy vi tính có nối mạng Internet, qua tròchơi điện tử… Tất cả những điều đó đang tác động đến tư tưởng, đạo đức, lốisống của một bộ phận dân cư, trong đó phần lớn là thanh thiếu niên; ảnh hưởngđến các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta

Đặc biệt,, tình trạng truyền bá những vật phẩm đồi trụy tràn lan, khó kiểmsoát trong thời gian gần đây đã gây ra tâm trạng lo lắng, bức xúc trong nhân dân

truyền bá những vật phẩm đồi trụy tràn lan, khó kiểm soát Hành vi này vẫnđang phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng ngày, từng giờ tác động tiêucực đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên của đất nước.Không những làm xuống cấp những giá trị đạo đức, những thuần phong mỹ tục

Trang 8

từ bao đời qua, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm vàcác tội phạm liên quan đến tình dục…

Nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội này, tội truyền bá văn hóa phẩmđồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 Tiếp dó, tại Bộluật hình sự năm 1999, tội này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 253 Tuy nhiên,sau gần mười năm áp dụng BLHS năm 1999, thực tiễn áp dụng pháp luật hình

sự cho thấy Điều luật này vẫn còn chứa đựng những điểm bất cập, điều nàykhiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này còn chưa hiệu quả

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện lậppháp cũng như áp dụng pháp luật đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ

đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả xử lý tội

phạm này là một yêu cầu cấp thiết Do đó, em tôi lựa chọn đề tài: “ Tội truyền

khóa luận tốt nghiệp đại học

2 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá, phân tích các quy định về tội truyền bá văn hóaphẩm đồi trụy trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam, với trọng tâmnghiên cứu là quy định của BLHS hiện hànhtại các văn bản pháp luật hình sự vềtội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong lịch sử luật hình sự Việt Nam đặc biệt

là BLHS hiện hành, cùng với thực tiễn xét xử loại tội phạm này, cũng nhưcùngvới việc tham khảo các quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội truyền

bá văn hóa phẩm đồi trụy, khóa luận nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và có

hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của luật hình sựViệt Nam, từ đó đưa ra các ý kiến đề xuấtmột số kiến nghị góp phần hoàn thiệnBLHS, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu lịch sử lập pháp tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy;

- Nghiên cứu quy định trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy;

Trang 9

- Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về tội truyền bá văn hóaphẩm đồi trụy;

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tộitruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong hoạt động xét xử;

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy địnhcủa BLHS hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhằm nâng cao hiệuquả xử lý tội phạm này trong thực tiễn

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu các vấn đề nêu trên của tội truyền bá văn hóa phẩmđồi trụy trên dưới góc độ của luật hình sự, đặc biệt trên cơ sở củalà BLHS năm

1999 cùng các văn bản pháp luật có liên quan

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu của khóa luận bao gồm :Các phương phápnghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tí; ch : Sử dụng phương pháp phân tích với nhữngnguồn tài liệu thu thập được bao gồm các văn bản pháp luật, các sách chuyênkhảo, tham khảo, các số liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo,các bài bình luận trên internet Từ các văn bản pháp luật, sách tham khảo, phântích để có cái nhìn khoa học và khái quát hơn, từ đó hiểu rõ và có hệ thống hơn

về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Từ các thông tin trên các phương tiệnmang lại nguồn thông tin cập nhật, thực tế và chính xác, việc phân tích nâng caotính thực tiễn của khóa luận

- pPhương pháp lịch sửử ; p: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu vềlịch sử lập pháp tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam

từ những thời kỳ trước cho đến BLHS hiện hành

- Phương pháp so sánh, : So sánh các quy định hiện hành với các quy định củapháp luật thời kỳ trước và các văn bản pháp luật nước ngoài để từ đó đưa ranhững nhận xét, đánh giá, rút ra kếphương pháp tổng hợp, phương pháp hệthống -– thống kê…

4 Cơ cầu khóa luận

Khóa luận bao gồm các phần như sau:

Lời nói đầu

Trang 10

Chương 1 Khái quát tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong lịch sử

lập pháp của nước ta và trong pháp luật hình sự một sốnước trên thế giới

Chương 2 Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ

luật hình sự năm 1999

Chương 3 Thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và kiến

nghị hướng hoàn thiện pháp luật

Kết luận

Trang 11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG LỊCH SỬ

LẬP PHÁP CỦA NƯỚC TA VÀ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trang 12

Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giaiđoạn Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, đặc biệt phải kể đến những quy định vềhình luật trong hai bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) vàHoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) cho thấy những tiến bộ về mặt lập pháp củatriều đình phong kiến Việt Nam Tiếp đó, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945cho tới năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, pháp luật Việt Nam nóichung và luật hình sự nói riêng đã có những bước phát triển, các quy định về tộiphạm ngày một được hoàn thiện hơn, chi tiết hơn, đáp ứng phần nào nhu cầuthực tiễn về đấu tranh, phòng chống tội phạm giai đoạn này

Đặc biệt trong giai đoạn này là sự xuất hiện của là Sắc luật số 03/SL - 7 –

76 quy định về tội phạm và hình phạt do Hội đồng Chính phủ cách mạng lâmthời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành ngày 15/03/1976, đã đánh dấugiai đoạn mới - giai đoạn pháp luật thống nhất trên cả nước Tuy nhiên, nhữngquy định này vẫn còn sơ sài, thiếu tính hệ thống và vẫn có một số tội phạm cònchưa được đề cập, trong đó có tội về truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Phải đếnThông tư số 03/BTP - –TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hànhĐiều 9 Sắc luật 03/SL - 7–76, hành vi “cố ý truyền bá, lưu hành các tác phẩmvăn hóa đồi trụy, không vì mục đích phản cách mạng” mới bị coi là tội xâmphạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và bị xử phạt theo Điều 9 củaSắc luật

