Trách nhiệm pháp lý áp dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

5. Bố cục của đề tài

2.4. Trách nhiệm pháp lý áp dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm

Trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí được hiểu là chế tài mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí là các hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể thực hiện hoạt động làm phát sinh tác động tiêu cực vượt mức cho phép xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và thường gây hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2005, việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được chia rõ thành hai nhóm đối tượng như sau:

Thứ nhất: Nhóm đối tượng có hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nói

chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng quy định: Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm,

phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan29

Thứ hai: Đối với nhóm chủ thể có chức năng quản lý môi trường nói chung và

môi trường không khí nói riêng thì người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.30

2.4.1. Trách nhiệm hành chính

Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoạt động là Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính cũng như những vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hành chính được áp dụng khi tổ chức, cá nhân vi phạm gây hậu quả chưa đến mức xử lý hình sự. Hình phạt chủ yếu là phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác, tùy theo mức độ môi trường bị xâm phạm mà số tiền và hình thức xử phạt cũng khác nhau.

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.31Bên cạnh đó cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình

29

Khoản 1 điều 127 Luật bảo vệ môi trường 2005. 30

Khoản 2 Điều127 Luật Bảo vệ môi trường 2005. 31

Điều 2 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

chỉ hoạt động ,buôc di dời, cấm hoạt động theo quy định taw chương III hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Công bố công khai thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

Cảnh cáo;

-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường32.

-Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó33.

*Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

32

Khoản 1, Điều 15, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

33

Khoản 1, Điều 16, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường…

Kết quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức ,biện pháp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Việc áp dụng biện pháp xử phạt đó thể hiện sự nghiêm khắc của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Qua đó giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính trong lĩnh vự bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung. Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về môi trường là công cụ đắc lực để bảo vệ môi trường. Đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính nói chung và các vi phạm hành chính nói riêng luôn là một nhiêm vụ trọng yếu của nhà nước ta.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)