0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI.DOC (Trang 40 -43 )

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

4.1.5 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất.

sản xuất.

Chi phí sản xuất là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm. Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí. Và cũng có thể biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho các nhà quản lý hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra.

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%)

06/05 07/06 BQ/Năm

1.Tổng lượng sản phẩm Tấn 5633 6664,70 7207,00 18,32 8,14 13,11

2.Giá bán BQ 1 tấn sản phẩm Trđ 22,39 29,81 33,22 33,13 11,44 21,81

3.Giá thành sản xuất BQ1 tấn sản phẩm. Trđ 13,56 17,34 21,15 27,95 21,93 24,89

3.1 Chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 3,37 3,41 3,52 43,61 28,75 2,20

3.2 Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 7,75 11,13 14,33 1,19 3,23 35,98

3.3 Chi phí sản xuất chung cho 1 tấn sản phẩm Trđ 2.43 2,81 3,3 15,64 17,44 16,53

6. Lãi gộp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 7,94 12,46 12,07 68,38 3,13 15,47

Như vậy, qua bảng 4.4 tình hình chi phí sản phẩm của công ty dưới đây ta có thể phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp của công ty như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí L = PiQi - ZiQi Trong đó:

L: lợi nhuận của công ty.

L: Mức chênh lệch tuyệt đối về lợi nhuận giữa kỳ thực tế với kỳ so sánh Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i

Zi: Giá thành kỳ thứ i

Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i

NVLi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thứ i NCi: Chi phí nhân công trực tiếp kỳ thứ i

Ci: Chi phí sản xuất chung kỳ thứ i

Mức chênh lệch tuyệt đối vê lợi nhuận giữa năm 2007 so với năm 2006:

L = L07 – L06 = (P07-Z07)×Q07 - (P06-Z06)×Q06

= (33,22 – 21,15) × 7207 – (29,81 – 17,34) × 6664,7 = 3.879,68 (Tr.đ)

Như vậy tổng mức lãi kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 3.879,68 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản phẩm:

L(Q) = (Q07 - Q06 ) × (P06-Z06) = (7207 – 6664,7) × (29,81 – 17,34) = 6.762,481 (Tr.đ)

- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:

L(P) = (P07 - P06 ) × Q07 = ( 33,22 – 29,81) × 7207 = 24.575,87 (Tr.đ) - Ảnh hưởng của nhân tố hạ giá thành sản phẩm:

L(Z) = (Z06 - Z07 ) × Q07 = ( 17,34 – 21,15) × 7207 = - 27.458,67 (Tr.đ) Trong đó:

+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí NVL trực tiếp:

(NVL06 - NVL07 ) × Q07 = ( 3,41 – 3,52) × 7207 = - 797,77 (Tr.đ) + Ảnh hưởng của nhân tố nhân công trực tiếp:

(NC06 - NC07 ) × Q07 = ( 11,13 – 14,33) × 7207 = -23.089,42 (Tr.đ) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất chung:

Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu mức lợi nhuận:

L = 6.762,481 + 24.575,87 - 797,77 -23.089,42 -3.571,48 = 3.879,68 (Tr.đ) Kết quả phân tích trên cho thấy rằng lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 3.879,68 Tr.đ là do sản lượng sản xuất tăng 542,3 tấn làm cho lợi nhuận của công ty tăng 6.762,481 Tr.đ, và giá bán tăng 3,41 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận tăng 24.575,87 Tr.đ. Nhưng đồng thời giá thành của sản phẩm cũng tăng 3,81 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận của công ty giảm 27.458,67 Tr.đ, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, chi phí cho bộ máy quản lý, máy móc thiết bị đều tăng. Như vậy sản xuất kinh doanh của công ty phát triển về chiều rộng, công ty cần phải có những biện pháp nhằm tiết kiệm các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu nhằm giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI.DOC (Trang 40 -43 )

×