Tuy nhiên, trước thực trạng “đế quốc Mỹ, bọn bành trướng, bá quyền

Trung Quốc và các bọn phản động tay sai khác đã tăng cường những hoạt động phá hoại trên mặt trận tư tưởng và văn tưởng và văn hoá ở nước ta” i [ ], hóa ở nước ta” [14] lén lút đưa vào “nhiều loại văn hóa phẩm đồi trụy” và “sao chép

lại các loại văn hoá phẩm đồi truỵ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới còn rơi rớt lại” với mục đích “phá hoại nhân sinh quan, thế giới quan, đạo đức phong cách tốt đẹp của nhân dân ta hòng làm tê liệt ý chí đấu tranh cách mạng, chia rẽ nội

bộ, giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước, phá hoại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên của ta”, Nghị quyết số 3 ngày

25/10/1982 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: "Kẻ địch lợi dụng tình hình kinh tế

khó khăn, tiêu cực phát triển, tăng cường phá hoại chính trị, tư tưởng và văn hoá, ráo riết hoạt động chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động văn hoá phản động, đồi truỵ, gieo

Trang 13

rắc lối sống sa đoạ, lạc hậu, nhất là trong thanh niên" "Cuộc đấu tranh để bảo

vệ Tổ quốc xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chiến tranh tâm lý, chống địch phá hoại tư tưởng, chống văn hoá phản động, đồi truỵ của địch".

Trước tình hình đó, Thông tư liên bộ văn hóa – - nội vụ số 855 –- TT/LBngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập,làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động, đồitrụy, hành vi “xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩmđồi trụy” với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và gây hậu quảnghiêm trọng đã được xem xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành văn hoá vàcông an cần lập hồ sơ đầy đủ cung cấp cho ngành kiểm sát và toà án xét xử kịpthời” Tại Thông tư số 03/BTP–-TT cũng quy định nếu phạm tội vượt quá mức

độ xử lý hành chính, thì bị truy tố và xét xử về hình sự và bị phạt tù từ 3 thángđến 5 năm tù; trường hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm tù; còn có thể bị

phạt tiền đến 1.000đii[ ] phạt tiền đến 1.000 đồng [6, tr 256] Tuy nhiên, quyđịnh của Thông tư là đối với hành vi “không vì mục đích phản cách mạng”,hành vi với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” thì chưa được các cơquan tư pháp có quy định chính thức về việc xét xử

Như vậy, trong giai đoạn này, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụybước đầu đã được nhìn nhận về mức độ nguy hiểm cho xã hội, đã được quy định

là tội phạm với các dấu hiệu của CTTP cấu thành tội phạm tương đối đầy đủ,hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cũng đã được đưa ra TuynhiênSong, chúng ta cũng thấy, với việc chưa có một bộ luật hoàn chỉnh, cácvăn bản pháp luật còn chồng chéo nhau dẫn đến tình trạng tội phạm bị bỏ lọt

1.1.1.2 Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật hình sự năm 1985

Việc các văn bản pháp luật về hình sự chưa được pháp điển hóa đã gâynhiều khó khăn cho công tác xét xử cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm

Do đó, một yêu cầu cấp thiết lúc này là phải có một bộ luật hình sự hoàn chỉnh

Từ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong suốtnhững năm từ sau Cách mạng tháng Tám cùng với việc nghiên cứu các văn bảnpháp luật hiện hành, và tham khảo bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, Bộ

Trang 14

luật hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực

từ 01/01/1986, là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật hình sựViệt Nam

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộluật hình sựBLHS năm 1985 thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninhquốc gia Đây có thể dược coi là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp

lý với các quy định đầy đủ về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 99), cấuthành tội phạm tăng nặng (khoản 2 Điều 99) và hình phạt, ngoài ra còn một sốhình phạt bổ sung được quy định tại Điều 100 BLHS năm 1985

“Điều 99 Tội truyền bá văn hóa đồi trụy

1 Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt

tù từ ba năm đến mười hai năm:

Thứ nhất, trong bối cảnh các thế lực thù địch đưa các vật phẩm có tính

chất đồi trụy vào nước ta nhằm phá hoại về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến côngcuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc quy định tội truyền bá văn hóađồi trụy thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hợp lý Tuynhiên, những năm sau này, khi chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại giaovới các nhiều nước cũng như tình hình an ninh quốc gia đã được ổn định, thìviệc truyền bá vật phẩm đồi trụy chỉ mang tính chất là hành động nhằm xâmphạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thôi

Thứ hai, đó là việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy”.

Văn hóa, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội - 1977)

thì “văn hóa là: 1-Toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã

Trang 15

hội và tinh thần 2- Sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự” Theo Từ điển

Tiếng Việt (NXB Thống Kê - 2005) thì “văn hóa là: 1- văn trong nghĩa văn

minh; hóa trong nghĩa giáo hóa Nền giáo hóa theo mỗi văn minh của thời đại 2- điều hiểu biết, kiến thức” Theo định nghĩa của UNESCO (năm 2002) về văn

hóa thì “văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng

về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Đồi trụy, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội - 1977)

thì “đồi trụy là mang những thói ăn chơi đàng điếm, dâm ô, hoặc khêu gợi

những ý định thúc đẩy con người sa vào đó” Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB

Thống Kê -2005) thì “đồi trụy là suy đồi, trụy lạc”.

Như vậy, theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giátrị vật chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều khôngtốt đẹp, trụy lạc, suy đồi mang tính chất dâm ô Nếu định nghĩa như vậy thì cóthể nói rằng đã là văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thìkhông thể là văn hóa được Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” làkhông chính xác

Thứ ba, về sự miêu tả hành vi phạm tội, Điều luật chỉ quy định các hành

vi “làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ”, trong khi đó, thực tế cho thấy cònnhiều hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khác ví dụ như hành vi vậnchuyển Chính vì thế việc miêu tả các hành vi theo hướng đóng như tại Điều 99BLHS 1985 đã ảnh hưởng đến quá trình xét xử, gây khó khăn cho những ngườithi hành pháp luật, giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tộitruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1.1.2 Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS

năm 1999

BLHS Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù đóng vai trò quan trọng tronglịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, qua 4 lần sửa đổi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếusót, nhất là trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, đổi mới hàngngày Vì thế, việc nghiên cứu và ban hành một bộ luật mới phù hợp với tìnhhình thực tiễn là vô cùng cần thiết

