1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc

67 1,7K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 768 KB

Nội dung

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sựchuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngàycàng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thếgiới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nướctrên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt

Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản ViệtNam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế Đất nước ta từ một nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lốiđổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao củacông cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và

cơ sở vật chất Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO thìđối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm dần do vậycác doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm ra con đuờng kinhdoanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình

Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộchuyện Chưprông - tỉnh Gia lai Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công nghiệpcao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh vớichức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su Trong điều kiện sản xuất và kinhdoanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tìm mọi biệnpháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất Điều này chỉ thực hiện được trên cơ

sở phân tích kinh doanh Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽgiúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tạihay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng tạo lợi nhuận của chúng trong quátrình hoạt động, qua đó xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp

sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực của công ty

Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệuquả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với những

đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI”.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 2

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cao su nói chung và của Công ty cao suChưprông nói riêng, tìm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế và tìm hiểu nhữngnguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp cao su

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông

- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công

ty trong thời gian tới

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Cây cao su kinh doanh tại công ty cao su Chưprông – Gia Lai.

- Quá trình hoạt động sản xuất - tiêu thụ của công ty cao su Chưprông

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Nội dung

- Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty

- Phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty

- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công

ty trong thời gian tới

1.4.2 Địa điểm thực tập

Tại công ty cao su Chưprông – huyện Chưprông – tỉnh Gia Lai

1.4.3 Thời gian thực hiện đề tài

Nghiên cứu số liệu công ty trong 3 năm: 2005 – 2006 – 2007

Thời gian thực tập : Ba tháng 4/2008 – 6/2008

1.4.4 Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ tập trung vào đối tượng là cao su kinh doanh của công ty cao suChưprông – Gia Lai

Trang 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về cây cao su

2.1.1.1 Vai trò, vị trí của sản xuất cao su.

để tạo rừng che phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn và giữ màu mỡ cho đất

Cây cao su được coi là một nguồn nguyên liệu công nghiệp quan trọng, có tínhchất chiến lược mà mọi nước trên thế giới đều cần

Cây cao su hiện nay được đánh giá là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được xếpvào hàng thứ ba, sau nông sản chính là lúa và cà phê, hàng năm đóng góp một nguồnngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước

* Tác dụng đối với môi trường sinh thái

Trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống đồi trọc, cây cao su khi trồng vớidiện tích lớn còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môitrường mặt đất

Ngoài ra do chu kỳ sống của cây cao su dài cho nên việc bảo vệ môi trường sinhthái được bền vững trong một thời gian dài

Kết quả theo dõi cho thấy, trên các loại đất tái canh cây cao su, nếu trong chu kỳkhai thác trước vườn cao su được chăm sóc thích hợp thì độ phì của đất hầu như đượcđảm bảo như tình trạng trước khi trồng cao su

Ngoài ra cây cao su còn có thể sử dụng như một dạng cây rừng mà sản phẩm chủyếu là gỗ cao su có giá trị kinh tế cao

Trang 4

* Tác dụng đối với xã hội

Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khálớn (bình quân 1 lao động cho 2,5-3,5 ha) và ổn định lâu dài suốt 25 – 30 năm cho nêntrên các diện tích trồng cao su với quy mô trung bình đến lớn, một số lượng công nhân

ổn định sẽ được giao công việc thường xuyên và ổn định trong thời gian dài

Phát triển các doanh nghiệp cao su còn có tác dụng xây dựng cơ sở hạ tầng:đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học, khu giải trí…, tham gia phân bố dân cưhợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, thu hút lao động cho các vùng trung du, miềnnúi, vùng định cư của các dân tộc ít người, góp phần bảo vệ an ninh phòng tại cácvùng biên giới

2.1.1 2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su.

Cây cao su được du nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 do bác sĩ Yersintrồng tại Nha Trang, lúc đầu chưa nhiều Sau ngày thống nhất đất nước, nhà nước tarất coi trọng phát triển cây cao su, trồng cao su trở thành một trong những ngành mũinhọn của nền kinh tế quốc dân Vùng trồng cao su chủ yếu là miền Đông Nam Bộ (cáctỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước…), chiếm tới gần 80% diện tíchcao su cả nước, sau đó là vùng Tây Nguyên (DakLak, Gia Lai, Dak Nông, Kontum),một số ít ở vùng Vĩnh Linh (Quảng Trị), Nghệ An…

Cây cao su thích hợp với những vùng mưa nhiều 2000 – 3000mm/năm Khôngkén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất, song cao su thích hợp với vùng đất đỏ Bazan

và đất xám Đông Nam Bộ Cây cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo, yêucầu khí hậu nóng và ẩm Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 – 30oC, về độ ẩm khôngkhí cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên

Trung bình sau khi trồng 5 – 7 năm thì bắt đầu khai thác mủ Mỗi ha trồng 400 –

500 cây, mỗi năm cho 1 – 2 tấn mủ khô và có thể khai thác liên tục 20 – 30 năm, sau

đó có thể cho 100 – 150 m3 gỗ tròn  2

2.1.2 Cơ sở lý luận về phân tích sản xuất kinh doanh

2.1.2.1 Phân tích sản xuất kinh doanh

Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kếtquả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệuhạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thíchhợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt

Trang 5

động kinh doanh,nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp  1

Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên cáctài liệu, các báo cáo “biết nói” để những người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu,tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Công tác hạch toán là sự ghi chép, phản ánh hoạt động kinh doanh bằng các con

số, trên các tài liệu của hạch toán kế toán cũng như hạch toán thống kê chưa thể nóilên điều gì trong hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào cáctài liệu của hạch toán, nghiên cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét trên cơ sở nhậnxét đúng đắn thì mới có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến đúng đắn Như vậy, nếukhông có phân tích hoạt động kinh doanh thì các tài liệu của hạch toán kế toán và hạchtoán thống kê sẽ trở nên vô nghĩa, bởi vì tự bản thân chúng không thể phán xét đượctình hình và kết quả của các hoạt động trong kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu cósẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê, mà cần phải đi sâu vào xem xét, nghiên cứucấu trúc của tài liệu, tính ra các chỉ tiêu cần thiết và cần phải biết vận dụng cùng lúcnhiều phương pháp thích hợp, để đánh giá đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra các kết luậnđúng đắn thì tài liệu thông qua phân tích mới có tính thuyết phục cao

Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý để đưa rakết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạtđộng kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúngđắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh

2.1.2 2 Sản xuất

* Khái niệm

Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn vật chất

và tài chính thành của cải và dịch vụ Những của cải và dịch vụ này phải phù hợp vớinhu cầu của thị trường Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thực hiện trong nhữngđiều kiện có hiệu quả nhất 10

Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, khôngphải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó Theo nghĩa rộng hoạt độngsản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và cả khâu tiêuthụ sản phẩm…10

Trang 6

* Những vấn đề chung về tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp

a Khái niệm:

Yếu tố sản xuất của doanh nghiệp nông nghiệp là những đầu vào quan trọng đểdoanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm Yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp nôngnghiệp bao gồm : đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động, trình độ và nghệ thuật quảnlý…, các yếu tố này tác động lẫn nhau và không thể tách biệt trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giátrị của các yếu tố đầu vào tính theo giá thị trường tạo thành chi phí sản xuất, vì vậy cácdoanh nghiệp nông nghiệp cần phải hạch tóan, xác định và lựa chọn đầu vào tối ưu đểtối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và phải chú ý đến giá cả, chấtlượng các yếu tố sản xuất 11

b Ý nghĩa tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất

- Đáp ứng nhu cầu các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp về chủng loại, số lượng,chất lượng với giá cả hợp lý và kịp thời

- Là điều kiện quyết định đảm bảo tính tự chủ, ổn định trong kinh doanh củadoanh nghiệp nông nghiệp

- Có tác động rõ rệt và cụ thể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đếnchất lượng đầu ra

- Góp phần trả lời câu hỏi “ Sản xuất như thế nào ?” để có hiệu quả cao trongkinh doanh nông nghiệp

2.1.2.3 Tiêu thụ

a.Khái niệm

Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp Sản phẩmhàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng.Trongnền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết khôngphải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 11

Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trình tái sảnxuất Giá trị sản phẩm được thực hiện thông qua việc tiêu thụ Phân phối thể hiện cácmối quan hệ lợi ích và bảo đảm thực hiện quá trình tái sản xuất Thực hiện tốt việc tiêu

Trang 7

xuất Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc phân phối, nghĩa là bù đắpcác chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng  4

Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của doanhnghiệp theo sơ đồ sau:

b.Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Nhóm nhân tố thị trường: Mục tiêu trên hết của các doanh nghiệp là lợi nhuận.Vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì điều tất yếu là sản phẩm phải được tiêu thụnhanh chóng và kịp thời Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệpphải lựa chọn, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm trả lời được các câu hỏi: thị trườngđang cần sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêuthụ sản phẩm này? Hiện trạng vấn đề cung cấp sản phẩm đó ra sao? Chính vì vậy,việc tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu thông hàng hóa từ người sảnxuất đến người tiêu dùng mà tiêu thụ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường, thịtrường quyết định đến thời gian tiêu thụ, số lượng sản phẩm, doanh thu Đặc biệt trongthị trường cạnh tranh hiện nay, càng đòi hỏi các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường,xác định chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp Và hơn thế nữa, các doanh nghiệpphải nắm bắt được quy luật vận động của thị trường mà mình phục vụ, từ đó đưa rađược những phương sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất mở rộng thị trường và pháttriển thị phần vững mạnh.Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường:

+ Nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm

+ Cung sản phẩm, phải tìm hiểu, nắm bắt các đối thủ cạnh tranh Sản phẩm nôngnghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng tiêudùng Khi số lượng cung tăng lên làm cho cầu giảm xuống và ngược lại Để tổ chức tốtviệc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh củamình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng

+ Giá cả: là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nềnkinh tế thị trường Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơncung và ngược lại Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệt lưu ý: hệ số co giãn giá của

Giá trị sản phẩm được thực hiện

Trang 8

cầu, hệ số co giãn chéo của mức cầu, hệ số co giãn thu nhập của mức cầu, tỷ giá, chỉ

số giá cả Ngoài ra khi xem xét cầu sản phẩm cũng cần phải tính đến những thị hiếu,tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân

- Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

- Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý:

+ Chính sách nhiều thành phần kinh tế

+ Chính sách tiêu dùng

+ Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

+ Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ

- Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ

c Kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng :+ Tiêu thụ trực tiếp:

+ Tiêu thụ gián tiếp:

Người tiêu dùng

Môi giớiDoanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất

Bán buôn

Bán lẻ

Người tiêu dùng

Trang 9

+ Xuất khẩu trực tiếp:

+ Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác):

d Thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Khái niệm: Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa mộtbên là những người bán và một bên là những người mua, là sự kết hợp giữa cung vàcầu trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh Hoạt động cơbản của thị trường được biểu hiện qua 2 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết vớinhau đó là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cung ứng về hàng hóa, dịch vụ  7

- Vai trò: Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Nắm bắt được thị trường, nghiên cứu được đầy đủ và dự báo chính xác thịtrường tiêu thụ sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược đúng đắn tronghoạt động sản xuất kinh doanh của mình Hiểu được phạm vi và quy mô của việc thựchiện cung cầu dưới hình thức mua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cho thấy rõthị trường còn là nơi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giá trị của hàng hóa, dịch vụ

Do vậy mọi yếu tố trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụđều phải tham gia vào thị trường Để sản xuất ra sản phẩm thì điều tất yếu mà doanhnghiệp phải quan tâm đó là nhu cầu thị trường, thị trường là cơ sở để quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh diễn ra Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả haykhông đó là do việc nghiên cứu thị trường, hay nói cách khác là nếu như thị trườngchưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu sự quan sát và tìm tòi dẫn đến hiệu quả tiêu thụkhông cao, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả

e Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp nông nghiệp

- Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất vùng và khu vực

Doanh nghiệp Người nhập khẩu Thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp Công ty XNK

trong nước

Công tynhập khẩu

Thị trường tiêu thụ

Trang 10

- Tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp có tác dụng mạnh đến cung – cầucủa thị trường và giá cả nông sản.

- Sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ để bán hoàn toàn mà còn để tiêu dùngnội bộ với tư cách là tư liệu sản xuất

2.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tàichính và các hoạt động khác của đơn vị sản xuất Để hiểu rõ kết quả trong hoạt độngsản xuất kinh doanh ta tìm hiểu các khái niệm sau

a Giá thành

Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) là khoản chi phí bỏ ra đểchế tạo thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp(NVL), chi phí về nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (SXC) đã phân bổ chosản phẩm, chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung của doanhnghiệp phân bổ cho sản phẩm 10

b Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định Đó chính là đối tượng phân phối chủ yếu củađơn vị nhằm bù đắp mọi chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích lập các quỹcủa đơn vị Xét một cách tổng quát, doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó bao gồm toàn bộ sốtiền bán hàng, trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ 10

Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là :

1

Trong đó:

D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp

Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh.

c Chi phí

- Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanhvới mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh

Trang 11

nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu và lợinhuận Tuy nhiên chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và việcphân loại chi phí như vậy không nhằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị doanhnghiệp 10.

d Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm thặng

dư do kết quả của công nhân mang lại 10

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanhnghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư,tài sản cố định… Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khíchngười lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

2.1.2.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Khái niệm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánhtrình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp Đây là một vấn đề hết sứcphức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động… 6

- Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đượcxác định bằng công thức:

Kết quả đầu raHiệu quả kinh doanh =

Chi phí đầu vào

2.1.2.6 Phân tích điểm hòa vốn

- Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt độngkinh doanh Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán

để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanhthu không mang lại lợi nhuận  5 Tuy nhiên không một công ty nào hoạt động màkhông muốn công ty mình mang lại lợi nhuận Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vaitrò là điểm khởi đầu để xác định số sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốnnhằm lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Trang 12

- Khái niệm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng vớitổng chi phí hoặc số dư định phí sản xuất kinh doanh Tại điểm này doanh nghiệpkhông có lãi mà cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn  5

- Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn:

+ Sản lượng hòa vốn: Là khối lượng sản phẩm hàng hóa (biểu hiện bằng hiệnvật) sản xuất và tiêu thụ có thể bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định ( thường là 1 năm) 7

+ Doanh thu hòa vốn: là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn, là tích của sảnlượng hòa vốn nhân với giá bán

+ Thời gian hòa vốn: Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong

1 kỳ kinh doanh ( thường là 1 năm)

+ Doanh thu an toàn: Doanh thu an toàn còn gọi là số dư an toàn, được xác địnhnhư phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn  5

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanhthu hòa vốn Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su một số nước trên thế giới

Thị trường cao su thế giới năm 2007 khá cân đối giữa cung và cầu Nhu cầu cao

su khá mạnh Khách hàng Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầuhết chỉ mua ít, mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít,bởi giá cao Trong khi đó ở nhiều thời điểm người bán không thể ký hợp đồng bán bởi

lo ngại không đảm bảo được nguồn cung Bên cạnh Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹcũng tìm mua cao su SIR20, còn các hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới tìm kiếmhàng để làm đầy kho dự trữ hiện đang còn rất ít của mình Trung Quốc – nước tiêu thụcao su lớn nhất thế giới – đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng10/2007, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2006

Ước tính tiêu thụ cao su thế giới tăng tới 9,7 triệu tấn năm 2007, tức là tăngkhoảng 4% so với năm 2006 Kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo các ngành hàng đều phát

Trang 13

cung sẽ trở thành vấn đề khó giải quyết Cao su tổng hợp vẫn đắt vì nó được sản xuất

từ dầu thô

Về nguồn cung, sản lượng cao su thế giới năm 2006 đạt 9,7 triệu tấn, song sảnlượng năm 2007 vẫn chỉ ở mức đó Sản lượng của Thái Lan, nước sản xuất cao su lớnnhất thế giới, có thể giảm 1,5 % xuống khoảng 3 triệu tấn trong năm 2007 do mưanhiều làm gián đoạn việc thu hoạch mủ Sản lượng cao su Thái Lan còn bị ảnh hưởngbởi tình trạng bạo lực ở các tỉnh miền Nam Thái Lan, nơi chiếm khoảng 10% sảnlượng cao su quốc gia Năm 2007, nguồn cung ở Indonesia khả quan hơn cả so với 2nước kia, cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hàng Song nhiều lúc cácnhà xuất khẩu Indonesia cũng bất lực vì không có hàng để bán

Nhu cầu cao su ở Trung Quốc và Ấn độ đang bùng nổ Nền kinh tế Ấn độ đã tăngtrưởng trung bình 8,6 % mỗi năm trong 4 năm qua Diện tích và sản lượng cao su củanước này tăng liên lục, song vẫn phải nhập khẩu từ Đông Nam Á mới đủ đáp ứng nhucầu Trong khi đó ở Trung Quốc, kinh tế bùng nổ đang hỗ trợ giá cao su phục hồi vànhu cầu tăng Ngành lốp xe chiếm khoảng 60% tổng tiêu thụ cao su của nước này Cómối quan hệ rất chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nội địa Là nước tiêu thụcao su lớn nhất thế giới, nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2007 ướcđạt 1,8 triệu tấn, tăng so với 1,6 triệu tấn năm 2006, để làm nguyên liệu sản xuất mọithứ, từ lốp xe tới giày thể thao Tiêu thụ cao su của Trung Quốc năm 2007 ước tăngkhoảng 12% so với 2,1 triệu tấn năm 2006 Trung Quốc đang nổi lên thành nước xuấtkhẩu xe hơi lớn và sản lượng lốp xe đã tăng trên 20% mỗi năm trong mấy năm qua.Năm 2006, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn thứ 2thế giới, lượng tiêu thụ ô tô đạt 7,2 triệu chiếc, còn sản lượng đạt 7,3 triệu chiếc, từnăm 2007 đến 2010, dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc sẽ tăngkhoảng 7 – 10% mỗi năm

Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2008 sẽ tiếp tục khả quan bởi 3 yếu tố:giá dầu mỏ cao, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh và nguồn dự trữ ở cảcác nước sản xuất và các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng sản xuất lốp xe, đều eo hẹp, dogiá quá cao vào năm 2007 khiến cho người mua không dám mua nhiều nên không củng

cố được kho dự trữ Tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới năm 2008 sẽ đạt khoảng 10,1triệu tấn, trong khi đó sản lượng chỉ khoảng 9,7 – 9,8 triệu tấn

Trang 14

Việc trồng mới cao su ở một số nước bị hoãn lại do thời tiết thất thường, hạn chế vềđất trồng, nguồn nhân lực lao động cũng hạn chế, chi phí tiền lương cao về tình trạng anninh bất ổn…dường như lợi cho việc tăng sản lượng vào năm 2008 Nước sản xuất cao sulớn thứ 2 thế giới, Indonesia có thể chỉ duy trì mức sản xuất 2,8 triệu tấn của năm 2007vào năm 2008 do những thay đổi thời tiết và năng suất thấp Hiện vẫn chưa rõ sản lượngcủa Thái Lan năm 2008 sẽ thư thế nào, vì điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết.

