Thực trạng môi trường không khí hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 45)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.Thực trạng môi trường không khí hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đang năm trong danh nhất 10 thành phố ô nhiễm không khí của châu Á ,theo xếp hạng của ngân hàng thế giới. Môi trường không khí thành phố Hồ Chí Minh đã và đang bị ô nhiễm ở mức độ nhất định do các nguồn khí thải từ các hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng. Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào hoạt động hệ thống quan trắc chất lượng không khí (bán tự động) nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động giao thông gồm 06 trạm:

Vòng xoay Hàng Xanh.

Ngã tư Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ. Vòng xoay Phú Lâm.

Ngã sáu Gò Vấp.

Ngã tư Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát.

*Báo cáo tóm tắt chất lượng môi trường không khí thành phố Hồ Chí Minh Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông năm 2013 tại 06 trạm quan trắc không khí bán tự động cho thấy:

Ô nhiễm chất lượng không khí do hoạt động giao thông chủ yếu là do bụi lơ lửng (với 95% số liệu quan trắc được trong năm 2013 vượt quy chuẩn cho phép) và mức ồn (với 99,86% số liệu quan trắc được vượt quy chuẩn cho phép từ 7 - 10 đêxiben - A (dBA). Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong 06 vị trí quan trắc chất lượng không khí do giao thông.

Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 06 vị trí quan trắc chất lượng không khí do giao thông cụ thể như sau:

- Nồng độ trung bình giờ của Cacbon mônôxít (CO) quan trắc được trong năm 2013 dao động trong khoảng 9,1 mg/m3 - 15,66 mg/m3 và có 99,72% số liệu đạt quy chuẩn Việt Nam. So với năm 2011, nồng độ Cacbon mônôxít (CO)có xu hướng giảm tại 05 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An Sương, Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát). So với năm 2012, nồng độ CO có xu hướng tăng tại 05 vị trí quan trắc (Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh).

- Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng do hoạt động giao thông dao động từ 0,43 – 0,62 mg/m3, 95% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn Việt Nam 05:2009/BTNMT. So với năm 2011, nồng độ Bụi có xu hướng giảm tại 03 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh). So với năm 2012, nồng độ Bụi có xu hướng giảm tại 04 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh).

- Hàm lượng trung bình giờ của Chì quan trắc trong năm 2013 dao động trong khoảng 0,31 - 0,4 µg/m3; có xu hướng giảm so với năm 2011 (giảm tại 04 vị trí quan trắc: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, An Sương, Gò Vấp) và tăng tại 06 vị trí quan trắc so với năm 2012.

- Nồng độ trung bình giờ của Nitơđioxit (NO2) quan trắc năm 2013 dao động từ 0,16 - 0,2 mg/m3. So với năm 2011 và năm 2012, nồng độ Nitơđiôxit (NO2) có xu

hướng giảm (giảm tại 03 vị trí quan trắc so năm 2011 và giảm tại tất cả 06 vị trí quan trắc so với năm 2012)

- Tiếng ồn: Với 99,86% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, cao hơn quy chuẩn cho phép từ 7 - 10 Đêxiben (dB). Riêng vị trí Hàng Xanh có 1% số liệu quan trắc thấp hơn quy chuẩn cho phép. Mức ồn cao nhất ở vị trí An Sương và giảm dần theo thứ tự như sau: An Sương, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Gò Vấp, Phú Lâm, Nguyễn Văn Linh / Huỳnh Tấn Phát, Hàng Xanh.

*Báo cáo tóm tắt hiện trạng chất lượng môi trường không khí 6 tháng đầu năm 2014

Kết quả quan trắc chất lượng không khí

Ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng (với 54,75% số liệu quan trắc được vượt Quy chuẩn cho phép; 73,91% số liệu quan trắc tại 10 vị trí giao thông vượt Quy chuẩn cho phép) và mức ồn (với 60,08% số liệu quan trắc được vượt quy chuẩn cho phép; 85,40% số liệu quan trắc tại 10 vị trí giao thông vượt Quy chuẩn cho phép) do các hoạt động giao thông gây ra. Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí.

Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như sau:

- Nồng độ trung bình giờ của Cacbon mônôxít (CO) quan trắc được trong sáu tháng đầu năm 2014 dao động trong khoảng 4,10 mg/m3 - 10,50 mg/m3 và có 100% số liệu đạt Quy chuẩn Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ Cacbon mônôxít (CO) có giá trị giảm tại 6/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên phủ, Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh) từ 1,23 - 1,64 lần. So với sáu tháng cuối năm 2013, nồng độ Cacbon mônôxít (CO) có giá trị giảm tại 6/6 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, PHú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh) từ 1,14 - 1,43 lần.

- Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng dao động từ 185,83 - 643,00 μg/m3, có 54,75% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn Việt Nam 05:2013/BTNMT. So với cùng kỳ năm 2013, hàm lượng Bụi có giá trị tăng từ 1,03 - 1,10 lần tại 04 trạm (Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát /Nguyễn Văn Linh) và có giá trị giảm từ 1,09 - 1,174 lần tại 02/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh

Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ). So với sáu tháng cuối năm 2013, hàm lượng Bụi có giá trị tăng từ 1,02 - 1,24 lần tại 02 vị trí (An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyên Văn Linh) và giảm từ 1,04 - 1,27 lần tại 04/6 vị trí (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Phú Lâm, Gò Vấp).

- Nồng độ trung bình giờ của Nitơđiôxit (NO2) quan trắc trong sáu tháng đầu năm 2014 dao động từ 25,7 – 139,79 μg/m3. So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ Nitơđiôxit (NO2) giảm từ 1,37 – 2,11 lần tại 6/6 vị trí quan trắc (Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng / Điện Biên Phủ, Phú Lâm, Gò Vấp, An Sương, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh). So với sáu tháng cuối năm 2013 nồng độ Nitơđiôxit (NO2) có giá trị giảm từ 1,35 – 2,00 lần tại 6/6 vị trí quan trắc (các vị trí khác tại thời điểm nêu trên chưa thực hiện công tác quan trắc).

- Nồng độ trung bình giờ Lưu huỳnh điôxit (SO2) trong sáu tháng đầu năm 2014 là 16,88 μg/m3.

- Hàm lượng trung bình ngày của bụi PM10 quan trắc được từ 03/14 – 06/14 vị trí dao động trong khoảng từ 84 – 122 μg/m3.

- Tiếng ồn: Với 60,08% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, dao động từ 45 – 85 đêixiben - A (dBA). 3 vị trí Tân Sơn Hoà, Thủ Đức có 100% số liệu quan trắc thấp hơn Quy chuẩn cho phép. Mức ồn cao nhất ở vị trí An Sương và giảm dần theo thứ tự như sau: An Sương, Đinh Tiên Hoàng, Gò Vấp, Thống Nhất, Huỳnh Tấn Phát / Nguyễn Văn Linh, Phú Lâm, Trung học phô thông Hồng Bàng, Hàng Xanh, Bình Chánh, Sở khoa học Công Nghệ, Thảo Cầm Viên, Công viên phần mềm Quang Trung, Uỷ Ban nhân dân quận 2, Thủ Đức, Tân Sơn Hoà.

Qua đó những số liệu đó ta thấy mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh đã đến mức báo động.

3.1.2. Tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam

Sau khi Luật bảo vệ môi trường được thông qua, nhiều văn bản dưới luật về hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành tạo nên một khuôn khổ pháp luật chung cho hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Nhưng bảo vệ môi trường không khí lại là vấn đề được quan tâm muộn ở Việt Nam nên đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam có thể được đánh giá là thiếu sót và bất cập nhất so với pháp luật trong bảo vệ các thành phần khác của môi

trường và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường không khí đã cho thấy hiệu quả thực thi các quy định này chưa cao.

Trong thời gian qua, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện rõ nét. Trong quá trình từng bước xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp, bên cạnh phát triển kinh tế thì thành phố luôn chú trọng đến các vấn đề về môi trường. Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua 5 năm thực hiện, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng sống của đồng bào thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì ý thức bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp, người dân cũng còn thấp, chưa chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng nên tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại và nếu không kiểm soát thì sẽ có chiều hướng gia tăng.