Trang 16

Đáp ứng thực tế đó, ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua BLHS Bộluật hình sự năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 So với BLHS 1985,BLHS 1999 đã được sửa đổi bổ sung một cách toàn diện, thể hiện chính sáchhình sự mới, phù hợp với thực tiễn của Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung

và với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng Tội truyền bá văn hóaphẩm đồi trụy được quy định một cách khoa học, chính xác và đầy đủ hơn tạiĐiều 253 BLHS năm 1999

Khác với quy định tại BLHS năm 1985, trong BLHS năm 1999, tội truyền

bá văn hóa phẩm đồi trụy được coi là tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tựcông cộng, thể hiện đúng loại quan hệ xã hội do bộ luật hình sự bảo vệ mà hành

vi phạm tội xâm phạm

“ So với Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 253 Bộ luật hình sự

1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung cơ bản theo hướng phi hình sự hóa, mặc dù có

bổ sung một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng và mức phạt cao nhất của tội phạm này là 15 năm (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 là 12 năm)” iii - [ ].năm 1985 là 12 năm) [5, tr 338]

- Về cơ cấu, Điều luật bao gồm 4 khoản (so với 2 khoản quy định tại

BLHS năm 1985), trong đó khoản 1 là CTTP cấu thành tội phạm cơ bản, khoản

2 và 3 là các CTTP cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng tăngdần, khoản 4 quy định hình phạt bổ sung Có thể thấy, với cơ cấu như vậy,

BLHS năm 1999 đã quy định chi tiết, khoa học hơn so với BLHS năm 1985khi

có các tình tiết tăng nặng định khung cũng như hình phạt bổ sung

- Về tên tội danh, Điều 253 Bộ luật hình sựBLHS năm 1999 sửa đổi thuậtngữ “văn hóa đồi trụy” thành “văn hóa phẩm đồi trụy”

- Về các hành vi, Điều 253 BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm hành vi vận

chuyển, sửa đổi hành vi “buôn bán” thành “mua bán”, bên cạnh đó điều luật cònquy định các hành vi khác, nhằm tránh để lọt tội

- Về yếu tố định tội, khoản 1 Điều 253 BLHS năm 1999 đã quy định theo

hướng phi hình sự hóa, đó là quy định các yếu tố định tội là: vật phạm pháp có

số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vinày, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Trang 17

- Về yếu tố định khung hình phạt, Điều luật đã quy định một số tình tiết

như: vật phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; đối với người chưa thànhniên; gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

- Về hình phạt bổ sung, so với BLHS năm 1985, hình phạt tiền là hình

phạt bổ sung, nhưng bỏ hình phạt bổ sung là loại hình phạt tước một số quyềncông dân và loại hình phạt quản chế; đồng thời cấu tạo lại thành loại hình phạtquản chế

Như vậy, BLHS năm 1999 ra đời với sự kế thừa các quy định của phápluật hình sự Việt Nam và các BLHS nước ngoài đã đánh dấu tạo ra một dấu ấnquan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc cả về thể thức và nội dung của phápluật hình sự Việt Nam., trở thành công cụ hữu hiệu thực hiện đấu tranh phòngchống tội phạm nói chung, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng Vìvậy, có thể nói, Với các quy định mang tính kỹ thuật pháp điển hóa cao đã đápứng nhu cầu khoa học cũng như thực tiễn sự phát triển của đất nước Nó là công

cụ quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn xử lý tội phạmnói chung cũng như tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng Nó sẽBLHSnăm 1999 đã đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào việc bảo

vệ trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, đào tạo nênnhững con người mới có lối sống lành mạnh trong công cuộc xây dựng đấtnước., góp phần to lớn vào việc xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở nướcta

1.2 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy do có khách thể đặc biệt là truyềnthống văn hóa của dân tộc cùng với sự quản lý của Nhà nước về văn hóa, đặcbiệt ở chỗ đây là một lĩnh vực mang tính quốc gia, vì thế việc quy định ở từngquốc gia có nhiều khác biệt

Hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới đang tồn tại những quy định rất

khác nhau về tính hợp pháp của hành vi phổ biến những vật phẩm khiêu dâm Ở

một số nước phương Tây như Hoa Kỳ, Canada, các nước châu Âu, Nam Mỹ vàNhật Bản, việc sở hữu, sản xuất và phổ biến các vật phẩm khiêu dâm là hợppháp, thậm chí còn là một ngành công nghiệp với giá trị không nhỏ Trong khi

đó, những vật phẩm khiêu dâm bị cấm, và hành vi truyền bá chúng là tội phạm

Trang 18

trong quy định của pháp luật các nước Ả-rập, các nước Hồi giáo, và đặc biệt làTrung Quốc và Việt Nam.

• Đầu tiên, chúng ta cùng nghiên cứu những quy định của BLHSTrung Quốc Là một quốc gia Á Đông với những truyền thống văn hóa có từ lâuđời, trong đó cũng có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa nước ta, Trung

Quốc cũng có quy định nhằm bảo vệ truyền thống văn hóa này Cụ thể tại Tiết 9

-– Tội sản xuất, mua bán, truyền bá vật phẩm đồi trụy như sau:

“Điều 363:

1 Người nào sản xuất, tái chế, xuất bản, buôn bán, truyền bá vật phẩm đồi trụy nhằm mục đích kiếm lời sẽ bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế, và phạt tiền Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm, phạt tiền; Nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên, đồng thời phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.

2 Cung cấp, sản xuất vật phẩm đồi truỵ cho người khác sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền; Cung cấp giấy tờ, tài liệu mà biết rõ để dùng vào việc xuất bản sách báo đồi trụy cũng sẽ bị xử phạt theo qui định trên đây.

Điều 364:

1 Người nào truyền bá sách báo, tranh ảnh, tranh vẽ, băng hình đồi trụy

sẽ bị phạt tù đến 2 năm, cải tạo lao động hoặc bị quản chế.

