MỤC LỤC
Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ…Tuy nhiên có một thực tế là xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên ở dạng nguyên thủy, lý do là mặc dù cũng được quan tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, nhưng hình thức gia công quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất cũng chưa thực sự đạt như mong muốn. Vì vậy, những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao su ly tâm, SVR 10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít, trong khi các loại SVR3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít, ngoài Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu nhiều nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này.
Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.
Nhờ sức sáng tạo và năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty cao su Chưprông luôn coi khách hàng là bạn đồng hành, vì thế đã tạo cho công ty một thị trường trong nước tương đối ổn định, và cũng đã thâm nhập thị trường ngoài nước và được đánh giá cao như: Trung Quốc, Đông Âu….Mục tiêu cơ bản của công ty theo phương châm “ Công nhân giàu, công ty mạnh”, vì thế đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ngày càng được nâng cao, tạo được tâm lý ổn định, yêu nghề, yêu công ty và có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung 70% - 80% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất, thường tháng 7, 8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo không thu được mủ, mưa nhiều gây nên bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và làm rụng lá làm cho vườn cây suy kiệt, cũng trong mùa mưa kèm theo gió xoáy làm gẫy đổ cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su giảm đáng kể, ngược lại đầu năm nắng nóng kéo dài gây thiếu nước thường làm cho cây trồng khô héo và giảm năng suất trong giai đoạn này.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm, giá bán, giá thành sản phẩm ( trong đó có nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) đến lợi nhuận của công ty. + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hoá, hệ số tiêu thụ hàng hóa đến doanh thu bán hàng của công ty.
- Phương pháp số chênh lệch: Là một dạng khác – dạng đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn. - Phương pháp chỉ số: nghiên cứu biến động và các yếu tố năng suất và diện tích ảnh hưởng tới sản lượng sản phẩm mủ cao su.
Với đặc điểm nổi bật của Công ty là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến cho nên đặc thù của các công ty sản xuất nông nghiệp là quy trình khép kín của 2 khâu: Khai thác và chế biến. Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sản lượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đã góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân, kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc.
Trước khi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợ cạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đã đào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng. Như vậy nhìn chung diện tích cao su kinh doanh của công ty đang trong thời kỳ kinh doanh lớn, cho năng suất cao cho nên công ty cần chú ý đầu tư, chăm sóc nhằm khai thác được tối đa năng suất, sản lượng vườn cây.
Công tác đầu tư thâm canh cũng được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm, ta thấy trong tổng chi phí NVL thì chi phí phân bón chiếm tỷ lệ tương đối cao bởi có đến 1/3 vườn cao su KTCB được trồng chủ yếu trên vùng đất hạng 3, độ đốc lớn, độ dinh dưỡng hạn chế nên cần phải tích cực đầu tư nhằm bảo đảm chất lượng vườn cây. Nhìn chung trong tổng chi phí đầu tư thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 49 – 51%, trong thời gian này chủ yếu là làm cỏ, bón phân…Trên vườn cây này chủ yếu là người địa phương nhận khoán nên công ty đã thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân, tủ gốc, bảo vệ thực vật…do đó đã hạn chế được tối đa những chi phí phát sinh và tăng hiệu quả làm việc của công nhân.
2005 lên 37,41% năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng bằng việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật vào vườn cây, đồng thời áp dụng phương pháp khoán mới nên người công nhân có trách nhiệm hơn với vườn cây. Như vậy sản xuất kinh doanh của công ty phát triển về chiều rộng, công ty cần phải có những biện pháp nhằm tiết kiệm các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu nhằm giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến vấn đề là làm như thế nào để tiêu thụ sản phẩm, doanh thu đạt được và lợi nhuận tối đa…Tất cả những vấn đề này đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường do đó thị trường là mục tiêu để các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng các phuơng án chiến lược sản xuất đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những năm vừa qua, điều kiện thị trường có những biến động đáng mừng, giá cả tăng, mủ cao su được coi là mặt hàng thiết yếu để phát triển kinh tế, do đó ngành cao su rất được chú trọng phát triển, điều này ảnh hưởng tích cực đến tình hình tiêu thụ trong nước và trên thế giới, công ty tiêu thụ hết khối lượng mủ sản xuất ra, không những thế sản lượng mủ tiêu thụ còn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng về thị trường tiêu thụ.
Tóm lại, trong những năm vừa qua dưới sự quản lý của lãnh đạo công ty cao su Chưprông tình hình tiêu thụ của công ty cao su Chưprông có sự biến động không ngừng theo chiều hướng phát triển tích cực, với mục tiêu sản xuất kinh doanh thu lại lợi nhuận cao, sản phẩm được nhiều thị trường chấp nhận, số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhìn chung hệ số sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn thể hiện tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhưng nhịp điệu đã tương đối chậm lại so với năm 2006, công ty cần tăng cường hơn các biện pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay, việc sản phẩm của công ty bước đầu mở rộng sang thị trường quốc tế nên kinh nghiệm còn non yếu, sản phẩm xuất khẩu chưa nhiều,chưa đa dạng về chủng loại, khả năng cạnh tranh chưa cao…sẽ là một thách thức lớn đối với các sản phẩm của công ty. - Trang thiết bị máy móc của công ty chỉ sản xuất được những sản phẩm thô làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cho nên sản phẩm tiêu thụ chủ yếu còn ở dạng trung gian cho các doanh nghiệp khác làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty so với việc có thể sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
- Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tuy nhiên sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, giá thành còn cao nên khả năng cạnh tranh còn kém. 1.Đảm bảo về mặt nguyên liệu đều trong năm như: bôi thuốc kích thích hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, quản lý chặt chẽ chế độ cạo….