Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA: 2011 - 2015
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiên:
VÕ HOÀNG YẾN
NGUYỄN VĂN ĐẤU
Bộ môn: Luật Thương mại
MSSV: 5118688
Lớp: HG1165A1
CẦN THƠ, 11/ 2014
NHẬN XÉT CỦA HÔI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
..............................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………..1
2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………….2
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………...2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….2
5. Bố cục của đề tài…………………………………………………………..................2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Khái quát chung về môi trường không khí………………………………………...4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản………………………………………………………….4
1.1.2. Các nguyên nhân ô nhiễm không khí………………………………………….5
1.1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến đời sống cộng đồng………………….6
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật …………………12
1.3. Khái quát chung về pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt
Nam………………………………………………………………………………….14
1.3.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí………………………..14
1.3.2. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam…………14
1.3.2.1. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tác
động vào môi trường không khí………………………………………………………15
1.3.2.2. Pháp luật quy định các chế tài để buộc con người phải thực hiện đầy đủ
các đòi hỏi của pháp luật khi tác động vào môi trường không khí …………………...17
1.3.2.3. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ
môi trường không khí…………………………………………………………………19
1.3.2.4. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các
quan hệ hợp tác quốc tế vì bảo vệ môi trường không khí……………………………..20
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ
2.1. Những quy định của pháp luật về quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường không khí ở
Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………..23
2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quy chuẩn môi trường không
khí…………………………………………………………………………………...23
2.1.1.1. Khái quát chung về quy chuẩn môi trường không khí…………………....23
2.1.1.2. Một số quy chuẩn môi trường không khí cụ thể theo pháp luật Việt
Nam…………………………………………………………………………………24
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Quy định pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn môi trường không khí…………27
2.1.2.1. Khái quát chung về tiêu chuẩn môi trường không khí……………………27
2.1.2.2. Một số tiêu chuẩn môi trường không khí cụ thể theo pháp luật Việt
Nam………………………………………………………………………………….28
2.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ môi trường
không khí…………………………………………………………………………....28
2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung………………......29
2.2.1.1. Chính phủ……………………………………………………………...….29
2.2.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp…………………………………………...……..29
2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn …………...30
2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí……….....33
2.3.1. Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện và thực hiện các nôi dung trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường…………………………………………………...33
2.3.2. Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ
môi trường………………………………………………………………………...…37
2.4. Trách nhiệm pháp lý áp dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm..............39
2.4.1.Trách nhiệm hành chính……………………………………………………....40
2.4.2. Trách nhiệm hình sự………………………………………………………….42
2.4.3. Trách nhiệm dân sự…………………………………………………………..43
2.4.4. Trách nhiệm kỷ luật…………………………………………………………..45
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Thực trạng môi trường không khí và việc áp dụng pháp luật ở Thành phố Hồ Chí
Minh…………………………………………………………………………………47
3.1.1. Thực trạng môi trường không khí hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh………47
3.1.2. Tình hình thưc thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt
Nam………………………………………………………………………………….51
3.1.3. Những bất cập đối với pháp luật về bảo vệ môi trường không khí…..............52
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không
khí ở Việt Nam ………………………………………………………………….......54
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước
trong bảo vệ môi trường không khí…………………………………………………55
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức ,cá nhân trong bảo vệ
môi trường không khí……………………………………………….........................58
KẾT LUẬN.................................................................................................................60
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không
còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề
toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong
thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi trường
sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây
nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: Sự
biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối
với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức
xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường không
khí do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày
càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại,
phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị
hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp
lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam,
tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp
độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia
tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn
thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng. Nhưng pháp luật về bảo vệ môi
trường không khí của Việt Nam trong những năm qua chưa theo kịp với sự phát triển
của xã hội, chỉ đến khi gần đây tình trang ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
thì nó mới được quan tâm đúng mức, thiếu vắng những văn bản chuyên biệt về bảo
vệ bảo vệ môi trường không khí sạch ,ta chỉ thấy một số quy phạm pháp luật về vấn
đề này trong các văn bản liên quan.Trong bản thân mỗi văn bản và giữa các văn bản
pháp luật về bảo vệ môi trường không khí vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng
chéo làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả công tác tổ chức thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta còn thấp, tình trạng vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường không khí còn khá phổ biến. Cơ chế phối kết hợp
giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi
trường còn nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước và tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường. Xuất phát từ
GVHD: Võ Hoàng Yến
1
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
vấn đề trên, người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
– Thực trang tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn này, người viết chỉ dừng lại ở việc phân tích nội
dung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiên
nay, tìm hiểu thực trạng về việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn trong thời
gian qua ở thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tìm hiểu và phân tích các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Trên cơ sở đó người viết đặt ra một số
yêu cầu hoàn thiện và đưa ra một số giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thưc hiện đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp như so
sách, đối chiếu, phân tích luật viết, phương pháp quy nạp và phương pháp thống kê
số liệu thực tế.
5. Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm: Lời nói đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và ba chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về môi trường không khí và pháp luật về bảo
vệ môi trường không khí.
Chương 2: Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở thành phố
Hồ Chí Minh.
GVHD: Võ Hoàng Yến
2
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Khái quát chung về môi trường không khí
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.1
Không khí là vật chất tồn tại ở thể khí, bao phủ toàn bộ bề mặt của trái đất. Nó
không màu, không mùi, không vị. Không khí phủ lên trái đất một lớp rất dày. Không
khi được định nghĩa “là hỗn hợp khí gồm có thành phần như khí Nitơ chiếm 78,9%,
Oxi chiếm 20,95%, Acgong chiếm 0,93%, Đioxit Cacbon chiếm 0,32% và một số khí
khác như Nêon, Hêli, Mêtan, Krypton cần cho hô hấp của động vật cũng như quá
trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống. Trong điều kiện bình
thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí”2. Nhưng
hiện nay trong quá trình hoạt động của mình con người đã gây nhiều tác động tiêu
cực cho môi trường nói chung và cho môi trường không khí nói riêng, và hiện nay
những tác động này là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là sự có một một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. Vấn đề ô nhiễm không khí là một trong
những vấn nạn rất khó giải quyết không chỉ riêng với một quốc gia nào mà là đối với
toàn thế giới. Ô nhiễm không khí bao gồm: ô nhiễm do bụi, ô nhiễm khí độc, ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm mùi.
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều các hiện tượng biến đổi môi
trường đáng lo ngại là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và có
tác động nguy hiểm đến sức khỏe và cuôc sống con người cũng như các sinh vật
khác. Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng như sự lắng đọng axit, hiệu ứng nhà
kính, thủng tầng ôzon, các hiện tượng quang hóa, axit đại dương. Theo phương diện
pháp lý, căn cứ vào khái niệm “ô nhiễm môi trường” được quy định tại Luật Bảo vệ
1
2
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật môi trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội-2003, trang 235.
GVHD: Võ Hoàng Yến
3
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
môi trường 2005 thì ô nhiễm không khí được hiểu là sự biến đổi của các thành phần
môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật.3
1.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí do nhiều nguyên nhân có cả từ tự nhiên và do con người
tác động vào nhưng chủ yếu ô nhiễm không khí là do con người gây ra trong quá
trình sinh hoạt và sản xuất. Các nguyên nhân do tự nhiên như do hoạt động của núi
lửa, do cháy rừng, do bão cát, ô nhiễm đai dương, ô nhiễm do phân hủy các chất hữu
cơ trong tự nhiên. Các nguồn ô nhiễm không khí do con người gây ra như sau:
Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ví dụ các nhà
máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử
dụng các nhiên liệu than, dầu …).
Ô nhiễm do giao thông: khí thải xe cộ, tàu thuyền, máy bay.
Sinh hoạt: Nấu nướng phục vụ sinh hoạt hàng này của con người (gia đình,
công sở…).
Hoạt động nông nghiệp: Sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ.
Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng … Các nguồn trên có thể coi là các
nguồn cố định.
Dịch vụ thương mại: Chợ buôn bán.
Tùy vào các nguồn gây ô nhiễm mà trong quá trình hoạt động thải vào môi
trường các tác nhân ô nhiễm không khí khác nhau về thành phần cũng như khối
lượng, nhưng nguồn nhân tạo lớn nhất là do quá trình đốt nhiên liệu (than, dầu khí)
và do sản xuất công nghiệp gây ra vì đây là nguồn gắn liền với cuộc sống của con
người nhiều nhất.
Ô nhiễm không khí, bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài, bây giờ
trở thành vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe, và nó tác động đến mọi người, cả
các quốc gia phát triển và quốc gia đang pháp triển, vì vậy các nước trên thế giới hãy
hành động mạnh mẽ lên, hợp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm
3
Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
GVHD: Võ Hoàng Yến
4
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
không khí vì đó là vấn đề toàn cầu. Việt Nam là một nước đang phát triển nên vấn đề
này phải đặt biệt xem trọng.
1.1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến đời sống cộng đồng
Cùng đi lên với sự phát triển của con người, sự phát triển của xã hội thì ô
nhiễm không khí ngày càng chứng tỏ đó là một vũ khí hủy hoại mạnh đến môi
trường sống của chúng ta. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, khi con người đối
xử không tốt với tự nhiên thì tự nhiên cũng có những đáp trả không tốt đẹp gì. Chúng
ta làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, thì lập tức chính môi trường
không khí đó lại tác động ngược lại, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí xuất hiện
cách đây rất lâu, hơn 300 trăm năm trước nhà khoa học Jonh Evalyn chuyên về bút kí
và ghi chép khoa học đã minh họa với độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm môi
trường không khí do đốt cháy nhiên liệu. Ô nhiễm không khí do các nguồn từ đun
nấu tới khí thải xe hơi đã trở thành vấn đề sức khỏe môi trường tồi tệ nhất của thế
giới, góp phần vào con số gây sốc 7 triệu người chết trong năm 2012, Tổ chức Y tế
Thế giới cho biết mới đây. Theo thông tin từ AFP ngày 26/3/2014, tính chung trên
toàn cầu cứ 8 người chết thì có một là do ô nhiễm không khí trong năm 2012. Những
thủ phạm gây chết nhiều nhất liên quan đến ô nhiễm là bệnh tim, đột qụy, bệnh phổi
và ung thư phổi. Ngoài ra nó còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm
sinh và suy giảm chức năng tâm thần do chất lượng không khí kém. Số tử vong bao
gồm 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà, chủ yếu do đun nấu bằng
bếp than, củi. Tác động của ô nhiễm không khí ngoài trời ước tính là 3,7 triệu, với
nguồn gây ô nhiễm từ đốt than tới động cơ Điêzen4. Con người càng ngày càng nhận
thấy rõ ràng là sự ô nhiễm môi truờng không khí gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế và
ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, đã đến lúc thế giới ngồi lại bàn cách giải
quyết vấn đề môi trường, hội nghị Stockhom tháng 6/1972 Hội nghị Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, Đan Mạch tháng 12/2009 và gần đây nhất là hội
nghị thượng đỉnh trái đất 2012 chứng tỏ thế giới rất quan tâm đên vấn đề ô nhiễm
môi trường ,đặt biệt là ô nhiễm không khí. Trong lịch sử, hàng loạt thảm họa khủng
khiếp về môi trường đã xảy ra với con người, điểm qua một số thảm họa như
- Luân Đôn: Năm 1873, đợt sương mù lớn do một đợt khói than khổng lồ tạo
thành đã làm cho 2600 người dân thành phố thiệt mạng vì mắc bệnh viêm khí quản.
Tiếp đó vào các năm 1880 và 1892 lại có hơn 1000 người bị khói than dày đặc như
4
Đặng Thiên Yến Nhi, Ô nhiễm không khí: Sát nhân thầm lặng, Đời sống & Pháp luật online,
http://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/o-nhiem-khong-khi-sat-nhan-tham-langa36855.html[ngayf truy cập 15/9/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
5
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
sương mù cướp đi tính mạng. Không chỉ riêng thủ đô Luân Đôn mà các khu công
nghiệp khác của nước Anh cũng xảy ra những sự kiện tương tự làm thiệt mạng hơn
1000 người dân vô tội. Điều đáng trách là chính phủ Anh hồi đó đã nhắm mắt làm
ngơ kiến cho nạn ô nhiễm khói than ngày càng trầm trọng, dẫn đến hậu quả lớn nhất
làm chấn động toàn thế giới là ”sự kiện sương mù” ở Luân Đôn từ 5 đến 8-12-1952.