2 Tổ chức chiếu phim hoặc thu băng hình đồi trụy sẽ bị tù đến 3 năm trở xuống, cưỡng chế lao động hoặc quản chế, và phạt tiền; Nếu có tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền.

3 Tổ chức sản xuất, tái chế phim, băng đồi trụy sẽ bị xử nặng hơn qui định tại khoản 2.

4 Truyền bá những vật phẩm đồi truỵ cho vị thành niên chưa đầy 18 tuổi

sẽ bị xử phạt nặng hơn.

Điều 365:

Tổ chức biểu diễn khiêu dâm sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền.

Điều 366:

Trang 19

Đơn vị (pháp nhân) phạm phải những tội quy định tại Điều 363, 364, 365 của tiết này sẽ bị phạt tiền, người có trách nhiệm trực tiếp sẽ bị xử phạt theo qui định tại các điều khoản này.

Điều 367:

1 Vật phẩm đồi trụy được nói đến trong luật này là chỉ những sách báo, phim ảnh, hãng cát sét băng hình tranh ảnh và những vật phẩm đồi trụy khác có tính khiêu dâm bằng những hành vi miêu tả cụ thể hoặc khiêu dâm một cách lộ liễu.

2 Những tác phẩm khoa học về y học, sinh lý con người không phải là vật phẩm đồi trụy.

3 Những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nghệ thuật có nội dung tình dục không bị coi là vật phẩm đồi trụy.”

Bên cạnh đó, còn có “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về việcxác định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”iv[ ]nhân dân Trung Hoa” [11] quy định chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lầnthực hiện hành vi phạm tội như sau:

+ Với khoản 1 Điều 363:

“1 Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50

cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo

kì, sách tranh từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên;

2 Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ 200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên;

3 Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên;

4 Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;”

+ Với mục đích mưu lợi, nằm trong các hành vi dưới đây được nhận định

là " tình tiết nghiêm trọng”:

“1 Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình từ 250 cái trở lên; đĩa tiếng, băng thu âm 500 cái đến 1000 cái; tú, sách xuất bản theo

kì, sách tranh 500 bức đến 1000 bức; ảnh, tranh từ 2500 bức đến 5000 bức;

Trang 20

2 Bán bản gốc đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 500 cái đến 1000 cái; đĩa tiếng, băng thu âm 1000 cái đến 2000 cái, tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh

1000 bức đến 2000 bức; ảnh, tranh 5000 bức đến 10000 bức;

3 Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 1000 đến

2000 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 50 đến 100 lần trở lên;

4 Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt lợi 3 đến 5 vạn nhân dân tệ trở lên;”

+ Vì mục đích mưu lợi, thực hiện hành vi thuộc quy định của điều khoản

thứ nhất của Điều 363 Bộ luật hình sự, số lượng gấp 5 lần trở lên của quy định đầu tiên, được nhận định là hành vi “đặc biệt nghiêm trọng”.

Như vậy, tội sản xuất, truyền bá vật phẩm đồi trụy được quy định trong 5điều luật, thể hiện sự chi tiết trong quy định về hành vi phạm tội, tình tiết tăngnặng, hình phạt cho các cá nhân và đặc biệt cả những pháp nhân phạm tội.Ngoài ra, còn quy định một điều giải thích về các vật phẩm là đồi trụy và các vậtphẩm không phải là đồi trụy (Điều 367) Bởi vậy, có thể nói, các quy định củapháp luật hình sự Trung Quốc về tội phạm này là rất chi tiết.tương đối toàn diện

và đầy đủ

• Trong pháp luật của đa số các nước châu Âu như Anh, Rumani,Thụy Điển, Đan Mạch… cũng như các nước ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ không có tộiphổ biến những vật phẩm đồi trụy nói chung, vì ở những quốc gia này với quanđiểm tự do cá nhân, những người đạt độ tuổi nhất định được phép sở hữu, xemcác sản phẩm khiêu dâm

Tuy nhiên, pháp luật các nước này có một tội với đối tượng tác động đặcbiệt đó là tội khiêu dâm trẻ em, trong đó những hành vi phổ biến những vậtphẩm khiêu dâm có trẻ em vị thành niên hoặc phổ biến tới đối tượng là trẻ em vịthành niên là hành vi phạm tội Chúng ta hãy cùng xem xét quy định trong Bộluật Liên bang Hoa Kỳ về tội này tại Mục 18 – - Tội phạm và tố tụng hình sự,Phần 1 – - Tội phạm, Chương 110 – - Khai thác tình dục trẻ em và các hình thứclạm dụng tình dục trẻ em khác:

§ 2252A Một số hoạt động liên quan đến các vật phẩm khiêu dâm trẻ

em hoặc có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em

(a) Người nào -

Trang 21

(1) cố ý gửi thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ

em nào;

(2) cố ý nhận hoặc phân phối -

(A) ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc

(B) bất cứ vật phẩm nào có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em được gửi qua thư, hoặc vận chuyển gữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính;

(3) cố ý -

(A) tái tạo bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em để phân phối thông qua các thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc

(B) quảng cáo, quảng bá, giới thiệu, phân phối thông qua thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất cứ vật phẩm hoặc vật phẩm có nội dung nhằm khiến cho người khác tin rằng những vật phẩm ấy là, hoặc

sở hữu hay có ý định bán ảnh khiêu dâm trẻ em; hoặc

(B) cố ý bán hoặc sở hữu để bán ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc đã được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận

Trang 22

chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính;

(5), hoặc -

(A) trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất cứ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu, cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ Hoa Kỳ, hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định nghĩa trong phần 1151), cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính, hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em; hoặc

(B) cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính, hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển

giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào,

kể cả máy vi tính; hoặc (6) cố ý phân phối, gửi, hoặc cung cấp cho trẻ vị thành niên những vật phẩm bao gồm bức ảnh, phim ảnh, video, hình ảnh, hoặc tranh ảnh được tạo ra bởi máy vi tính, được làm ra hoặc sản xuất bằng điện tử, cơ khí, hay phương tiện khác Những vật phẩm này miêu tả việc trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động tình dục Những vật phẩm này -

