5. Bố cục của đề tài
2.1.1.2. Một số quy chuẩn môi trường không khí cụ thể theo pháp luật Việt
Nam
Pháp luật Việt Nam hiện nay có 41 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường,trong đó 10 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường không khí 14
. Các quy chuẩn về môi trường không khí đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất. Quy chuẩn quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Quy chuẩn
Việt Nam 02:2008/BNTMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải lò đốt chất thải rắn y tế biên soạn, Vụ Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và
được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định kỹ thuật đối với giới hạn cho phép đối với lò đốt chất thải rắn y tế. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trong quá trình vận hành đốt bình thường, khí thải ra môi trường, không được vượt quá giới hạn quy định như sau: Đối với bụi giới hạn cho phép là 115/Nm3, đối với Axít flohydric là 2mg/Nm3, đối với Cacbon mônôxyt là 100mg/Nm3, Nitơ ôxyt là 250mg/Nm3, Lưu huỳnh dioxyt là 30mg/Nm3,Thủy ngân 0,55mg/Nm3,….Các giới hạn này nhìn chung không đồng nhất về thông số, nhưng những thông số quy định này vừa phải và đảm bảo an toàn cho con nguời và sinh vật.
Quy định kỹ thuật đối với tro xỉ. Tro xỉ còn lại của quá trình đốt, tro bay thu giữ từ các bộ phận xử lý và ống khói phải được thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.
Thứ hai. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Quy chuẩn Việt Nam 05: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
14
Tổng cục môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam, Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về môi trường, http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/QCVN-TCVN-HDKT/Pages/C%C3%A1c-quy- chu%E1%BA%A9n-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-gia-Vi%E1%BB%87t-Nam- v%E1%BB%81-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx.[ truy cập ngày9/7/2014].
gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được cho phép như sau:
Lưu huỳnh đioxit (SO2) trung bình 1 giờ là 350 μg/m3(Microgam trên mét khối) trung bình 1năm là 50 μg/m3.
Cacbon(CO) trung binh 1 giờ là 30000 μg/m3.
Nitơ oxit(NOx) trung bình 1 giờ là 200 μg/m3,trung bình 1 năm là 40 μg/m3.
Ôzôn (O3) trung bình 1 giờ là 180 μg/m3.
Bụi lơ lửng (TSP) trung bình 1 giờ la 300 μg/m3, trung bình 1 năm là 140 μg/m3.
Bụi ≤ 10 μm (PM10) trung bình 1 năm là 50 μg/m3.
Thứ ba. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí
xung quanh. Quy chuẩn Việt Nam 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định cụ thể hai nhóm chất :
Nhóm chất vô cơ bao gồm 28 loại chất với nồng độ tối đa cho phép như sau: Axit sunfuric (300 μg/m3/giờ),3 μg/m3/năm , Bụi có chứa ôxít silic > 50% (150 μg/m3/giờ), clo (100 μg/m3/giờ), Hydroflorua (20 μg/m3/giờ),…
Các chất gây mùi khó chịu gồm 8 loại chất và nồng độ tối đa cho phép: Methyl mecarptan (50 μg/m3/giờ), Hydrosunfua(42 μg/m3/giờ), Toluen (500 μg/m3/giờ),….
Thứ tư. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Quy chuẩn Việt Nam 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí, Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí. Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định như sau: Axetylen tetrabromua (14 μg/m3), Amylaxetat (525 μg/m3), Benzen (5 μg/m3),…
Thứ năm. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân
bón hóa học, Quy chuẩn này quy định riêng cho khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5939:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học khi phát thải vào môi trường không khí, Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học (có quy trình sản xuất phân amoni phosphat (MAP và DAP), nitrozophosphat, supe photphat đơn, supe photphat kép, phân lân nung chảy, kali clorua và phân hỗn hợp, sản xuất amoniac, axit nitric, axit sunfuric, axit phosphoric, amoni sulphat, urea, amoni nitrat, canxi amoni nitrat và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí.