5. Bố cục của đề tài
2.4.2. Trách nhiệm hình sự
Tình trạng vi phạm môi trường không khí ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn và đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự các vụ vi phạm pháp luật về môi trường không khí đang gặp không ít rào cản, Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định mười hành vi phạm tội về môi trường. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường (TPMT) trong Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đều đã xác định hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung phạt tiền và định hình phạt tù tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tội gây ô nhiẽm môi trường khoản 1, Điều 182 quy định, “người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 và được sửa, đổi bổ tại Luật số 37/2009/QH12 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 đã bổ sung nhiều tội phạm quan trọng về môi trường nhưng hầu như trong thực tế, các hành vi gây ô nhiễm môi
trường và nhiều vi phạm khác trong lĩnh vực môi trường mới chỉ dừng ở giai đoạn điều tra, chưa bị truy tố, xét xử về mặt hình sự. Một trong những nguyên nhân của tình trạng kể trên chính là việc các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử chưa có kinh nghiệm và sự chuẩn bị cần thiết đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường. Chính vì thế, đã đến lúc cần quan tâm tới vấn đề củng cố năng lực điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm và tranh chấp về môi trường. Thực tế cho thấy chúng ta chưa quan tâm đúng mức các tội về môi trường, đặt biệt là tội phạm về môi trường không khí.