(A) đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính;

(B) được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc

(C) mà được phân phối, gửi, hoặc cung cấp bằng thư hoặc bằng cách truyền tải thông tin liên lạc qua điện tín giữa các tiểu bang hay nước ngoài, bao gồm cả bằng máy tính,

nhằm mục đích thuyết phục trẻ vị thành niên tham gia vào những hoạt động đó

là bất hợp pháp.

sẽ bị trừng phạt, quy định tại tiểu mục (b)

(b)

Trang 23

(1) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, khoản (1), (2), (3), (4), hoặc (6) của tiểu mục (a) sẽ bị tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm Nhưng, nếu một người đã từng bị két kết án các tội thuộc chương này, phần 1591, chương 71 mục 1591, chương 71, chương 109A, hoặc chương 117, hoặc thuộc mục 920 của tiêu đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư pháp quân đội), hoặc theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình dục, hay lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất, sở hữu, nhận, gửi thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em, hoặc buôn bán tình dục trẻ em, thì sẽ bị phạt tội này và chịu hình phạt tù từ 15 năm đến 40 năm.

(2) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, tiểu mục (a) (5) sẽ

bị phạt tội này hoặc chịu hình phạt tù không quá 10 năm, hoặc cả hai Nhưng, nếu một người từng bị kết án các tội thuộc chương này, Chương

71, Chương 109A, hoặc Chương 117, hoặc hoặc thuộc mục 920 của tiêu

đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư pháp quân đội), hoặc theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình dục, hay lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất, sở hữu, nhận, gửi thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em, người này sẽ bị phạt theo tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm v [ ]đến 20 năm [15]

Điều luật, tuyTuy có sự khác biệt về đối tượng tác động so với Tội truyền

bá văn hóa phẩm đồi trụy của pháp luật hình sự nước taquy định tại BLHS ViệtNam, nhưng nhìn vào quy địnhkhi nghiên cứu điều luật trên, chúng ta có thểthấy kỹ thuật lập pháp rất cao được thể hiện trong luật pháp Hoa Kỳ, điều luật(trong phần được trích) đã trình bày rất rõ ràng, chi tiết các phần miêu tả hành viphạm tội, mục đích phạm tội và hình phạt khi phạm tội

Từ hai ví dụ về quy định của pháp luật hình sự nước ngoài nêu trên, Như vậy, kết quả nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hình sự của hai nướcTrung Quốc và Mỹ nêu trên cho thấy quy định về vấn đề này trong pháp luật cácnước này là rất chi tiết, khoa học và có nhiều điểm chúng ta có thể học hỏi, ápdụng giúp cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được hiệu quả hơn

CHƯƠNG 2

Trang 24

QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM

ĐỒI TRỤY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

2.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Bộ luật hình sự năm 1999

2.1.1 Khái niệm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

a) Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy

Để việc áp dụng luật thể hiện đúng ý chí của nhà làm luật, tồn tại mMộtyêu cầu rất quan trọng, đối với các nhà làm luật đó là điều luật phải được hiểucho đúng, cho chính xác Do đó, khi sử dụng các thuật ngữ phải đảm bảo chuẩnxác về mặt ngữ nghĩa, việc áp dụng luật từ đó cũng thể hiện được đúng ý chí củanhà làm luật Vì vậy, khi nghiên cứu về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, để

hiểu chính xáccó một cái nhìn hoàn chỉnh, đúng đắn, chúng ta cần phải hiểuthấytồn tại một câu hỏi thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy?

Thông tư liên bộ văn hóa – - nội vụ số 855 – - TT/LB ngày 12/05/1984xác định “Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy:

a) Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, vànhững hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếpsống mới xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta;

b) Tuyên truyền mê tín, dị đoan.”

Đến BLHS năm 1985, việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy địnhthành một tội riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quảnghiêm trọng”, còn việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, nhữnghành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại Điều 99Tội truyền bá văn hóa đồi trụy BLHS năm 1999 đã sửa thành Tội truyền bá vănhóa phẩm đồi trụy, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc sử dụngthuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” là vẫn chưa chính xác, bởi lẽ:

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Thống Kê - 2005) thì “văn hóa phẩm là:

sản phẩm phục vụ đời sống văn hóa” Như vậy, nó chỉ bao gồm: tranh ảnh, báo,

tạp chí, băng, đĩa, truyện… Nếu chỉ quy định là văn hóa phẩm, khi xuất hiệnnhững loại sản phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa phim ảnh mà là nhữngvật dụng khác như bật lửa, dụng cụ kích dục… có tính chất đồi trụy mới xuấthiện trong thời gian gần đây ở nước ta thì sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụngpháp luật, và cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội mà điều luật bảo vệ Vì vậy,

Trang 25

nhà làm luật nên sử dụng thuật ngữ “vật phẩm đồi trụy” Bởi lẽ, vật phẩm đồitrụy là những sản phẩm mang tính chất suy đồi, trụy lạc, nó bao gồm cả văn hóaphẩm và cả những sản phẩm khác có thể phát sinh sau này.

Trong BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thuật ngữ “vậtphẩm đồi trụy” cũng được sử dụng Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ cũng dùng từ

“material” có nghĩa là những vật phẩm Từ đó, ta có thể thấy việc sử dụng “vậtphẩm đồi trụy” là chính xác về mặt ngôn ngữ đồng thời cũng phù hợp với quyđịnh trong luật pháp nhiều nước trên thế giới

b) Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Điều 8 BLHS 1999 đã đưa ra khái niệm chung về tội phạm làm cơ sởkhoa học cho việc xác định các tội phạm cụ thể trong BLHS Tội truyền bá vănhóa phẩm đồi trụy được, quy định tại Điều 253 BLHS hiện hành, theo đó thì tộitruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được hiểu là: “làm ra, sao chép, lưu hành, vận

chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây: vật phạm pháp

có số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”

Trên cơ sở hai điều luật này chúng ta có khái niệm của tội truyền bá vănhóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi nguyhiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệmhình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc,những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý củaNhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắcdân tộc

2.1.2 Các dấu hiệu pháp lý

2.1.2.1 Khách thể

Khách thể của tội phạm được hiểu là các quan hệ xã hội được luật hình

sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [16, tr 78] hạivi[ ]. Theo quy định của BLHS

Việt Nam hiện hành, các quan hệ xã hội được coi là khách thể chung của luậthình sự được liệt kê tại Điều 8 BLHS 1999

Do tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại chương các tộixâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng vì nó xâm phạm đến truyền

Trang 26

thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người,xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóavăn minh, mang đậm bản sắc dân tộc.

• Văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng

và phát triển đất nước, Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã cónhững chính sách chiến lược về văn hóa Những chính sách này được thể hiệnmột cách rõ nét trong một loạt những văn bản pháp luật được Nhà nước banhành theo trình tự thời gian gắn với công cuộc đổi mới đất nước trong nhữngnămthời gian vừa qua

- Nghị quyết Trung ương IV (khóa VII) đã khẳng định: “Văn hóa là nềntảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao của xã hội và chiều sâu về trình độphát triển của một dân tộc”

- Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) tiếp tục khẳng định vị trí, tầmquan trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Mọi hoạt động vănhóa phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống, tìnhcảm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”

- Điều 30, chương III trong Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và

xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn,

kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến của dân tộc Việt Nam… Tiếpthu tinh hoa văn hóa của nhân loại… Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệpvăn hóa”

- Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIItại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong tình hình đất nước pháttriển mạnh mẽ dưới sự tác động của cơ chế thị tường, Đảng ta vẫn giữ vữngquan điểm: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Mọi hoạt động vănhóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tưtưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòngnhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòatrong gia đình, cộng đồng và xã hội Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con

Trang 27

người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,phát huy ý chí tự cường xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.

Như vậy, ta đã có thể thấy được những giá trị to lớn cũng như vai trò quan

trọng của văn hóa thể hiện trong đường lối của Đảng, Nhà nước trong nhữngnăm qua Từ đó, vHiện nay, cóiệc tồn tại ý kiến cho rằng việc quy định tộitruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là vi phạm nhân quyền, là mọi người khi đạt độtuổi nhất định có quyền sở hữu cũng như có quyền lưu hànhxem các vật phẩmkhiêu dâm, ý kiến này là không phù hợp với những quan điểm đường lối củaĐảng và Nhà nước đã được trình bày ở trên Hơn thế nữa, trong thời gian gầnđây số lượng các vụ án về tội phạm liên quan đến tình dục cũng như các tộiphạm hình sự khác có nguyên nhân từ việc xem băng đĩa đồi trụy đang có xuhướng gia tăng Vì thế, việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhằmbảo vệ nền văn hóa, thuần phong mỹ tục cũng như ngăn chặn các tội phạm khác

là cần thiết và hợp lý

• Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim,nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy Việc xác định các vậtphẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn(cơ quan văn hóa) thẩm định

2.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách

quan vii [ quan [1 6, tr 91].

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

 Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội

 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

 Các dấu hiệu khách quan khác (công cụ, phương tiện, phương pháp,thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội, hoàn cảnh phạm tội)

a) Hành vi khách quan

Theo Điều 253 BLHS, người phạm tội thực hiện các hành vi: làm ra, saochép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến vật phẩm đồi trụyhoặc có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy

Trang 28

Hành vi làm ra vật phẩm có tính chất đồi trụy được hiểu là hành vi

tạo ra các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô như: vẽ tranh, chụpảnh, quay phim, ghi âm, sáng tác nhạc, viết truyện, làm thơ, viết kịch…

Ví dụ: TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên xử Lê Minh Hùng 8 năm tù và vợ

là Vũ Kim Thương 3 năm tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Đây là hình phạt cho việc Hùng thủ vai dàn cảnh khiêu dâm để vợ quay phim kinh doanh Nguyên là cộng tác viên dàn dựng các chương trình ca nhạc với một số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, để “dựng nghiệp”, Hùng bàn với vợ tìm kiếm các

cô gái thích làm diễn viên để yêu cầu đóng phim sex Tháng 4/2000, Thương về quê Sóc Trăng dụ dỗ được một số cô gái đến nơi ở của vợ chồng Thương cùng thực hiện các cảnh khiêu dâm với Hùng, Thương trực tiếp bấm máy quay phim Ngày 6/8/2000, khi đang tiếp tục “đóng phim” cùng hai cô gái khác tại chỗ ở của mình, khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh, Hùng

đã bị bắt.viii[ đã bị bắt” [4]

Ở ví dụ trên, ta có thể thấy, hai người phạm tội đã có hành vi làm ra vậtphẩm đồi trụy Tuy nhiên, để cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,chúng ta phải lưu ý đến chi tiết là việc họ làm ra là nhằm phổ biến vật phẩm đồitrụy cho nhiều người khác Điều này sẽ được trình bày ở phần mục đích củangười phạm tội

Hành vi sao chép vật phẩm có tính chất đồi trụy là từ một vật phẩm

có tính chất đồi trụy đầu tiên (bản gốc, bản chính) tạo ra nhiều vật phẩm khácgiống như vật phẩm ban đầu có tính chất đồi trụy Việc sao chép có thể sao chéptoàn bộ hoặc một phần Hình thức sao chép cũng đa dạng như: chụp lại, viết lại,ghi âm lại, ghi hình lại hoặc các hình thức sao chép khác

Ví dụ: Ngày 11/11, Phòng CSĐT Cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT

& CV Công an TP HCM Hồ Chí Minh (PC 15) đã khởi tố, bắt tạm giam và khám xét đối với bị can Huỳnh Hữu Phát về hành vi kinh doanh trái phép và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và Nguyễn Phước Lương về hành vi Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Qua theo dõi, lực lượng Công an Phòng PC 15 phát hiện Công ty TNHH

TM SXtrách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Quỳnh Phương (Công ty Quỳnh Phương) do vợ Huỳnh Hữu Phát làm Giám đốc thuê mặt bằng trong khuôn viên Trạm Kỹ thuật - Sư đoàn 367 - Quân chủng Phòng không Không

