Một số kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 62)

4. Cơ cấu của khóa luận

3.2. Một số kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật

Nhìn chung, đánh giá về công tác xét xửTừ thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong những năm gần đâyvài năm trở lại đây, nhìn chung, chúng ta có thể nhận thấy những điểm tiến bộ đáng kểnhiều chuyển biến tích cực. Đó là:. Hầu hết các Toà án đã dần nâng cao năng lực và chất lượng xét xử

các tòa án ngày một nâng cao, ; tỷ lệ xét xử caosố vụ được xét xử sơ thẩm so với số vụ bị khởi tố, truy tố cũng đạt mức cao, việc đánh giá các tình tiết thực tế . Bởi vậytương đối chính xác, có thể nói hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống tranh với tội phạm này đãcũng từng bướctăng lên rõ rệthiệu quả hơn. Tuy nhiênSong, điều đó vẫn cònkhông có nghĩa là không tồn tại những một số hạn chế còn tồn tại đó lànhư: một số Toà án đánh giá tình tiết không không thống nhất, quyết định tội danh và và quyết định hình phạt chưa chính xác. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, như đã trình bày, là các quy định pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tuy cũng đã có những cải thiện nhưng chưa thực sự rõ ràngvẫn còn thiếu, đặc biệt là chưa có văn bản giải thích cụ thể các

dạng hành vidấu hiệu định tội, định khung hình phạt, gây rất nhiều khó khăn

đáng kể trongcho quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, với đặc thù là phải có sự giám định của cơ quan văn hóa nên việc xét xử cũng còn nhiều khó khănvướng mắc. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm

đồi trụy là một nhu cầu cấp bách cần phải thực hiện.

Qua Từ những nội dung nêu trên, chúng ta có thể thấy, những quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy của BLHS hiện hànhtôi xin trình bày những điểm hạn chế trong quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụynhất định

gây vướng mắc khó khăn trong quá trình áp dụng trong thời gian qua cũng như xin đưa ra đề xuất của mình để giải quyết những hạn chế ấy, cụ thể như sau:

Một là, việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” như đã trình bày là chưa chính xác. Bởi lẽ, về mặt ngữ nghĩa “văn hóa phẩm đồi trụy” chưa bao quát được hết các loại đối tượng tác động của tội phạm.

Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, chúng ta cần sửa đổi thuật ngữ thành “vật phẩm đồi trụy”. Thuật ngữ này khắc phục được những nhược điểm của “văn hóa phẩm đồi trụy” về mặt ngữ nghĩa khi đã bao hàm được hết các sản phẩm, tác phẩm, kể cả văn hóa phẩm cùng những đối tượng tác động khác nữa của tội phạm. Hơn thế nữa, việc dùng thuật ngữ “vật phẩm đồi trụy” cũng là phù hợp với quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ,…

Hai là, việc giám định vật phẩm đồi trụy là một phần bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Với đặc thù như vậy, nhưng hiện nay vẫn còn thiếu những văn bản quy định cụ thể thế nào là vật phẩm đồi trụy.

Trong BLHS Trung Quốc hiện hành, có hẳn một điều luật quy định vấn đề này (Điều 376), ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn từ cơ quan văn hóa. Như thế, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc quy định thế nào là vật phẩm đồi trụy. Văn bản này, nếu có, không chỉ giúp các vụ án được xét xử nhanh chóng, mà việc chỉ rõ đâu là những vật phẩm phạm pháp còn có ý nghĩa trong việc đấu tranh tố giác tội phạm cũng như ngăn ngừa tội phạm. Chính vì lý do đó, trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chuyên môn cần có quy định cụ thể về vấn đề này.

Ba là, thực tiễn xét xử, cũng như công tác tổng kết của ngành tòa án gần đây đã cho thấy công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại một vướng mắc lớn. Đó chính là việc chưa có văn bản hướng dẫn và giải thích chính xác về các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng cũng như các tình tiết về số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặt biệt lớn. Như đã trình bày, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác xét xử, các tình tiết lại được mỗi tòa nhìn nhận đánh giá một các khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng không thống nhất, và quan trọng là việc xác định đúng người, đúng tội, đúng hình phạt không được đảm bảo.

Vì vậy, kiến nghị các ngành công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp nên thống nhất cách tính số lượng vật phạm pháp và ra thông tư liên tịch hướng dẫn để các ngành có căn cứ áp dụng.

