Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1 Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc (Trang 54 - 56)

f. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

4.2Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1 Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ.

4.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá thành hạ, giá bán giảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm 06/ 05 07 /06 BQ/ Năm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Trđ 126.129,10 198.668,11 239.416,42 57,51 20,51 37,77

Tổng giá trị sản lượng Trđ 81.854,71 115.357,17 149504,44 40,22 29,97 35,15

Giá trị hàng hóa sản xuất Trđ 82.552,29 125.398,02 152.418,57 51,90 21,55 35,88

Hệ số sản xuất hàng hóa Lần 1,01 1,09 1,02 8,33 -6,48 0,49

Hệ số tiêu thụ hàng hóa Lần 1,53 1,58 1,57 3,69 -0,85 1,30

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Vận dụng phương pháp loại trừ, có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng . Để nâng cao doanh thu bán hàng của công ty thì đồng thời phải nâng cao cả hai chỉ tiêu nhân tố: giá trị hàng hóa sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau đây:

Trong đó:

a: Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu bán hàng giữa năm 2007 so với năm 2006.

ai: Doanh thu bán hàng kỳ thứ i. bi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i. ci: Hệ số sản xuất hàng hóa kỳ thứ i. di: Hệ số tiêu thụ hàng hóa kỳ thứ i.

Chúng ta tiến hành phân tích trong 2 năm 2006, 2007 như sau: Đối tượng phân tích a = 239.416,42 – 198.668,11 = 40.748,31 (tr.đ). Doanh thu bán hàng của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 40.748,31 triệu đồng. Do các nguyên nhân sau đây:

- Ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng:

a(b) = (b07 – b06) × c06 × d06 = (149504,44 – 115.357,17) × 1,09 × 1,58 = 58.808,44 (Tr.đ) Doanh thu Bán hàng Tổng giá trị Sản lượng Hệ số sản xuất Hàng hóa Hệ số tiêu thụ Hàng hóa ═ × ×

- Ảnh hưởng của nhân tố hệ số sản xuất hàng hóa:

a(c) = (c07 – c06) × b07 × d06

= (1,02 – 1,09) × 149504,44 × 1,58 = - 16535,19 (Tr.đ)

- Ảnh hưởng của nhân tố hệ số tiêu thụ hàng hóa:

a(d) = (d07 – d06) × b07 × c07

= (1,57 – 1,58) × 149.504,44 × 1,02 = - 1.524,96 (Tr.đ)

Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố :

a = a(b) + a(c) + a(d) = 59.249,21 + (-16498,89) + (-1521,60) = 58.808,44 + (- 16.535,19)+ (- 1.524,96)

= 40.748,31 (tr.đ)

Kết quả phân tích trên cho thấy: doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2007 tăng lên 40.748,31 triệu đồng chủ yếu là do sự gia tăng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, tổng giá trị sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng lên làm cho doanh thu bán hàng tăng 58.808,44 (Tr.đ).

Hệ số sản xuất hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 6,48% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 16535,19 (Tr.đ) và hệ số tiêu thụ hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 0,85% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 1.524,96 (Tr.đ). Nhìn chung hệ số sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn thể hiện tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhưng nhịp điệu đã tương đối chậm lại so với năm 2006, công ty cần tăng cường hơn các biện pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai.doc (Trang 54 - 56)