Trang 29

quân để sản xuất, buôn bán trái phép đĩa nhựa CD, DVD không đúng nội dung giấy phép kinh doanh và có tính chất đồi trụy Lúc 22h ngày 27/10, lực lượng kiểm tra đã niêm phong nơi sản xuất đĩa nhựa của Huỳnh Hữu Phát, nhưng đến 23h cùng ngày Phát cùng với một số người làm công đã tự phá niêm phong đưa hàng đi cất giấu Ngày 28/10, Phòng PC 15 đã tiến hành kiểm tra và bắt quả tang các xe ôtô BKS 54V-4861, 54Y-5259 đang vận chuyển hàng từ Công ty Quỳnh Phương đến garage số 770 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình để cất giấu nên lực lượng kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tang vật gồm: 55 thùng và 6 bao chứa Stamper (dùng để sản xuất ra đĩa có nội dung) và đĩa hình; 260 thùng đĩa hình để tại garage 770 Trường Chinh Trong

đó có 23 thùng chứa 3.414 cái Stamper, còn lại toàn bộ các VCD, DVD nêu trên đều vi phạm không có dán tem của Cục Biểu diễn nghệ thuật Tiến hành kiểm tra nơi sản xuất của Huỳnh Hữu Phát, kết quả cho thấy Huỳnh Hữu Phát đã tự

mở niêm phong chuyển hàng đi cất giấu nên trong nhà xưởng chỉ còn 5 máy ép nhựa sản xuất DVD, 3 máy ép đĩa, 2 máy in mặt đĩa và một ít DVD có nội dung Cùng ngày, lực lượng Công an đã tiến hành kiểm tra tại 5 địa điểm có liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ đĩa của Huỳnh Hữu Phát, thu giữ 92 kiện đựng đĩa, 91 thùng, 16 bao đĩa có nội dung, CPU và nhiều sổ sách chứng từ Kết quả giám định, bộ phận giám định xử lý hành chính Phòng Kiểm tra văn hóa phẩm XNK xuất nhập khẩu - Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM Hồ Chí Minh kết luận, trong số 101.287 đĩa thu của Huỳnh Hữu Phát có 36.117 DVD phim truyện có nội dung khiêu dâm, đồi trụy Theo cơ quan CSĐTcảnh sát điều tra , hành vi sản xuất đĩa có nội dung khiêu dâm, đồi trụy của Huỳnh Hữu có đủ yếu tố cấu thành tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ix [đồi trụy [13]

Có thể thấy Huỳnh Hữu Phát đã sử dụng máy ép nhựa, máy ép đĩa, máy inmặt đĩa, đây là các hành vi sản xuất, sao chép vật phẩm đồi trụy với số lượngcực lớn

Hành vi lưu hành vật phẩm có tính chất đồi trụy là cho người khác

xem, mượn, thuê các vật phẩm có tính chất đồi trụy

Ví dụ: Trưa 2/9, công an quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh đã bắt quả tang

cả 3 quán cà phê (đường Nguyễn Oanh, cư xá Lam Sơn, phường 17) đang chiếu phim khiêu dâm phục vụ cho 79 khách xem Đáng chú ý, trong số khách mê phim mát, có người đã trên 60 tuổi Khi bị bắt quả tang đang chiếu những cảnh

Trang 30

đồi trụy, số lượng khách trong quán Như Quỳnh (A6) đông nhất, 47 người Quán A7 có 27 khách Ít nhất là 5 khách tại quán A5 Qua điều tra ban đầu, vợ chồng Hà Thị Luyện và Nguyễn Tiến Đích (ngụ tại A20/9 Nguyễn Oanh, cư xá Lam Sơn, phường 17, quận Gò Vấp) thấy vị trí nhà không thuận lợi cho việc kinh doanh nên đã thuê nhà số A6 và mở quán cà phê lấy tên Như Quỳnh Để thu hút khách đến quán, vợ chồng Luyện đã nghĩ ra cách chiếu phim sex từ tháng 6/2006 Hai vợ chồng phân công nhiệm vụ cụ thể: Luyện đi sưu tầm tại các khu vực bán đĩa những "sản phẩm" độc, nóng để câu khách đến quán, còn Đích đứng ở phía ngoài cảnh giới kiêm giữ xe Quán A5 do Chế Công Xuân (27 tuổi) cùng vợ Nguyễn Thị Lộc (22 tuổi) và em trai Chế Việt Hòa (19 tuổi), quê Nghệ An làm chủ Quán A7 do Nguyễn Văn Hồng (20 tuổi) và Nguyễn Văn Tùng (23 tuổi), quê Hà Tây làm chủ Công an quận Gò Vấp đã có quyết định tạm giữ

3 ngày để tiếp tục điều tra làm rõ đối với Hà Thị Luyện, Nguyễn Tiến Đích, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Tùng, Chế Công Xuân, Chế Việt Hòa, Nguyễn Thị Lộc do đã đủ yếu tố cấu thành tội "Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy" quy định tại điều 253 Bộ luật Hình sự 79 khách (có độ tuổi từ 18-65) đến xem tại 3 quán cà phê trên, sau khi lấy lời khai đều được cho về nhà x [về nhà” [2]

Với mục đích thu hút khách đến quán, các đối tượng trên đã thực hiệnhành vi lưu hành vật phẩm đồi trụy

Hành vi vận chuyển vật phẩm có tính chất đồi trụy là chuyên chở

các vật phẩm có tính chất đồi trụy từ nơi này đến nơi khác

Hành vi mua bán vật phẩm có tính chất đồi trụy là dùng tiền hoặc

tài sản để đổi lấy vật phẩm có tính chất đồi trụy hoặc dùng vật phẩm có tính chấtđồi trụy để trao đổi lấy tiền hoặc tài sản