Tóm lại, dựa trên quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và của một số nước trên thế giới cùng với thực tiễn xét xử tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời gian qua, người viết đã đề xuất một vài ý kiến đề xuất trên đây. Những ý kiến này hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa BLHS hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm, góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước thay đổi từng ngày như hiện nay.

Vấn đề hoàn thiện các quy định của BLHS nói chung và các quy định liên quan đến tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng là rất cần thiết và cấp bách, bởi vai trò quan trọng của BLHS trong việc đảm bảo an toàn trật tự xã hội, và cũng do nhu cầu thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong phạm vi khoá luận, em chỉ bước đầu phân tích về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn xét xử cùng với đó là có những đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình vào quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm này. Qua đó góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự trong thời kỳ mớí, đáp ứng được với những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế xã hội trong công cuộc hội nhập hiện nay.

KẾT LUẬN

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của luật hình sự Việt Nam, để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện BLHS hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn, khóa luận đã đạt được một số kết quả sau:

1. Về lịch sử lập pháp, khóa luận đã trình bày khái quát những quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy từ giai đoạn trước khi BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay.

Những quy định này, mặc dù đã được quy định từ khá sớm - ngay từ khi đất nước thống nhất, nhưng vẫn còn chưa cụ thể và chồng chéo dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Đến khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành, dù tình trạng này đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế. BLHS năm 1999 ra đời với kỹ thuật lập pháp khá cao, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy các quy định khoa học, chi tiết hơn đã khắc phục được những hạn chế này.

2. Về những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khóa luận đã trình bày quy định chung trên thế giới và quy định cụ thể của pháp luật hình sự Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo đó, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay vẫn tồn tại những khác biệt lớn trong quy định của mỗi nước. Với các nước Á Đông có truyền thống văn hóa lâu đời, cũng như các nước Ả-rập, các nước Hồi giáo, truyền bá vật phẩm đồi trụy được coi là tội phạm. Đặc biệt, trong BLHS Trung Quốc đã quy định rất đầy đủ về tội phạm này, cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết, có nhiều điểm chúng ta có thể học tập như quy định về tên tội phạm, quy định về các hành vi phạm tội, quy định chi tiết về các tình tiết tăng nặng.

Trong khi đó, ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, hành vi truyền bá các vật phẩm khiêu dâm là hợp pháp. Tuy nhiên, ở các nước này có một tội phạm gần giống với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đó là tội khiêu dâm trẻ em, điểm khác biệt lớn nhất chính là đối tượng tác động của tội phạm là những vật phẩm có hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên hoặc đối tượng được truyền bá là trẻ vị thành niên. Qua việc trình bày quy định về tội này trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ, khóa luận đã cho thấy kỹ thuật lập pháp rất cao thể hiện ở cơ cấu, tính cụ thể của điều luật.

3. Về quy định của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS năm 1999, khóa luận đã hệ thống và trình bày chi tiết các vấn đề về tội phạm này.

Đầu tiên, đó là khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo quy định của BLHS năm 1999. Về khái niệm, bên cạnh việc trình bày khái niệm chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khóa luận đã chứng minh thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” tuy đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985, nhưng vẫn chưa bao quát được hết các loại vật phẩm phạm pháp, bởi lẽ hiện nay cũng như trong tương lai, các loại vật mang tính đồi trụy không còn chỉ là văn hóa phẩm mà bao gồm các loại vật phẩm khác nữa. Khóa luận cũng trình bày chi tiết các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này, đó là các dấu hiệu về khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Trong đó, với việc trình bày tầm quan trọng của văn hóa trong đường lối của Đảng và Nhà nước từ trước tới nay, cùng với sự gia tăng các loại tội phạm liên quan đến tình dục có nguyên nhân từ

các vật phẩm đồi trụy, khóa luận đã chứng tỏ việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là đúng đắn.

Tiếp theo, về đường lối xử lý tội phạm, khóa luận đã trình bày những quy định về các trường hợp phạm tội cụ thể theo từng khoản của Điều luật. Trong đó, các quy định về tình tiết định tội, tình tiết tăng nặng là số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hay gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tuy có được nêu ra nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

4. Về thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, số liệu cho thấy trong những năm vừa qua ngành tòa án đã có những cố gắng trong công tác xét xử, thể hiện ở việc nhiều vụ án tồn đọng từ năm trước đã được đưa ra giải quyết.