Trong thời gian đó, cả thành phố Luân Đôn chìm ngập trong màn sương mù dày đặc,
người ta có cảm giác như có một chiếc vung lớn úp trên vùng trời Luân Đôn. Khói
than do các nhà máy và các hộ dân cư xả ra bị dồn tụ dưới chiếc vung đó kiến không
khí trong thành phố ô nhiễm nghiêm trọng. Người đi bộ trên đường phố luôn bị cay
xè mắt mũi vì khói than, hàng vạn người dân London bị tức ngực, đau họng và các
bệnh khác, chỉ trong 4 ngày cả thành phố có hơn 4000 người tử vong trong đó số nạn
nhân trên 45 tuổi chiếm đông nhất, gấp 4 lần so với ngày bình thường, tỉ lệ trẻ em
dưới 3 tuổi cũng gấp 3 lần ngày thường. Trong số các nạn nhân thiệt mạng vì khói
than có 704 chết vì bệnh viêm khí quản, 281 người vì bệnh nhồi máu cơ tim, 77
người vì lao phổi, ngoài ra là các bệnh viêm gan, ung thư phổi, và các bệnh về đường
hô hấp khác5.
- Têhêran: Vào tháng 12 năm 2005, các trường học và các văn phòng công
cộng đã phải đóng cửa ở Têhêran - Iran và 1600 người đã nhập viện do sương mù đã
xâm nhập vào bộ lọc khói của xe hơi. 30-31 tháng 10 năm 1948, Donora – PA 20
người chết, 600 người phải nhập viện, hàng ngàn người chịu ảnh hưởng. Thảm họa
lớn nhất trong lịch sử loài người thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy
ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL)
ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoản 12 giờ trưa,
nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi
nhiễm trên 500,000 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự không
thống nhất. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259 và chính quyền
bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí
ga. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết. Một số tổ
chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000
người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ.6
5
Sưong mù ở Luân Đôn, Thư viện điện tư khoa học Quảng Trị, Hệ thống thông tin khoa học,
http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/TVDT.asp?option=4&CSDL=6&ID=9189&IDlinhvuc=1933[tr
uy cập ngày 16/9/2014].
6
Bách khoa toàn thư tự do, thảm họa Bhopal,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_h%E1%BB%8Da_Bhopal [truy cập ngày 18/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
6
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn trên thế giới đang ở
mức báo động rất cao. Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh,
Trung Quốc, lần đầu tiên được xếp vào nhóm báo động vàng, mức độ cao thứ hai
trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 4 bậc. Báo động vàng là mức cao thứ hai, sau báo
động đỏ, trong thang cảnh báo ô nhiễm không khí và khói bụi dày đặc ở các thành
phố của Trung Quốc, với mức độ cảnh báo này, trường học phải hủy các lớp học
ngoài trời, một số lượng trường học sẽ được yêu cầu đóng cửa và các phương tiện sẽ
phải hạn chế đi lại. Tình trạng ô nhiễm ở thủ đô Bắc Kinh được nâng lên mức báo
động mới sau làn sóng chỉ trích từ các phương tiện truyền thông và Internet cho rằng
chính quyền Bắc Kinh không thể ngăn chặn mức độ ô nhiễm cao. Sương mù và khói
trắng bao phủ khắp thủ đô Bắc Kinh. Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường
Mỹ, nồng độ hạt bụi phân tử PM 2.5 trong không khí ở mức 300 sẽ được coi là rất
nguy hiểm. Trong khi đó, nồng độ PM 2.5 được ghi nhận ở đây vào tuần trước đã lên
đến 500.7
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng,
tiếp đến phải nói đến tác hại có ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí gây ra đó là
sự thay đổi của khí hậu toàn cầu có nhiều yếu tố tác động như: Nhu cầu năng lượng
ngày càng tăng tạo nên một vòng luẩn quẩn của biến đổi khí hậu. Từ năm 1970, nhu
cầu sưởi ấm của toàn cầu đã giảm trong khi nhu cầu làm mát tăng vọt. Nhiệt độ sẽ
ngày càng tăng lên trong các thập kỉ tới, sự gia tăng nhanh chóng của dân số toàn cầu
cũng kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng. Điều này góp phần thúc
đẩy sự phát triển trong việc xây dựng các nhà máy. Cho tới những năm đầu thế kỷ
XXI, với những bằng chứng xác thực, các nhà khoa học đã chứng minh được sự can
thiệp thô bạo của con người vào môi trường trái đất, đó là việc sử dụng các chất hóa
thạch như than đá, dầu lửa, khí đốt; là việc tàn phá các cánh rừng; việc phát triển
công nghiệp hóa đã và đang thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà
kính, làm cho trái đất nóng lên từng ngày. sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu
hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương
trung bình toàn cầu; sự tan chảy của băng, tuyết trên phạm vi rộng lớn dẫn đến sự
dâng cao của mực nước biển. Mười năm trở lại đây được xem là những năm nóng
nhất theo chuỗi quan trắc từ năm 1850. Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn
đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển
trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm.
Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ
7
Thuỳ Linh, Báo điện tử Vnexpress, Bắc Kinh báo động về ô nhiễm không khí, http://vnexpress.net/tintuc/khoa-hoc/bac-kinh-bao-dong-ve-o-nhiem-khong-khi-2954746.html [truy cập ngày 18/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
7
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi
băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng
với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần
làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình
sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí
hậu và dâng cao của nước biển. Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến
Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980)
xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh
hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều
hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn
bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số
ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi
không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực
Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc
hóa. Không khí nóng lên dẫn đến sự thay đổi bất thường của khí hậu biểu hiên tiêu
biêu là hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập
kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục.8
Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân chính gây thủng tầng Ôzôn. Từ năm
1979 cho đến năm 1990 lượng Ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%
trên vùng Nam cực và 4% trên toàn thế giới. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO)
khẳng định các nước cần ít nhất 4 thập kỷ nữa để phục hồi tầng Ôzone về mức trước
năm 1980.9 Tầng Ôzône là một lớp sâu trong tầng bình lưu , bao quanh Trái Đất, có
số lượng lớn của Ôzône trong đó. Lớp lá chắn toàn bộ Trái Đất từ nhiều của bức xạ
cực tím có hại từ mặt trời. Tầng Ôzône rất nhỏ nhưng nó có vai trò vô cùng quan
trọng vì khả năng hấp thụ về mặt sinh học những bức xạ có hại mà mặt trời phát ra.
Tia bức xạ UV mà mặt trời tỏa ra chia làm 3 loại: UV-A (400-315nm), UV-B (315280nm), và UV-C (280-100 nm). Trong đó, UV-C rất có hại cho con người, UV-B
gây tác hại cho da và có thể gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng Ôzône
đã giúp cản trở tia bức xạ UV-B và UV-C. Cường độ bức xạ UV-B trên bề mặt trái
8
Trang cổng thông tin thành phố Đà Nẵng, Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại,
http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/ktmt?p_pers_id=&p_folder_id=141
97682&p_main_news_id=29776798&p_year_sel=,[truy cập ngày 18/8/2014].
9
Trang Nguyên, Trang thông tin điện tử VnExpress, Tầng ozon chỉ phục hồi sau 40 năm nữa,
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tang-ozone-chi-phuc-hoi-sau-40-nam-nua-2243203.html[truy cập ngày
18/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
8
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
đất nhờ sự ngăn cản của tầng Ôzône trở nên yếu hơn tới 350 tỉ lần so với trên tầng
khí quyển. Hầu hết tia UV-A chiếu được tới bề mặt trái đất, nhưng may mắn là tia
sáng này ít gây hại cho sinh vật trên trái đất. Nếu không có sự cản trở bức xạ của
tầng Ôzône, con người có thể dễ dàng bị mắc ung thư da, bệnh đục thủy tinh thể...
Đồng thời, bức xạ UV-B cũng gây tác động xấu đến đa dạng sinh học do làm giảm
số lượng sinh vật phù du trong các đại dương dẫn đến giảm số lượng các loài cá, ảnh
hưởng đến sự phát triển của các loài thực vật trên trái đất… gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chuỗi sinh thái và sự cân bằng sinh thái.10
Một trong những hậu quả của ô nhiễm không khí là mưa axit. Mưa axít là hiện
tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6 được tạo ra bởi lượng khí thải Lưu
Huỳnh Điôxit và Ôxyđê Nitơ từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ
nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Hầu hết tất cả, mưa axit ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nó có thể làm hại chúng ta thông qua không khí
và ô nhiễm đất. Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản
ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên. Một khi các hợp chất độc hại được hình
thành, họ có thể thấm vào nước uống, và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Thực
phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn
thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Cguác nhà khoa học nghi ngờ rằng
Nhôm, một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit, có liên quan đến bệnh
Alzheimer. Lượng khí thải của Nitơ oxit và các vấn đề nguyên nhân Sulfur dioxide
như kích thích cổ họng, mũi và mắt, đau đầu, hen suyễn và ho khan. Khói mù quang
hóa là hiện tượng ô nhiễm không khí rất nguy hiểm khác. Bình thường, các loại khí
thải, bụi mù được khuếch tán lên không trung nên người ta không nhìn thấy khói, bụi
hoặc nếu có thì cũng với mật độ ít hơn. Nhưng khi khí độc, khí thải ô nhiễm, khói,
bụi mù không thoát lên cao mà tập trung ở dưới mặt đất gây nên hiện tượng “khó mù
quang hóa.” Không khí có nhiều chất bụi, ô nhiễm, cộng với bức xạ mặt trời, lại bị
ảnh hưởng bởi hiệu ứng đô thị nên dễ gây ra hiện tượng này. Khi xảy ra hiện tượng
khói mù quang hóa, cả một bầu không khí bị bao phủ bởi tổ hợp nhiều chất độc ô
nhiễm khác nhau nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề “thảm họa” của nhân loại khi mỗi năm có
hàng triệu người chết vì nguyên nhân này. Ngày nay với sự phát triển mạnh của xã
hội, điều đó đáp ứng được những nhu cầu của con người nhưng qua đó cũng gây
những tác động xấu đến môi trường đặc biệt là môi trường không khí, môi trường
10
Nguyễn Lý, Báo điện tử Thanh niên online, Tầng ozone áo giáp mỏng manh của loài người,
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200934/20090820102427.aspx,[truy cập ngày 18/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
9
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
không khí đã vượt ngưỡng chịu đựng của mình và đang tác động ngược trở lại theo
hướng bất lợi cho cuộc sống của con người và hệ sinh quyển gây ra những thảm họa
khủng khiếp. Mà sự ô nhiễm đó chính do hoạt động của con người gây ra với quy
mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Bảo vệ môi trường
không khí hiện nay không hoàn toàn là chỉ là vấn đề của riêng nước nào mới bảo vệ
mà đó là vấn đề quốc tế.
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Công
nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều
hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Của cải
quý nhất mà xã hội để lại cho con cháu không chỉ là những thứ được làm ra mà còn
là giữ gìn môi trường sống trong lành, cân bằng giữa sự phát triển và môi truờng
sống. Nhiệm vụ quan trong và cấp bách là bảo vệ môi truờng không khí, một trong
những hình thức hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường không khí là bằng pháp
luật. Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở nước ta từng
bước được xây dựng và hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội liên quan trực tiếp tới lĩnh vực môi trường không khí. Thực tiễn đã cho
thấy vị trí, vai trò của pháp luật đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường. Là công cụ
đảm bảo thực hiện cho các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. Tuy nhiên, hiện
tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí vẫn diễn ra phổ biến với
tính chất và mức độ khác nhau; môi trường không khí ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống
cấp đến mức báo động. Tính đặt thù của pháp luật có ý nghĩa rất lớn, là công cụ
mạnh mẽ để bảo vệ môi truờng, nó điều chỉnh các hành vi tác động đến môi truờng.