Ví dụ: Khám xét chỗ ở của Lê Trí Hoạt số 20 Yên Bái II, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng (là đối tượng kinh doanh băng đĩa tại chợ Hoà Bình), lực lượng CA công an thu giữ 507 đĩa VCD không dán tem, trong đó có 307 đĩa

có nội dung đồi trụy Ngày 22/12, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức rà soát các tụ điểm kinh doanh băng đĩa lậu trên địa bàn, phát hiện, bắt giữ đối tượng Quách Quốc Anh, 23 tuổi, trú tại ngõ Hòa Bình 4, phường Minh Khai có hành vi mua bán, vận chuyển 49 đĩa VCD không dán tem lưu hành Qua giám định, phát hiện 4 đĩa có nội dung đồi trụy Đối tượng khai nhận mua

số đĩa trên của Lê Trí Hoạt, 46 tuổi, trú tại số 20 Yên Bái II, phường Phố Huế,

Trang 31

quận Hai Bà Trưng (là đối tượng kinh doanh băng đĩa tại chợ Hoà Bình) Công

an quận đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Trí Hoạt về hành vi phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy, đã phát hiện, thu giữ 507 đĩa VCD không dán tem, trong đó có 307 đĩa có nội dung đồi trụy dung đồi trụy xi [ ] [12]

Ở ví dụ trên, các đối tượng Quách Quốc Anh, Lê Trí Hoạt đã có hành vimua bán vật phẩm đồi trụy, đối tượng Quách Quốc Anh còn thực hiện hành vivận chuyển vật phẩm đồi trụy

Hành vi tàng trữ vật phẩm có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật

phẩm có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhất định như: ở cơ quan, phòng làmviệc, nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông…

Ví dụ: Khi bị bắt, Trần Quang Đoàn (quê quán Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên) khai nhận là đầu nậu chính trong việc tàng trữ, buôn bán băng đĩa đồi trụy trên địa bàn quận Liên Chiểu và nhiều nơi khác ở Đà Nẵng Ngày 26/12, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, sau thời gian theo dõi, Đội An ninh (Công an quận Liên Chiểu) vừa phát hiện, bắt quả tang Trần Quang Đoàn (quê quán Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên) tại khu vực Bến

xe Trung tâm Đà Nẵng khi đối tượng này đang vận chuyển một bao tải đựng đĩa

DVD trên đường đi bỏ cho các đại lý tiêu thụ Qua kiểm tra, lực lượng an ninh

phát hiện toàn bộ hơn 600 đĩa DVD trong bao tải này đều chứa các nội dụng

đồi trụy, cấm lưu hành Bước đầu, Trần Quang Đoàn khai nhận là đầu nậu

chính trong việc tàng trữ, buôn bán băng đĩa đồi trụy trên địa bàn quận Liên

Chiểu và nhiều nơi khác ở Đà Nẵng Số băng đĩa có nội dung đồi trụy vừa bị

bắt quả tang được Trần Quang Đoàn mua từ các địa phương ở phía Nam như

TP H ồ C hí M inh , Bình Dương, Đắk Lắk với giá khoảng 4.000 đồng/đĩa Sau đó, Đoàn đưa về Đà Nẵng, phân phối lại cho các đại lý, các đối tượng chuyên đi bán dạo với giá từ 15.000 20.000 đồng/đĩa [3].20.000 đồng/đĩa xii [ ]

Các hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy là ngoài các hành vi

làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến, thìngười phạm tội còn có những hành vi khác phổ biến cho người khác biết các vậtphẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoăc khêu gợi những ý định thúcđẩy, con người thỏa mãn lối sống ăn chơi, đàng điếm, dâm ô Việc nhà làm luậtquy định các hành vi khác là nhằm tránh lọt tội Đây là quy định mở nhằm đápứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, bởi lẽ trong thực tiễn xét

Ngày đăng: 13/08/2014, 00:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo Công an nhân dân, “Phá ổ chiếu phim sex, bắt quả tang 79 khách”, 4/9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá ổ chiếu phim sex, bắt quả tang 79 khách
3. Báo Công an nhân dân, “Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng”, 29/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng
4. Báo Tuổi trẻ, “Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy”, 29/05/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy
5. Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học BLHS” - Phần các tội phạm, Tập 9, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học BLHS
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
7. Hoàng Khuê, Báo điện tử Vnexpress, “Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh”, 26/10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát tán clip sex vì nhiều ngườihâm mộ Thùy Linh
8. Hoàng Yến, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh online, “Khó xử sao chép phim, ảnh sex”, 18/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó xử sao chépphim, ảnh sex
9. M.Quang, Báo Tuổi trẻ online, “Vụ phát tán video sex của Hoàng Thùy Linh: 4 bị cáo hưởng án treo”, 9/6/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ phát tán video sex của Hoàng ThùyLinh: 4 bị cáo hưởng án treo
10.N.Hải, Báo điện tử Vnexpress, “Tăng án kẻ chụp ảnh khỏa thân, quay phim bạn tình”, 17/3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng án kẻ chụp ảnh khỏa thân, quayphim bạn tình
12.T.A, Báo Công an nhân dân, “Ổ đĩa đồi trụy ở chợ Trời”, 24/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ổ đĩa đồi trụy ở chợ Trời
13.T.Hà, Báo Công an nhân dân, “Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy”, 12/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy
16.Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học BLHS” – Phần các tội phạm , Tập 9, NXB Tổng hợp tp.HCM, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học BLHS
Nhà XB: NXB Tổng hợp tp.HCM
20.Báo Tuổi trẻ, “Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy”, 29/05/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy
21.Báo Công an nhân dân, “Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy”, 12/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy
22.Báo Công an nhân dân, “Phá ổ chiếu phim sex, bắt quả tang 79 khách”, 4/9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá ổ chiếu phim sex, bắt quả tang 79 khách
23.T.Hà, Báo Công an nhân dân, “Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy”, 12/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất, truyền bá hàng vạn đĩa đồi trụy
24.Báo Công an nhân dân, “Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng”, 29/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng
1. Bản án số 604/2004/HSST của TAND thành phố Hà Nội Khác
6. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 - 1978) TANDTC xuất bản năm 1979 Khác
11.Pháp giải số 9 năm 1997 Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 9/12/1997, người dịch: Đinh Hồng Hạnh Khác
14.Thông tư liên bộ văn hóa – - nội vụ số 855–-TT/LB ngày 12/5/1984 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w