Nguồn cung cao su thiên nhiên dự báo sẽ còn khan hiếm ít nhất cho tới 2012.Một số nhà phân tích dự báo giá cao su sẽ tăng khoảng 18% trong năm 2008, lên3USD/kg so với khoảng 2,5USD/kg (cao su RSS3 của Thái Lan – loại dùng tham khảocho giá cao su physical) hiện nay 12

Bảng 2.1: Giá cao su physical, U.S cent/kg, FOB:

2.2.1.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của Việt Nam

Tính đến năm 2007, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam(1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907) Diện tích cây cao su

đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920 đãtăng lên đến 480.200 ha trên cả nước, cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt 468.600tấn Theo thống kê ta có tình hình hình diện tích và năng suất cao su của cả nước năm

2007 như sau:

Bảng 2.2 : Tình hình diện tích, năng suất cao su Việt Nam năm 2007

Vùng Lãnh thổ Diện tích (ha) Năng suất mủ nước

Trang 15

2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha và sản lượng ước đạt 750.000 –800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,5 – 1,6 tỷ USD.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan,Indonesia và Malaysia Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2007 đạt khoảng

720 ngàn tấn với trị trá 1,4 tỷ USD

Trong năm 2007 cao su khối SVR3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỷ trọng caonhất, chiếm 42,78% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước đạt 308,58 ngàn tấn với trịgiá trên 641 triệu USD/T, tăng 11,72% về lượng và tăng 18,83% về trị giá so với năm

2006 Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.078USD/T, tăng 6,35% so với giá xuất khẩutrung bình năm ngoái Đáng chú ý, giá xuất khẩu trung bình cao su khối SVR3L năm

2007 sang thị trường Malaysia lại giảm 2% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006xuống còn 2.066 USD/T

Ngoài ra lượng xuất khẩu một số loại cao su khác cũng tăng như: SVR10 tăng6,48% về lượng và tăng 14,11% về trị giá so với năm trước đạt trên 116 ngàn tấn vớitrị giá 224 triệu USD, lượng xuất khẩu cao su CSR 10 tăng 19,62%; CSRL tăng18,41%; SVR5 tăng 23,48%

Tuy nhiên, xuất khẩu một số loại cao su khác lại giảm như: mủ cao su Latexgiảm 2,93% về lượng, tăng 1,19% về trị giá so với năm 2006; SVRCV 60 cũng giảm7,05 về lượng và giảm 1,61% về trị giá…

Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới vớithị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếptheo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ…Tuy nhiên có một thực tế làxuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chưađược xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tựnhiên ở dạng nguyên thủy, lý do là mặc dù cũng được quan tâm đầu tư trong mấy nămgần đây, nhưng hình thức gia công quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất cũng chưa thực

sự đạt như mong muốn Vì vậy, những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao

su ly tâm, SVR 10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít, trong khi các loại SVR3L giá thấp,thị trường trên thế giới cần ít, ngoài Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu nhiều nên ViệtNam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này

Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trênthị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác Theo khuyến cáocủa Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường

Trang 16

Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩusang các thị trường khác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 có mức tăngtrưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su SVR tăng tới 165USD/T, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/T, tiếp theo mới là Trung Quốc khoảng trên

70 USD/T, Nhật Bản tăng 64 USD/T…12

2.2.2 Tình hình sản xuất- tiêu thụ cao su tại Tây Nguyên

Tây nguyên hiện là khu vực được đánh giá là có khả năng phát triển diện tíchcây cao su lớn thứ hai của cả nước (sau Đông Nam Bộ) với 390.000 ha đất nằm trongvùng sinh thái phù hợp với cây cao su

Tổng diện tích cao su của Tây Nguyên năm 2006 là 109.000 ha, đạt sản lượngtrên 81.000 tấn, chiếm 22,7% về diện tích và 17,1% sản lượng của cả nước Năm

2007, tổng diện tích tăng 113.000 ha với năng suất 12 tấn/ ha chiếm 22,6% về diệntích so với cả nước

Trang 17

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cao su Chưprông

Tên giao dịch: Công ty cao su Chưprông

Đơn vị quản lý: Tổng công ty cao su Việt Nam

Tổng số CBNV: 2.210 người

Trụ sở chính: Xã IaDrăng – huyện Chưprông – Gia Lai

Công ty cao su Chưprông được thành lập sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũcán bộ, công nhân của công ty nguyên là cán bộ Nông trường Đồng Giao của tỉnh HàNam Ninh Ngay từ đầu đặt chân lên đây với 55 cán bộ và 3400 người từ tỉnh Hà Nam

đi xây dựng kinh tế mới, nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng kinh tế kết hợp với an ninhquốc phòng và phát triển kinh tế trong vùng Nông trường cao su Chưprông trước kianay là công ty cao su Chưprông nằm trên địa bàn 11 xã của huyện Chưprông , tỉnh GiaLai

Ngày 03/02/1977 Tỉnh Gia Lai thành lập nông trường quốc doanh cao suChưprông, lấy cây cao su làm chủ lực phát triển kinh tế Vì thiếu vốn đầu tư, thiếukinh nghiệm cho nên thời gian đầu công việc trồng và chăm sóc cây cao su còn gặp rấtnhiều khó khăn, vừa làm vừa học tập, hiệu quả đạt được chưa cao Được sự quan tâm,tạo điều kiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, huyện, ngày 26/05/1988 Nôngtrường cao su Chưprông chuyển giao về Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập đoàncông nghiệp cao su Việt Nam), được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tưđúng mức, cùng với sự thay đổi của đất nước với cơ chế mới, với sự sắp xếp lại cácdoanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388 của Chính phủ, Công ty cao su Chưprôngđược thành lập theo quyết định thành lập số 157/NNTCCB/QĐ ngày 04/03/1993 do

Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép thành lập (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn) với số vốn ngân sách khiêm tốn hơn 8 tỷ đồng Tínhđến nay với tài sản hơn 200 tỷ đồng gấp 30 lần khi thành lập lại

Qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển công ty đã đạt được nhữngthành tích đáng kể và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhất định Qua quá trìnhhình thành và phát triển với một thời gian không phải là dài, song với sự lãnh đạo hiệuquả của Ban lãnh đạo, sự đoàn kết nỗ lực của tập thể thế hệ cán bộ công nhân viên, sự

Trang 18

giúp đỡ, tin tưởng của cán bộ và nhân dân địa phương đã đưa công ty vững bước tiếnvào thế kỷ XXI Từng bước thực hiện việc hiện đại hóa quy trình công nghệ, theo tiến

