Giá cả sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc (Trang 47 - 49)

Giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả ảnh hưởng lớn tới thu nhập, lợi nhuận của công ty. Đặc biệt hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giá cả là yếu tố quyết định mua sản phẩm của khách hàng, đồng thời nó thể hiện sự cạnh tranh giữa đơn vị này và đơn vị khác để dành lợi ích kinh tế trên thị trường.

Hiện nay giá cả mủ cao su tăng lên rõ rệt, điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự biến động về sản lượng và giá cả sản phẩm như sau:

Bảng 4.7: Tình hình biến động giá cả sản phẩm của công ty 2005 – 2007

ĐVT: Trđ/tấn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng giá cả KL (tấn) ĐG KL (tấn) ĐG KL (tấn) ĐG 06/ 05 07/ 06 BQ/ Năm Tổng 5633 22,39 6665 29,81 7207 33,22 33,13 11,44 21,81 1. Trong nước 5633 22,39 6665 29,81 5607 32,60 33,13 9,35 20,67 2. Xuất khẩu - - - - 1600 35,40 - - - 2.1 XK trực tiếp - - - - 640 35,40 - - - 2.2 XK ủy thác - - - - 960 35,40 - - -

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Qua bảng 4.7 cho thấy tình hình giá cả sản phẩm có sự biến động mạnh. Nhìn chung công ty là người chấp nhận giá của thị trường, trong 3 năm giá cả đều tăng lên đáng kể, bình quân/năm giá cả tăng 21,81%, đã góp phần tăng sản lượng tiêu thụ từ 5633 tấn trong năm 2005 lên tới 7207 tấn vào năm 2007.

Đối với giá cả sản phẩm tiêu thụ trong nước thì năm 2005 khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 5633 tấn với đơn giá 22,39 triệu đồng/tấn, đây là mức giá tương đối cao so với giá thành của sản phẩm (13,56 triệu đồng/tấn). Năm 2006, 2007 giá cả và khối lượng sản phẩm đều tăng đã góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho công ty, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo sự hứng khởi trong công việc, tốc độ tăng BQ/Năm về giá cả cao su trong nước của công ty trong 3 năm qua là 20,67%.

Đối với xuất khẩu thì từ năm 2007 công ty mới bắt đầu mở rộng sang thị trường nước ngoài, nhìn chung giá cả tương đối cao, mặc dù với khối lượng xuất khẩu không nhiều nhưng đó là một kết quả tốt trong bước đầu gia nhập chặng đường đầy cạnh tranh. Đơn giá xuất khẩu năm 2007 là 35,40 triệu đồng/tấn.

Nhìn chung, đơn giá và khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm, vì vậy có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao, công ty khẳng định được vị thế và uy tín của mình ở trong nước và bước đầu thể hiện mình trên trường quốc tế.

nhà, xây dựng một đất nước giàu đẹp, có khả năng tự sản xuất hàng tiêu dùng từ cao su mà không phải nhập khẩu từ các nước khác. Tuy nhiên trong tiêu thụ vấn đề cần xem xét đó là giá cả sản phẩm, giá cả hợp lý thì sản phẩm sẽ tiêu thụ kịp thời và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc (Trang 47 - 49)