Về thực tiễn việc định tội danh, có thể thấy dù đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng do đặc thù là vật phẩm phạm pháp phải được giám định bởi cơ quan văn hóa, trong khi chính cơ quan này cũng chưa có văn bản chính thức quy định thế nào là vật phẩm đồi trụy, vì vậy, việc định tội danh còn gặp nhiều khó khăn.

Về thực tiễn việc quyết định hình phạt, bên cạnh việc cơ quan Tòa án các cấp đã có những nỗ lực trong việc xét xử đúng người, đúng tội, đưa ra hình phạt chính xác, thì do thiếu các văn bản quy định cụ thể về số lượng vật phạm pháp hay hậu quả của tội phạm, nên công tác này cũng còn nhiều vướng mắc. Thậm chí, còn dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa các tòa, làm cho công tác phòng chống tội phạm không được đảm bảo.

5. Về kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu những nội dung trên, khóa luận đã nêu ra 3 kiến nghị như sau:

- Thứ nhất, sửa đổi thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” thành “vật phẩm đồi trụy”, trên cơ sở “vật phẩm đồi trụy” bao quát được tất cả các đối tượng tác động, hơn nữa đây cũng là quy định phù hợp với pháp luật hình sự nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ.

- Thứ hai, kiến nghị các cơ quan văn hóa trong thời gian sớm nhất quy định thế nào là vật phẩm đồi trụy. Văn bản này sẽ giúp cho công tác xét xử được nhanh chóng, đảm bảo đúng người đúng tội. Mặt khác cũng có thể nghiên cứu học tập quy định về vấn đề này của BLHS Trung Quốc.

- Thứ ba, trên cơ sở những khó khăn trong việc quyết định hình phạt vì thiếu văn bản pháp luật quy định chi tiết về các tình tiết số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặc biệt lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm thống nhất cách tính và ban hành thông tư hướng dẫn.

Chúng tôi tin tưởng rằng với những sửa đổi theo hướng trên đây, quy định của BLHS về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sẽ trở thành cơ sở pháp lý phù hợp cho việc xử lý loại tội phạm này trong thực tiễn, nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.Những hậu quả về mặt xã hội mà tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy gây ra là rất lớn. Nó không chỉ xâm phạm đến truyền thống văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của ông cha ta, mà còn đang ngày ngày làm suy đồi đạo đức, lối sống của không ít các thanh thiếu niên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Nó cũng là nguyên nhân sâu xa của rất nhiều vụ án về tình dục với những nạn nhân với tuổi đời rất nhỏ, những nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng tâm lý suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy, việc đấu tranh với loại tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ của những cơ quan có thẩm quyền mà là của toàn xã hội.

Với mục đích nghiên cứu một cách toàn diện về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy dưới góc độ lý luận và thực tiễn, khoá luận đã trình bày một cách khái quát về lịch sử lập pháp, các quy định hiện hành, và thực tiễn xét xử loại tội phạm này. Em xin khái quát kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế của mình ở một số nội dung như sau:

1. Về mặt lịch sử lập pháp, khoá luận đã trình bày một cách khái quát những quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy từ giai đoạn trước khi BLHS 1999 có hiệu lực cho đến hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu trích dẫn, khoá luận đã có những phân tích, đánh giá dưới góc độ nghiên cứu luật hình sự hiện đại, qua đó tổng kết và rút ra những kết luận chung về sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật qua từng thời kỳ.

2. Về các quy định của BLHS hiện hành, cụ thể tại Điều 253, khoá luận đã tập trung phân tích các yếu tố CTTP tội hiếp dâm, đường lối xử lý loại tội phạm này. Với từng yếu tố, khoá luận đã tập trung phân tích chi tiết, có ví dụ minh hoạ

và có sự tham khảo các ý kiến của những nhà nghiên cứu luật hình sự. Qua đó thấy rằng quy định của BLHS tuy đã khoa học, chi tiết hơn những vẫn còn nhiều thiếu sót khiến cho công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này hiệu quả chưa cao.

3. Về thực tiễn, qua thu thập và phân tích các bản án cùng các vụ án trên internet trong thời gian vừa qua, khoá luận đã có những đánh giá và tìm hiểu về thực

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 62)