Pháp luật bao gồm một hệ thống các quy phạm pháp luật là những quy tắc mang tính
xử xự mang tính bắt buộc chung nhằm điều chỉnh hành vi con người khi tác động
vào môi truờng không khí và nó được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế của
nhà nước. Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị
mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người
vi phạm. Tính chất cưỡng chế của pháp luật không chỉ là răng đe, ngăn chặn, trừng
trị, mà còn là sự giáo dục sâu sắc đối với các chủ thể pháp luật. Bản thân quy phạm
pháp luật là chuẩn mực để con người rèn luyện ý thức công dân, hình thành ý thức
pháp luật, tạo ra cho mỗi công dân một khả năng tư duy pháp lý, tránh được những
ngẫu nhiên, tùy tiện, coi thường pháp luật Nhà nước. Do đó, bảo vệ môi trường
không khí bằng pháp luật vô cùng quan trọng.
GVHD: Võ Hoàng Yến
10
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Sự quan trọng phải bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật còn có thể ly
giải bởi các lý do khach quan khác như sau:
Không khí có tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống của con người, không
khí cung cấp ôxy, có lẽ là nguyên tố duy nhất mà con người cần đưa vào
cơ thể liên tục trong suốt cuộc đời mà thời gian ngắt quãng không được
quá vài phút, không khí còn là nguồn dưỡng khí không thể thiếu với các
sinh vật trên trái đất này, vì vậy việc bảo vệ môi truờng không khí chính là
bảo vệ chất lượng cuộc sống của con nguời.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã kéo theo quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh. Dẫn đến hệ quả là các nguồn ô nhiễm khí
thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông
vận tải, thi công xây dựng, cũng như từ sinh hoạt của nhân dân ngày càng
lớn và phức tạp, độc hại. Điều đáng nói là sự ô nhiễm khí thải này đã và
đang gây nên những tác động hết sức tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Do các quan hệ phức tạp phát sinh trong quá trình bảo vệ môi trường
không khí vì hoạt động bảo vệ vì hoạt động bảo vệ môi trường không khí
không phải là trách nhiệm riêng của nhà nước mà là trách nhiệm của toàn
xã hội nên phải đảm bảo các quan hệ xã hội phát sinh, cần hài hòa trách
nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường không khí.
Bảo vệ môi trường không khí phải thực hiện nhiều biện pháp kết hợp lại với
nhau trong đó có biện pháp kinh tế, khoa học – kỹ thuật, biện pháp giáo dục ,nhưng
tất cả các biện pháp trên chỉ thực hiện được khi dựa trên các quy định của pháp luật,
pháp luật tạo cơ sở, nền tảng để thực hiên các biện pháp trên một cách có hiệu quả và
không thể lợi dụng các pháp đó để thực hiên hành vi phạm pháp luật bởi pháp luật
được sử dụng để tác động trực tiếp tới hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí,
cũng như khuyến khích họ thực hiện các hành vi có lợi cho môi trường không khí.
1.3. Khái quát chung về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
1.3.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một định hướng cơ bản của hoạt động
bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, dù đã có luật cũng như chính sách về
bảo vệ môi trường, nhưng việc thực thi ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và tiến
GVHD: Võ Hoàng Yến
11
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
hành khá muộn so với các nước khác. Luật Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp
luật tương đối mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả hệ thống pháp luật
của các nước đang phát triển. Các nước đua nhau phát triển kinh tế bằng mọi giá, hủy
hoại môi trường sống miễn sao kinh tế tăng trưởng mà bỏ qua việc vô cùng quan
trọng là bảo vệ môi trường trong đó có môi trường không khí, đến lúc môi trường ô
nhiễm báo động thì pháp luật bảo vệ môi trường mới được các nước cấp bách đặt ra.
Pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam đang dần hoàn thiện.
Là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường, nên ta có thể dựa vào khái
niệm pháp luật bảo vệ môi trường để suy ra định nghĩa về pháp luật bảo vệ môi
trường không khí như sau: “pháp luật về bảo vệ môi trường không khí là tổng hợp
các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh
giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến môi trường
không khí hoặc các quan hệ giữa các chủ thể và môi trường không khí trên cơ sở kết
hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi
trường không khí vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau”.
Khái niệm về bảo vệ môi trường không khí cho ta hiểu được phần nào cơ bản
nhất về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí và mở ra câu
hỏi là pháp luật có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường không khí.
1.3.2. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí nói tuy có tác động nhưng chắc
chắn không phát huy tác dụng nếu không có sự trợ giúp của pháp luật và pháp luật có
vị trí đặc biệt quan trọng. Môi trường không khí bị hủy hoại chủ yếu là do sự tàn phá
của con người và đối tượng để thực hiện việc bảo vệ môi trường không khí cũng
chính là con người. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường không khí trước hết là tác động
đến hành vi con người. Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm để điều chỉnh
hành vi xử sự của con người và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước sẽ
có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường không khí. Vai trò đó được thể hiện
trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí như sau:
1.3.2.1. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện
khi tác động vào môi trường không khí
Theo tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người
(Stốckhôm - năm 1972), con người được sống trong một môi trường trong lành là
một trong những nguyên tắc trọng tâm của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc
GVHD: Võ Hoàng Yến
12
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
một nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và được hưởng đầy
đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm
giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế
hệ hôm nay và mai sau”.
Từ giác độ thực tế ,có thể liệt kê các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp
luật bảo vệ môi trường không khí, bao gồm:
Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng hoặc tác động tới
môi trường không khí.
Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
không khí.
Nhóm quan hệ về các biện pháp khắc phục suy thoái, ô nhiễm, phòng chống
sự cố môi trường không khí.
Nhóm quan hệ giải quyết tranh chấp môi trường không khí, xử lý vi phạm
pháp luật môi trường không khí.
Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không
khí.
Quyền con người được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc trụ cột,
là quyền tự nhiên của con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, liên quan trực
tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đó là quyền con người được sống trong một môi
trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường,
được hài hòa với tự nhiên. Hay nói cách khác, là quyền được sống trong một vùng
không bị ô nhiễm, không bị suy thoái môi trường. Để đảm bảo được quyền đó của
mình thì mỗi cá nhân, tổ chức phải biết bảo vệ môi trường sống bằng những hành
động văn minh bằng cách tuân thủ những quy tắc xử sự mà pháp luật đặt ra.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng
được các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp
luật nêu lên cách xử sự hay quy tắc xử sự cho chủ thể (các tổ chức, cá nhân) ở vào
điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm. Đây là bộ phận trực
tiếp thể hiện ý chí, mong muốn của Nhà nước, là mệnh lệnh của Nhà nước đối với
các chủ thể, nó chỉ rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan
hệ xã hội do quy phạm điều chỉnh. Vì vậy, bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
GVHD: Võ Hoàng Yến
13
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
thường trả lời cho các câu hỏi: có quyền gì? có nghĩa vụ gì? được làm gì? không
được làm gì? phải làm gì và làm như thế nào? văn bản quy phạm pháp luật có tính áp
dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách xác
định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn.
Trong bảo vệ môi trường không khí, pháp luật quy định các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể, xác định rõ nghĩa vụ bảo vệ môi trường không khí của các tổ
chức, cá nhân, bắt buộc các chủ thể này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật. Chính các quy tắc này tạo cho các chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ môi trường
không khí được thống nhất.
Ví dụ: Môi trường không khí chỉ có sức chịu đựng giới hạn chỉ có thể tiếp
nhận một lượng chất các chất gây ô nhiễm nhất định có thể để tự động đồng hóa,
khuấy trộn để không làm xấu đi chất lượng vốn có của nó, do đó pháp luật thông qua
hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí, buộc mỗi chủ nguồn của mỗi loại khí thải
khác nhau chỉ được thải ra không khí một số lượng các chất gây ô nhiễm nhất định.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng
lượng thải và về thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động,
nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí một lượng khí
thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng
lượng khí thải không giống nhau. Lượng khí thải được thải vào môi trường không
khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó.
Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu
trong tiêu chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng
độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ
gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể
dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Thông qua hệ thống
tiêu chuẩn môi trường không khí quy tắc xử xự mà pháp luật quy định chính là trị số
tối thiểu và trị số tối đa nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường
không khí.
Pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp
hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh với
môi trường, đặt biệt là môi trường không khí phù hợp với chiều hướng phát triển tiến
bộ của thời đại. Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ
ai. Đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
GVHD: Võ Hoàng Yến
14
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường không khí, đẩy lùi các hành vi
xấu ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí.
1.3.2.2. Pháp luật quy định các chế tài để buộc con người phải thực hiện đầy
đủ các đòi hỏi của pháp luật khi tác động vào môi trường không khí
Cưỡng chế nhà nước gồm nhiều nhóm biện pháp cưỡng chế khác nhau như:
Pháp luật quy định các chế tài để bảo vệ môi trường không khí bao gồm các chế tài
dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm
pháp luật về môi trường không khí, các chủ thể phải gánh chịu những chế tài này khi
họ không tuân thủ theo các quy tắc xự sự của pháp luật, tức là họ không làm những
gì mà pháp luật buộc phải làm hoặc đã làm những gì mà pháp luật không cho phép.
Nhóm các biện pháp cưỡng chế mang tính trừng phạt được xác định trong chế tài
pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm
pháp luật và bảo đảm việc áp dụng các chế tài pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng
chế nhà nước được áp dụng vì mục đích đảm bảo lợi ích của cộng đồng hoặc vì lí do
an ninh quốc gia.
Pháp luật quy định các tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các
thông số về chất lượng môi trường không khí xung quanh, về hàm lượng của chất
gây ô nhiễm không khí trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường không khí. Tức là đã đưa ra những
thông số tối thiểu và tối đa họ được phép làm như sau: Vi phạm về thải bụi, khí thải
có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường, vì lợi ích trước mắt mà họ
không xử lý, xả thẳng vào môi trường, khỏi cần phải đầu tư trang thiết bị tốn kém để
xử lý, khi đó các chế tài hành chính sẽ xử phạt họ. Ví dụ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ
trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi
hữu cơ đó11.
Ngoài việc quy định các quy tắc xử sự của con người khi họ có hành vi tác
động vào môi trường không khí, pháp luật còn quy định các chế tài cụ thể đối với các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường không khí khi họ không tuân theo các
quy tắc xử sự đó. Sự nghiệp bảo vệ môi truờng nói chung và bảo vệ môi trường
không khí nói riêng chỉ thành công nếu có sự góp sức của cả doanh nghiệp, cộng
đồng và cơ quan quản lý nhà nước. Bảo vệ môi trường có vai trò hết sức quan trọng
11
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
GVHD: Võ Hoàng Yến
15
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
đối với chúng ta, là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức cá nhân và toàn xã hội. Bảo
vệ môi trường lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục giảm thiểu ô nhiễm.
Bên cạnh đó có những chủ thể chỉ vì lợi ích trước mắt của mình mà gây ô nhiễm môi
trường không khí. Do vậy việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí là
việc làm sống còn, thường xuyên, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn
với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy pháp luật cần có các chế
tài đủ mạnh để những hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi
trường không khí bị xử lý nghiêm để những hành vi gây ô nhiễm môi trường không
khí không còn tái diễn, góp phần phục hồi môi trường không khí trong lành.
Thông qua việc quy định các chế tài này, pháp luật đã thể hiện vai trò to lớn
trong sự nghiệp bảo vệ môi trường không khí. Bảo vệ môi trường không khí cần một
hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh
vực môi trường không khí tiến hành các hoạt động của mình để răn đe các chủ thể vi
phạm môi trường tránh để họ tiếp tục vi phạm pháp luật môi trường, tạo cho một ý
thức bảo về môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ chất lượng môi trường không khí, hạn chế những tác động tiêu
cực đến môi trường từ các hoạt động phát triển; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
trong dân chúng; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vấn đề môi
trường; tạo ra những định hướng ban đầu cho việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.
1.3.2.3. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức
bảo vệ môi trường
Ngày nay, bảo vệ môi trường ngày càng được các cá nhân, cơ quan, tổ chức
mà đặc biệt là nhà nước quan tâm. Khi quy định các quy tắc xử sự, các quyền và
nghĩa vụ cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi các chủ thể này tác động vào môi
trường không khí, pháp luật bảo vệ môi trường không khí còn thể hiện vai trò to lớn
trong việc ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Hiến
pháp đã quy định nghĩa vụ “bảo vệ môi trường” là một nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ
chức, cá nhân trong xã hội, bởi vậy bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ phức tạp, vừa
cấp bách, có tính liên ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích
cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Thông qua pháp luật, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước được tổ chức chặt chẽ từ địa phương đến trung ương, trong đó có cơ quan bảo
GVHD: Võ Hoàng Yến
16
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
vệ môi trường không khí, nhà nước quy định đầy đủ về nhiệm vụ, chức năng, quyền
hạn của mỗi cơ quan. Bảo vệ môi trường con nảy sinh nhiều vấn đề cần đuộc giải
quyết, cần nhiêu tổ chức vào cuộc, bởi vậy cần phải có các quy định về quyền hạn cụ
thể để không xảy ra tình trạng lạm quyền sẽ không giải quyết được vấn đề.
Thực tiễn đã chứng minh vai trò thống nhất quản lý nhà nước tất cả các lĩnh
vực của đời sống, xã hội, bảo vệ môi trường là lĩnh vực phức tạp, cần kết hợp nhiều
bộ, nghành, chỉ có nhà nước đứng ra đảm nhiệm vai trò quy định quyền hạn cụ thể
cho các cơ quan quản lý, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan này thưc hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần
phải có tính tương tác với hệ thống đó. Môi truờng là tổng thể nhiều thành phần khác
nhau có mối quan hệ với nhau, trong đó có môi trường không khí, môi trường không
khí chỉ được bảo vệ khi tính đến sự bền vững, bảo vệ các yếu tố, thành phần khác.
Bởi vậy bảo vệ môi trường không khí phải kết hợp nhiều cơ quan chuyên môn lại với
nhau với các cơ quan chuyên ngành, pháp luật ở đây đóng vai trò then chốt quy định
quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tranh chấp môi trường nổi lên như một hiện tượng bức bách của đời sống xã
hội, nó có thể phát sinh giữa cá nhân và tổ chức với nhau, hoặc giữa cá nhân, tổ chức
với cơ quan quản lý nhà nước. Các tranh chấp này cần giải quyết kịp thời không sẽ
để lại những hậu quả to lớn cho môi trường không khí. Thông qua pháp luật nhà
nước quy định một cách chặt chẽ về cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột về môi
trường không khí thông qua việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho
từng cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí, Khi có tranh chấp môi
trường xảy ra sẽ giải quyết thuận tiện, êm đẹp, đảm bảo lợi ích cho từng bên, ngăn
chặn các hành vi xấu đến môi trường và có ý thức giáo dục sâu sắc.
1.3.2.4. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
các quan hệ hợp tác quốc tế vì bảo vệ môi trường không khí
Bảo vệ môi trường ngày nay không còn là vấn đề của riêng mỗi quốc gia mà
nó đã trở thành vấn đề có tính quốc tế bởi chính tính toàn cầu của ô nhiễm môi
trường. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới bao gồm năm vấn đề:
GVHD: Võ Hoàng Yến
17
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Sự vận chuyển tầm xa của các khí bị ô nhiễm.
Sự vận chuyển xuyên biên giới của các sản phẩm và chất thải nguy hại.
Sự suy giảm tầng ôzôn.
Sự thay đổi khí hậu.
Sự ô nhiễm đại dương.
Do tính xuyên biên giới nên sự ô nhiễm môi trường ở quốc gia này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường của các quốc gia lân cận, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường không khí. Không khí bị ô nhiễm ở quốc gia này không phải đến biên giới của
quốc gia đó, các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại, người ta cũng không thể gom riêng vùng
không khí đã bị ô nhiễm để xử lý mà nó sẽ có ảnh hưởng đến các quốc gia khác bởi
sự vận chuyển tầm xa của các khí bị ô nhiễm. Vì thế trong bảo vệ môi trường không
khí sự hợp tác giữa các quốc gia càng trở nên hết sức cần thiết. Hợp tác quốc tế ở đây
không thể đơn thuần là sự hợp tác giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ chức của các
quốc gia khác nhau với nhau mà chính là quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Thông
qua sự hợp tác, các quốc gia sẽ xây dựng được một chương trình cho việc bảo vệ môi
trường không khí, các quốc gia sẽ có được sự hỗ trợ về mặt tài chính và học hỏi được
kinh nghiệm trong quản lý môi trường, trong kỹ thuật bảo vệ môi trường không khí.
Vì vậy hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường không khí là cần thiết và quan trọng,
chính pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế đó.
Ví dụ: cuối năm 1997, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN đã nhất trí Kế
hoạch hành động khói mù khu vực (RHAP) nhằm thực hiện các nỗ lực chung trong
việc quan sát, ngăn ngừa và giảm tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do nạn
cháy đất, cháy rừng gây ra. Tiếp đó, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên
biên giới đã được ký kết vào tháng 6/2002 và có hiệu lực vào tháng 11/2003 sau khi
được 6 nước hành viên ASEAN phê chuẩn. Bên cạnh những hoạt động được triển
khai theo RHAP, đã có những bước tiến lớn trong việc thực thi Hiệp định ASEAN về
nhiễm khói mù xuyên biên giới. Đến nay, đã có 9 nước thành viên ASEAN, gồm
Brunei Darussalam, Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Malaixia,
Myanma, Singapo, Thái Lan, Việt Nam và Philipin đã phê chuẩn hiệp định này.12
12
Tổng cục môi trường, Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thách thức đối với ASEAN và giải pháp ngăn chặn,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/%C3%94-nhi%E1%BB%85m-kh%C3%B3im%C3%B9-xuy%C3%AAn-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-
GVHD: Võ Hoàng Yến
18
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Từ những phân tích trên ta thấy biện pháp pháp luật có vai trò vô cùng quan
trọng đối với hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt nam, Luật Bảo vệ môi trường được
ban hành ngày 27/12/1992, ngay sau hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janero
tại Brazil năm 1992 đã thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam triển khai ngay
chương trình nghị sự 21 của Liên hợp quốc. Trên cơ sở pháp lý đó, Nhà nước ta đã
ban hành một hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ các yếu tố của môi trường, trong
đó có môi trường không khí. Điều này đã thể hiện nhận thức rõ và đầy đủ về vai trò
và tầm quan trọng của pháp luật trong bảo vệ môi trờng không khí ở Việt Nam.
%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-ASEAN-v%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1png%C4%83n-ch%E1%BA%B7n.aspx[truy cập ngày 24/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
19
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Những quy định của pháp luật về quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường
không khí ở Việt Nam hiện nay
Ô nhiễm môi trường không khí hiên nay đang đặt ra một thách thức lớn cho
chúng ta, môi trường không khí là vấn đề được cả cộng đồng quan tâm, ô nhiễm môi
trường không khí ảnh hưởng đến cả cộng đồng, không khí là một tài nguyên vô cùng
quan trọng với con người, ta sống không thể nào thiếu không khí trong vài phút, bởi
vậy bảo vệ môi trường không khí chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con
cháu sau này.
Một vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là trước tình trạng ô nhiễm không
khí càng trầm trọng là đưa ra những tiêu chuẩn và quy chuẩn để làm công cụ nền
tảng cho việc bảo vệ môi trường không khí.
2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quy chuẩn môi trường không khí
2.1.1.1. Khái quát chung về quy chuẩn môi trường không khí
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam 2006, quy chuẩn kỹ
thuật là quy định về mức giới hạn của đặt tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh
tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ
động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.13
Trên cơ sở đó ta hiểu quy chuẩn môi trường không khí là những quy tắc,
chuẩn mực liên quan đến việc thiết lập một cách thức ứng xử bắt buộc chung đối với
môi trường không khí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quy chuẩn môi
trường không khí được xem là nền tảng của cho hoạt động bảo vệ môi trường không
khí.
Quy chuẩn môi trường không khí do từng quốc gia xây dựng trên cơ sở các
điều kiện tự nhiên - xã hội ở quốc gia mình. Các cơ sở này dựa vào điều kiện tự
13
Khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.
GVHD: Võ Hoàng Yến
20
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
nhiên như cây xanh che phủ, độ phì nhiêu của đất,.. hoặc có các điều kiên về trình độ
khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế,… nên việc quy định về quy chuẩn môi
trường không khí cũng khác nhau. Quy chuẩn môi trường không khí thường mang
tính chất đặt thù.
2.1.1.2. Một số quy chuẩn môi trường không khí cụ thể theo pháp luật Việt
Nam
Pháp luật Việt Nam hiện nay có 41 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường,trong đó 10 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường không khí
14
. Các quy chuẩn về môi trường không khí đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất. Quy chuẩn quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Quy chuẩn
Việt Nam 02:2008/BNTMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải lò đốt chất thải rắn y tế biên soạn, Vụ Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và
được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa
cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, Quy chuẩn
này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, mọi tổ chức, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu, sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định kỹ thuật đối với giới hạn cho phép đối với lò đốt chất thải rắn y tế.
Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
trong quá trình vận hành đốt bình thường, khí thải ra môi trường, không được vượt
quá giới hạn quy định như sau: Đối với bụi giới hạn cho phép là 115/Nm3, đối với
Axít flohydric là 2mg/Nm3, đối với Cacbon mônôxyt là 100mg/Nm3, Nitơ ôxyt là
250mg/Nm3, Lưu huỳnh dioxyt là 30mg/Nm3,Thủy ngân 0,55mg/Nm3,….Các giới
hạn này nhìn chung không đồng nhất về thông số, nhưng những thông số quy định
này vừa phải và đảm bảo an toàn cho con nguời và sinh vật.
Quy định kỹ thuật đối với tro xỉ. Tro xỉ còn lại của quá trình đốt, tro bay thu
giữ từ các bộ phận xử lý và ống khói phải được thu gom và xử lý theo quy định hiện
hành.
Thứ hai. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Quy chuẩn Việt Nam 05: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
14
Tổng cục môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam, Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt
Nam về môi trường, http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/QCVN-TCVN-HDKT/Pages/C%C3%A1c-quychu%E1%BA%A9n-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-gia-Vi%E1%BB%87t-Namv%E1%BB%81-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx.[ truy cập ngày9/7/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
21
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công
nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT
ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn
này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2),
cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì
(Pb) trong không khí xung quanh.. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng
không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.. Quy chuẩn này
không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc
không khí trong nhà. Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung
quanh được cho phép như sau:
Lưu huỳnh đioxit (SO2) trung bình 1 giờ là 350 μg/m3(Microgam trên mét
khối) trung bình 1năm là 50 μg/m3.
Cacbon(CO) trung binh 1 giờ là 30000 μg/m3.
Nitơ oxit(NOx) trung bình 1 giờ là 200 μg/m3,trung bình 1 năm là 40 μg/m3.
Ôzôn (O3) trung bình 1 giờ là 180 μg/m3.
Bụi lơ lửng (TSP) trung bình 1 giờ la 300 μg/m3, trung bình 1 năm là 140
μg/m3.
Bụi ≤ 10 μm (PM10) trung bình 1 năm là 50 μg/m3.
Thứ ba. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí
xung quanh. Quy chuẩn Việt Nam 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa
học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số
16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc
hại trong không khí xung quanh. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng
không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. Quy chuẩn này
không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc
không khí trong nhà. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không
khí xung quanh quy định cụ thể hai nhóm chất :
GVHD: Võ Hoàng Yến
22
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm chất vô cơ bao gồm 28 loại chất với nồng độ tối đa cho phép như sau:
Axit sunfuric (300 μg/m3/giờ),3 μg/m3/năm , Bụi có chứa ôxít silic > 50% (150
μg/m3/giờ), clo (100 μg/m3/giờ), Hydroflorua (20 μg/m3/giờ),…
Các chất gây mùi khó chịu gồm 8 loại chất và nồng độ tối đa cho phép:
Methyl mecarptan (50 μg/m3/giờ), Hydrosunfua(42 μg/m3/giờ), Toluen (500
μg/m3/giờ),….
