Thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 62)

4. Cơ cấu của khóa luận

3.1. Thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi, ngoài việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 253 BLHS năm 1999, chúng ta cần phải xem xét, phân tích thực tiễn xứ lý tội phạm này, nhất là trong những năm gần đây.

Đầu tiên, có thể thấy, số lượng vụ án cũng như số bị cáo được đưa ra xét xử của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là không nhiều. Tuy nhiên, cần chú ý tới đặc thù là xâm hại đến truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta, đặc biệt là làm suy đồi đạo đức một số lượng đáng kể thanh thiếu niên, nguyên nhân dẫn tới những tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội như tội hiếp dâm cũng như các tội xâm hại tình dục khác. Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa không chỉ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này mà cả với những tội phạm hình sự khác nữa.

Tình hình các vụ án truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được thụ lý xét xử trong những năm gần đây có sự diễn biến khá ổn định. Dựa vào số lượng vụ án truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã xét xử, tính chất và quy mô của loại tội phạm này được xét xử trong thời gian vừa qua (số liệu từ năm 2004 đến 2008 của Cục thống kê tội phạm – Viện kiểm sát nhân dân tối cao), chúng ta có thể thấy số vụ và bị cáo được xét xử đang có xu hướng giảm theo từng năm.

Bảng. Thống kê số vụ án và số bị cáo tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được khởi tố, truy tố, xét xử hình sự sơ thẩm trên phạm vi toàn quốc.

NĂM

KHỞI TỐ TRUY TỐ ĐÃ XÉT XỬ SƠ THẨM

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2005 265 336 243 309 227 295

2006 240 294 245 311 248 309

2007 154 170 156 181 159 189

2008 99 117 111 128 120 139

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Từ bảng số liệu nêu trên, chúng ta có tỷ lệ số vụ xét xử sơ thẩm so với số vụ được khởi tố trong 5 năm qua như sau: năm 2004 là 87,3%; năm 2005 là 85,7%; năm 2006 là 103,3%; năm 2007 là 103,2%; năm 2008 là 121,2%. Có thể thấy, tỷ lệ số vụ đã xét xử sơ thẩm là rất cao, đặc biệt việc từ năm 2006 số tỷ lệ này trên 100% chứng tỏ nhiều vụ án tồn động từ năm trước đã được đưa ra giải quyết. Điều này chứng tỏ Toà án các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục những khó khăn, tồn tại do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, cũng như tính nhạy cảm của loại tội phạm này để đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, chất lượng xét xử được nâng cao, hạn chế nhiều sai sót, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Biểu đồ. Số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được khởi tố, truy tố vàvà số bị cáo tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được xét xử hình sự sơ thẩm trên phạm vi toàn quốc.

Từ những số liệu nêu trên, chúng ta có tỷ lệ số vụ xét xử sơ thẩm so với số vụ được khởi tố trong 5 năm qua như sau: năm 2004 là 87,3%; năm 2005 là 85,7%; năm 2006 là 103,3%; năm 2007 là 103,2%; năm 2008 là 121,2%. Có thể thấy, tỷ lệ số vụ đã xét xử sơ thẩm là rất cao, đặc biệt việc từ năm 2006 tỷ lệ này là trên 100% chứng tỏ nhiều vụ án tồn đọng từ năm trước đã được đưa ra giải quyết. Điều này chứng tỏ Toà án các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục những khó khăn, tồn tại do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, cũng như tính nhạy cảm của loại tội phạm này để đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, chất lượng xét xử được nâng cao, hạn chế nhiều sai sót, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Nhìn vào bảng thống kê và sơ đồ nêu trên, chúng ta có thể thấy số vụ truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã có xu hướng giảm, đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2008 tỷ lệ giảm là tương đối lớn (từ 248 vụ còn 120 vụ, giảm 51,6%), có nhiều năm có xu hướng tăng trở lại so với năm trước như năm 2005, 2006 đã tăng từ 227 vụ đến 248 vụ, nhưng nhìn chung xu hướng vẫn là giảm, tính từ năm 2004 đến 2008 tỷ lệ giảm là 46,9%.

23.21.1. Về việc định tội

Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện[xviii].thực hiện [17, tr 9].

Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự. Bởi lẽ, để đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự, việc xét xử được đúng người đúng tội, thì định tội danh đúng chính là yếu tố then chốt đầu tiên. Nếu như công tác này không được thực hiện tốt, sẽ dẫn đến việc xét xử oan sai, nguy hiểm hơn là có thể bỏ lọt tội phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống tội phạm. Do đó, vai trò của định tội danh là hết sức quan trọng. Định tội danh đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần thiết đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, người áp dụng sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì thế, định tội danh được xem là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng đắn, góp phần mang lại hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Trong trường hợp định tội danh không chính xác sẽ dẫn đến kết án sai, không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án, xử lý oan người vô tội, để lọt tội phạm, xử nhẹ hoặc nặng hơn so với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc xử lý hình sự thiếu chính xác như thế sẽ xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính vì vậy, việc định tội danh đúng sẽ là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình xét xử được đúng đắn, chính xác, đảm bảo cho các quy định của BLHS thực sự đi vào thực tiễn, góp phần hiệu quả cho việc truy cứu TNHS đúng người, đúng tội.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, dù có sự cố gắng, nỗ lực từ phía những người tiến hành tố tụng hình sự, cũng như từ công tác tổng kết rút kinh

nghiệm của ngành tòa án,do nhưng do những quy định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tương đối rõ ràng về các dấu hiệu khách thể, mặt khách quan, chủ thế, mặt chủ quan. Tuy còn thiếu, nhất là những văn bản hướng dẫn cụ thể một số tình tiết định tội, nên công tác định tội danh còn gặp nhiều khó khăn. nhiều khó khăn do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng từ nỗ lực từ những người tiến hành tố tụng hình sự, cũng như công tác tổng kết rút kinh nghiệm của ngành tòa án, nên việc định tội danh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng chính xác, áp dụng đúng các quy định của BLHS vào các tình tiết phạm tội trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: 11h ngày 03-/07-/2003 cảnh sát kinh tế Hà Nội phát hiện Nguyễn Văn Thành đang vận chuyển 1.600 đĩa VCD không dán tem của Bộ Văn hóa để giao cho Vũ Thị Tuyết Nhung ở cửa hàng 23C Trần Cao Vân, Hà Nội. Số đĩa trên được in sao tại ngõ 132 phố Lê Thanh Nghị do Vũ Ngọc Lâm làm chủ.

Khám nơi kinh doanh của Nhung thu được 23.200 đĩa VCD, DVD, 950 đĩa trắng, nhãn, mác và 9.100.000 đồng khám nơi ở của Nhung còn thi giữ 9118 đĩa VCD và DVD, 3740 đĩa trắng đều không dán tem.

Giám định số đĩa thu của Nhung, ngoài nội dung phim chưởng bộ, xã hội đen, găng xtơ, hoạt hình thì có 314 đĩa VCD thu tại cửa hàng 23C Trần Cao Vân có nội dung phim truyện mô tả rõ nét hình ảnh khỏa thân, hành động tình dục mang tính khiêu dâm đồi trụy. Bản kết luận của Hội đồng giám định văn hóa thành phố Hà Nội số 36 ngày 09-/07-/2003 kết luận là đĩa đồi trụy cấm lưu hành.

Ngày 20-/08-/2004 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ điểm a khoản 3 Điều 253; điểm p, g khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46; Điều 42; Điều 47; Điều 41; Điều 60 BLHS, xử phạt Vũ Thị Tuyết Nhung 36 tháng tù về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” nhưng cho hưởng án treo, thử thách 48 tháng kể từ ngày tuyên án[]xix.tuyên án [1].

Từ ví dụ trên, ta có thể thấy để xác định được đúng tội danh, có một công tác rất quan trọng là việc giám định số vật phẩm thu được có phải là vật phẩm đồi trụy hay không, việc này phải được thực hiện bởi cơ quan văn hóa cụ thể trong ví dụ là Hội đồng giám định văn hóa thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có một

thực tế là quan điểm, khái niệm đối với vật phẩm có nội dung đồi trụy. Sự khoả thân, hở hang như thế nào thì bị coi là trái đạo đức, thuần phong mỹ tục? Thế nào bị coi là đồi trụy? Ngay từ phía các cơ quan chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật cũng chưa có văn bản quy định chính xác, cụ thể.

Vì vậy, trong hoạt động xét xử không tránh khỏi lúng túng trước các thuật ngữ “khiêu dâm”, “kích dục” và “đồi trụy”. Liệu tính chất khiêu dâm, kích dục có khác với tính chất đồi trụy hay không? Hay trong nội dung đồi trụy đã bao hàm cả nội dung khiêu dâm, kích dục? Liệu các hành vi truyền bá vật phẩm mang nội dung khiêu dâm, kích dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa? Trong các văn hoá phẩm có các hình ảnh nam, nữ hở thân, khoả thân, thì hở thân và khoả thân như thế nào, đến mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hình sự.

Nghị đính số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số hiều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm có giải thích:

- "Đồi trụy" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- "Khiêu dâm" quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

Nhưng những giải thích trên đây không phải là dành cho việc giải quyết tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vì thế để có thể hoàn thiện công tác định tội danh, trong thời gian tới cần có văn bản quy định cụ thể thế nào là những vật phẩm đồi trụy. Không chỉ góp phần nâng cao công tác xét xử, quy định rõ ràng giúp mọi người nhận thức được đâu là vật phẩm đồi trụy, đâu không phải vật phẩm đồi trụy, có ý nghĩa trong việc đấu tranh tố giác tội phạm cũng như ngăn ngừa tội phạm.

23.21.2. Về việc quyết định hình phạt

Định tội danh đúng là điều kiện cần trong việc truy cứu chính xác trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Tuy nhiên, để có được biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, Tòa án cần xem xét

các hành vi khách quan, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cùng với các yếu tố khác để đưa ra hình phạt chính xác. là một phần quan trọng để truy cứu TNHS đúng đắn, tuy nhiên, sau khi định tội danh, cần có sự nghiên cứu xem xét một cách cụ thể chi tiết hơn về các hành vi khách quan, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, và các yếu tố khác để có một bản án thực sự hoàn thiện, xét xử đúng người đúng tội. Quyết định hình phạt chính là việc toà án cân nhắc các tình tiết để định ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. “Nội dung của quyết định hình phạt có thể là miễn TNHS trách nhiệm hình sự hoặc có thể là miễn hình phạt hoặc nếu Toà án quyết định áp dụng hình phạt thì quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để tuyên cho bị cáo” [17, tr 63]. Đó là nội dung quyết định hình phạt - điều kiện đủ để bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự thực sự mang ý nghĩa. Từ đó, tạo cơ sở cho việc thực thi BLHS được hiệu quả, quy định của bộ luật thực sự đi vào thực tiễn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Với vai trò quan trọng đó của việc quyết định hình phạt, cơ quan Tòa án có thẩm quyền phải xem xét một cách toàn diện, khách quan và khoa học tất cả các yếu tố, tình tiết liên quan đến vụ án, để đưa ra quyết định hình phạt đúng đắn. Quyết định này phải bảo đảm mục đích của hình phạt là trừng trị, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm.

Như vậy, chỉ khi quyết định hình phạt đúng thì việc truy cứu TNHS, định tội danh mới thực sự mang lại ý nghĩa. Quyết định hình phạt đúng không chỉ là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt, nâng cao hiệu quả của hình phạt mà còn góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng của quyết định hình phạt, nên trong những năm vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng khi xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy luôn có sự cẩn trọng, xem xét kỹ các tình tiết phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, đặc điểm nhân thân và các yếu tố khác để đảm bảo việc quyết định hình phạt luôn đúng đắn, dựa trên những cơ sở khách quan và khoa học. Hình phạt được áp dụng luôn đảm bảo được mục đích là vừa trừng trị, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa.

Ví dụ: Chấp nhận kháng nghị của VKSND TP HCM Hồ Chí Minh tăng mức án từ 18 tháng tù lên 24 tháng đối với Lam Yiu Fai (sinh năm 1959, quốc tịch Hà Lan) về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đó là quyết định của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP Hồ Chí Minh hôm nay.

Đầu năm 2002, Lam Yiu Fai vào Việt Nam góp vốn kinh doanh nhà hàng Hào Môn tại 179 Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP Hồ

Chí Minh. Fai thuê căn nhà số 214/18/4A Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, để ở và cũng sử dụng làm nơi hẹn hò nhiều cô gái Việt Nam đến "vui vẻ" rồi chụp hình khỏa thân và quay phim.

Đêm 11/08/2003, Fai lại hẹn 4 cô gái đến nhà chơi. Fai yêu cầu các cô thay đồ ngủ và dùng máy tính cá nhân chiếu phim tắm khỏa thân và cảnh các cô này đang làm tình quay trước đó cho họ xem. Trong lúc xem phim, Fai cho mỗi

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 62)