3.1.3. Những bất cập đối với pháp luật về bảo vệ môi trường không khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành công của pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta là đã có văn bản điều chỉnh hầu hết các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực môi trường không khí xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tố môi trường không khí tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ môi trường không khí ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đã cho thấy những bất cập, hạn chế nhất định trong bản thân pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như cơ chế tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường rất cần được nghiên cứu tháo gỡ. Số lượng văn bản pháp luật bảo vệ môi trường không phải là nhỏ, song vẫn còn thiếu vắng những văn bản chuyên biệt về bảo vệ các thành phần môi trường không khí quan trọng, nhạy cảm. Trong bản thân mỗi văn bản và giữa các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở nước ta còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí còn khá phổ biến. Cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường không khí còn nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý

nhà nước và tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Bất cập liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường không khí. Phân công, phân cấp thẩm quyền trong quản lý môi trường còn phân tán, chồng chéo và chưa hợp lý, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm. Việc giao cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khi chưa xác định được nguyên tắc tổ chức bộ máy thống nhất để giải quyết các vấn đề có tính liên vùng, liên ngành dẫn đến sự phối hợp không nhất quán, nảy sinh nhiều cơ quan đầu mối trong cùng một nhiệm vụ quản lý, do đó làm giảm vai trò của cơ quan đầu mối thống nhất giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường.

Một thực trạng cho thấy, pháp luật bảo vệ môi trường nước ta hiện nay và đặc biệt là pháp luật về bảo vệ môi trường không khí lại chưa cho thấy được sự phân hóa trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, đặc biệt là thường có cách hiểu mang tính áp đặt đối với một số vấn đề về môi trường không khí cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Điều này đã dấn đến thực trạng là vấn đề môi trường không khí là quá rộng mà phạm vi quản lý cuả Bộ Tài nguyên và Môi Trường và các cơ quan giúp việc lại quá hạn chế nên rất dễ xảy ra việc không thể kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến môi trường không khí và việc chậm trễ này đôi khi đẫn đến những hệ quả vô cùng quan trọng cho sức khỏe của người dân.

Những tồn tại liên quan đến quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí. Môi trường không khí có thể có những chuyển biến tích cực hay không đều phụ thuộc vào hành động của các tổ chức, cá nhân trên nền tảng quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật trong nhiều trường hợp vẫn không có những sự điều chỉnh rõ ràng trong việc điều chỉnh cụ thể những hành vi của cá nhân, tổ chức khi các hành vi này tác động đến môi trường không khí. Cụ thể, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định rõ ràng về trường hợp khai thác và sử dụng môi trường không khí của cá nhân, tổ chức. Việc này xuất phát từ thực trạng từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời thì thì nhu cầu khai thác và sử dụng môi trường không khí vẫn còn khá hạn chế, nhưng hiện nay vấn đề khai thácvà sử dụng môi trường không khí đã dần có những chuyển biến mà điển hình là ở các hoạt động như vận tải bằng đường không, các thiết bị lọc hơi nước trong không khí…hay những tác động có liên quan như việc xả khói bụi của các phương tiện vận tải của các khu sản xuất gạch ngói…Do đó, khi các cá nhân, tổ chức này hoạt động cùng một lúc mà pháp luật không có bất kỳ một quy chuẩn hay tiêu chuẩn nào để định hướng thì rất dễ dẫn đến khả năng suy thoái về môi trường không khí. Mặt khác, vấn

đề về khí ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa đặt ra đã một mặt làm cho việc tiến hành kiểm tra và giám sát cũng như khắc phục các sự cố về môi trường không khí còn khá hạn chế. Bản thân Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quá nhiều hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quản lý môi trường không khí là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên, hiện nay, một số quy định đã tỏ ra không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các quy định về quản lý môi trường trên thực tế chưa được phổ biến, công khai rộng rãi đến người dân; các quy định áp dụng cho từng lĩnh vực đặc thù còn hạn chế… Về đánh giá tác động môi trường, công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước nhằm phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường còn quá nhiều bất cập, trong đó phải kể đến việc chưa tạo điều kiện để người

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 45)