Thứ tư. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ. Quy chuẩn Việt Nam 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa
học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số
25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí
thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí, Quy chuẩn này áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa
các chất hữu cơ vào môi trường không khí. Khí thải của một số ngành công nghiệp
và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng. Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được
quy định như sau: Axetylen tetrabromua (14 μg/m3), Amylaxetat (525 μg/m3),
Benzen (5 μg/m3),…
Thứ năm. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân
bón hóa học, Quy chuẩn này quy định riêng cho khí thải công nghiệp sản xuất phân
bón hóa học và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5939:2005 về Chất lượng
không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban
hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô
nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học khi phát thải vào môi
trường không khí, Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học (có quy trình sản
xuất phân amoni phosphat (MAP và DAP), nitrozophosphat, supe photphat đơn, supe
photphat kép, phân lân nung chảy, kali clorua và phân hỗn hợp, sản xuất amoniac,
axit nitric, axit sunfuric, axit phosphoric, amoni sulphat, urea, amoni nitrat, canxi
amoni nitrat và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí.
GVHD: Võ Hoàng Yến
23
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Quy định pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn môi trường không khí
2.1.2.1. Khái quát chung về tiêu chuẩn môi trường không khí
Theo tài liệu của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) thì tiêu chuẩn môi
trường (TCMT) được hiểu là: “tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và thông
qua bởi một tổ chức được thừa nhận, trong đó đề ra những hành động hoặc những kết
quả của chúng để sử dụng chúng và lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm đạt được chất
lượng môi trường tối ưu trong khung cảnh nhất định” 15.
Ở Việt Nam, khái niệm tiêu chuẩn môi trường được quy định chính thức tại
khoản 1 điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam như sau: Tiêu
chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các
đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện
áp dụng.16
Theo đó, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn về các thành
phần môi trường. Những chuẩn mực, giới hạn cho phép được hiểu là mức độ, phạm
vi gây ô nhiễm có thể chấp nhận được mà chưa gây nguy hại cho sức khoẻ con người
và các thành phần môi trường, hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên Tiêu
chuẩn được công bố để tự nguyện áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật được ban hành để
bắt buộc áp dụng.
2.1.2.2. Một số tiêu chuẩn môi trường không khí cụ thể theo pháp luật Việt
Nam
Các tiêu chuẩn về môi trường không khí của Việt Nam rất ít, chủ yếu sửa đổi
và thay thế qua các thời kì. Có hai tiêu chuẩn môi trường không khí đựợc áp dụng rất
nhiều trong các lĩnh vực đời sống ngày nay như sau:
Thứ nhất. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN: 5508:2009) Không khí vùng làm
việc. Yêu cầu về điều kiện khí hậu và phương pháp đo.
Thứ hai. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5509:2009) Không khí vùng làm việc,
silic đioxit trong bụi hô hấp, giới hạn tiếp xúc tối đa.
15
16
Mục A1,Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường trong sản xuất ISO 14000.
Khoản 1 điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam năm 2006.
GVHD: Võ Hoàng Yến
24
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ môi
trường không khí
Như đã nói tại chương một, quản lý nhà nước về môi trường không khí là một
đòi hỏi tất yếu khách quan bởi chỉ có sự thống nhất của một hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước thì mới có thể giải quyết được những yêu cầu, đòi hỏi của công tác
bảo vệ môi trường không khí. “Quản lý nhà nước về môi trường không khí là quá
trình Nhà nước bằng các cách thức, công cụ và phương tiện khác nhau tác động đến
các hoạt động của con người trong quá trình con người khai thác, sử dụng môi
trường không khí nhằm làm hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ sự trong sạch của môi
trường không khí với việc thoả mãn các nhu cầu của con người, đồng thời đảm bảo
được chất lượng của môi trường nói chung.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định từng cơ quan quản lý nhà nước
khác nhau thì có trách nhiệm khác nhau trong việc thực thi trách nhiệm đối với môi
trường và môi truờng không khí nói riêng chia làm hai nhóm hệ thống là cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn.
2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung
Cơ quan có thẩm quyền chung trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
là cơ quan có thẩm quyền quản lý trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh
vực môi trường trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương. Bao gồm: Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.2.1.1. Chính phủ
Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Luật Tổ chức chính phủ 2001 quy định
nhiệm vụ của chính phủ tại khoản 5 điều 10 như sau: Quyết định chính sách cụ thể
về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy
thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc
phục sự cố môi trường.Chính phủ có nhiệm cụ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường.
GVHD: Võ Hoàng Yến
25
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.2. Uỷ ban nhân dân các các cấp
Theo Điều 122, Chương XIII Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định cụ
thể như sau:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây: Ban hành theo thẩm quyền quy
định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ
chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi
trường; Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; Tổ chức thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; Tuyên truyền, giáo
dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan
giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây: Ban hành theo thẩm quyền quy
định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ
chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi
trường; Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra,
thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với Uỷ ban nhân
dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại địa phương theo quy định sau đây: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn,
khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng
nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc
GVHD: Võ Hoàng Yến
26
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc và gia đình văn hóa; Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của hộ gia đình, cá nhân; Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường cấp trên trực tiếp; Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên
địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải; Quản lý hoạt động của thôn, làng,
ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi
trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn là cơ quan có thẩm quyền quản lý về
chuyên môn trong một lĩnh vực, ngành cụ thể; mà ở đây là trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
và có trách nhiệm sau đây:
Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường; Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế
hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường; Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; Xây
dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ; Chỉ
đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất
số liệu quan trắc môi trường; Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả
nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường; Quản lý
thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,
báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trong
phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức
thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Trình Chính phủ tham gia tổ
chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt
GVHD: Võ Hoàng Yến
27
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế; Chỉ
đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các
cấp.17
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền
quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.18
Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công
nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc
thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.19
Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động
xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô
thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và
khu dân cư nông thôn tập trung.20
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải.21
17
Khoản 2 điều 19 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Khoản 3 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
19
Khoản 5 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
20
Khoản 7 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
21
Khoản 8 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
18
GVHD: Võ Hoàng Yến
28
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo
vệ môi trường trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai
táng.22
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó,
khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ
môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.23
Các Bộ khác, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật này và phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.24
2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường không khí
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư vô cùng quan trọng được
luật bảo vệ môi trường quy định, một trong những trách nhiêm quan trọng như sau:
2.3.1. Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện và thực hiện các nội dung
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và
kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự
án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác
động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được
bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy
ra phụ thuộc vào hai nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và
phương pháp dự báo.
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 “Đánh giá
tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
- Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu muốn thực hiện dự án có thể gây ảnh hưởng
đến môi trường đều phải thực hiện phân tích, đánh giá tác động môi trường và phải
đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
22
Khoản 9 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Khoản 10 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
24
Khoản 11 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
23
GVHD: Võ Hoàng Yến
29
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá môi trường không phải là một nghĩa vụ mang tính hình thức, tức là
không phải chỉ là một điều kiện giấy tờ cần phải có cho việc phê duyệt một dự án mà
nó là một nghĩa vụ cần phải đảm bảo tính chất về nôi dung, điều này có nghĩa các
phân tích, dự báo cáo tác động môi trường của dự án đầu tư phải được thực hiện một
cách nghiêm túc và cần thiết phải có độ chính xác để đưa ra các biện pháp bảo vệ
môi trường khi triển khai dự án đó.
Hiện nay việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 và Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi
Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 22/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Theo quy định thì tổ chức, cá nhân là chủ dự án chủ sau đây phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường: Dự án công trình quan trọng quốc gia; Dự án có sử
dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh
đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông,
vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; Dự
án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; Dự án khai thác, sử dụng nước dưới
đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác
động xấu đối với môi trường. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường.25
Một bản báo cáo đánh giá tác động môi trường muốn được phê duyệt phải
đảm bảo các nôi dung sau26
Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về
không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng
mục công trình và của cả dự án. Việc này giúp cho cơ quan quản lý có những kiến
thức ban đầu về dự án.
Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận;
mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.Việc đánh giá này phải trung thực,
25
26
Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và phụ lục 1.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.
GVHD: Võ Hoàng Yến
30
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
khách quan nhằm giúp cơ quan thẩm định biết mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của
môi trường nơi có dự án.
Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được
thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự
án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Các biện pháp này nhằm mang tính phòng ngừa,
nhưng cần thiết phải có sự khả thi thì mới kịp thời ứng biến các vấn đề xảy ra đột
ngột được.
Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng
và vận hành công trình. Cam kết này là cơ sở để quản lý và xem xét theo dõi tình
hình bảo vệ môi trường của chủ dự án để kịp thời thúc đẩy việc bảo vệ môi trường
hiệu quả đối với môi trường không khí.
Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường
trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong
tổng dự toán kinh phí của dự án.
Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ
ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến
không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải
pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường việc thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ
thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định.
Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và điểm b
khoản 7 Điều này bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân
khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. Thành
phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c khoản 7 Điều này
GVHD: Võ Hoàng Yến
31
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
bao gồm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của
tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết
định. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan
tham gia hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi
trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định. Tổ chức
dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt
dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình. Tổ chức,
cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường
đến cơ quan tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ quan tổ chức
thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận,
quyết định. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với dự án được quy định như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết
định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết
định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt Báo cáo với Uỷ
ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường; Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại
chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi
trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát; Thực hiện đúng, đầy đủ các nội
dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu
cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thông báo cho
cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc
đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường; Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được
GVHD: Võ Hoàng Yến
32
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại
các điểm a, b và c khoản này.27
Không thể phủ nhận tầm quan trọng và hiệu quả của việc thực hiện đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) trong công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, để nâng
cao chất lượng ĐTM, đáp ứng yêu cầu của thực tế quản lý môi trường thì việc tiếp
tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
2.3.2. Tuân thủ các quy định về lập thực hiện và thực hiện các nội dung trong
cam kết bảo vệ môi trường
Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường trách nhiệm lập bản báo cáo cam kết bảo vệ môi trường để đăng kí với Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền xem xét, xác
nhận. Cấu trúc và yêu cầu bản cam kết về nôi dung của bản cam kết bảo vệ môi
trường phải đảm bảo đúng quy định28. Nhưng nội dung như sau:
Tên dự án đầu tư: Nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương). Địa chỉ liên hệ của chủ dự án, người
đại diện theo pháp luật của chủ dự án, phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện
thoại, số Fax, E-mail ..).
Địa điểm thực hiện dự án:
Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm
thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi,
ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô
thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch
sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác
xung quanh khu vực dự án. Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự
án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối
với các nguồn này. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nêu tóm lược về quy
mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc
kèm theo tình trạng của chúng.
Các tác động môi trường. Các loại chất thải phát sinh (Khí thải, nước thải,
chất thải rắn, chất thải khác, đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về:
27
Khoản 1 điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Cấu trúc và yêu cầu về nôi dung của bản cam kết bảo vệ môi trường được ban hành ở Phụ lục 5.2 kèm theo
thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.
28
GVHD: Võ Hoàng Yến
33
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải
và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.
Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực: Xử lý chất thải, mỗi loại chất thải
phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ
khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có
nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ
thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được
xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định
hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do
và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Cam kết về việc thực hiện. Cam kết này có giá trị ràng buọcc và được xem là
căn cứ xử lý khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
2.4. Trách nhiệm pháp lý áp dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
Trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân là những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường không khí được hiểu là chế tài mà các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường không khí.
Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí là các hành vi trái pháp
luật, có lỗi, do chủ thể thực hiện hoạt động làm phát sinh tác động tiêu cực vượt mức
cho phép xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và thường
gây hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2005, việc xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường được chia rõ thành hai nhóm đối tượng như sau:
Thứ nhất: Nhóm đối tượng có hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng quy định: Người vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố
môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm,
GVHD: Võ Hoàng Yến
34
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan29
Thứ hai: Đối với nhóm chủ thể có chức năng quản lý môi trường nói chung và
môi trường không khí nói riêng thì người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che
cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra
ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.30
2.4.1. Trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoạt động là
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Đây là văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có
tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính cũng như những vấn đề có liên
quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường.
Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hành chính được áp dụng khi tổ chức, cá
nhân vi phạm gây hậu quả chưa đến mức xử lý hình sự. Hình phạt chủ yếu là phạt
tiền và các hình thức phạt bổ sung khác, tùy theo mức độ môi trường bị xâm phạm
mà số tiền và hình thức xử phạt cũng khác nhau.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ
chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ
chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi
lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định
này hoặc các Nghị định có liên quan.31Bên cạnh đó cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình
29
Khoản 1 điều 127 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Khoản 2 Điều127 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
31
Điều 2 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
30
GVHD: Võ Hoàng Yến
35
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
chỉ hoạt động ,buôc di dời, cấm hoạt động theo quy định taw chương III hình thức xử
lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Công bố công khai thông tin vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
Cảnh cáo;
-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi
thối vào môi trường32.
-Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm phát tán
hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc
trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó33.
*Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng
đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi
hành;
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
32
Khoản 1, Điều 15, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
33
Khoản 1, Điều 16, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
GVHD: Võ Hoàng Yến
36
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập,
thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi
trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các
yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường…
Kết quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
không khí thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận
các hình thức ,biện pháp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Việc áp dụng biện pháp xử
phạt đó thể hiện sự nghiêm khắc của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Qua đó giáo dục mọi người
ý thức tuân thủ pháp luật hành chính trong lĩnh vự bảo vệ môi trường không khí nói
riêng và môi trường nói chung. Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực vi phạm pháp luật về môi trường là công cụ đắc lực để bảo vệ môi trường.
Đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính nói chung và các vi phạm hành
chính nói riêng luôn là một nhiêm vụ trọng yếu của nhà nước ta.
2.4.2. Trách nhiệm hình sự
Tình trạng vi phạm môi trường không khí ở Việt Nam đang có xu hướng gia
tăng, diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn và đã gây ra những tác động tiêu cực đến
môi trường và đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự các vụ vi phạm
pháp luật về môi trường không khí đang gặp không ít rào cản, Bộ luật Hình sự 1999
đã quy định mười hành vi phạm tội về môi trường. Mỗi điều khoản về tội phạm môi
trường (TPMT) trong Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đều đã xác định
hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung phạt tiền và định hình phạt tù
tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng. Tội gây ô nhiẽm môi trường khoản 1, Điều 182 quy định, “người nào
thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát
bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình
không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm”. Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 và được sửa, đổi bổ tại Luật số
37/2009/QH12 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 đã bổ sung nhiều tội phạm
quan trọng về môi trường nhưng hầu như trong thực tế, các hành vi gây ô nhiễm môi
GVHD: Võ Hoàng Yến
37
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
trường và nhiều vi phạm khác trong lĩnh vực môi trường mới chỉ dừng ở giai đoạn
điều tra, chưa bị truy tố, xét xử về mặt hình sự. Một trong những nguyên nhân của
tình trạng kể trên chính là việc các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử chưa có kinh
nghiệm và sự chuẩn bị cần thiết đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
về môi trường. Chính vì thế, đã đến lúc cần quan tâm tới vấn đề củng cố năng lực
điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm và tranh chấp về môi trường. Thực tế cho thấy
chúng ta chưa quan tâm đúng mức các tội về môi trường, đặt biệt là tội phạm về môi
trường không khí.
2.4.3. Trách nhiệm dân sự
Nếu như những quy định về trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân là
đình chỉ hoạt động, buôc tháo dỡ công trình, xử lý ô nhiễm thì khắc phục ở trách
nhiệm dân sự lại theo một hướng khác. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường xuất phát từ bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trong trường
hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.34
Về cơ bản, trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các
chủ thể chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
được pháp luật ghi nhận theo đó tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt
động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Luật Bảo vệ
môi trường 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn.
Và Luật Bảo vệ môi trường 2014 chưa có hiệu lực cũng quy đinh rõ vấn đề này. Với
việc dành riêng năm điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường (từ Điều 130 đến Điều 134, Mục 2), và Luật Bảo vệ môi trường
2014 cũng dành năm điều từ điều 163 đến 167 quy định về bồi thường thiệt hại. Luật
Bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện
thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là
đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách nhiệm
này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ ràng, cụ
thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
34
Điều 302 Bộ Luật dân sự năm 2005.
GVHD: Võ Hoàng Yến
38
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, cá nhân, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy đinh của cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu gây thiệt hai cho người khác phải
bôi thường.
Khoản 5, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.Việc bồi
thường thiêt hại về vật chất do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra
đuợc tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên có hành vi gây thiệt hại với
bên bị thiệt hại được quy định tại Điều 264 Bộ Luật dân sự quy định cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không
có lỗi.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm gây ra thể hiện ở năm điều từ Điều 130 đến Điều 134. Những quy định trên
thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hoá” nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngày 03/12/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2010/NĐ-CP hướng
dẫn thực hiện việc bồi thường thiệt hại do hành vi ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một Thông tư nào của ngành chức năng hướng dẫn
chi tiết thi hành Nghị định này dẫn đến việc thực hiện Nghị định trên thực tế gặp
nhiều khó khăn. Điều này chứng tỏ, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
hiện hành chưa phát huy hiệu lực một cách đầy đủ, chưa mang lại hiệu quả như
mong muốn.
Như vậy, việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra không chỉ ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn
giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì thế, việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là rất
cần thiết.
GVHD: Võ Hoàng Yến
39
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.4.4. Trách nhiệm kỷ luật
Chế độ kỉ luật cán bộ công chức được hiểu là một chế định pháp luật, là tổng
thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động của mọi cơ quan,
tổ chức. Thuật ngữ kỉ luật còn được hiểu là sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của chế độ kỉ luật. Hình thức kỷ luật được áp dụng với các bộ ,công chức có trách
nhiệm trong việc quản lý môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng
mà có hành vi vi phạm. Theo Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, biện pháp xử lý kỷ
luật công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, Công chức và các quy định khác
của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong
những hình thức kỷ luật sau đây:35
Khiển trách: Áp dụng với cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm kỉ luật
lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
Cảnh cáo: Áp dụng đối với công chức đã bị khiển trách nhiều lần mà tái
phạm hoặc vi hạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc
tuy mới vi phạm lần đầu nhưng tương đối nghiêm trọng.
Hạ bậc lương: Áp dụng với công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng thực
hiện nhiệm vụ, công vụ.
Giáng chức: Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống
chức vụ thấp hơn.
Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức vụ mà hành vi vi
phạm nghiêm trọng xét thấy không thể đảm nhiệm vụ được giao.
Buộc thôi việc: Áp dụng đối với công chức phạm tội bị tòa án phạt tù mà
không hưởng án treo.
Chúng ta phải chấp hành tốt nhữnh quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường nói chung cũng như bảo vệ môi trường không khí nói riêng thì mới giữ được
một môi trường sống trong lành để phát triển.
35
Điều 79 Luật Cán bộ ,Công chức 2008.
GVHD: Võ Hoàng Yến
40
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Thực trạng môi trường không khí và việc áp dụng pháp luật ở Thành phố
Hồ Chí Minh
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta và của toàn xã hội. Trong những
năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng
một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát
triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng
gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây
ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công
nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn đặt biệt là tại thành phố
Hồ Chí Minh.
3.1.1 Thực trạng môi trường không khí hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đang năm trong danh nhất 10 thành phố ô nhiễm
không khí của châu Á ,theo xếp hạng của ngân hàng thế giới. Môi trường không khí
thành phố Hồ Chí Minh đã và đang bị ô nhiễm ở mức độ nhất định do các nguồn khí
thải từ các hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng. Thành phố Hồ Chí Minh
đã đưa vào hoạt động hệ thống quan trắc chất lượng không khí (bán tự động) nhằm
đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động giao thông gồm 06 trạm:
Vòng xoay Hàng Xanh.
Ngã tư Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ.
Vòng xoay Phú Lâm.
Vòng xoay An Sương.
GVHD: Võ Hoàng Yến
41
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngã sáu Gò Vấp.
Ngã tư Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát.
*Báo cáo tóm tắt chất lượng môi trường không khí thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông năm 2013 tại
06 trạm quan trắc không khí bán tự động cho thấy:
Ô nhiễm chất lượng không khí do hoạt động giao thông chủ yếu là do bụi lơ
lửng (với 95% số liệu quan trắc được trong năm 2013 vượt quy chuẩn cho phép) và
mức ồn (với 99,86% số liệu quan trắc được vượt quy chuẩn cho phép từ 7 - 10
đêxiben - A (dBA). Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị
cao nhất trong 06 vị trí quan trắc chất lượng không khí do giao thông.
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 06 vị trí quan trắc chất lượng
không khí do giao thông cụ thể như sau:
- Nồng độ trung bình giờ của Cacbon mônôxít (CO) quan trắc được trong năm
2013 dao động trong khoảng 9,1 mg/m3 - 15,66 mg/m3 và có 99,72% số liệu đạt quy
chuẩn Việt Nam. So với năm 2011, nồng độ Cacbon mônôxít (CO)có xu hướng giảm
tại 05 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An
Sương, Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát). So với năm 2012, nồng độ CO có xu
hướng tăng tại 05 vị trí quan trắc (Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An
Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh).
- Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng do hoạt động giao thông dao động
từ 0,43 – 0,62 mg/m3, 95% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn Việt Nam
05:2009/BTNMT. So với năm 2011, nồng độ Bụi có xu hướng giảm tại 03 vị trí quan
trắc (Hàng Xanh, An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh). So với năm 2012,
nồng độ Bụi có xu hướng giảm tại 04 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện
Biên Phủ, An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh).
- Hàm lượng trung bình giờ của Chì quan trắc trong năm 2013 dao động trong
khoảng 0,31 - 0,4 µg/m3; có xu hướng giảm so với năm 2011 (giảm tại 04 vị trí quan
trắc: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, An Sương, Gò Vấp) và tăng tại
06 vị trí quan trắc so với năm 2012.
- Nồng độ trung bình giờ của Nitơđioxit (NO2) quan trắc năm 2013 dao động
từ 0,16 - 0,2 mg/m3. So với năm 2011 và năm 2012, nồng độ Nitơđiôxit (NO2) có xu
GVHD: Võ Hoàng Yến
42
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
hướng giảm (giảm tại 03 vị trí quan trắc so năm 2011 và giảm tại tất cả 06 vị trí quan
trắc so với năm 2012)
- Tiếng ồn: Với 99,86% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, cao
hơn quy chuẩn cho phép từ 7 - 10 Đêxiben (dB). Riêng vị trí Hàng Xanh có 1% số
liệu quan trắc thấp hơn quy chuẩn cho phép. Mức ồn cao nhất ở vị trí An Sương và
giảm dần theo thứ tự như sau: An Sương, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Gò
Vấp, Phú Lâm, Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát, Hàng Xanh.
*Báo cáo tóm tắt hiện trạng chất lượng môi trường không khí 6 tháng đầu
năm 2014
Kết quả quan trắc chất lượng không khí
Ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng
(với 54,75% số liệu quan trắc được vượt Quy chuẩn cho phép; 73,91% số liệu quan
trắc tại 10 vị trí giao thông vượt Quy chuẩn cho phép) và mức ồn (với 60,08% số liệu
quan trắc được vượt quy chuẩn cho phép; 85,40% số liệu quan trắc tại 10 vị trí giao
thông vượt Quy chuẩn cho phép) do các hoạt động giao thông gây ra. Nồng độ các
chất ô nhiễm tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc
chất lượng không khí.
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng
không khí cụ thể như sau:
- Nồng độ trung bình giờ của Cacbon mônôxít (CO) quan trắc được trong sáu
tháng đầu năm 2014 dao động trong khoảng 4,10 mg/m3 - 10,50 mg/m3 và có 100%
số liệu đạt Quy chuẩn Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ Cacbon
mônôxít (CO) có giá trị giảm tại 6/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng /
Điện Biên phủ, Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh)
từ 1,23 - 1,64 lần. So với sáu tháng cuối năm 2013, nồng độ Cacbon mônôxít (CO)
có giá trị giảm tại 6/6 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, PHú
Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh) từ 1,14 - 1,43 lần.
- Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng dao động từ 185,83 - 643,00
μg/m3, có 54,75% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn Việt Nam
05:2013/BTNMT. So với cùng kỳ năm 2013, hàm lượng Bụi có giá trị tăng từ 1,03 1,10 lần tại 04 trạm (Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát /Nguyễn Văn
Linh) và có giá trị giảm từ 1,09 - 1,174 lần tại 02/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh
GVHD: Võ Hoàng Yến
43
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ). So với sáu tháng cuối năm 2013, hàm lượng Bụi có
giá trị tăng từ 1,02 - 1,24 lần tại 02 vị trí (An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyên Văn
Linh) và giảm từ 1,04 - 1,27 lần tại 04/6 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện
Biên Phủ, Phú Lâm, Gò Vấp).
- Nồng độ trung bình giờ của Nitơđiôxit (NO2) quan trắc trong sáu tháng đầu
năm 2014 dao động từ 25,7 – 139,79 μg/m3. So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ
Nitơđiôxit (NO2) giảm từ 1,37 – 2,11 lần tại 6/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh
Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Phú Lâm, Gò Vấp, An Sương, Huỳnh Tấn Phát /
Nguyễn Văn Linh). So với sáu tháng cuối năm 2013 nồng độ Nitơđiôxit (NO2) có giá
trị giảm từ 1,35 – 2,00 lần tại 6/6 vị trí quan trắc (các vị trí khác tại thời điểm nêu
trên chưa thực hiện công tác quan trắc).
- Nồng độ trung bình giờ Lưu huỳnh điôxit (SO2) trong sáu tháng đầu năm
2014 là 16,88 μg/m3.
- Hàm lượng trung bình ngày của bụi PM10 quan trắc được từ 03/14 – 06/14
vị trí dao động trong khoảng từ 84 – 122 μg/m3.
- Tiếng ồn: Với 60,08% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, dao
động từ 45 – 85 đêixiben - A (dBA). 3 vị trí Tân Sơn Hoà, Thủ Đức có 100% số liệu
quan trắc thấp hơn Quy chuẩn cho phép. Mức ồn cao nhất ở vị trí An Sương và giảm
dần theo thứ tự như sau: An Sương, Đinh Tiên Hoàng, Gò Vấp, Thống Nhất, Huỳnh
Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh, Phú Lâm, Trung học phô thông Hồng Bàng, Hàng
Xanh, Bình Chánh, Sở khoa học Công Nghệ, Thảo Cầm Viên, Công viên phần mềm
Quang Trung, Uỷ Ban nhân dân quận 2, Thủ Đức, Tân Sơn Hoà.
Qua đó những số liệu đó ta thấy mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ
Chí Minh đã đến mức báo động.
3.1.2. Tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt
Nam
Sau khi Luật bảo vệ môi trường được thông qua, nhiều văn bản dưới luật về
hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành tạo nên một khuôn khổ pháp luật chung
cho hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Nhưng bảo vệ môi trường
không khí lại là vấn đề được quan tâm muộn ở Việt Nam nên đến nay, hệ thống văn
bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam có thể được đánh giá là
thiếu sót và bất cập nhất so với pháp luật trong bảo vệ các thành phần khác của môi
GVHD: Võ Hoàng Yến
44
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
trường và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo
vệ môi trường không khí đã cho thấy hiệu quả thực thi các quy định này chưa cao.
Trong thời gian qua, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân đã được cải thiện rõ nét. Trong quá trình từng bước xây dựng thành
phố văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp, bên cạnh phát triển kinh tế thì thành phố
luôn chú trọng đến các vấn đề về môi trường. Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND về
tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Qua 5 năm thực hiện, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, chất
lượng môi trường từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng sống của
đồng bào thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì ý thức bảo vệ
môi trường của một số doanh nghiệp, người dân cũng còn thấp, chưa chủ động và tự
giác thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng nên tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn
tồn tại và nếu không kiểm soát thì sẽ có chiều hướng gia tăng.
3.1.3. Những bất cập đối với pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thành công của pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta là đã có văn
bản điều chỉnh hầu hết các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực môi trường không
khí xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, quản lý và
bảo vệ các thành tố môi trường không khí tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công
cuộc bảo vệ môi trường không khí ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đã cho thấy những bất cập, hạn chế
nhất định trong bản thân pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như cơ chế tổ chức
thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường rất cần được nghiên cứu tháo gỡ. Số lượng
văn bản pháp luật bảo vệ môi trường không phải là nhỏ, song vẫn còn thiếu vắng
những văn bản chuyên biệt về bảo vệ các thành phần môi trường không khí quan
trọng, nhạy cảm. Trong bản thân mỗi văn bản và giữa các văn bản pháp luật về bảo
vệ môi trường không khí vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật bảo
vệ môi trường không khí ở nước ta còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí còn khá phổ biến. Cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan, ban
ngành và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường không khí còn
nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
GVHD: Võ Hoàng Yến
45
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
nhà nước và tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Bất cập liên
quan đến thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường
không khí. Phân công, phân cấp thẩm quyền trong quản lý môi trường còn phân tán,
chồng chéo và chưa hợp lý, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách
nhiệm. Việc giao cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về môi trường trong khi chưa xác định được nguyên tắc tổ chức bộ máy thống
nhất để giải quyết các vấn đề có tính liên vùng, liên ngành dẫn đến sự phối hợp
không nhất quán, nảy sinh nhiều cơ quan đầu mối trong cùng một nhiệm vụ quản lý,
do đó làm giảm vai trò của cơ quan đầu mối thống nhất giúp Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về môi trường.
Một thực trạng cho thấy, pháp luật bảo vệ môi trường nước ta hiện nay và
đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường không khí lại chưa cho thấy được sự phân
hóa trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, đặc
biệt là thường có cách hiểu mang tính áp đặt đối với một số vấn đề về môi trường
không khí cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Điều này đã dấn đến thực trạng là vấn
đề môi trường không khí là quá rộng mà phạm vi quản lý cuả Bộ Tài nguyên và Môi
Trường và các cơ quan giúp việc lại quá hạn chế nên rất dễ xảy ra việc không thể kịp
thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến môi trường không khí và việc chậm trễ
này đôi khi đẫn đến những hệ quả vô cùng quan trọng cho sức khỏe của người dân.
Những tồn tại liên quan đến quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong bảo vệ môi trường không khí. Môi trường không khí có thể có những chuyển
biến tích cực hay không đều phụ thuộc vào hành động của các tổ chức, cá nhân trên
nền tảng quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật trong nhiều trường hợp
vẫn không có những sự điều chỉnh rõ ràng trong việc điều chỉnh cụ thể những hành
vi của cá nhân, tổ chức khi các hành vi này tác động đến môi trường không khí. Cụ
thể, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định rõ ràng về trường hợp khai thác và sử
dụng môi trường không khí của cá nhân, tổ chức. Việc này xuất phát từ thực trạng từ
khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời thì thì nhu cầu khai thác và sử dụng
môi trường không khí vẫn còn khá hạn chế, nhưng hiện nay vấn đề khai thácvà sử
dụng môi trường không khí đã dần có những chuyển biến mà điển hình là ở các hoạt
động như vận tải bằng đường không, các thiết bị lọc hơi nước trong không khí…hay
những tác động có liên quan như việc xả khói bụi của các phương tiện vận tải của
các khu sản xuất gạch ngói…Do đó, khi các cá nhân, tổ chức này hoạt động cùng
một lúc mà pháp luật không có bất kỳ một quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào để định
hướng thì rất dễ dẫn đến khả năng suy thoái về môi trường không khí. Mặt khác, vấn
GVHD: Võ Hoàng Yến
46
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
đề về khí ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa đặt ra đã một mặt làm cho việc
tiến hành kiểm tra và giám sát cũng như khắc phục các sự cố về môi trường không
khí còn khá hạn chế. Bản thân Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quá nhiều hạn
chế, bất cập cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến
bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quản lý môi trường không
khí là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy
nhiên, hiện nay, một số quy định đã tỏ ra không phù hợp với thực tế và trình độ phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước, các quy định về quản lý môi trường trên thực tế
chưa được phổ biến, công khai rộng rãi đến người dân; các quy định áp dụng cho
từng lĩnh vực đặc thù còn hạn chế… Về đánh giá tác động môi trường, công cụ pháp
lý hữu hiệu của Nhà nước nhằm phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi
trường còn quá nhiều bất cập, trong đó phải kể đến việc chưa tạo điều kiện để người
dân tham gia công tác đánh giá tác động môi trường hoặc có tham gia thì cũng còn
hình thức.
Về nội dung quản lý nhà nước, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 mới chỉ
dừng lại ở việc bảo vệ các thành phần môi trường mà chưa bao quát được vấn đề
quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Các quy định về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ môi trường không khí
cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt vi
phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không
khí còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Pháp luật về trách nhiệm dân sự (bồi
thường thiệt hại về môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí còn quá
chung chung, thiếu cụ thể và khó áp dụng trên thực tế. Chưa có quy định rõ ràng để
phân biệt giữa trách nhiệm khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành
chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật về dân sự.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường
không khí ở Việt Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện
nay, theo đó phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở
Việt Nam cần: Phải bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Phải đảm bảo nâng cao tính thống nhất và
hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí. Phải phù hợp với điều
GVHD: Võ Hoàng Yến
47
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
kiện của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và phát triển bền
vững. Phải gắn với chiến lược tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và
phải bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước, của nhân dân và của các chủ
thể khác trong xã hội. Qua việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những
tồn tại của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí có
thể thấy rằng, yêu cầu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường đang trở thành một yêu cầu, đòi hỏi cấp bách hiện nay, nhằm nâng cao
hiệu lực của hệ thống pháp luật này. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí tập trung vào bốn nhóm giải pháp chính trong đó có giải pháp
về mặt nhận thức, tư tưởng; giải pháp về hoạch định chính sách bảo vệ môi trường
không khí; giải pháp về xây dựng pháp luật; giải pháp về cơ chế tổ chức thực hiện
pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường không khí.
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà
nước trong bảo vệ môi trường không khí
Từ năm 2005 đến 2013 được coi là giai đoạn thành công trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhưng luật bảo vệ môi
trường 2005 còn nhiều bất cập mà luật bảo vệ môi trường 2014 cần hoàn thiện. Về
cơ bản đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
tương đối đầy đủ và đồng bộ, có những quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành,
từng lĩnh vực, địa bàn, khu vực, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản
lý của nhà nước về bảo vệ môi trường không khí trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Cần hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hướng sau:
Thứ nhất, cần thiết vẫn là phải quy định rõ chức năng của các Bộ trong việc
cùng nhau phối hợp để bảo vệ môi trường không khí. Theo đó, Bộ Tài nguyên và
Môi trường vẫn là cơ quan có chuyên môn cao nhất trong việc bảo vệ môi trường
không khí. Để thực hiện chức năng quản lí của mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường
cần thiết phải phải phân thành nhiều ban chuyên môn theo từng lĩnh vực khác nhau
trong đó cần thiết phải có sự tách biệt trong việc lập ra một ban chuyên trách về vấn
đề môi trường không khí với trách nhiệm thực hiện công việc giám sát và xử lý các
sự cố liên quan đến môi trường không khí. Cần có các quy định pháp lý về phân
công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ ngành và địa phương trong
GVHD: Võ Hoàng Yến
48
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí; xác định rõ nội dung của quản lý
nhà nước về môi trường không khí, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ
phối hợp giữa “cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất” về môi trường và” cơ quan
quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây
phức tạp cho cơ sở. Bên cạnh đó, cần thể hiện rõ sự phân công trách nhiệm cho từng
Bộ có liên quan trong lĩnh vực môi trường không khí theo sự hướng dẫn hỗ trợ và
phối hợp khi Bộ tài nguyên và Môi trường cần có sự hỗ trợ. Có như vậy thì các bộ
mới thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường-đây chính là cơ
chế hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ về vấn đề
liên nghành như vấn đề môi trường và góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường
không khí được nhìn nhận nghiêm túc hơn.