độ cho sản phẩm của vườn cây cao su nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện nay công ty đã có nhà máy sơ chế côngsuất chế biến là 3.500 tấn /năm Nhờ sức sáng tạo và năng động của đội ngũ cán bộcông nhân viên, công ty cao su Chưprông luôn coi khách hàng là bạn đồng hành, vì thế

đã tạo cho công ty một thị trường trong nước tương đối ổn định, và cũng đã thâm nhậpthị trường ngoài nước và được đánh giá cao như: Trung Quốc, Đông Âu….Mục tiêu

cơ bản của công ty theo phương châm “ Công nhân giàu, công ty mạnh”, vì thế đờisống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ngày càng đượcnâng cao, tạo được tâm lý ổn định, yêu nghề, yêu công ty và có trách nhiệm với côngviệc Đồng thời góp phần ổn định đời sống xã hội trong vùng, cải thiện môi trường,thực hiện chiến lược phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây cao su, giữ vững trật tự anninh quốc phòng trên địa bàn

3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty cao su Chưprông 3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:

Trang 19

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Quan hệ chức năng

BAN GIÁM ĐỐC

P Kế toán Tài vụ

P.Kế hoạch Vật tư

P Nông nghiệp

P.Tổ chức

Hành chính

Ban bảo vệ

NT Đoàn Kết

NT Thống Nhất

NT Suối Mơ

XN chế Biến Gỗ

NT Thanh bình

XN chế Biến Vận Tải

NT Hòa bình

Trang 20

3.1.2.2 Chức năng các bộ phận của công ty

+ Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty

+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc và trực tiếp quản lý, phụtrách công tác tài chính, an toàn lao động, hành chính, giải quyết công việc khi giámđốc đi vắng

+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, điều phối lao động mộtcách hợp lý và hiệu quả, đồng thời tiếp nhận xử lý các thông tin liên lạc

+ Phòng kế toán tài vụ: Theo dõi công tác tài chính toàn công ty từng tháng,quý, báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của công ty cho bangiám đốc để giải quyết

+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, dự trù mua báncác loại vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo tiến độ sản xuất

+ Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật vườn cây củacông ty, kiểm tra và theo dõi tay nghề của công nhân

+ Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ tài sản của công ty cũng như tìnhhình an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự

+ Các nông trường: Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho các tổ sản xuất và cácđội sản xuất

+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ và mủ cao su.+ Các Tổ, Đội: Có nhiệm vụ khai thác sản xuất theo kế hoạch của công ty

3.1.2.3 Tổ chức bộ máy công đoàn

Công đoàn là tổ chức được thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi chongười lao động, mọi quyền và nghĩa vụ của công nhân công ty được công đoànđứng ra bảo vệ trên nguyên tắc của luật pháp Quyền được khiếu nại hay giải quyếtcác nhu cầu chính đáng của người lao động do công đoàn đứng ra chỉ đạo và thựchiện Trong thời gian qua tổ chức công đoàn của công ty luôn phát triển vững mạnh

cả về chất và lượng thể hiện rõ ràng qua đời sống của người lao động ngày càngđược cải thiện và nâng cao, luôn thể hiện tính công bằng trong phân phối thành quảlao động của công ty tới tay người lao động

Trang 21

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ, phương hướng sản xuất của công ty cao su Chưprông.

3.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty cao su Chưprông là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp nhà nước, sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số

106394 với các chức năng chính là:

+ Khai hoang , trồng trọt, khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su, cà phê

+ Công nghiệp phân bón

+ Khai thác chế biến gỗ

+ Thương nghiệp buôn bán

Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: Công ty phải tuân thủ các quy định của phápluật về điều lệ tổ chức hoạt động do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phêduyệt cụ thể là:

+ Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ mà Tập đoàn công tygiao cho

+ Thực hiện nộp thuế theo luật định, nộp báo cáo thống kê theo pháp lệnh kếtoán thống kê, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo chế độ nhà nước quy định

+ Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ Lao động…tạocông ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộcông nhân viên trong toàn công ty, đồng thời giúp đồng bào dân tộc ít người địnhcanh, định cư, làm trung tâm hạt nhân hướng dẫn, đầu tư, kỹ thuật phát triển cao sunhân dân trong vùng

+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hộitrên địa bàn

+ Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà Tập đoàn công nghiệpcao su Việt Nam giao cho

3.1.3.2 Phương hướng sản xuất của công ty

Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 và những năm tới là: Công

ty phát triển bền vững, ổn định lâu dài, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh đangành, sản phẩm chủng loại linh hoạt; trong đó sản xuất, cung ứng nguyên liệu cao

Trang 22

su là cơ bản; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên,đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

+ Diện tích cao su đến năm 2010 là 800 ha và ổn định ở các năm sau

+ Năng suất bình quân năm 2010 là 1,8 tấn/ha

+ Áp dụng giống mới năng suất cao cho mủ và gỗ

+ Đầu tư mở rộng chế biến cao su nguyên liệu đa dạng chủng loại, chất lượngcao và ổn định Từ năm 2010 trở đi sản lượng khai thác cao su sẽ phù hợp với côngsuất chế biến và ổn định khoảng 9.000 tấn – 10.000 tấn/năm với chủng loại sảnphẩm là: SVRCV 50, SCRCV 60, SCRCV 10, SVRCV 20, CVR L, SVR 3L, SVR

5, SVR 10, SVR 20, mủ ly tâm

+ Đầu tư chế biến phân bón vi sinh 7.000 tấn/năm

+ Chế biến gỗ tinh chế: 9.000 m3/năm từ vườn cao su thanh lý

+ Đầu tư vào dự án thủy điện nhỏ ở địa phương

+ Tổng doanh thu hàng năm tăng 17%, đến năm 2010 là 430 tỷ đồng

+ Thường xuyên đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng, đặc biệt là

mủ cao su nguyên liệu

3.1.4 Một vài nét sơ lược về công ty cao su Chưprông.

3.1.4.1 Vị trí địa lý

Công ty cao su Chưprông đứng chân trên địa bàn huyện Chưprông, tỉnh GiaLai Chưprông là một huyện miền núi có vị trí chiến lược rất quan trọng về an ninhquốc phòng, giáp ranh với Campuchia về phía Tây, địa hình Công ty cao suChưprông tương đối phức tạp

+ Phía Đông giáp với huyện Chư Sê

+ Phía Tây giáp với huyện Đức Cơ, Công ty cao su Đức Cơ

+ Phía Nam giáp với xã IaPúch, IaPia thuộc huyện Chưprông

+ Phía Bắc giáp với nông trường chè Bàu Cạn thuộc huyện Chưprông

Công ty cao su Chưprông cách thành phố Pleiku 20 km, chiều dài từ Bắcxuống Nam là 25 km, từ Đông sang Tây là 26 km

Địa hình công ty nhìn chung không bằng phẳng, nhiều đồi và thung lũng, thấpdần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Có độ cao so với mặt nước biển là 450m –

Trang 23

3.1.4.2 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, nằm trong khu vựcnhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng Yếu tố khí hậu ĐVT Tháng thấp nhất Tháng cao nhất BQ trong năm

Nguồn số liệu : Phòng kỹ thuật nông nghiệp CTCS Chưprông

Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở Công ty rất phù hợp với việc phát triểnsản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê,…Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tậptrung 70% - 80% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửatrôi đất, thường tháng 7, 8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo không thu được mủ,mưa nhiều gây nên bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và làmrụng lá làm cho vườn cây suy kiệt, cũng trong mùa mưa kèm theo gió xoáy làm gẫy

đổ cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su giảm đáng kể, ngược lạiđầu năm nắng nóng kéo dài gây thiếu nước thường làm cho cây trồng khô héo vàgiảm năng suất trong giai đoạn này Đây là vấn đề cần khắc phục trong sản xuất củacông ty

3.1.4.3 Thủy văn

- Nước mặt: Công ty cao su Chưprông nằm trong lưu vực sông Mêkông có lưulượng dòng chảy trung bình 21- 24 l/s/km2 Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên cóảnh hưởng rất lớn đến vùng này Mật độ sông suối khá dày và phân bố tương đốiđều, tạo nên hệ thống nước mặt tương đối đa dạng và phong phú

- Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt, địa bàn Công ty còn có nguồn nướcngầm phong phú, do tính chất tầng lớp đất đá, có chứa nhiều lỗ hổng nên lưu lượngnước ngầm khá cao và phân bố rộng khắp các khu vực sông suối

Nhìn chung điều kiện thủy văn là một yếu tố thuận lợi quan trọng cho việc sảnxuất nông nghiệp

Trang 24

3.1.4.4 Điều kiện thổ nhưỡng

Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đấtbazan, kết hợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi, nên cũng rấtthuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu Nhìn chung điều kiện thổnhưỡng ở Công ty rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt Tầng lớp đất nâu đỏ códiện tích khá lớn chiếm 92,78%, tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan cóthuộc tính lý hóa như sau:

- Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 – 56% Kết cấu viên, độ tơixốp khá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt

- Hóa tính: + pH : 4,3 – 5,2

+ Mùn : 2,6 – 4,4%

3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Căn cứ vào 3.2 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm

2005, 2006, 2007 đạt tốt, các chỉ tiêu năm sau đều cao hơn năm trước Tương ứngvới mức tăng của doanh thu là lợi nhuận của Công ty cũng tăng đều qua các nămlàm cho thu nhập bình quân toàn công ty tăng lên đáng kể từ 2,525 Tr.đ năm 2005lên 3,386 Tr.đ năm 2006 và tăng lên 3,689 Tr.đ năm 2007 Lợi nhuận năm sau caohơn rất nhiều so với năm trước phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty,điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn hiện nay có khánhiều các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ Do làm ăn có hiệu quả nên thuếnộp ngân sách nhà nước cũng tăng qua các năm và do đó đời sống của cán bộ côngnhân viên toàn công ty cũng như ở địa phương ngày càng được cải thiện rõ rệt Cóthể nói tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm phát triển rất tốt Đây

là kết quả đáng mừng của Công ty, điều này đã phản ánh được trình độ quản lý sảnxuất kinh doanh của lãnh đạo công ty, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn, nỗ

Trang 25

lực phấn đấu sản xuất, xây dựng không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công

ty trong những năm qua

3.1.6 Tình hình hoạt động xã hội của công ty

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụbảo vệ an ninh quốc phòng Lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao những cố gắng vànhững thành quả của Công ty trong lĩnh vực này Địa bàn Công ty nằm giáp vớibiên giới Campuchia, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo và anninh quốc phòng rất phức tạp Công ty đã xác định đây là vấn đề then chốt nhất bêncạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi vậy trong những năm qua Công ty đã thựchiện tốt việc phối hợp với các lực lượng quân sự, bộ đội biên phòng thực hiện họctập chiến thuật tổ chức hội thao, xây dựng phương án phòng chống bạo loạn Chính

vì thế Công ty là đơn vị có đông công nhân là đồng bào dân tộc nhưng vẫn duy trìđược tình hình sản xuất, an ninh trật tự, xã hội ổn định

Ngay từ đầu mới thành lập các đơn vị tại Tây Nguyên, nhiệm vụ tạo công ănviệc làm cho bà con người dân tộc ở địa phương đã được tổng Công ty quán triệt vàxác định là yếu tố trên hết Công ty cao su Chưprông cũng là đơn vị đi đầu vớinhững kết quả đáng biểu dương trong nhiệm vụ này

Qua thời gian, lực lượng công nhân đồng bào dân tộc trở thành công nhân cao

su ngày càng nhiều và cũng từng làng, buôn dần phát triển đi lên Trong 10 năm quaCông ty đã vận động, giúp đỡ hơn 1.000 đồng bào dân tộc Gia Rai vào làm côngnhân cao su và đây cũng là lực lượng lao động chính của công ty Không những tạodựng công ăn việc làm cho đồng bào, Công ty còn phối hợp với chính quyền địaphương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển địa phương: trường học,đường xá, trung tâm y tế…Đặc biệt là hỗ trợ cho bà con xây dựng nhà cửa giúpđịnh canh định cư, có cuộc sống ổn định lâu dài Ngoài ra Công ty thường xuyêntrao tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đìnhchính sách và nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…

Trang 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính, các chứng từ, hóa đơn của công

ty cao su Chưprông – Gia Lai trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007

3.2.2 Phương pháp ma trận SWOT

- Nội dung: Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê những điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Sau đó sẽ so sánh những cặp danh sách cóliên quan để tìm ra những chiến lược khác nhau SWOT gọi tắt của điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội, thách thức, là sự tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chiếnlược

Những điểm mạnh - S Những điểm yếu – W Các cơ hội – O

Các chiến lược – SO

Sử dụng điểm mạnh để tậndụng cơ hội

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phân loại số liệu thành các nhóm chỉ tiêu : diện tích, năng suất, sản lượng,chiphí, doanh thu, lợi nhuận…

- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh: Trong luận văn dùng hai phương pháp so sánh:

+ Phương pháp số tuyệt đối (+/-): Trong luận văn sử dụng phương pháp này để

so sánh mức độ tăng, giảm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa 2 năm2006/2005 và 2007/2006

Trang 27

+ Phương pháp số tương đối (%): Trong luận văn sử dụng phương pháp này làchủ yếu để so sánh mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích giữa 2007/2006,2006/2005, Bình quân/Năm (BQ/Năm).

