5. Bố cục của đề tài
3.1.3. Những bất cập đối với pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thành công của pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta là đã có văn bản điều chỉnh hầu hết các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực môi trường không khí xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tố môi trường không khí tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ môi trường không khí ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đã cho thấy những bất cập, hạn chế nhất định trong bản thân pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như cơ chế tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường rất cần được nghiên cứu tháo gỡ. Số lượng văn bản pháp luật bảo vệ môi trường không phải là nhỏ, song vẫn còn thiếu vắng những văn bản chuyên biệt về bảo vệ các thành phần môi trường không khí quan trọng, nhạy cảm. Trong bản thân mỗi văn bản và giữa các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí còn khá phổ biến. Cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường không khí còn nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước và tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Bất cập liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường không khí. Phân công, phân cấp thẩm quyền trong quản lý môi trường còn phân tán, chồng chéo và chưa hợp lý, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm. Việc giao cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khi chưa xác định được nguyên tắc tổ chức bộ máy thống nhất để giải quyết các vấn đề có tính liên vùng, liên ngành dẫn đến sự phối hợp không nhất quán, nảy sinh nhiều cơ quan đầu mối trong cùng một nhiệm vụ quản lý, do đó làm giảm vai trò của cơ quan đầu mối thống nhất giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường.
Một thực trạng cho thấy, pháp luật bảo vệ môi trường nước ta hiện nay và đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường không khí lại chưa cho thấy được sự phân hóa trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, đặc biệt là thường có cách hiểu mang tính áp đặt đối với một số vấn đề về môi trường không khí cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Điều này đã dấn đến thực trạng là vấn đề môi trường không khí là quá rộng mà phạm vi quản lý cuả Bộ Tài nguyên và Môi Trường và các cơ quan giúp việc lại quá hạn chế nên rất dễ xảy ra việc không thể kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến môi trường không khí và việc chậm trễ này đôi khi đẫn đến những hệ quả vô cùng quan trọng cho sức khỏe của người dân.
Những tồn tại liên quan đến quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí. Môi trường không khí có thể có những chuyển biến tích cực hay không đều phụ thuộc vào hành động của các tổ chức, cá nhân trên nền tảng quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật trong nhiều trường hợp vẫn không có những sự điều chỉnh rõ ràng trong việc điều chỉnh cụ thể những hành vi của cá nhân, tổ chức khi các hành vi này tác động đến môi trường không khí. Cụ thể, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định rõ ràng về trường hợp khai thác và sử dụng môi trường không khí của cá nhân, tổ chức. Việc này xuất phát từ thực trạng từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời thì thì nhu cầu khai thác và sử dụng môi trường không khí vẫn còn khá hạn chế, nhưng hiện nay vấn đề khai thácvà sử dụng môi trường không khí đã dần có những chuyển biến mà điển hình là ở các hoạt động như vận tải bằng đường không, các thiết bị lọc hơi nước trong không khí…hay những tác động có liên quan như việc xả khói bụi của các phương tiện vận tải của các khu sản xuất gạch ngói…Do đó, khi các cá nhân, tổ chức này hoạt động cùng một lúc mà pháp luật không có bất kỳ một quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào để định hướng thì rất dễ dẫn đến khả năng suy thoái về môi trường không khí. Mặt khác, vấn
đề về khí ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa đặt ra đã một mặt làm cho việc tiến hành kiểm tra và giám sát cũng như khắc phục các sự cố về môi trường không khí còn khá hạn chế. Bản thân Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quá nhiều hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quản lý môi trường không khí là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên, hiện nay, một số quy định đã tỏ ra không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các quy định về quản lý môi trường trên thực tế chưa được phổ biến, công khai rộng rãi đến người dân; các quy định áp dụng cho từng lĩnh vực đặc thù còn hạn chế… Về đánh giá tác động môi trường, công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước nhằm phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường còn quá nhiều bất cập, trong đó phải kể đến việc chưa tạo điều kiện để người dân tham gia công tác đánh giá tác động môi trường hoặc có tham gia thì cũng còn hình thức.
Về nội dung quản lý nhà nước, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ các thành phần môi trường mà chưa bao quát được vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Các quy định về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ môi trường không khí cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Pháp luật về trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại về môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí còn quá chung chung, thiếu cụ thể và khó áp dụng trên thực tế. Chưa có quy định rõ ràng để phân biệt giữa trách nhiệm khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật về dân sự.