Thứ hai, nên quy định rõ sự phân cấp trách nhiệm cho chính quyền các cấp
trong lĩnh vục bảo vệ môi trường đây là vấn đề liên quan đến việc phân cấp quản lý
môi trường nói chung và môi trường không khí theo định hướng từ trung ương đến
địa phương hay tầm vĩ mô đến tầm vi mô. Theo đó luật Bảo vệ môi trường và các
văn bản hướng dẫn thi hành nên ban hành các quy định cụ thể đối với các cơ quan
quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất là Chính phủ với tầm quản lý ở mức vĩ
mô qua việc ban hành các chính sách, định huớng cụ thể về các chiến lược bảo vệ
môi trường nói chung và mô trường không khí nói riêng. Với chức năng của mình,
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đề ra các chương trình hành động vì
môi trường bên cạnh những công tác cần thiết khác và là cơ quan chủ trì cho các hoạt
động tổng kết vấn đề môi trường định kì trong năm. Các cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường cấp tỉnh và cấp huyện cần thiết chịu trách nhiệm quản lý ở tầm khu
vực, trong đó, nổi bật là Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc điều hành các vấn
đề môi trường ở từng tỉnh, từng địa phương nhất định. Mặc dù hiện nay vấn đề này ít
nhiều đã được thực hiện, tuy nhiên có thể nhận thấy khi có một sự cố môi trường nào
xảy ra trong đó có liên quan đến môi trường không khí thì phải mất nhiều thời gian
để cơ quan chuyên môn mới xử lí và khắc phục. Do đó, thực hiện phân cấp chức
năng cho các cơ quan như trên cần phải tiến hành nhanh chống để tránh chồng chéo
trách nhiệm và thúc đẩy việc xử lý các vấn đề môi trường nhanh chống hơn.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong
bảo vệ môi trường không khí
Các tổ chức, cá nhân có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường không
khí. Bảo vệ môi trường không khí không phải chỉ là trách nhiệm riêng của nhà nước,
GVHD: Võ Hoàng Yến
49
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
để bảo vệ môi trường không khí được tốt hơn cần hoàn thiện các quy định về trách
nhiệm của các chủ thể đó để tạo hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường không khí
bằng pháp luật, bảo vệ môi trường không khí. Như đã đề cập thì hệ thống pháp luật
về bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều thiếu sót, tản
mạn và chồng chéo, phần lớn là các quy định chung cho bảo vệ môi trường; và các
quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường
không khí cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Vì vậy, để có thể đảm bảo cho yêu
cầu bảo vệ môi trường không khí được thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì cần phải có
các quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng môi trường không khí sẽ
phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, ví dụ như: phải lập kế hoạch, phương án
phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường không khí trong từng giai đoạn
cũng như trong suốt quá trình hoạt động của mình; phải xử lý khí thải trước khi thải
vào môi trường không khí và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Tiêu chuẩn môi
trường không khí của Việt Nam; đối với các chủ dự án, chủ đầu tư phải thực hiện
nghiêm túc và theo đúng các quy định về trình tự, yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình
đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản đưa ra nhằm định hướng cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam. Ngoài những
giải pháp trên còn có thể xem xét một số giải pháp khác như: khuyến khích việc xây
dựng mô hình quản lý môi trường trong doanh nghiệp tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn
ISO 14000; nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí cho người dân.
GVHD: Võ Hoàng Yến
50
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
Qua sự phân tích, trình bày trên, có thể nhận thấy rằng bảo vệ môi trường nói
chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng là yêu cầu thật sự cấp bách, không
chỉ đối với Việt Nam mà nó mang tính chất toần cầu bảo vệ môi trường không khí đô
thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô
thị ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ trong tổng dân số ngày càng cao. Các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực
các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia
đều xuất phát từ các đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng
động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc
độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển
kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ
trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Do đó bảo vệ môi trường
không khí tại thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm không khí cũng gây nên những thiệt
hại về kinh tế, với những khoản chi phí về khám, chữa bệnh do ô nhiễm không khí.
Theo kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng, tính đến tháng 12/2010, tổng chi phí
khám, chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm… đối với dân cư ở
TP Hồ Chí Minh là 729 đồng/người/ngày. Từ số liệu trên có thể quy đổi tổng thiệt
hại kinh tế do mắc các bệnh TP Hồ Chí Minh (tính với 5,6 triệu dân nội thành) là
70,96 triệu USD/năm36.
Nhìn chung, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí hiện nay đã có những
bước đi nhất định trong việc góp phần cải thiện và gìn giữ cuộc sống của con người.
Tuy nhiên để các quy định này trở nên hoàn thiện và đóng góp tích cực hơn trong
việc tạo sở pháp lý vững chắc nhằm từng bước khắc phục các vấn đề về môi trường
không khí thì cáccơ quan có thẩm quyền nên nhanh chóng cải thiện nôi dung của
những quy định pháp luật có liên quan.
Đề tài chỉ góp phần nhỏ để phân tích pháp luật về bảo vệ môi trường không
khí, thực trạng ở thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình tìm hiểu người viết cũng
đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế, khó khăn. Mong rằng với một
số ý kiến của mình sẽ giúp ích cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí như hiên nay. Để chúng ta có thể sống trong một môi trường trong lành để
phát
triển.
36
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, Văn phòng ủy ban thành phố Hồ Chí Minh,
http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Pages/2014-7-23/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh--Trung-tam-kinh-te-cuaca-nuflssk26p08oc.aspx[truy cập ngày 20/11/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
51
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013
2. Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
3.
4.
5.
6.
Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006.
Luật Cán bộ công chức 2008.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
7. Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
8. Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
9. Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài Nguyên Môi Trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành.
10. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 16
tháng 11 năm 2009 quy định về nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô
cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí .
11. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Danh mục sách, báo, tạp chí và giáo trình
1. Giáo Trình Luật Môi Trường – NXB Công An Nhân - Hà Nội-2003.
2. Kim Oanh Na, Võ Hoàng Yến, Giáo Trình Luật Môi Trường – Đại Học Cần Thơ 2007.
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Bách
khoa
toàn
thư
tự
do,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_h%E1%BB%8Da_Bhopal [truy
cập ngày 18/8/2014].
2. Nguyễn Lý, Báo điện tử Thanh niên online: Tầng ozone áo giáp mỏng manh của
loài
người,http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200934/20090820102427.aspx,
[truy cập ngày 18/8/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
3. Đặng Thiên Yến Nhi, Ô nhiễm không khí: Sát nhân thầm lặng, Đời sống & Pháp
luật online, http://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/o-nhiemkhong-khi-sat-nhan-tham-lang-a36855.html[ngayf truy cập 15/9/2014].
4. Sưong mù ở Luân Đôn, Thư viện điện tư khoa học Quảng Trị, Hệ thống thông tin
khoa
học,
http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/TVDT.asp?option=4&CSDL=6&I
D=9189&IDlinhvuc=1933[truy cập ngày 16/9/2014].
5. Trang thông tin điện tử Sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh ,báo
cáo tóm tắt chất lượng môi trừong 6 tháng đầu năm 2013 ,2014 ,
http://hepa.gov.vn/content/tintuc_chitiet.php?catid=355&subcatid=0&newsid=58
6&langid=0,[truy cập ngày 10/8/2014].
6. Thùy Linh, Bắc Kinh báo động về ô nhiễm không khí,http://vnexpress.net/tintuc/khoa-hoc/bac-kinh-bao-dong-ve-o-nhiem-khong-khi-2954746.html [truy cập
ngày 18/8/2014].
7. Trang Nguyên, Trang thông tin điện tử về VnExpress, Tầng ozone chỉ phục hồi
sau 40 năm nữa,http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tang-ozone-chi-phuc-hoisau-40-nam-nua-2243203.html[truy cập ngày 18/9/2014].
8. Trang cổng thông tin thành phố Đà Nẵng, Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
và
những
tác
hại,
http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/ktmt?p
_pers_id=&p_folder_id=14197682&p_main_news_id=29776798&p_year_sel=,[t
ruy cập ngày 19/9/2014].
9. Tổng cục môi trường, Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thách thức đối với
ASEAN
và
giải
pháp
ngăn
chặn,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/%C3%94nhi%E1%BB%85m-kh%C3%B3i-m%C3%B9-xuy%C3%AAn-bi%C3%AAngi%E1%BB%9Bi-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91iv%E1%BB%9Bi-ASEAN-v%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1png%C4%83n-ch%E1%BA%B7n.aspx[truy cập ngày 24/8/2014].
10. Tổng cục môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam, Các quy chuẩn
kỹ
thuật
quốc
gia
Việt
Nam
về
môi
trường,
http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/QCVN-TCVN-HDKT/Pages/C%C3%A1cquy-chu%E1%BA%A9n-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADtqu%E1%BB%91c-gia-Vi%E1%BB%87t-Nam-v%E1%BB%81-m%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx.[ truy cập ngày9/7/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh
11. Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, Văn phòng ủy ban thành
phố Hồ Chí Minh, http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Pages/2014-723/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh--Trung-tam-kinh-te-cua-canuflssk26p08oc.aspx[truy cập ngày 20/11/2014].
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Nguyễn Văn Đấu
[...]... quả môi trường không khí vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau” Khái niệm về bảo vệ môi trường không khí cho ta hiểu được phần nào cơ bản nhất về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí và mở ra câu hỏi là pháp luật có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường không khí 1.3.2 Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. .. Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 2.1 Những quy định của pháp luật về quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay Ô nhiễm môi trường không khí hiên nay đang đặt ra một thách thức lớn cho chúng ta, môi trường không khí là vấn đề được cả cộng đồng quan tâm, ô nhiễm môi trường. .. phạm pháp luật bởi pháp luật được sử dụng để tác động trực tiếp tới hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí, cũng như khuyến khích họ thực hiện các hành vi có lợi cho môi trường không khí 1.3 Khái quát chung về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam 1.3.1 Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một định hướng cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường. .. xuất các biện pháp bảo vệ môi trường 22 Khoản 9 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005 Khoản 10 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005 24 Khoản 11 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2005 23 GVHD: Võ Hoàng Yến 29 SVTH: Nguyễn Văn Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá môi trường không phải là một nghĩa vụ mang tính hình thức, tức là không phải chỉ là một... hoại môi trường sống miễn sao kinh tế tăng trưởng mà bỏ qua việc vô cùng quan trọng là bảo vệ môi trường trong đó có môi trường không khí, đến lúc môi trường ô nhiễm báo động thì pháp luật bảo vệ môi trường mới được các nước cấp bách đặt ra Pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam đang dần hoàn thiện Là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường, nên ta có thể dựa vào khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường. .. đã có luật cũng như chính sách về bảo vệ môi trường, nhưng việc thực thi ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và tiến GVHD: Võ Hoàng Yến 11 SVTH: Nguyễn Văn Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh hành khá muộn so với các nước khác Luật Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật tương đối mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả hệ thống pháp luật của... và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí GVHD: Võ Hoàng Yến 23 SVTH: Nguyễn Văn Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2 Quy định pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn môi trường không khí 2.1.2.1 Khái quát chung về tiêu chuẩn môi trường không khí Theo tài liệu của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) thì tiêu chuẩn môi trường (TCMT) được hiểu là:... Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế; Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp.17 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo. .. SVTH: Nguyễn Văn Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh Từ những phân tích trên ta thấy biện pháp pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt nam, Luật Bảo vệ môi trường được ban hành ngày 27/12/1992, ngay sau hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janero tại Brazil năm 1992 đã thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam... thời đại Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai Đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau GVHD: Võ Hoàng Yến 14 SVTH: Nguyễn Văn Đấu Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường không khí, đẩy lùi các hành vi xấu ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí 1.3.2.2 ... Đấu Pháp luật bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Thực trạng môi trường không khí. .. môi trường không khí pháp luật bảo vệ môi trường không khí Chương 2: Quy định pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam Chương 3: Thực trạng giải pháp bảo vệ môi trường không khí thành phố. .. Văn Đấu Pháp luật bảo vệ môi trường không khí – Thực trạng thành phố Hồ Chí Minh vấn đề trên, người viết chọn đề tài: Pháp luật bảo vệ môi trường không khí – Thực trang thành phố Hồ Chí Minh Phạm