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Trong luận văn sử dụng phương pháp này

để phân tích:

+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm, giá bán, giá thànhsản phẩm ( trong đó có nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung) đến lợi nhuận của công ty

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hànghoá, hệ số tiêu thụ hàng hóa đến doanh thu bán hàng của công ty

- Phương pháp số chênh lệch: Là một dạng khác – dạng đơn giản hơn của

phương pháp thay thế liên hoàn

- Phương pháp chỉ số: nghiên cứu biến động và các yếu tố năng suất và diện

tích ảnh hưởng tới sản lượng sản phẩm mủ cao su

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Nhóm các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Năng suất = Sản lượng

Diện tích

- Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN

- Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí tiêu thụ sản phẩm

- Chi phí sản xuất = CP NVL trực tiếp + CP nhân công trực tiếp + CP SX chung

- Chi phí tiêu thụ = CP bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán (giá thành SX)Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp - CPBH và CP QLDN

- Khối lượng tiêu = Khối lượng tồn + Khối lượng sản - Khối lượng tồn

Trang 28

thụ trong năm kho đầu năm xuất trong năm kho cuối kỳ

- Hệ số sản xuất hàng hoá = Giá trị hàng hoá sản xuấtTổng giá trị sản lượng

- Giá trị hàng hoá sản xuất = Tổng giá trị sản lượng x Hệ số sản xuất hàng hoá

- Hệ số tiêu thụ hàng hoá = Doanh thu tiêu thụ sản phẩmGiá trị sản phẩm sản xuất

- Nhóm các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD):

- Nhóm các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn như sau:

- Số dư đảm phí = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị

- Sản lượng hòa vốn = Giá bán – Chi phí khả biếnChi phí bất biến

- Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn × Giá bán

- Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân 1 ngàyDoanh thu hòa vốn

- Doanh thu BQ 1 ngày = Doanh thu trong kỳ

360 ngày

- Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn

3.3.2 Nhóm các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng

* Nhân tố năng suất, diện tích ảnh hưởng đến sản lượng mủ khai thác:

- Số tương đối: IND =

0 0

1 1

D N

D N

0 0

1 1

D N

D N

=

1 0

1 1

D N

D N

0 0

1 0

D N

D N

Trang 29

IND: Biến động năng suất và diện tích.

N0, N1: Năng suất kỳ gốc và kỳ phân tích

D0, D1: Diện tích cao su khai thác kỳ gốc và kỳ phân tích

* Chỉ tiêu nhân tố sản lượng, giá bán, giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận:

Ta sử dụng chỉ tiêu : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

L = PiQi - ZiQi Trong đó:

L: lợi nhuận của công ty

Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i

Zi: Giá thành kỳ thứ i

Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i

* Chỉ tiêu nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hóa, hệ số tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

4.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su tại Công ty.

4.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm

Doanh thu

Bán hàng

Tổng giá trịSản lượng

Hệ số sản xuấtHàng hóa

Hệ số tiêu thụHàng hóa

Trang 30

Sản phẩm của Công ty cao su Chưprông là mủ khối nguyên liệu, mủ cốm cácloại VC, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20 là nguyên liệu chủ yếu cho cácngành công nghiệp chế biến ra sản phẩm có nguyên liệu là cao su như săm lốp xecác loại, dụng cụ bằng cao su…

4.1.1.2 Quy trình sản xuất kinh doanh

Quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su là quy trình phức tạp, được chiathành ba giai đoạn là: giai đoạn khai thác, giai đoạn chế biến, giai đoạn tiêu thụ

* Giai đoạn khai thác

Từ vườn cây, mủ được cạo cho chảy xuống chén hứng mủ Sau một thời giannhất định công nhân sẽ trút mủ vào thùng đựng mủ để cân, đo rồi đổ mủ vào xe bồnchở về nhà máy chế biến Giai đoạn khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Quy trình khai thác mủ cao su

* Giai đoạn chế biến

Mủ được vận chuyển từ vườn cây về nhà máy, sau khi qua lưới lọc 40 inchđược chế biến qua các công đoạn sau:

+ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu:

Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25%, độ pH 4,5 – 5

+ Công đoạn 2: Gia công cơ học:

Từ mương đánh đông, sau 6 – 8 giờ mủ trong mương đông, xả nước vào cho

mủ đông trong mương nổi lên mặt mương – mủ được đưa qua máy cán kéo di độngtrên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạtSredder Tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được cho

VƯỜN CÂY KHAI THÁC

KHAI THÁC MỦ

ĐỔ MỦ

CÂN, ĐO

VẬN CHUYỂN VỀ NHÀ MÁY

Trang 31

Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 – 17 phút với nhiệt độ từ 100 – 112 0C(tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông) mủ được đưa qua hệ thống hút làm nguội.

+ Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:

Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm

Quy trình chế biến mủ cao su được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su

* Giai đoạn tiêu thụ

Với đặc điểm nổi bật của Công ty là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là sựliên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến cho nên đặc thù của cáccông ty sản xuất nông nghiệp là quy trình khép kín của 2 khâu: Khai thác và chếbiến Sản phẩm cuối cùng của Công ty là mủ khối sơ chế nguyên liệu là thành phẩm

Mủ nước khai thác từ vườn cây

Trang 32

của Công ty Sản phẩm của Công ty có thể bán cho các doanh nghiệp công nghiệpchế biến thành phẩm tiêu dùng như săm lốp xe các loại, vật dụng bằng cao sukhác…Quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su 4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty

Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, từ năm 2005 công ty đã chủ độngchuyển từ khoán sản lượng hàng năm cho công nhân sang khoán ổn định diện tích,sản lượng 3 năm Bằng cách đánh giá sản lượng theo từng nhóm vườn cây, từngnăm trồng cụ thể, đồng thời tiến hành phân chia lại vườn cây, dân chủ, công khaiđến người nhận khoán, sau đó gắp thăm và tiến hành ký khoán đến từng công nhânkhai thác Trong hợp đồng giao khoán có nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên( bên giao

là giám đốc công ty, bên nhận là giám đốc nông trường khai thác và người trực tiếpnhận vườn cây) Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sảnlượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đãgóp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân,

kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc Nhiều công nhân đã đầu tư

Trang 33

công tác giao khoán, việc kiểm tra tay nghề của công nhân, việc chấp hành quytrình khai thác mủ cao su được công ty quản lý rất nghiêm ngặt, thông qua cácphòng ban chức năng, cán bộ công nhân gián tiếp ở các nông trường, tổ, đội Trướckhi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợcạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đãđào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng Cứ mộttháng các nông trường, xí nghiệp kiểm tra kỹ thuật 1 lần và cứ 3 tháng công ty kiểmtra 1 lần để đảm bảo yêu cầu sản phẩm theo đúng quy trình và phẩm cấp kỹ thuật.

Do vậy, trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sảnlượng được Tổng công ty giao, tay nghề của công nhân không ngừng đựợc tăng lên.Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 3769 – 1995 và đang thực hiện tiêuchuẩn ISO 9001 - 2000, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước

4.1.3 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm.

Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của công ty là những chỉ tiêu quan trọng, nócho phép đánh giá được quy mô, biểu hiện kết quả sản xuất, kết quả thâm canh của mỗidoanh nghiệp Vì vậy việc nắm vững năng suất, sản lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với công tác lãnh đạo của doanh nghiệp

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của Việt Nam - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
2.2.1.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ cao su của Việt Nam (Trang 14)
Bảng 2.1: Giá cao su physical, U.S cent/kg, FOB: - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 2.1 Giá cao su physical, U.S cent/kg, FOB: (Trang 14)
Bảng 2.2 : Tình hình diện tích, năng suất cao su Việt Nam năm 2007 Vùng Lãnh thổ Diện tích (ha) Năng suất mủ nước - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 2.2 Tình hình diện tích, năng suất cao su Việt Nam năm 2007 Vùng Lãnh thổ Diện tích (ha) Năng suất mủ nước (Trang 14)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Trang 19)
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Sơ đồ 4.2 Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su (Trang 31)
Sơ đồ 4.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su 4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Sơ đồ 4.3 Quy trình tiêu thụ mủ cao su 4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty (Trang 32)
Bảng 4.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 200 5- 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 200 5- 2007 (Trang 34)
Bảng 4.1  Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 2005 - 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 2005 - 2007 (Trang 34)
Qua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng diện tích cao su kinh doanh của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng diện tích cao su toàn công ty, cụ thể là chiếm 63,61%  năm 2005, 70,52% năm 2006, 84,13% năm 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
ua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng diện tích cao su kinh doanh của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng diện tích cao su toàn công ty, cụ thể là chiếm 63,61% năm 2005, 70,52% năm 2006, 84,13% năm 2007 (Trang 35)
4.1.4 Tình hình đầu tư thâm canh 4.1.4.1 Cao su kiến thiết cơ bản - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
4.1.4 Tình hình đầu tư thâm canh 4.1.4.1 Cao su kiến thiết cơ bản (Trang 37)
Qua bảng 4.2 trên ta thấy mức đầu tư tăng đều tăng qua các năm, bình quân chi phí tăng 12,90% trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
ua bảng 4.2 trên ta thấy mức đầu tư tăng đều tăng qua các năm, bình quân chi phí tăng 12,90% trong 3 năm (Trang 38)
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su KTCB (Trung bình cho 1 ha cao su KTCB) - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su KTCB (Trung bình cho 1 ha cao su KTCB) (Trang 38)
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh (Trang 39)
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh (Trang 39)
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 (Trang 41)
Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh tiêu thụ Chỉ tiêu - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh tiêu thụ Chỉ tiêu (Trang 43)
Bảng 4.6: Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.6 Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm (Trang 46)
Bảng 4.6: Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.6 Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm (Trang 46)
Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.2 ta thấy rằng sản phẩm chủ yếu của công ty là SVR, trong đó SVR 3L là chủ yếu chiếm tới 71,65% tổng sản lượng, tiếp theo là  SVR 10 chiếm 17,98%, còn lại là SVR5 và SVRL (2007), đến năm 2007 công ty bắt  đầu sản xuất thêm s - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
h ìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.2 ta thấy rằng sản phẩm chủ yếu của công ty là SVR, trong đó SVR 3L là chủ yếu chiếm tới 71,65% tổng sản lượng, tiếp theo là SVR 10 chiếm 17,98%, còn lại là SVR5 và SVRL (2007), đến năm 2007 công ty bắt đầu sản xuất thêm s (Trang 47)
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Sơ đồ 4.2 Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm (Trang 47)
Hiện nay giá cả mủ cao su tăng lên rõ rệt, điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự  biến động về sản lượng và giá cả sản phẩm như sau: - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
i ện nay giá cả mủ cao su tăng lên rõ rệt, điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự biến động về sản lượng và giá cả sản phẩm như sau: (Trang 48)
Bảng 4.7: Tình hình biến động giá cả sản phẩm của công ty 2005 – 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.7 Tình hình biến động giá cả sản phẩm của công ty 2005 – 2007 (Trang 48)
Bảng 4.8: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.8 Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 (Trang 50)
Bảng 4.8: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 Chỉ tiêu KL (tấn) Giá trị (Trđ) Tỷ lệ (%) - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.8 Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 Chỉ tiêu KL (tấn) Giá trị (Trđ) Tỷ lệ (%) (Trang 50)
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 200 5- 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.9 Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 200 5- 2007 (Trang 52)
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 2005 - 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.9 Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 2005 - 2007 (Trang 52)
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 (Trang 55)
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty  qua 3 năm 2005 - 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 (Trang 55)
Bảng 4.11: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty  trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.11 Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong 3 năm (Trang 57)
Bảng 4.11: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty  trong 3 năm - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.11 Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong 3 năm (Trang 57)
Dựa vào bảng số liệu 4.12 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như sau: - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
a vào bảng số liệu 4.12 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như sau: (Trang 59)
Bảng 4.12:  Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.12 Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 (Trang 59)
Bảng 4.13: Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
Bảng 4.13 Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 (Trang 59)
Biểu đồ 4.4: Đồ thị hòa vốn năm 2007 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc
i ểu đồ 4.4: Đồ thị hòa vốn năm 2007 (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w